Luận văn : Thúc đẩy hoạt động XK hàng nông sản của Cty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾCHUYÊN NGÀNH :KINH TẾ QUỐC TẾ~~~~~~*~~~~~~CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓAĐề tài: Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái SơnGiáo viên hướng dẫn:PGS.TS NGUYỄN THƯỜNG LẠNGSinh viên thực hiện:DƯƠNG NAM LINHLớp ::KINH TẾ QUỐC TẾ 48B SV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B1 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngHÀ NỘI - 2010LỜI MỞ ĐẦU1.Tính thiết yếu của đề tàiNgày nay xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức và khu vực được hình thành. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO làm cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi song cũng không ít những khó khăn.Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Khi khâu xuất khẩu phát triển nó tạo điều kiện cho việc tăng doanh thu ngân sách nhà nước, tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là nước đang phát triển, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, khả năng quản lý hạn chế, chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lao động dồi dào. Vì vậy ngay từ đầu Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, nhằm thu hút vốn, công nghệ của nước ngoài kết hợp với tiềm năng sẵn có trong nước tạo sự tăng trưởng mạnh trong kim ngạch xuất khẩu, ổn định kinh SV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B2 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạngtế, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Vì thế xuất khẩu là hoạt động cần thiết cho Việt Nam.Hoạt động xuất khẩu phát triển là cơ sở cho hoạt động nhập khẩu phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Với tu duy đổi mới “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới” đã tạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tìm kiếm các đối tác thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam với đặc trưng là một nước nhiệt đới gió mùa có những đặc điểm rất riêng về điều kiện về khí hậu, địa hình, đất đai và cả yêu tố con người. Tận dụng được những lợi thế này, Việt Nam đã và đang phát triển được những loại cây nông nghiệp như lúa, cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu…Đây là những mặt hàng góp phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất nước cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, xuất khẩu hạt tiêu thứ nhất trên thế giới, xuất khẩu cà phê thứ ba trên thế giới…Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phẩn Tập Đoàn Thái Sơn và yêu cầu bức thiết của việc cần phải đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang các thị trường nước ngoài . Vì vậy đề tài được chọn là : “Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn”2.Mục đích nghiên cứu:Chuyên đề thực hiện nhằm đưa ra những đề xuất,những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:3.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn.SV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B3 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng3.2 Phạm vi nghiên cứuVề không gian: tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty: Nhật Bản, EU Trung quốc,…Về thời gian: từ năm 2005 tới 2010.4. Phương pháp nghiên cứu:Trong đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh số liệu của nhóm hàng nông sản xuất khẩu, các mặt hàng sản xuất, xuất khẩu chủ đạo những năm gần đây. Đề tài còn kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá đồng thời vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.5. Bố cục của đề tài:Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục đề tài có kết cấu như sauChương 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phầnTập Đoàn Thái Sơn Chương 2: Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái SơnChương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn trong thời gian tới.SV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B4 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngSV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B5 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngCHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI SƠN1.1 Giới thiệu về công ty 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn được thành lập năm 2004 Tên giao dịch: THAI SON JOINT STOCK COMPANY.Trụ sở tại: 45 Hồ Đắc Di – Phường Nam Đồng – Quận Đống Đa – Hà Nội Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thực hiện hạch toán độc lập có tài khoản (tiền VNĐ và ngoại tệ) tại ngân hàng, có con dấu theo quy định của nhà nước.- Căn cứ vào+ Quyết định số 3192/QĐ-BTM ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc điều chỉnh mục 1.4 thuộc điều 1 của quyết định số 3147/QĐ-BTM ngày 23/12/2005 của bộ thương mại + Quyết định số 1009/QĐ-BTM ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc điều chỉnh mục 1.4 thuộc điều 1 của quyết định số 3147/QĐ_BTM ngày 23/12/2005 của bộ thương mại Công ty đã tiến hành từng bước cổ phần hoá như: Kiểm kê đánh giá, kiểm toán, xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện phương án cổ phần hoá, bán hầu hết vốn nhà nước có tại công ty, phát hành thêm cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, bán cổ phần cho công nhân viên của công ty…SV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B6 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng- Đến ngày 14/7/2006 công ty triệu tập đại hội cổ đông lần thứ nhất thông qua điều lệ tổ chức của công ty cổ phần, bầu các chức danh hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc.Hiện tại, công ty xuất nhập khẩu Thái Sơn đã trở thành một trong những công ty hàng đầu về kinh doanh thương mại như xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ hàng hóa trên thị trường, kinh doanh thị trường nội địa, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản …Ngoài ra công ty còn tổ chức mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, công ty đã trở thành đối tác tin cậy đối với các bạn hàng ở trên 30 quốc gia trên thế giới và quan hệ hợp tác kinh tế của công ty ngày càng được phát triển và mở rộng cho phù hợp với các hoạt động kinh doanh.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanhTrực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng: nông, lâm, thuỷ hải sản chế biến, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác. Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng: vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất.Tổ chức sản xuất, lắp ráp gia công, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước để sản xuất hàng nhập khẩu tiêu dùng. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nội địa, đặc biệt là xây dựng hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ với chuỗi siêu thị điện máySV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B7 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngHoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Hiện tại, công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh trong nước và mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài với hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trong đó Mỹ, ASEAN, Trung Quốc, EU, Châu Phi và một số nước ở Châu Mỹ La Tinh là những thị trường khách hàng tiềm năng của công ty.1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty1.1.3.1 Quyền của công ty Được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh liên kết đã ký kết với khách hàng trong và ngoài nước thuộc phạm vi hoạt động của công ty.Được vay vốn kể cả ngoại tệ ở trong và ngoài nước, được liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành của nhà nước. Được lập đại diện chi nhánh và có thể có đại diện thường trú ở nước ngoài khi được bộ cho phép.Được cử cán bộ của công ty đi công tác dài hạn, ngắn hạn ở nước ngoài hoặc mời khách nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch đàm phán, ký kết các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước và bộ thương mại.Tự chủ trong kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; đăng ký thay đổi, bổ sung các ngành nghề kinh doanh tuỳ theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty.SV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B8 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngChiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của công ty để kinh doanh; thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty; Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định về đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty; Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất. Được cầm cố, thế chấp các tài sản, giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất thuộc quyền quản lý của công ty tại các tổ chức tín dụng để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật; Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng vốn; Chủ động tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước; Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục đích phát triển sản xuất, kinh doanh; Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu; Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty; phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các công ty thành viên trực thuộc nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh; Thành lập mới các công ty TNHH, công ty cổ phần, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoạt động trong nước hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệu quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác đối với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định của pháp luật khác có liên quan.SV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B9 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng1.1.3.2 Nghĩa vụ của công ty Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất của công ty theo quy chế hiện hành.Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của nhà nước và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng các văn bản pháp lý có liên quan mà công ty tham gia ký kết.Quản lý, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc công ty theo quy chế hiện hành của nhà nước và bộ thương mại. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tự chủ về tài chính. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả kinh doanh như: chịu trách nhiệm vật chất hữu hạn đối với khách hàng trong phạm vi vốn điều lệ của công ty, Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin theo mẫu được quy định và tình hình tài chính của công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo không chính xác, không đầy đủ thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó.Thực hiện các khoản phải thu và các khoản phải trả ghi trong bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm lập báo cáo; Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán - thống kê; Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định; Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm; đánh giá khách quan và đúng đắn về hoạt động của công ty, thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản. SV: Dương Nam Linh Lớp: KTQT 48B10 [...]... quản nông sản, … -Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu SV: Dương Nam Linh 22 Lớp: KTQT 48B Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI SƠN 2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn. .. công ty cổ phần Thái Sơn 1.3.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu Đặc trưng nổi bật nhất của hàng nông sản là sản phẩm của nông nghiệp do đó nó chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên, thổ SV: Dương Nam Linh 17 Lớp: KTQT 48B Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nhưỡng Hoạt động sản xuất và thu hoạch nông sản mang tính thời vụ nên nông sản là mặt hàng mang... đây 2.1.1 Danh mục hàng nông sản xuất khẩu Công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn là doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng nông sản với các sản phẩm chủ yếu cà phê, cao su, gạo, lạc nhân, điều… Thương hiệu Tập Đoàn Thái Sơn đã và đang được biết đến như một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu Do thị trường xuất khẩu nông sản luôn tiềm ẩn... và nhỏ công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn đã tiến hành hoạt động xuất khẩu hàng nông sản thông qua hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác Điều đó được thể hiện rõ ràng trong bảng sau: SV: Dương Nam Linh 27 Lớp: KTQT 48B Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng Bảng 2.4: Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn giai đoạn... khẩu của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn qua các năm Số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng dần theo từng năm giúp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản. Và có một số mặt hàng tăng đột biến như chè ,tinh bột sắn,….Song do cuộc khủng khoảng của nền kinh tế toàn cầu năm 2008 thì số lượng xuất khẩu hàng nông sản của công ty có phần bị giảm sút, đó cũng là xu thế chung của các công ty xuất khẩu nông sản thời... khẩu của một số mặt hàng nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn trong giai đoạn từ năm 2005-2008: Mặt hàng cà phê công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn là một trong những công ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Việt Nam Từ bảng số liệu trên cho thấy, sản lượng cà phê xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của cà phê có sự tăng mạnh qua các năm Nếu như năm 2005, sản lượng cà phê xuất... như lũ lụt, hạn hán…làm cho sản lượng nông nghiệp giảm sút, thu nhập của người dân cũng vì vậy mà giảm sút,cuộc sống của ngưòi nông dân lâm vào tình trạng bấp bênh • Cung cầu hàng nông sản trên thị trường Cung hàng nông sản trên thế giới tiếp tục tăng nhanh và có sự cạnh tranh lớn giữa hàng nông sản đến từ khắp các quốc gia trên thế giới Mỗi hàng nông sản mang đặc trưng của các vùng miền khác nhau... 860 922 529 379 402 325 440 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn qua các năm Công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn có quan hệ xuất khẩu lâu dài với hơn 30 quốc gia trên thế giới Thông qua bảng trên, có thể thấy rằng trong giai đoạn từ 2005-2008, mặt hàng nông sản của công ty chủ yếu được xuất sang những thị trường truyền thông của công ty như thị trường đông bắc á,thị trường asean... Mặt hàng lạc nhân Lạc nhân chưa phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn Hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của công ty còn ít với sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 135 tấn thu về 82,8 nghìn USD hàng năm và thường chỉ được thực hiện thông qua những hợp đồng đặt hàng nhỏ SV: Dương Nam Linh 31 Lớp: KTQT 48B Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng... mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này trong đó Nhật Bản là thị trường mà công ty có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào để đến năm 2010, Nhật Bản cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty 2.1.3 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn Trong giai đoạn 2005-2008, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chủ lực của . phát triển của công ty Cổ phầnTập Đoàn Thái Sơn Chương 2: Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái SơnChương. khẩu hàng nông sản sang các thị trường nước ngoài . Vì vậy đề tài được chọn là : Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái