Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Trang 11.1 Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 11
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu 11
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá 12
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu 16
1.2 Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 22
1.2.1 Các đặc điểm đặc trưng của mặt hàng nông sản 22
1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại doanh nghiệp 25
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản 35
1.3 Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam 44
1.3.1 Tình hình chung của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Việt Nam trong thời gian qua 44
1.3.2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính trong năm 2008 46
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 52
2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Thương mại Hà Nội 52
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 52
2.1.2 Định hướng chiến lược 53
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 54
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây 55
2.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong những nămgần đây 58
2.2.1 Vị trí của hàng nông sản trong chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hapro 58
2.2.2 Qui trình tiến hành nghiệp vụ xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty .612.2.3 Kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản 65
Trang 22.3 Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro
trong thời gian vừa qua 73
2.3.1 Ưu điểm 73
2.3.2 Yếu kém, tồn tại 74
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 76
2.4 Tính cấp thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro 78
2.4.1 Việt Nam có lợi thế so sánh trong xuất khẩu nông sản 78
2.4.2 Hapro có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong xuất khẩu hàng nông sản so với các DN khác trong nước: 79
2.4.3 Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Tổng công ty 79
2.4.4 Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng nhiều 80
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA HAPRO TRONG BỐI CẢNHKINH TẾ HIỆN NAY 82
3.1 Khái quát những đặc điểm chính của bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước hiện nay: 82
3.1.1 Nền kinh tế toàn cầu 82
3.1.2 Nền kinh tế Việt Nam 85
3.2 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro 88
3.2.1 Thuận lợi 88
3.2.2 Khó khăn 90
3.2.2.3 Những thách thức do việc gia nhập WTO mang lại 93
3.3 Các dự báo và chỉ tiêu về xuất khẩu nông sản năm 2009 của Hapro 95
3.3.1 Một số dự báo 95
3.3.2 Mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu nông sản năm 2009 của Hapro 101
3.5 Các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro 104
3.5.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 104
3.5.2 Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, phát huy những mặt hàng có lợi thế,nhưng vẫn phải đặc biệt chú trọng đến mặt hàng gạo do nhu nhu cầu về gạo có khả năng sẽ tăng cao hơn tất cả các mặt hàng khác trong năm 2009 106
3.5.3 Hoàn thiện công tác thu mua 107
3.5.4 Hoàn thiện công tác chế biến, dự trữ, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản 109
Trang 33.5.5 Thúc đẩy hoạt động Marketing sản phẩm 1113.5.6 Chiến lược sản phẩm tương thích với thị trường 1133.5.7 Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh: 1143.5.8 Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu của đội ngũ cán bộ, công nhân viên thông qua đào tạo lại và đào tạo mới 115KẾT LUẬN 117TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản củaViệt Nam trong những năm gần đây
44Bảng 2.1 Doanh thu kinh doanh nội địa của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội
58Bảng 2.2 Giá trị và tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của
Hapro giai đoạn 2004-2008
trường đơn lẻ của Hapro trong năm 2009
102Bảng 3.2 Chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông
sản của các thành phần kinh tế thuộc Tổng công tytrong năm 2009
103
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 31
Hình 1.2 Mô hình Sức mạnh của Michael Porter 40Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Thương
mại Hà Nội
55Hình 2.2 Biểu đồ Tổng doanh thu của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội
56Hình 2.3 Biểu đồ Kim ngạch Xuất nhập khẩu của
Tổng công ty Thương mại Hà Nội
57Hình 2.4 Qui trình nghiệp vụ xuất khẩu nông sản tại
Tổng công ty
62
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới hiện nay làxu hướng quốc tế hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu Nến kinh tế thế giới pháttriển nhanh chóng kéo theo nó là sự chuyên môn hoá và phân công lao độngquốc tế ngày một cao Không một quốc gia nào có thể phát triển mạnh mẽ nếuchỉ bằng con đường tự lực cánh sinh, đặc biệt là với các nước đang phát triển vàtrình độ kĩ thuật công nghệ còn non kém như Việt Nam Hội nghị đại biểu toànquốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định: “kiên trì chiến lượchướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trongnước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành,từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thịtrường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới”.
Việt Nam được coi là một nước có lợi thế so sánh trong xuất khẩu nôngsản với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồnnhân công dồi dào (70% lao động Việt Nam làm nghề nông) Bên cạnh đó, trongnhiều năm qua xuất khẩu nông sản đã giải quyết được phần lớn công ăn việc làmcho người lao động và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia Chính vìvậy xuất khẩu nông sản đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trìnhđẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta.
Trang 6Hoà cùng xu thế phát triển của đất nước, Tổng công ty Thương mại HàNội (tiền thân là Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội) cũngkhông ngừng chú trọng và coi đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là lối đi đúng đắntrong chiến lược kinh doanh lâu dài của mình Song trong giai đoạn hội nhập sôiđộng như hiện nay thì việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và khẳng địnhthương hiệu của Tổng công ty ngày càng trở nên khó khăn hơn, thêm vào đó,cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã bắt đầu ảnh hưởng mạnh đếnxuất khẩu nông sản (làm tăng chí phí đầu vào, sức mua người tiêu dùng giảmsút…) Do đó làm thế nào để khắc phục được nhanh chóng những ảnh hưởngtiêu cực trên đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản củaTổng công ty trong thời gian tới đang trở thành một vấn đề cấp thiết cần phảiđược giả quyết.
Từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nộitrong bối cảnh kinh tế hiện nay” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình Qua bài
viết này, em mong muốn sẽ đóng góp được một số ý kiến quan trọng giúp cảithiện được tình hình Tổng công ty nói chung cũng như sự lớn mạnh của bộ phậnxuất khẩu nông sản nói riêng trong tương lai.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích: tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩunông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đi từ cơ sở lí luận chung về hoạt động xuất khẩu nông sản cho đến thực tếtình hình xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội để thấyđược những ưu nhược điểm của hoạt động này.
Trang 7 Nghiên cứu và dự báo tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như tìnhhình thị trường nông sản nói riêng trong thời gian sắp tới để thấy đượcnhững khó khăn thách thức với hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổngcông ty trong thời gian tới.
Đưa ra những biện pháp và kiến nghị cụ thể nhằm khắc phục những hạnchế và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thươngmại Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩunông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (bao gồm cả Công ty mẹ và cáccông ty con trực thuộc) dưới những biến động thường xuyên của bối cảnh kinh tếthế giới trong giai đoạn 2004-2009.
4 Kết cấu chuyên đề: ngoài phần mở đầu, kết luận thì chuyên đề bao gồm 3
Chương 1: Tổng quan chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt NamChương 2: Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại
Hà Nội Hapro trong những năm gần đây
Chương 3: Các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng
nông sản của Hapro trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Trang 8CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu
Theo quan niệm của doanh nghiệp thì xuất khẩu là việc bán các hàng hoá,dịch vụ ra thị trường nước ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng nướcngoài và thu về một lượng tiền tệ tương ứng (có thể là ngoại tệ hoặc nội tệ)
Theo qui định khoản 1 điều 28 Luật Thương mại Việt Nam thì “xuất khẩuhàng hóa là việc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khuvực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theoqui định của pháp luật”.
Như vậy, về bản chất có thể coi xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá, dịchvụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán Ngày
nay khi xu thế hội nhập toàn cầu và mở cửa nền kinh tế đang ngày một phát triểnthì xuất khẩu đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi quốc gia.Hoạt động xuất khẩu được tiến hành trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, dưới nhiềuhình thức khác nhau đã và đang đem lại những lợi ích to lớn cho nhà xuất khẩuvà cho cả quốc gia.
So với buôn bán hàng hoá trong nước thì hoạt động xuất khẩu hàng hoá cónhững điểm khác biệt cơ bản dễ nhận thấy như:
Trang 9 Hai chủ thể chính trong hoạt động xuất khẩu (bên mua và bên bán) lànhững cá nhân hay tổ chức có tư cách pháp nhân, có quốc tịch và trụ sởchính của doanh nghiệp đóng ở các nước khác nhau Đây là điểm khácbiệt cơ bản và quan trọng nhất Chính vì sự khác biệt trong ngôn ngữ, lốisống, phong tục tập quán, cách thức làm việc…giữa hai bên nên nghiệp vụxuất khẩu thường khó khăn, phức tạp và dễ nảy sinh mâu thuẫn hơn so vớibuôn bán hàng hoá trong nước
Hàng hoá trong hoạt động xuất khẩu có thể bị dịch chuyển qua biên giớimột quốc gia và khối lượng hàng hoá thường là lớn hơn rất nhiều so vớibuôn bán trong nước
Phương tiện thanh toán dùng trong xuất khẩu có thể là ngoại tệ đối vớimột bên hoặc với cả hai bên do thoả thuận trong hợp đồng xuất khẩu
Nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán, giải quyết các tranh chấp khi phátsinh có thể là luật của nước bên mua, luật của nước bên bán hay luật quốctế mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng.
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá1.1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc gia
* Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích sự tăng trưởngkinh tế nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Xuất khẩu được hầu hết các quốc gia trên thế giới coi như là một cách thứchữu hiệu nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế do những nguyênnhân cơ bản sau đây:
Xuất khẩu tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, cho phép mở rộng quimô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời theo phản ứng dây chuyền giúptăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
Trang 10 Xuất khẩu tạo ra một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, cáccông nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, đưa nền kinh tế tiến lên theo conđường Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
Hoạt động xuất khẩu làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng tăng tiến, điềunày buộc mỗi quốc gia phải có sự tổ chức lại sản xuất, đổi mới công nghệvà nâng cao chất lượng sản phẩm không ngừng
Xuất khẩu tạo ra một nguồn ngoại tệ giúp cân bằng cán cân thanh toán.Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các nước đang phát triển khi mà tìnhtrạng nhập siêu khá phổ biến
* Xuất khẩu có vai trò tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theohướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước
Xuất khẩu lấy thị trường thế giới làm thị trường của mình nên nhu cầu củathế giới chính là mục tiêu hướng tới của xuất khẩu Những mặt hàng nào có khảnăng phục vụ tốt nhu cầu của con người trên thế giới thì sẽ trụ vững và pháttriển, còn không nó sẽ bị đào thải và xoá sổ nhanh chóng Chính vì vậy xuấtkhẩu có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá- hiện đại hoá, hoà mình vào xu thế chung của toàn thế giới hiện nay.
Như ta đã biết có hai xu hướng xuất khẩu là: xuất khẩu đa dạng và xuất khẩumũi nhọn
Xuất khẩu đa dạng tức là mặt hàng nào có khả năng xuất khẩu được thìđều xuất khẩu, chính vì không có sự tập trung đầu tư thích đáng nên quimô và chất lượng hàng xuất khẩu thường không cao, hiệu quả xuất khẩukém
Xuất khẩu mũi nhọn là tâp trung vào xuất khẩu những mặt hàng mà nướcmình có lợi thế so sánh (có điều kiện thuận sản xuất thuận lợi hơn so với
Trang 11các nước khác) Xuất khẩu mũi nhọn có tác dụng như một đầu tàu, tuy nhỏbé nhưng có sức kéo cả đoàn tàu vượt lên trước nhanh chóng
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, khi chuyên môn hoávà phân công lao động quốc tế ngày một phát triển thì xuất khẩu mũi nhọn đangdần trở thành hướng xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước Khi các mặt hàngmũi nhọn xuất khẩu đạt hiệu quả cao tất yếu sẽ dẫn theo sự phát triển của cácngành hàng liên quan Ví dụ như khi xuất khẩu hàng dệt may phát triển, nó sẽkéo theo sự phát triển của ngành trồng bông, đay nhằm cung cấp kịp thời nguyênvật liệu cho ngành dệt may Hoặc khi các mặt hàng thực phẩm chế biến đượcxuất khẩu ngày một nhiều thì sẽ kéo theo sự đi lên của ngành chăn nuôi, trồngtrọt…
Rõ ràng xuất khẩu đã và đang làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành trongmỗi nước, tỷ trọng ngành mũi nhọn và các ngành liên quan đang ngày một chiếmưu thế trong toàn bộ nền kinh tế.
* Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cảithiện đời sống người lao động
Một mặt hàng xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự xuất hiện của nhiềungành nghề mới liên quan, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao độngtrong nước Thêm vào đó các đơn đặt hàng từ nước ngoài thường có khối lượnghàng hoá lớn, thời gian lại gấp rút nên rất cần tập trung nhân công để có thể hoànthành hợp đồng đúng hạn Chính vì vậy xuất khẩu luôn được coi là một công cụgiải quyết nạn thất nghiệp đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Xuất khẩu còn tạo ra một nguồn vốn để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùngthiết yếu mà trong nước chưa có khả năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng
Trang 12đa dạng cảu người tiêu dùng, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vậtchất và tinh thần.
* Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để nâng cao uy tín của một quốc gia trên trườngthế giới đồng thời cũng là động lực thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại vớicác nước khác
Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà hàng hoá của một nước được bày bán vàbiết đến tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là với các mặt hàng có tínhtruyền thống thì việc xuất khẩu đồng nghĩa với việc quảng bá hình ảnh, khẳngđịnh uy tín cũng như thương hiệu của đất nước đó với toàn thế giới Thông quaxuất khẩu mà một quốc gia có thể thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các nướckhác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi
Xuất khẩu chỉ là một bộ phận của kinh tế đối ngoại nhưng sự phát triểncủa nó đã thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ tín dụng - vay nợ quốc tế, đầutư nước ngoài, mở rộng vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế, du lịch quốc tế…Ngược lại sự phát triển của các quan hệ quốc tế này cũng tạo không ít thuận lợicho hoạt động xuất khẩu.Vì vậy có thể nói xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đốingoại có mối quan hệ hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau
1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp
Vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của hầu hết cácdoanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay Việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ đã mang lạicho các doanh nghiệp nhiều lợi ích như
* Hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển,đặc biệt là khi thị trường trong nước trở nên bão hoà Xuất khẩu giúp mở rộngthị trường, kéo dài tuổi thọ chu kỳ sống của sản phẩm, đẩy mạnh số lượng tiêu
Trang 13thụ trên thị trường quốc tế, làm tăng tốc độ quay vòng vốn và thu về một lượnggiá trị lớn hơn cho doanh nghiệp.
* Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp tham gia vào một cuộc cạnhtranh sôi động hơn cả về chất lượng và giá cả, những yêu cầu khắt khe hơn củathị trường quốc tế sẽ kích thích các doanh nghiệp phải đổi mới phương thức kinhdoanh, nâng cao trình dộ nghiệp vụ cũng như cải thiện công nghệ - kỹ thuật đểnâng cao tính cạnh tranh so với các đối thủ khác trong và ngoài nước.
* Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho doanh nghiệp, tăng dự trữ, qua đó nâng caokhả năng nhập khẩu để thay thế, bổ sung và nâng cấp các máy móc, thiết bị phụcvụ cho sản xuất.
* Doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinhdoanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
* Sản xuất hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao nên nó giúp doanh nghiệp tạođược thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, đồng thời thu hút được nhiềulao động có chuyên môn và tay nghề hơn.
* Thị trường quốc tế rộng lớn chứa đựng nhiều rủi ro cũng như cơ hội, nhữngdoanh nghiệp kinh doanh trên thị trường này nếu thành công sẽ có thể tăng caođược thế lực, uy tín của mình cả trong và ngoài nước, qua đó tạo thuận lợi hơncho hoạt động kinh doanh trong lâu dài.
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà các doanh nghiệp ngoạithương tự bỏ vốn ra mua sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó trựctiếp tiến hành các giao dịch buôn bán và kí kết hợp đồng xuất khẩu với đối tácnước ngoài nếu được nhà nước và Bộ Thương mại cho phép Với hình thức này
Trang 14các doanh nghiệp trực tiếp quan hệ với các khách hàng nước ngoài mà khôngqua bất kỳ một trung gian nào.
Ưu điểm của phương thức này là
Các doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuậncao hơn do tự mình mua được hàng hoá tốt phù hợp với yêu cầu kháchhàng với giá mua vào thấp và không phải cho trả chi phí cho bên trunggian nào
Các điều kiện trong hợp đồng xuất khẩu ( giá cả hàng hoá, phương tiệnvận chuyển, thời gian và địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán) dohai bên tự thoả thuận và quyết định nên sẽ đảm bào được lợi ích của haibên
Các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội thâm nhập thị trường, trực tiếp tìmhiểu nhu cầu sở thích cũng như ý kiến phản hồi từ khách hàng nên khảnăng đáp ứng yêu cầu hay khắc phục thiếu sót sẽ tốt hơn.
Nhược điểm:
Độ rủi ro lớn, hàng hoá có thể không bán được hay bán chậm do nhữngbiến động từ phía khách hàng hay từ thị trường dẫn đên ứ đọng vốn kinhdoanh
Khối lượng hàng hoá phải đủ lớn để bù đắp các chi phí điều tra thị trường,giao dịch, hải quan… mà doanh nghiệp phải bỏ ra
Đối với các thị trường mới thâm nhập, chưa hiểu rõ thì các doanh nghiệpxuất khẩu dễ bị ép giá, bị lấn át…
Hình thức này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có qui mô lớn, các cán bộngoại thương phải có trình độ và nghiệp vụ cao, sản phẩm xuất khẩu phải có uytín tương đối trên thị trường Đặc biệt các doanh nghiệp chỉ nên xuất khẩu theo
Trang 15hình thức này khi đã biết rõ về khách hàng, về nhu cầu thị trường để tránh khỏinhững rủi ro đáng tiếc
1.1.3.2 Xuất khẩu uỷ thác
Đây là một hình thức dịch vụ thương mại, trong đó đơn vị có hàng xuấtkhẩu (bên uỷ thác) sẽ giao cho đơn vị xuất khẩu (bên được uỷ thác) tiến hànhxuất khẩu một lô hàng nhất định với danh nghĩa của bên được uỷ thác nhưng vớichi phí của bên uỷ thác Đơn vị xuất khẩu chỉ thực hiện các thủ tục xuất khẩuhàng hóa, kể cả vận chuyển và được nhận một khoản tiền do bên uỷ thác trả (gọilà phí uỷ thác)
Ưu điểm: doanh nghiệp ngoại thương không phải tự bỏ vốn ra mua hàng,
không phải chi cho các khoản nghiên cứu thị trường, giao dịch kí kết hợp đồngxuất khẩu,không phải chịu trách nhiệm cuối cùng về việc bán hàng nên tránhđược những rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được lợi nhuận chắc chắn từ phíuỷ thác.
Nhược điểm: Vì không tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu, tìm
kiếm thị trường xuất khẩu nên thị trường và khách hàng của doanh nghiệp bị hạnchế tương đối.
1.1.3.3 Xuất khẩu gia công: có 2 hình thức gia công chính trong hoạt động xuất
* Xuất khẩu gia công uỷ thác
Theo hình thức này thì các doanh nghiệp ngoại thương sẽ đứng ra nhậpnguyên vật liệu, bán thành phẩm cho các doanh nghiệp trong nước gia công, sauđó thu hồi lại và đem xuất cho bên nước đặt gia công.Các bước tiến hành nhưsau:
Kí hợp đồng với bên nhận gia công
Trang 16 Kí hợp đồng với bên đặt gia công và nhập nguyên vật liệu họ cung cấp vềnước
Giao nguyên liệu cho bên nhận gia công
Nhập lại thành phẩm từ bên gia công và xuất trả lại cho bên đặt gia công Thanh toán chi phí cho đơn vị gia công và hưởng phí uỷ thác gia công
Hình thức này có ưu điểm
Bên được uỷ thác không cần bỏ vốn kinh doanh mà vẫn thu được lợinhuận từ phí uỷ thác gia công, việc thanh toán cho bên gia công được bảođảm vì đầu ra khá chắc chắn.
Bên trung gian được uỷ thác thường am hiểu thị trường, pháp luật, tậpquán của bên nước ngoài nên họ có khả năng giảm thiểu rủi ro và ép giátrong xuất khẩu hàng gia công
Nhược điểm là cần qua nhiều khâu xuất nhập, thủ tục phức tạp vì có nhiều
bên tham gia vào nghiệp vụ xuất khẩu Hình thức này chỉ thích hợp với cácdoanh nghiệp ngoại thương có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
* Gia công quốc tế
Theo hình thức này thì bên xuất khẩu là bên nhận gia công còn bên nhậpkhẩu chính là bên đặt gia công Bên nhận gia công sẽ nhập nguyên liệu hay bánthành phẩm của bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm theo yêu cầu củabên đặt gia công và được nhận phí thù lao gọi là phí gia công
Ưu điểm của hình thức này là
Đối với bên nhận gia công: tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động,tạo điều kiện đổi mới và cải tiến kĩ thuật công nghệ nhằm nâng cao nănglực sản xuất
Trang 17 Đối với bên đặt gia công: lợi dụng được giá nhân công và nguyên phụ liệutương đối rẻ của bên nhận gia công
Nhược điểm là thu nhập từ hoạt động kinh doanh này tương đối thấp so vớicác hình thức khác, các doanh nghiệp nhận gia công thường bị yếu thế trong việcthoả thuận các điều kiện gia công với bên nước ngoài.
Hình thức này chủ yếu áp dụng trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều laođộng và nguyên vật liệu như: dệt may, đóng giầy da…
1.1.3.4 Xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu
Là hình thức xuất khẩu đi đôi với nhập khẩu, việc mua bán gắn liền vớinhau, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng hóa trao đổi với nhau phảicó giá trị tương đương Các bên buôn bán đối lưu phải luôn quan tâm đến sự cânbằng trong trao đổi hàng hoá (cân bằng về mặt hàng, giả cả, tổng giá trị hàng hoágiao nhau, điều kiện giao hàng)
Mục đích xuất khẩu không phải là thu về lợi nhuận mà nhằm thu về mộtlượng hàng tương đương với lô hàng đã xuất Ưu điểm của hình thức này chínhlà sự cân bằng trong trao đổi hàng hoá, không liên quan tới tiền nên các doanhnghiệp không cần quá am hiểu về nghiệp vụ thanh toán, ngoài ra còn tránh đượccác rủi ro do sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối.
Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đáp ứng được yêu cầuvề hàng hóa tương đương mà khách hàng muốn trao đổi nên doanh nghiệp ngoạithương không chủ động, đây cũng là hạn chế của hình thức này.
1.1.3.5 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không nhất thiết phải dịchchuyển qua biên giới quốc gia mà vẫn đến được tay khách hàng nước ngoài Một
Trang 18điểm đặc biệt của hình thức xuất khẩu này là khách hàng tự tìm đến doanhnghiệp bán hàng chứ doanh nghiệp không phải tự đi tìm kiếm khách hàng.
Hình thức xuất khẩu này được tiến hành thông qua việc bán hàng tại cáchội chợ, triển lãm, địa điểm du lịch cho các khách nước ngoài.
Hình thức này đang được khai thác tối đa tại các nước có ngành du lịchphát triển mạnh và có nhiều đơn vị kinh doanh hay các tổ chức nước ngoài đóngtại đó
Ưu điểm:
Các doanh nghiệp xuất khẩu tránh được nhiều rủi ro do việc buôn bánđược tiến hành ngay trong môi trường quen thuộc nhất (tại nước mình) Doanh nghiệp không phải chi phí cho công tác nghiên cứu tìm kiếm thị
trường, vận chuyển hàng hoá qua biên giới, không phải tiến hành các thủtục hải quan, mua bảo hiểm quốc tế…
Hình thức này không chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu vì lợi nhuận thu được nhỏ lại không ổn định Phần lớn doanh nghiệptập trung đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài để mở rộng thị trường về mặt khônggian và chủ động trong tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới Song đối với cácdoanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài thì thực hiện kinh doanh ngay tại thịtrường đó lại là phổ biến và hiệu quả Đó là nhờ vào lợi thế về vị trí, ở ngay thịtrường tiêu thụ sẽ giảm thiểu được chi phí vận chuyển và thủ tục hỗ trợ rườm rà.
1.1.3.6 Tạm nhập tái xuất
Đây là hoạt động xuất khẩu những hàng hóa đã được nhập khẩu trước đónhưng không qua một giai đoạn gia công chế biến nào Mục đích của hoạt độngnày nhằm thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả giữa nhập khẩu (mua) vàxuất khẩu (bán)
Trang 19Hình thức này có ưu điểm là ít rủi ro hơn các hình thức khác, dễ thực hiệnvà dễ thành công, doanh nghiệp không phải tổ chức sản xuất mà vẫn có thể thuđược lợi nhuận cao.
Hình thức này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu,bởi không phải lúc nào hàng hoá cũng được xuất khẩu trực tiếp mà phải quatrung gian (trong trường hợp bị cấm vận, bao vây kinh tế) Khi đó thông quahình thức này các nước vẫn có thể tham gia buôn bán với nhau.
Nhược điểm của hình thức này là các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiềuvào nước xuất khẩu cả về giá cả, thời gian giao hàng Ngoài ra nó đòi hỏi ngườilàm công tác tái xuất phải giỏi về nghiệp vụ xuất- nhập, nhậy bén với tình hìnhthị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán.
Trong bối cảnh tự do hoá thương mại toàn cầu như hiện nay, hình thứcnày chỉ được thực hiện ở những thị trường thiếu hàng hoá hoặc không thể sảnxuất được hàng hoá đó, và diễn ra chủ yếu với mặt hàng nguyên vật liệu
1.2 Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
1.2.1 Các đặc điểm đặc trưng của mặt hàng nông sản
Khác với các mặt hàng xuất khẩu khác như hàng điện tử, máy móc ; hàngdệt may thì hàng nông sản có những điểm khác biệt mà bất kỳ một doanhnghiệp nào cũng phải nắm được nếu muốn hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao
Hàng nông sản chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các điều kiện tự nhiên như
thời tiết, khí hậu, nguồn nước, địa hình Vì vậy sự thay đổi của tự nhiên dù làtheo chiều hướng tốt hay xấu cũng làm đều làm biến động nguồn hàng nông sảncung cấp cho xuất khẩu, trong khi đó con người mới chỉ có thể dự báo và hạnchế chứ không thể khắc phục được hoàn toàn những biến cố tự nhiên này Thờitiết quá nắng nóng hay bão lũ, lụt lội cũng đều làm cây trồng chết hàng loạt hay
Trang 20tại các khu vực địa hình cao, đất đai thiếu màu mỡ cây trồng sẽ cho năng suất thuhoạch thấp hơn ở đồng bằng
Các mặt hàng nông sản mang tính thời vụ vì việc gieo trồng, chăm bón
đến thu hoạch mỗi loại nông sản thường chỉ được tiến hành vào một số thời điểmthích hợp trong năm, như vậy mới đảm bảo được những điều kiện tự nhiên thuậnlợi cho sự sinh sôi và phát triển của cây trồng Ngày nay tuy con người đã cốgắng khắc phục bằng cách phối ra các hạt giống cây có thể gieo trồng đượcquanh năm hay áp dụng những biện pháp kích thích tăng trưởng (phân bón hoáhọc, thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu ) nhưng nhìn chung chất lượng nông sảncũng không thể cao bằng thu hoạch đúng thời vụ.
Các mặt hàng nông sản thường có giá cả không ổn định, đặc điểm này
chủ yếu do yếu tố thời vụ gây ra Thông thường vào chính vụ thì chất lượngnông sản ổn định, số lượng lớn, chủng loại phong phú nên nhờ đó mà giá cả rẻ.Còn vào các thời điểm khác do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, lại phải chiphí nhiều cho các biện pháp kích thích cây trồng tăng trưởng nên hàng nông sảncó giá cao hơn bình thường trong khi chất lượng và mẫu mã lại không đồng đều.
Các mặt hàng nông sản rất phong phú về chủng loại và chất lượng, mỗi
mặt hàng nông sản như gạo, chè, cà phê, cao su, tiêu , điều , lạc đều có côngdụng, tính chất, đặc điểm, điều kiện thích nghi khác nhau Ngoài ra, mỗi mặthàng nông sản nếu được trồng tại các nơi khác nhau, vào các thời điểm khácnhau, cách thức gieo trồng và thu hoạch khác nhau sẽ cho chất lượng các sảnphẩm khác nhau tương đối : Chính vì vậy trong công tác thu gom hàng cho xuấtkhẩu thì doanh nghiệp cần cẩn trọng trong công tác phân loại để đảm bảo khôngcó sự pha tạp giữa hàng chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và hàng loại phẩm
Trang 21chất kém, có vậy thì mới giữ vững được thương hiệu và uy tín với các bạn hàngnước ngoài.
Hàng nông sản mang tính phân tán : do mỗi loại cây trồng thích hợp với
các điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, địa hình khác nhau nên được trồng ởcác vùng miền khác nhau để đảm bảo thu được năng suất cao nhất (lúa chỉ trồngđược ở các vùng đồng bằng màu mỡ, chè thường được trồng ở những tỉnh miềnnúi phía Bắc còn cà phê lại thích hợp với đất đỏ bazan tại các tỉnh TâyNguyên ) Thêm nữa là dù loại cây trồng nào cũng đòi hỏi phải có diện tích đấtđai đủ rộng nên hàng nông sản chủ yếu phân bố tại các vùng núi, cao nguyên,vùng nông thôn đất rộng người thưa, trong khi đó lại được tiêu thụ phần nhiều tạithành phố Chính vì vậy mà công đoạn thu gom, vận chuyển hàng nông sản từnơi thu hoạch đến nơi làm hàng xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với cácDN ngoại thương.
Hàng nông sản dễ bị hư hỏng : phần lớn hàng nông sản nếu không qua chế
biến thì sẽ có thời gian sử dụng tương đối ngắn, nếu bảo quản không tốt dễ dẫnđến thiu mốc, hư hỏng Vì vậy trong quá trình thu mua hàng cho xuất khẩu cầnchú ý kiểm tra kĩ chất lượng hàng hoá, phân loại và lựa chọn cách thức bảo quản,vận chuyển cho phù hợp các thao tác đều phải nhanh chóng, kịp thời để tránhxảy ra những hao tổn không đáng có.
Hàng nông sản là mặt hàng thiết yếu trong đời sống, có thể nói là nó có
tác dụng nuôi sống con người Không một ai có thể tồn tại mà không cần ănuống, chính vì vậy nhu cầu về nông sản là cấp bách hơn bất kỳ một loại hàng hóanào Ngoài ra chất lượng hàng nông sản còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻcủa người tiêu dùng nên những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm là rất khắtkhe Nó đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải coi trọng đặc biệt
Trang 22khâu chế biến và bảo quản, coi chất lượng hàng là yếu tố hàng đầu để xâm nhậpvà cạnh tranh trên những thị trường khó tính.
Một đặc điểm nữa của thị trường nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhucầu nông sản đối với giá của nó Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá
của một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối vớimặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá Chính vìvậy việc giảm giá bán để kích thích nhu cầu tiêu dùng không hoàn toàn có hiệuquả cao như đối với một số mặt hàng khác.
1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại doanhnghiệp
Hoạt đông xuất khẩu khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với việc bánhàng ở trong nước vì nó liên quan tới rất nhiều vấn đề về : Ngôn ngữ, bản sắcvăn hoá dân tộc, sự vận động của thị trường, đồng tiền thanh toán, vận chuyểnhàng hoá, pháp luật, chính trị, tập quán, thông lệ quốc tế ….
Hoạt động xuất khẩu được tổ chức với nhiều nghiệp vụ từ điều tra nghiêncứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuất khẩu, lập ra phương án kinhdoanh cho đến đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng ….Mỗi khâu, mỗi nghiệpvụ phải được nghiên cứu thực hiện theo đúng thủ tục và phải tranh thủ nắm bắtnhững lợi thế đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu đạt kết quả cao nhất
Thông thường, để thực hiện hoạt động xuất khẩu cần làm những công việcsau :
1.2.2.1.Nghiên cứu tiếp cận thị trường và lựa chọn đối tác kinh doanh
* Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên với bất kỳ một doanhnghiệp nào muốn tham gia vào thị trường thế giới Thị trường là yếu tố sống còn
Trang 23và là yếu tố vận động không ngừng, vì vậy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phảinỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu để chỉ ra phương thức hoạt động sao cho phù hợpkhi xâm nhập vào từng thị trường khác nhau.
Nhìn chung hoạt động nghiên cứu thị trường có thể được chia thành các nộidung như sau :
Nghiên cứu môi trường : Nghiên cứu môi trường kinh tế, văn hoá xã hội, môitrường chính trị luật pháp và môi trường công nghệ.
Nghiên cứu giá cả hàng hoá : do xu hướng giá cả trên thị trường là rất phức tạpvà luôn biến động vì phải chịu sự chi phối cuả những nhân tố lạm phát, chu kì,cạnh tranh về giá cả.
Nghiên cứu về sự cạnh tranh như : số lượng các là đối thủ cạnh tranh của côngty trên thị trường, thế mạnh của họ, những giải pháp để cạnh tranh thành công Nghiên cứu về dung lượng thị trường, nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng,
tập quán
* Lựa chọn đối tác kinh doanh
Để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài thành công thì buộc các doanhnghiệp phải lựa chọn được đối tác phù hợp để có thể hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng pháttriển thông qua các quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín, tin tưởng lẫn nhau Các bạnhàng này có thể là những bạn hàng trước đây của công ty (các bạn hàng quen) hoặc làcác bạn hàng mới, thông qua sự tìm kiếm và xây dựng quan hệ làm ăn dựa trên nhữnguy tín của doanh nghiệp trên thị trường Việc lựa chọn đúng đối tác để giao dịch tránhcho doanh nghiệp những phiền toái, rủi ro, mất mát thường gặp trong quá trình kinhdoanh trên thị trường quốc tế, đồng thời có điều kiện để thực hiện thành công các kếhoạch kinh doanh của mình.
Trang 24Việc lựa chọn đối tượng giao dịch thường dựa trên cơ sở nghiên cứu cácđặc điểm sau:
Một là, tình hình sản xuất kinh doanh của đối tác.
Hai là, khả năng về vốn cơ sở vật chất kỹ thuật của bên đối tác.
Ba là, thái độ và quan điểm kinh doanh của đối tác (Có thiện trí trong quanhệ làm ăn, không có biểu hiện hành vi lừa đảo…)
Để có thể tìm hiểu chính xác được bạn hàng làm đối tác, ngoài việc dựa trênnhững mối quan hệ bạn hàng có sẵn, đã hiểu biết và có uy tín kinh doanh với nhau thìcần phải thông qua các công ty tư vấn, các sở giao dịch, phòng Thương mại và Côngnghiệp các nước có quan hệ.
Trong trường hợp thị trường hoàn toàn mới lạ thì tốt nhất là doanh nghiệp nênthông qua các đại lý hoặc các công ty uỷ thác xuất khẩu để giảm bớt chi phí cho việcthâm nhập vào thị trường
1.2.2.2 Công tác thu mua tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu (đối với mặt
hàng nông sản, doanh nghiệp không thể tự mình sản xuẩt mà chỉ có thể tiến hành thugom, mua lại từ các hợp tác xã nông thôn hay hộ nông dân tại địa phương để tiếnhành xuất khẩu)
Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một doanh nghiệp, một địaphương hay một vùng có khả năng sản xuất được Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩulà một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ranguồn hàng cho xuất khẩu, là toàn bộ hoạt động từ đầu tư, sản xuất kinh doanh, đếncác nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, vận chuyển bảo quản, sơ chế,phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu
Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu bao gồm hệ thống các côngviệc sau:
Trang 25* Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu
Đây là việc nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường, đượcxác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng Nguồn hàng thực tế lànguồn hàng đã có và đang sẵn sàng đưa vào lưu thông Nguồn hàng tiềm năng lànguồn hàng chưa xuất hiện trên thị trường, nó đòi hỏi Doanh nghiệp ngoại thươngphải có đầu tư, có đơn hàng, có hợp đồng kinh tế thì người cung cấp mới tiến hànhsản xuất.
* Tổ chức hệ thống thu mua.
Hệ thống thu mua bao gồm hệ thống các đại lý, kho tàng ở các địaphương, các khu vực có loại hàng thu mua Vì chi phí khá lớn nên Doanh nghiệpphải có sự lựa chọn cân nhắc trước khi chọn đại lý và xây dựng kho , nhất lànhững kho đòi hỏi phải trang bị nhiều phương tiện đắt tiền
Hệ thống thu mua đòi hỏi phải gắn với các phương tiện vận chuyển hànghoá, với điều kiện giao thông ở địa phương Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thumua và vận chuyển là cơ sở đảm bảo tiến độ thu mua và chất lượng của hànghoá.
Tổ chức đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật thu mua, phân loại bảo quản hànghoá cho các chân hàng là việc làm hết sức cần thiết trong công tác tạo nguồnhàng của các Doanh nghiệp ngoại thương
Ngoài ra, lựa chọn và sử dụng nhiều cách thu mua, kết hợp nhiều hìnhthức thu mua, là cơ sở để tạo nguồn hàng ổn định và hạn chế những rủi ro trongthu mua hàng hoá xuất khẩu
* Ký kết hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu
Dựa trên sự thoả thuận và tự nguyện, các doanh nghiệp ngoại thương vànhà sản xuất nội địa ký kết hợp đồng thu mua Đây chính là một hợp đồng kinh
Trang 26tế, là cơ sở pháp lý cho mỗi quan hệ giữa Doanh nghiệp và người cung cấphàng.
* Xúc tiến việc tiếp nhận và bảo quản nguồn hàng xuất khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng với các chủ hàng và các đơn vị sản xuất, Doanhnghiệp ngoại thương tiến hành tiếp nhận hàng đưa về kho chuẩn bị cho xuấtkhẩu Cụ thể:
Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ giao nhận hàng theo hợp đồng
Chuẩn bị sẵn sàng hệ thống kho tàng tại các điểm nút của kênh phân phối. Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo các địa điểm đã qui định.
Tiếp nhận bảo quản hàng xuất khẩu theo đúng cách thức.
1.2.2.3 Xây dựng phương án kinh doanh
Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về những nhân tố ảnh hưởngđến giao dịch xuất khẩu, doanh nghiệp phải lập ra phương án kinh doanh, trongđó có các điểm sau:
Đánh giá tình hình thị trường (thuận lợi, khó khăn) Lựa chọn mặt hàng kinh doanh
Lựa chọn thị trường , khách hàng, phương thức giao dịch. Lựa chọn thời điểm, thời gian giao dịch…
Xác định mục tiêu xuất khẩu: giá bán, lượng bán…
Các biện pháp để đạt được mục tiêu như: tiếp thị, quảng cáo…
1.2.2.4 Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu
* Đàm phán
Đàm phán là một khâu quan trọng của hoạt động xuất khẩu, quyết định đến khảnăng, điều kiện thực hiện thành công hợp đồng xuất khẩu Đồng thời nó cũng thể hiệnkhả năng của doanh nghiệp trong lĩnh vực tìm kiếm bạn hàng và quan hệ bạn hàng
Trang 27tốt Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải có những cán bộ có năng lực trong đàmphán để có thể đàm phán thành công
Năng lực đàm phán là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình và kết quảđàm phán Nhìn chung nhà đàm phán ít nhất phải có được ba loại năng lực cơ bản đólà năng lực chuyên môn, năng lực về am hiểu pháp lý và năng lực mạo hiểm.
Các hình thức đàm phán
Đàm phán bằng thư, điện tín, điện thoại, fax…
Đàm phán bằng trực tiếp gặp gỡ : Hình thức này thường được áp dụng khicó hợp đồng lớn, cần trao đổi cặn kẽ, chi phí nhiều nhưng hiệu quả côngviệc cao hơn.
* Ký kết hợp đồng
Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn đến việc ký kết hợp đồngmua bán ngoại thương Nội dung hợp đồng phải thể hiện đầy đủ quyền hạn vànghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia ký kết Hình thức văn bản của hợp đồng làbắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu của ta trong quan hệ với nước ngoài
Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm hai phần : Những điều trìnhbày và các điều khoản và điều kiện
1.2.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng, hai bên sẽ thực hiện những gì mình đã cam kếttrong hợp đồng, cụ thể là doanh nghiệp ngoại thương sẽ phải thực hiện nhữngcông việc sau:
Trang 28Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
a) Kiểm tra thư tín dụng (L/C)
Sau khi hợp đồng đã được ký kết thì nhà xuất khẩu cần kiểm tra chi tiếtxem L/C do nhà nhập khẩu mở tại Ngân hàng có phù hợp với các điều kiện tronghợp đồng không Nếu có sự không phù hợp hay sai sót thì phải thông báo lại chongười mua để họ sửa lại trong thời gian có hiệu lực của L/C Nội dung sửa đổiphải có xác nhận của Ngân hàng mở L/C mới có hiệu lực và sau đó các bên sẽthực hiện theo các điều kiện ghi trong L/C.
b) Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá
Giấy phép xuất khẩu là một công cụ của Nhà nước dùng để quản lý hoạtđộng xuất khẩu của các Doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định57/NĐ-CP, theo đó thì tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đềucó quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng phù hợp với nội dung đăng kí kinh doanhmà không cần xin giấy phép kinh doanh XNK tại Bộ Thương mại Riêng đối vớicác mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu thì phải xin giấy phép tại các cấp có thẩmquyền.
Ký hợp đồng
xuất khẩu Kiểm tra LC phép XKXin giấy
Chuẩn bị hàng hoá XK
Kiểm tra
hàng hoá XKtiện vận chuyểnThuê phương Mua bảo hiểmhàng hoá
Làm thủ tục hải quan
Giao hàng
lên tàu Thanh toán Giải quyếtkhiếu nại
Trang 29Việc xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá bao gồm : Đơn xin phép.
Phiếu hạn ngạch (nếu hàng hoá thuộc đối tượng có hạn ngạch). Bản sao hợp đồng đã kí với bên nước ngoài.
c) Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Sau khi tiến hành thu gom đủ lượng hàng hoá theo đúng như thoả thuậngiữa các bên trong hợp đồng, nhà xuất khẩu cần đóng gói bao bì cẩn thận để đảmbảo chất lượng hàng hóa khi vận chuyển Có nhiều loại bao bì khác nhau nhưhòm, hộp, kiện, túi nilon giúp người mua có thể nhận biết và phân loại hànghoá dễ dàng hơn.
d) Làm thủ tục hải quan
Gồm các bước sau :
+ Khai báo hải quan: Chủ hàng phải khai báo đầy đủ và chi tiết về hànghoá xuất khẩu (tên hàng, ký mã hiệu hàng hoá, đơn giá, số lượng, tên phươngtiện vận tải, tên cụ thể của người mua và người bán) Tờ khai hải quan phảiđược xuất trình kèm với bộ chứng từ hàng hoá cho chính người xuất khẩu lập.
+ Kiểm tra hải quan: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hànghoá, thu thuế, sau đó là niêm phong kẹp chì theo đúng các thủ tục hải quan, đâylà cách tránh tình trạng buôn lậu cũng như thống kê được lượng hàng hoá xuấtnhập khẩu của mỗi nước.
+ Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra các chứng từ vàkiểm định hàng hoá thì cơ quan hải quan sẽ có các quyết định như là cho hàngđược phép qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điểu kiện(như là phải sửa chữa, đóng gói lại, chủ hàng phải nộp thuế ) hoặc hàng không
Trang 30được xuất khẩu Nghĩa vụ của chủ hàng là phải chấp hành nghiêm chỉnh cácquyết định đó, nếu vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
e) Mua bảo hiểm và thuê phương tiện vận chuyển
Điều kiện vận tải
Các doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm, thông tin thị trường vềtình hình thuê tàu thì nên uỷ thác cho một công ty vận tải nào đó để tránh nhữngrủi ro không đáng có
* Mua bảo hiểm
Việc mua bảo hiểm hàng hoá đường biển là rất cần thiết vì thời gianchuyên chở bằng đường biển dài, quãng đường lại xa nên rủi ro, tổn thất xảy ralà khó tránh khỏi Việc mua bảo hiểm được thực hiện thông qua hợp đồng bảohiểm Có hai loại hợp đồng bảo hiểm đó là hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồngchuyến
Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm (thông thường là các điều kiện A, B, C)dựa trên bốn căn cứ sau:
Điều khoản hợp đồng Tính chất hàng hoá
Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng. Loại tàu chuyên chở.
g) Kiểm tra hàng hoá
Trang 31Trước khi vận chuyển hàng lên tàu, nhà xuất khẩu có thể tự mình hoặcphối hợp cùng với các Cơ quan kiểm dịch Nhà nước tiến hành kiểm tra số lượng,chất lượng, trọng lượng, phẩm chất, an toàn thực phẩm của hàng hoá.
Cơ quan kiểm dịch Nhà nước có quyền thu hồi giấy phép tự kiểm nếu doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu tự kiểm nghiệm mà không làm đúng chức năng củamình Việc kiểm tra này có thể được tiến hành ở cửa khẩu hoặc tại cơ sở, tuỳthuộc vào đặc điểm của từng loại hàng hoá.
h) Giao hàng lên tàu
Hàng hàng hoá xuất khẩu của ta được giao, về cơ bản bằng đường biển vàđường sắt
Trong trường hợp nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm chuyên chở thì côngviệc giao hàng lên tàu được tiến hành theo trình tự sau :
- Đăng kí với người vận tải và nhận hồ sơ xếp hàng
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng - Bố trí chuyên chở hàng vào cảng và bốc xếp hàng lên tàu
- Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đườngbiển Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng là phải chuyểnnhượng được
i) Thanh toán hợp đồng
Thanh toán là khâu trọng tâm, là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịchtrong kinh doanh nên thủ tục này thường rất phức tạp Muốn được thanh toántiền hàng nhà xuất khẩu phải chuẩn bị đủ và đúng bộ chứng từ theo như qui địnhhay cam kết: hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn thương mại, giấybiên nhận gửi hàng, giấy chứng nhận xuất xứ, số lượng và chất lượng do cơ quancó thẩm quyền cấp
Trang 32Một số phương thức thanh toán như là :
Thanh toán bằng hình thức chuyển tiền thông qua ngân hàng Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) : đây là hình thức mà ngân hàng camkết và bảo đảm chắc chắn về việc trả tiền cho người bán ngay sau khi bênmua nhận được hàng hoá hoặc các chứng từ hợp lệ để nhận hàng Đây làhình thức được sử dụng phổ biến, hạn chế rủi ro cho cả hai bên
k) Giải quyết tranh chấp khiếu nại
Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, hai bên nên tìm cách hoà giải dựatrên những điều khoản tranh chấp đã được qui định trong hợp đồng để duy trìquan hệ tốt với nhau Trong trường hợp không thể hoà giải được thì các bên phảigiải quyết tranh chấp của mình thông qua trọng tài quốc tế.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản 1.2.3.1 Nhân tố khách quan
* Môi trường chính trị, luật pháp
Yếu tố chính trị - luật pháp tạo nền tảng, hành lang pháp lý cho hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng đến khả năng mở rộng phạm vi thịtrường, dung lượng thị trường cũng như các cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thịtrường quốc tế.
Sự bất ổn về chính trị trong nước sẽ làm cản trở sự tăng trưởng kinh tế, kìmhãm sự phát triển của khoa học kỹ thuật, gây khó khăn cho việc cải tiến côngnghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ có thểlàm tăng sự liên kết giữa các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của xuấtkhẩu như:
Trang 33 Chiến lược hướng về xuất khẩu: với chiến lược này, Nhà nước sẽ có cácchính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích và hỗtrợ các doanh nghiệp tham gia xuất, khẩu đặc biệt là với các mặt hàng đượckhuyến khích xuất khẩu như nông sản Việc khuyến khích hoạt động xuấtkhẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến tạo nguồnhàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tàichính và hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ra thị trường nước ngoài cho các doanhnghiệp tham gia xuất khẩu…
Chiến lược gia nhập các liên kết kinh tế khu vực, kí kết các hiệp đinh songphương – đa phương qua đó dần dần dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuếquan, hạn ngạch xuất khẩu… sang các thị trường ngoài.
Luật pháp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu, bất kì mộtdoanh nghiệp nào muốn kinh doanh xuất khẩu thì đều phải tuân thủ pháp luật,không những luật pháp của nước mình mà còn phải tuân thủ luật pháp nước nhậpkhẩu và luật pháp quốc tế Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điềuchỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế ràng buộc các hoạt động của doanhnghiệp Các yếu tố luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trên những mặtsau:
Quy định về giao dịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trítuệ.
Quy định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đìnhcông, bãi công.
Quy định về cạnh tranh, độc quyền,về các loại thuế.
Trang 34 Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng,thực hiện hợp đồng.
Quy định về quảng cáo, hướng dẫn sử dụng.
Nghiên cứu kỹ chế độ chính trị và pháp luật sẽ giúp các doanh nghiệp giảmthiểu rủi ro trong kinh doanh cũng như đảm bảo được quyền lợi khi có tranh chấpxảy ra.
* Môi trường văn hoá, xã hội
Các yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến hành vi, nhu cầu, sở thích muasắm của người tiêu dùng do đó nó tác động đến hiệu quả xuất khẩu Đặc biệt làđối với mặt hàng nông sản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày củacon người thì lại càng bị tác động nhiều hơn bởi các yếu tố thuộc môi trường vănhoá, xã hội như:
* Môi trường kinh tế, công nghệ
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế các quốc gia trên thế giới phát triển ổn
định và tăng trưởng đều hàng năm sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất
Trang 35khẩu nông sản của ta (do sức mua tăng và khả năng thanh toán tiền hàng đượcđảm bảo hơn.
- Chính sách về thuế quan và công cụ phi thuế quan
Chính phủ áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan (hạn ngạch)nhằm quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo chiều hướng có lợi cho quốc giamình và tác động lên các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
Việc đánh thuế với các mặt hàng xuất khẩu trong nước sẽ làm tăng tươngđối mức giá hàng hoá trong nước so với hàng hoá quốc tế, do đó đem lại nhiềubất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Ngoài ra hàng hoá khi xuất khẩu ra nướcngoài còn có thể bị Chính phủ nước nhập khẩu đánh thuế làm cho giá mua củangười tiêu dùng tăng lên, gây cản trở hoạt động xuất khẩu.
Chính phủ một nước có thể áp đặt hạn ngạch nhằm hạn chế số lượng hànghoá nhập khẩu vào nước mình , việc này cũng làm ảnh hưởng đến khả năng xuấtkhẩu của doanh nghiệp sang thị trường đó
- Chính sách tỷ giá hối đoái
Trong thanh toán quốc tế, người ta thường sử dụng những đồng tiền củacác nước khác nhau, tỷ suất ngoại tệ so với đồng tiền trong nước có ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động xuất khẩu vì nó ảnh hưởng đến việc thu đổi ngoại tệ sangnội tệ của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu củadoanh nghiệp Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất lợi nhuận thì hoạt đông xuấtkhẩu có lãi, vì vậy sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại
- Hệ thống ngân hàng tài chính.
Hệ thống Ngân hàng tài chính giữa các quốc gia tác động rất nhiều đến quitrình thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu Hệ thống này đảm bảo rằng
Trang 36người bán sẽ thu được tiền và người mua sẽ nhận đuợc hàng, nhờ đó làm giảmbớt thời gian và chi phí để các bên đối tác tìm hiểu nhau
Nếu như một quốc gia có hệ thống Ngân hàng tài chính phát triển, hiện đạithì đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tronghoạt động xuất khẩu và ngược lại.
- Trình độ kỹ thuật và công nghệ
Khi giao lưu thương mại đang dần mang tính toàn cầu hoá thì việc ứngdụng khoa học công nghệ mới trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định, tác độngtrực tiếp tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm Hoạt động xuất khẩu nông sảnthì ít chịu ảnh hưởng của những tiến bộ kỹ thuật hơn so với các mặt hàng côngnghiệp khác nhưng để nâng cao giá trị gia tăng cũng như sức cạnh tranh của sảnphẩm thì ta cũng cần chú trọng cải thiện hơn nữa kỹ thuật chế biến và bảo quảnhàng nông sản
- Kết cấu hạ tầng: bao gồm hệ thống các đường giao thông, điện, cấp thoát nước,
bưu chính viễn thông
Sự phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở tại các quốc gia sẽ đảm bảo choviệc thu gom, vận chuyển, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm được đồng bộ Hệthống thông tin liên lạc bưu chính viễn thông cũng giúp doanh nghiệp dễ dàngnắm bắt các thông tin, những biến động tại thị trường nước ngoài để có nhữngứng xử kịp thời
* Môi trường tự nhiên
Hàng nông sản phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu, địa lý…Năm nàocó mưa thuận gió hoà thì cây cối phát triển, năng suất cao, công tác thu mua tạo
Trang 37nguồn hàng xuất khẩu không gặp phải trở ngại Nhưng năm nào thời tiết khắcnghiệt, bão, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, nông sản mất mùa, lúc đó thìhàng nông sản khan hiếm, chất lượng lại không cao, do không có hàng bán nêncung < cầu, giá bán lại rất cao, thu gom hàng xuất khẩu khó khăn, lợi nhuận thuđược từ xuất khẩu cũng thấp.
* Yếu tố cạnh tranh
Cạnh tranh, một mặt thúc đẩy cho các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiếtbị, nâng cấp chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Nhưng một mặt nó dễ dàngđẩy lùi các doanh nghiệp không có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng vớisự thay đổi của môi trường kinh doanh Các yếu tố cạnh tranh được thể hiện quamô hình sau:
Hình 1.2: Mô hình Sức mạnh của Michael Porter
Đối thủ mới tiềm tàng
Đối thủ mới tiềm tàng
công ty hiện tại
Cạnh tranh giữa các
Các mặt hàng và các dich vụ thay thế
Các mặt hàng và các dich vụ thay thế
khả năng mặc cả của nhà
cung cấpSự đe doạ của các hàng hoá thay thếSự đe doạ của các
đối thủ cạnh tranh
Khả năng mặc cả của người mua
Trang 38Qua mô hình trên, các doanh nghiệp có thể thấy thách thức lớn nhất là sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Xuất phát từ đây doanh nghiệp cóthể đề ra sách lược hợp lý nhằm hạn chế đe doạ và tăng khả năng cạnh tranh vớicác đối thủ khác.
- Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành Khi hoạt động trên thị trường quốc tế,các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thịtrường mà thường bị chính những doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loạisản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt Các doanh nghiệp này có thể là doanhnghiệp của quốc gia nước sở tại, quốc gia chủ nhà hoặc một nước thứ ba cùngtham gia xuất khẩu mặt hàng đó.Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sởtại này lại được chính phủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranhđược với họ.
- Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Các đối thủ này chưa cókinh nghiệm trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế song nó có tiềm nănglớn về vốn, công nghệ, lao động và tận dụng được lợi thế của người đi sau, do đódễ khắc phục được những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại để có khảnăng chiếm lĩnh thị trường
- Sức ép của người cung cấp: Các doanh nghiệp không thể tự sản xuất ranông sản mà chỉ có thể thu mua lại từ các hợp tác xã hay hộ nông thôn, chính vìvậy hoạt động xuất khẩu nông sản chịu áp lực rất lớn của những người cung cấpnày Họ có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng nông sản cung cấp chodoanh nghiệp, liên kết với nhau để chi phối thị trường nhằm hạn chế khả năngcủa doanh nghiệp, làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu…
Trang 39- Sức ép người tiêu dùng Trong cơ chế thị trường, khách hàng thườngđược coi là “thượng đế” Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt độngsản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thayđổi theo cho phù hợp
- Sự xuất hiện của các mặt hàng thay thế: mặt hàng nông sản phục vụ nhucầu thiết yếu hàng ngày của con người nên nhìn chung cũng ít có khả năng bịthay thế, nhưng cũng cần chú ý khi đời sống được nâng cao, con người sẽ có xuhướng sử dụng thêm các thực phẩm đắt tiền như thịt cá, bơ sữa, bánh kẹo, nướcngọt… làm giảm nhu cầu tiêu thụ nông sản.
1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan
* Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông quakhối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khảnăng đầu tư có hiệu quả nguồn vốn Một số chỉ tiêu cơ bản thường được dùng đểphản ánh tiềm lực tài chính của một doanh nghiệp là: tỉ lệ vốn chủ sở hữu - vốnhuy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, tỷ lệ về khả năng sinh lợi, khả năng trả nợngắn hạn và dài hạn…Các công ty có tiềm lực tài chính mạnh thường được tincậy hơn, họ có khả năng thu gom được khối lượng hàng hoá lớn, có điều kiệnđầu tư đổi mới trang thiết bị cũng như công nghệ hiện đại do đó sẽ thiết lập đượcnhiều mối quan hệ làm ăn hơn và dễ dàng kí kết được các hợp đồng xuất khẩulớn hơn, lợi nhuận cao hơn.
* Tiềm năng con người
Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảothành công Con người với trí tuệ, khả năng và kinh nghiệm của mình sẽ sử dụng
Trang 40có hiệu quả hơn các công cụ khác như: vốn, tài sản, công nghệ Vì vậy việcđánh giá và phát triển tiềm năng con người trong mỗi doanh nghiệp là vô cùngquan trọng.
* Trình độ tổ chức quản lý.
Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống được cấu thành bởi nhiều mối liên kếtchặt chẽ và cùng hướng tới một mục tiêu Muốn đạt được thành công về lâu dàithì mỗi doanh nghiệp cần phải đạt tới một trình độ tổ chức quản lý tương ứng vớisức mạnh tài chính của mình Trình độ tổ chức quản lý ở đây là nói đến sự hoànhảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý, khả năng giám sátvà phát huy được tối đa sức mạnh mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định trong mỗi doanhnghiệp: thiết bị, nhà xưởng, kho bảo quản lưu trữ… Nếu doanh nghiệp có cơ sởvật chất đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thựchiện các qui trình kinh doanh xuất khẩu sẽ thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn.
* Hoạt động Marketing
Đối với hoạt động xuất khẩu thì việc tiếp thị, tìm đầu ra cho sản phẩm làhết sức quan trọng và chức năng này thuộc về các hoạt động Marketing Hoạtđộng này bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định thị phần, quảng cáo, tiếp thịsản phẩm và xúc tiến sau bán hàng Vì khách hàng là người nước ngoài nênviệc quảng bá, tiếp thị sản phẩm là rất tốn kém, việc tìm hiểu thói quen tiêudùng…lại phức tạp và tốn nhiều thời gian, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sựđầu tư nhiều hơn về nhân lực cũng như tài chính cho hoạt động này.