Luận văn : Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpLỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan chuyên đề thực tập “Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay” thực sự là kết quả nghiên cứu của em dưới sự hướng dẫn của TS. Đàm Quang Vinh, giảng viên khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em có sử dụng một số tài liệu, số liệu do Tổng công ty Thương mại Hà Nội cung cấp cùng một số tài liệu tham khảo khác như báo chí, trang web, luận văn tiến sĩ .Em xin cam đoan các thông tin sử dụng trong chuyên đề là hoàn toàn chính xác và không có bất kỳ sự sao chép nào. Nếu có vấn đề gì liên quan đến chuyên đề em xin chịu trách nhiệm trước toàn khoa và nhà trường. Sinh viên Tạ Phương ThuýGiáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpLỜI CẢM ƠNTrước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, đặc biệt là TS Đàm Quang Vinh – giáo viên hướng dẫn thực tập của em đã có sự hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề này.Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty Thương mại Hà Nội, đặc biệt là các cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Xuất nhập khẩu 4 thuộc Tổng công ty đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập cũng như thu thập số liệu để hoàn thành chuyên đề.Do trình độ của em còn hạn chế cũng như kinh nghiệm và kiến thức chưa có nhiều nên chuyên đề này có thể còn một vài thiếu sót. Em kính mong các thầy cô và bạn bè trong trường, trong khoa đóng góp ý kiến để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!Sinh viên Tạ Phương ThuýGiáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpMỤC LỤC1.3. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam . 42 1.3.1. Tình hình chung của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Việt Nam trong thời gian qua . 42 DANH MỤC CÁC BẢNGGiáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpSố hiệu bảng Tên bảng TrangBảng 1.1 Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây44Bảng 2.1 Doanh thu kinh doanh nội địa của Tổng công ty Thương mại Hà Nội58Bảng 2.2 Giá trị và tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Hapro giai đoạn 2004-200859Bảng 2.3Cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Hapro từ năm 2004 đến 200865Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường của Hapro68Bảng 2.5 Kết quả xuất khẩu theo phương thức của Hapro 71Bảng 3.1 Chỉ tiêu xuất khẩu nông sản sang một số thị trường đơn lẻ của Hapro trong năm 2009102Bảng 3.2 Chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của các thành phần kinh tế thuộc Tổng công ty trong năm 2009103DANH MỤC CÁC HÌNH VẼSố hiệu hình Tên hình TrangGiáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 31Hình 1.2Mô hình Sức mạnh của Michael Porter 40Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Thương mại Hà Nội55Hình 2.2 Biểu đồ Tổng doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội56Hình 2.3 Biểu đồ Kim ngạch Xuất nhập khẩu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội57Hình 2.4 Qui trình nghiệp vụ xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty62MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiGiáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpMột trong những đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới hiện nay là xu hướng quốc tế hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu. Nến kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng kéo theo nó là sự chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế ngày một cao. Không một quốc gia nào có thể phát triển mạnh mẽ nếu chỉ bằng con đường tự lực cánh sinh, đặc biệt là với các nước đang phát triển và trình độ kĩ thuật công nghệ còn non kém như Việt Nam. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định: “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới”.Việt Nam được coi là một nước có lợi thế so sánh trong xuất khẩu nông sản với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào (70% lao động Việt Nam làm nghề nông). Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua xuất khẩu nông sản đã giải quyết được phần lớn công ăn việc làm cho người lao động và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Chính vì vậy xuất khẩu nông sản đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta.Hoà cùng xu thế phát triển của đất nước, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (tiền thân là Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội) cũng không ngừng chú trọng và coi đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là lối đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh lâu dài của mình. Song trong giai đoạn hội nhập sôi động như hiện nay thì việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và khẳng định thương hiệu của Tổng công ty ngày càng trở nên khó khăn hơn, thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến Giáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpxuất khẩu nông sản (làm tăng chí phí đầu vào, sức mua người tiêu dùng giảm sút…). Do đó làm thế nào để khắc phục được nhanh chóng những ảnh hưởng tiêu cực trên đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty trong thời gian tới đang trở thành một vấn đề cấp thiết cần phải được giả quyết.Từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Qua bài viết này, em mong muốn sẽ đóng góp được một số ý kiến quan trọng giúp cải thiện được tình hình Tổng công ty nói chung cũng như sự lớn mạnh của bộ phận xuất khẩu nông sản nói riêng trong tương lai.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích: tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)- Nhiệm vụ nghiên cứu: • Đi từ cơ sở lí luận chung về hoạt động xuất khẩu nông sản cho đến thực tế tình hình xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội để thấy được những ưu nhược điểm của hoạt động này.• Nghiên cứu và dự báo tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như tình hình thị trường nông sản nói riêng trong thời gian sắp tới để thấy được những khó khăn thách thức với hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty trong thời gian tới.• Đưa ra những biện pháp và kiến nghị cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Giáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội- Phạm vi nghiên cứu: chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (bao gồm cả Công ty mẹ và các công ty con trực thuộc) dưới những biến động thường xuyên của bối cảnh kinh tế thế giới trong giai đoạn 2004-2009.4. Kết cấu chuyên đề: ngoài phần mở đầu, kết luận thì chuyên đề bao gồm 3 chương:Chương 1: Tổng quan chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt NamChương 2: Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro trong những năm gần đây Chương 3: Các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong bối cảnh kinh tế hiện nayCHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM1.1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu Giáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu Theo quan niệm của doanh nghiệp thì xuất khẩu là việc bán các hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài và thu về một lượng tiền tệ tương ứng (có thể là ngoại tệ hoặc nội tệ)Theo qui định khoản 1 điều 28 Luật Thương mại Việt Nam thì “xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật”.Như vậy, về bản chất có thể coi xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Ngày nay khi xu thế hội nhập toàn cầu và mở cửa nền kinh tế đang ngày một phát triển thì xuất khẩu đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu được tiến hành trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, dưới nhiều hình thức khác nhau đã và đang đem lại những lợi ích to lớn cho nhà xuất khẩu và cho cả quốc gia.So với buôn bán hàng hoá trong nước thì hoạt động xuất khẩu hàng hoá có những điểm khác biệt cơ bản dễ nhận thấy như:• Hai chủ thể chính trong hoạt động xuất khẩu (bên mua và bên bán) là những cá nhân hay tổ chức có tư cách pháp nhân, có quốc tịch và trụ sở chính của doanh nghiệp đóng ở các nước khác nhau. Đây là điểm khác biệt cơ bản và quan trọng nhất. Chính vì sự khác biệt trong ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán, cách thức làm việc…giữa hai bên nên nghiệp vụ xuất khẩu thường khó khăn, phức tạp và dễ nảy sinh mâu thuẫn hơn so với buôn bán hàng hoá trong nướcGiáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp• Hàng hoá trong hoạt động xuất khẩu có thể bị dịch chuyển qua biên giới một quốc gia và khối lượng hàng hoá thường là lớn hơn rất nhiều so với buôn bán trong nước• Phương tiện thanh toán dùng trong xuất khẩu có thể là ngoại tệ đối với một bên hoặc với cả hai bên do thoả thuận trong hợp đồng xuất khẩu• Nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán, giải quyết các tranh chấp khi phát sinh có thể là luật của nước bên mua, luật của nước bên bán hay luật quốc tế mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc gia* Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.Xuất khẩu được hầu hết các quốc gia trên thế giới coi như là một cách thức hữu hiệu nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế do những nguyên nhân cơ bản sau đây:• Xuất khẩu tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, cho phép mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời theo phản ứng dây chuyền giúp tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.• Xuất khẩu tạo ra một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, các công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, đưa nền kinh tế tiến lên theo con đường Công nghiệp hoá- hiện đại hoá• Hoạt động xuất khẩu làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng tăng tiến, điều này buộc mỗi quốc gia phải có sự tổ chức lại sản xuất, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm không ngừngGiáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Quang Vinh10 [...]... mặt hàng nguyên vật liệu 1.2 Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 1.2.1 Các đặc điểm đặc trưng của mặt hàng nông sản Khác với các mặt hàng xuất khẩu khác như hàng điện tử, máy móc ; hàng dệt may thì hàng nông sản có những điểm khác biệt mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải nắm được nếu muốn hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao Hàng nông sản chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các điều kiện... đề thực tập tốt nghiệp 22 đai đủ rộng nên hàng nông sản chủ yếu phân bố tại các vùng núi, cao nguyên, vùng nông thôn đất rộng người thưa, trong khi đó lại được tiêu thụ phần nhiều tại thành phố Chính vì vậy mà công đoạn thu gom, vận chuyển hàng nông sản từ nơi thu hoạch đến nơi làm hàng xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các DN ngoại thương Hàng nông sản dễ bị hư hỏng : phần lớn hàng nông sản. .. nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu bao gồm hệ thống các công việc sau: * Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu Đây là việc nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường, được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng Nguồn hàng thực tế là nguồn hàng đã có và đang sẵn sàng đưa vào lưu thông Nguồn hàng tiềm... Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 32 Hàng hàng hoá xuất khẩu của ta được giao, về cơ bản bằng đường biển và đường sắt Trong trường hợp nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm chuyên chở thì công việc giao hàng lên tàu được tiến hành theo trình tự sau : - Đăng kí với người vận tải và nhận hồ sơ xếp hàng - Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng - Bố trí chuyên chở hàng vào cảng và bốc xếp hàng. .. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23 1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại doanh nghiệp Hoạt đông xuất khẩu khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với việc bán hàng ở trong nước vì nó liên quan tới rất nhiều vấn đề về : Ngôn ngữ, bản sắc văn hoá dân tộc, sự vận động của thị trường, đồng tiền thanh toán, vận chuyển hàng hoá, pháp luật, chính trị, tập quán, thông lệ quốc tế … Hoạt động. .. điểm nữa của thị trường nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá Chính vì vậy việc giảm giá bán để kích thích nhu cầu tiêu dùng không hoàn toàn có hiệu quả cao như đối với một số mặt hàng. .. sau đó các bên sẽ thực hiện theo các điều kiện ghi trong L/C b) Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá Giấy phép xuất khẩu là một công cụ của Nhà nước dùng để quản lý hoạt động xuất khẩu của các Doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định 57/NĐ-CP, theo đó thì tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng phù hợp với nội dung đăng kí kinh doanh mà không... thôn hay hộ nông dân tại địa phương để tiến hành xuất khẩu) Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một doanh nghiệp, một địa phương hay một vùng có khả năng sản xuất được Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu, là toàn bộ hoạt động từ đầu tư, sản xuất kinh doanh, đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị... trường xuất khẩu của mình * Môi trường kinh tế, công nghệ - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế các quốc gia trên thế giới phát triển ổn định và tăng trưởng đều hàng năm sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản của ta (do sức mua tăng và khả năng thanh toán tiền hàng được đảm bảo hơn - Chính sách về thuế quan và công cụ phi thuế quan Chính phủ áp dụng các biện pháp thuế quan và... nhiều cho các biện pháp kích thích cây trồng tăng trưởng nên hàng nông sản có giá cao hơn bình thường trong khi chất lượng và mẫu mã lại không đồng đều Các mặt hàng nông sản rất phong phú về chủng loại và chất lượng, mỗi mặt hàng nông sản như gạo, chè, cà phê, cao su, tiêu , điều , lạc đều có công dụng, tính chất, đặc điểm, điều kiện thích nghi khác nhau Ngoài ra, mỗi mặt hàng nông sản nếu được trồng . chọn đề tài Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay làm chuyên. hàng nông sản của Hapro trong bối cảnh kinh tế hiện nayCHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM1.1. Khái quát chung về hoạt