Các nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản chủ yếu tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 44 - 46)

c) Môi trường kinh tế, công nghệ

1.3.2. Các nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản chủ yếu tại doanh nghiệp

hiện các hoạt động xuất khẩu thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà còn giúp quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp đến thị trường, khách hàng. Các giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp.

1.3.2 . Các nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản chủ yếu tại doanh nghiệp nghiệp

- Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm: Sản phẩm là nguồn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hay nói cách khác khách hàng mua sản phẩm là để đáp ứng các nhu cầu của mình. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để từ đó có được sự tín nhiệm và trung thành của họ, đó là một thành công lớn với doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm có thể là nâng cao tính năng, công dụng, tiện ích của sản phẩm, đổi mới sản phẩm về hình dáng mẫu mã, làm phong phú về chủng loại có thể là tạo ra sản phẩm mới hoàn toàn hoặc đơn thuần chỉ là sự cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

- Các giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu thị trường: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa dịch vụ ra thị trường nước ngoài vì vậy việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải được tiến hành một cách tỉ mỉ và phức tạp hơn rất nhiều so với hoạt động buôn bán nội địa. Trong hoạt động nghiên cứu phải nắm bắt được nhu cầu

của thị trường, các phong tục tập quán của các nước, lối sống, văn hóa và tất cả các yếu tố chi phối hành vi mua sắm của người tiêu dùng. “Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng” có nắm ró được thông tin về thị trường và cân đối các nguồn lực của doanh nghiệp để có các hoạt động xuất khẩu phù hợp mang lại hiệu quả cao.

- Các giải pháp về thu gom tạo nguồn hàng cho xuất khẩu: để có thể tiến hành hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải có nguồn hàng. Trong hoạt động xuất khẩu nông sản, công tác này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi các doanh nghiệp ngoại thương không thể tự sản xuất ra nông sản mà chỉ có thể mua lại từ các hộ nông dân hay các tổ chức đại diện của họ. Nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ các hoạt động từ đầu tư, sản xuất đến nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng,vận chuyển bảo quản, sơ chế phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu.

Có được nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ là điều kiên thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu thu lợi nhuận cao, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, góp phần tạo uy tín và hình ảnh của công ty đồng thời cũng năng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường cho công ty. Nguồn hàng có thể thu mua theo phương thức mua đứt bán đoạn nhưng vẫn phải xây dựng mối quan hệ với một số nguồn nhất định, phải có hệ thống chân hàng mạnh, hệ thống thu mua rộng khắp, hoạt động thường xuyên, theo sát thị trường để có thể chủ động khi tiến hành xuất khẩu .

- Các giải pháp về nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên: Con người là nguồn lực quan trọng nhất nó quyết định hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực khác.Cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu phải là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhất định, phải có đầu óc nhạy bén, linh hoạt và có

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w