Hoàn thiện công tác thu mua

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 112 - 114)

- Tổng doanh thu năm 2008 ước đạt 6.254 tỷ đồng (đạt 101,42% kế hoạch năm

3.4.4.Hoàn thiện công tác thu mua

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG

3.4.4.Hoàn thiện công tác thu mua

Một điều hết sức quan trọng trong xuất khẩu nông sản là phải luôn đảm bảo được nguồn hàng ổn định, chất lượng cao, sẵn sàng mỗi khi có hợp đồng mới. Song công tác tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của công ty còn nhiều bất cập, chưa thiết lập được một mạng lưới thu mua hàng ổn định từ các địa phương. Hiện nay, Hapro vẫn áp dụng phương pháp tạo nguồn hàng truyền thống đó là thu gom hàng nông sản xuất khẩu từ bất kỳ nơi nào có hàng mà công ty cần kể cả mối cũ và nguồn mới. Điều này khiến hàng xuất khẩu không có sự đồng nhất về chất lượng và rất bị động trong cung ứng hàng. Chính vì vậy trong thời gian tới để cải thiện công tác thu mua, tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu công ty nên thực hiện một số công việc sau:

- Xây dựng mối quan hệ tốt với các địa phương sản xuất nông sản xuất khẩu của công ty điều đó sẽ tạo thuận lợi cho công ty và mua được khối lượng lớn, chất lượng đồng đều. Để làm được điều này công ty cần tiến hành liên hệ với các địa phương ngay từ đầu vụ để trao đổi, bàn bạc, ký hợp đồng mua hàng. Ngoài ra muốn có hàng theo đúng yêu cầu công ty có thể hỗ trợ vốn, kỹ thuật trồng trọt, các giống mới… để rồi họ cung cấp cho mình các sản phẩm phù hợp.

- Thực hiện liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến nông sản tại địa phương như: công ty xuất nhập khẩu Nghệ An, xí nghiệp dầu xuất khẩu Vinh (lạc nhân), công ty nông sản xuất khẩu Đắc Lắc (cà phê, hạt tiêu), công ty xuất nhập khẩu Nha Trang (hạt tiêu), công ty TNHH Minh Đức (cao su). Thông qua hình thức liên doanh, liên kết này, Tổng công ty không những đảm bảo được hàng xuất khẩu cả về khối lượng và chất lượng mà còn có thể tận dụng được vốn của các đơn vị liên doanh thông qua hình thức trả chậm, ứng trước hàng. Tuy cũng phải chia sẻ lợi nhuận với đơn vị liên doanh nhưng hình thức liên doanh này đảm bảo cho nguồn hàng của công ty được liên tục, giữ được uy tín với khách hàng khi mà không phải chính vụ.

- Thiết lập hệ thống thu mua bao gồm các đại lý, hệ thống kho hàng, nhà xưởng chế biến tại chỗ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các vùng có ưu thế về sản xuất nông sản, khuyến khích các đại lý, chân hàng thông qua tỷ lệ hoa hồng theo khối lượng và chất lượng.

- Cải tiến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm khi thu mua. Hiện nay công ty chưa có đội ngũ chuyên kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, chưa có thiết bị hiện đại nào trợ giúp cho cán bộ thu mua trong công việc này. Do vậy để cạnh tranh được với những sản

phẩm tương tự trong thị trường ASEAN thì công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ khâu thu mua phải được chú trọng hơn nữa. Cần áp dụng những phương pháp, kỹ thuật kiểm tra khác nhau đối với từng loại nông sản khác nhau. Để làm được điều này công ty cần thực hiện:

• Đưa thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại vào kiểm tra ngay từ khâu thu mua sau đó mới đem về kho để dự trữ.

• Đào tạo đội ngũ cán bộ thu mua có chuyên môn cao về từng loại nông sản, nhiệt tình, năng động với nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 112 - 114)