Hoàn thiện công tác chế biến, dự trữ, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 114 - 116)

- Tổng doanh thu năm 2008 ước đạt 6.254 tỷ đồng (đạt 101,42% kế hoạch năm

3.4.5.Hoàn thiện công tác chế biến, dự trữ, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG

3.4.5.Hoàn thiện công tác chế biến, dự trữ, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản

tăng của sản phẩm nông sản

Đối với mặt hàng nông sản thì công tác chế biến, dự trữ và bảo quản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đặc điểm dễ bị hư hỏng và có tính thời vụ nên khâu chế biến sẽ giúp cho hàng nông sản có chất lượng và giá trị gia tăng cao hơn khi xuất khẩu, khâu dự trữ - bảo quản sẽ giúp cho nguồn hàng xuất khẩu được đảm bảo ngay cả khi trái vụ. Vì vậy, việc hoàn thiện các khâu trên là nhiệm vụ tất yếu và cấp thiết mà Hapro phải nhanh chóng thực hiện trong thời gian tới.

* Khâu chế biến

Đầu tư xây dựng hệ thống kho, nhà máy chế biến với trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến để từng bước tiến tới xuất khẩu hàng tinh thay cho hàng thô vào thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu, thị yếu người tiêu dùng, nâng cao uy tín, nhãn hiệu sản phẩm của công ty, cạnh tranh được với sản phẩm nông sản khác trên thị trường.

Đặc tính cơ bản của hàng nông sản là tính thời vụ nên để có hàng xuất khẩu quanh năm, công ty phải có dự trữ. Lượng dự trữ đó phải đảm bảo đủ lớn để khi thiên tai mất mùa hay trái vụ, giá nông sản tăng cao nhưng công ty vẫn có hàng để bán, nhờ đó mà đảm bảo được sự tăng trưởng ổn định của hoạt động kinh doanh. Nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm chậm tốc độ quay vòng của vốn, nhưng nếu dự trữ quá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của khách thì rất dễ bị mất mối làm ăn cho doanh nghiệp khác. Cần căn cứ vào lượng hàng nhà sản xuất cung cấp, khả năng xuất khẩu của công ty, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường... mà lập kế hoạch dự trữ các mặt hàng cụ thể, hợp lý. Để làm được điều đó công ty phải đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân và cán bộ quản lý kho có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng thực các nghiệp vụ về kho như : xuất, nhập, kiểm tra, kiểm kê, đánh giá chất lượng hàng nông sản một cách thành thạo.

* Khâu bảo quản

Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện khí hậu, thời tiết... hơn nữa Việt Nam lại có khí hậu nóng ẩm nên nông sản dễ bị ẩm mốc, mối mọt, do vậy công tác bảo quản là vô cùng quan trọng nếu muốn đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu cao. Trước khi nông sản được xuất khẩu thường được đưa vào kho lưu giữ của công ty. Hiện nay công ty có tương đối nhiều kho hàng dung lượng lớn nhưng hiệu quả bảo quản thấp do sử dụng lâu năm nên chất lượng xuống cấp, mái nhà dột, nền kho bị ướt, không có người trông nom thường xuyên... Vì vậy, công ty cần tổ chức xây mới hoặc sửa chữa lại hệ thống kho bảo quản như tôn nền cao, lắp mái chống nóng, lỗ thông gió, bổ sung thiết bị hút ẩm, hóa chất hút ẩm... từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt hư hỏng. Ngoài ra, cần cử một đội ngũ cán bộ trông kho có kiến thức chuyên môn

thường xuyên vào kiểm tra chất lượng hàng trong thời gian chờ xuất, kịp thời khắc phục khi hàng hoá hư hỏng ẩm mốc, tránh lây lan sang các hàng hoá khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 114 - 116)