MỤC LỤC
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó trực tiếp tiến hành các giao dịch buôn bán và kí kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài nếu được nhà nước và Bộ Thương mại cho phép. Ưu điểm: doanh nghiệp ngoại thương không phải tự bỏ vốn ra mua hàng, không phải chi cho các khoản nghiên cứu thị trường, giao dịch kí kết hợp đồng xuất khẩu,không phải chịu trách nhiệm cuối cùng về việc bán hàng nên tránh được những rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được lợi nhuận chắc chắn từ phí uỷ thác.
Ngày nay tuy con người đã cố gắng khắc phục bằng cách phối ra các hạt giống cây có thể gieo trồng được quanh năm hay áp dụng những biện pháp kích thích tăng trưởng (phân bón hoá học, thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu..) nhưng nhìn chung chất lượng nông sản cũng không thể cao bằng thu hoạch đúng thời vụ. Ngoài ra, mỗi mặt hàng nông sản nếu được trồng tại các nơi khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, cách thức gieo trồng và thu hoạch khác nhau sẽ cho chất lượng các sản phẩm khác nhau tương đối : Chính vì vậy trong công tác thu gom hàng cho xuất khẩu thì doanh nghiệp cần cẩn trọng trong công tác phân loại để đảm bảo không có sự pha tạp giữa hàng chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và hàng loại phẩm.
+ Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra các chứng từ và kiểm định hàng hoá thì cơ quan hải quan sẽ có các quyết định như là cho hàng được phép qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điểu kiện (như là phải sửa chữa, đóng gói lại, chủ hàng phải nộp thuế..) hoặc hàng không. được xuất khẩu..Nghĩa vụ của chủ hàng là phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định đó, nếu vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. e) Mua bảo hiểm và thuê phương tiện vận chuyển. Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm (thông thường là các điều kiện A, B, C) dựa trên bốn căn cứ sau:. • Điều khoản hợp đồng. • Tính chất hàng hoá. • Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng. • Loại tàu chuyên chở. g) Kiểm tra hàng hoá. Trước khi vận chuyển hàng lên tàu, nhà xuất khẩu có thể tự mình hoặc phối hợp cùng với các Cơ quan kiểm dịch Nhà nước tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, trọng lượng, phẩm chất, an toàn thực phẩm.. của hàng hoá. Cơ quan kiểm dịch Nhà nước có quyền thu hồi giấy phép tự kiểm nếu doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tự kiểm nghiệm mà không làm đúng chức năng của mình. Việc kiểm tra này có thể được tiến hành ở cửa khẩu hoặc tại cơ sở, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại hàng hoá. h) Giao hàng lên tàu. Hàng hàng hoá xuất khẩu của ta được giao, về cơ bản bằng đường biển và đường sắt. Trong trường hợp nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm chuyên chở thì công việc giao hàng lên tàu được tiến hành theo trình tự sau :. - Đăng kí với người vận tải và nhận hồ sơ xếp hàng. - Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng. - Bố trí chuyên chở hàng vào cảng và bốc xếp hàng lên tàu. - Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng là phải chuyển nhượng được. i) Thanh toán hợp đồng.
Sự chậm trễ trong giao hàng sẽ khiến nhà xuất khẩu không chỉ mất uy tín mà còn có thể phải đền bù thiệt hại rất lớn cho bên đối tác, vì vậy cần phải xem xét kĩ khả năng thu mua, tập trung hàng trước khi kí kết một hợp đồng xuất khẩu nông sản. Song mặc dù đạt thứ hạng cao trong hoạt động xuất khẩu của thế giới nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu nguyên liệu thô là chủ yếu với hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp.
Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu. Như vậy, mặc dù bị ảnh hưởng ít nhiều từ sự suy giảm của nền kinh tế thế giới tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam, song kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta vẫn đang tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá ổn định so với cùng kỳ những năm trước.
Ngay từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tự đề ra cho mỡnh những định hướng chiến lược rừ ràng nhằm nõng cao thị phần và củng cố vững chắc thương hiệu Hapro trong lòng người tiêu dùng. Và để có thể hoàn thành tốt những mục tiêu, những định hướng đó, Ban giám đốc cũng như toàn bộ công nhân viên Tổng công ty đã luôn cố gắng phấn đấu, làm vệc hết mình dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Hội đồng quản trị.
- Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Hapro thì hàng nông sản luôn chiếm tỉ lệ cao nhất và được đánh giá là mặt hàng chủ lực của Tổng công ty (kim ngạch hàng nông sản luôn chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu qua các năm, đặc biệt là năm 2007 kim ngạch hàng nông sản đã chiếm tới gần 71%). Hàng nông sản ít chịu ảnh hưởng của những biến động xã hội hay suy giảm kinh tế nhất do nó là mặt hàng thiết yếu đối với đời sống con người, dù phải cắt giảm chi tiêu nhưng người tiêu dùng vẫn phải ăn uống để tồn tại nên nhu cầu với mặt hàng này gần như giảm rất ít.
- Qui mô xuất khẩu nông sản của từng doanh nghiệp đơn lẻ thuộc Tổng công ty vẫn còn nhỏ bé: số lượng DN đạt kim ngạch xuất khẩu nông sản từ 10 triệu USD trở lên còn rất ít - tính đến năm 2008 mới có khoảng 3 doanh nghiệp, số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu từ 5 triệu USD trở lên chỉ có 5 doanh nghiệp - Xuất khẩu nông sản tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như biến động giá cả trên thị trường, sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài, sự sụt giảm kinh tế… Điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong năm 2008 đã làm cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản chững lại ở mức 16% so với mức 57% của năm 2007. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của tổng công ty đang diễn ra trong một môi trường cạnh tranh khá gay gắt, nhiều hiện tượng không lành mạnh như mua tranh bán tranh, tăng giá mua để gom hết hàng nông sản, bán phá giá, giả mạo thương hiệu Hapro… của các doanh nghiệp khác đang ít nhiều gây khó khăn và làm hạn chế sự tăng trưởng của Tổng công ty trong thời gian vừa qua.
So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng nhiều Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, Hapro còn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp các nước chuyên xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Inđônêsia, Camphuchia….
Thực tế đã bắt đầu có những tác động tiêu cực đến kinh tế của đất nước thể hiện rừ nhất là xu hướng xuất khẩu giảm sỳt từ thỏng 9/2008 và cỏc thỏng tiếp theo; thị trường chứng khoán với sự sắp xếp lại vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trước sự chao đảo của thị trường vốn thế giới; sự phục hồi của thị trường bất động sản có thể chậm lại, các khoản nợ xấu tăng thêm, hệ thống ngân hàng đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn lớn. Bên cạnh những khó khăn thách thức, Việt Nam cũng có một số thuận lợi cơ bản như: thể chế kinh tế thị trường dần được hoàn thiện, sự ổn định chính trị và uy tín của Việt Nam trên quốc tế được nâng cao, sự hợp tác kinh tế song phương và đa phương tạo thêm môi trường và điều kiện mở rộng thị trường hàng hoá-dịch vụ, kết quả bước đầu của việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục phát huy thành quả đáng khích lệ.