Luận văn : Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường
hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội"
2 Tính cấp thiết của vấn đề và lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môitrường đang là mối quan tâm chung của mỗi cá nhân, mỗi cộng động, mỗi quốc gia
và toàn thể nhân loại Những thách thức về các vấn đề môi trường có tính chất địaphương, vùng và toàn cầu đã buộc con người phải tìm ra những biện pháp khácnhau để nhằm quản lý và bảo vệ môi trường Nếu như, công cụ mệnh lệnh kiểm soátđược sử dụng vào những năm 70 khi con người bắt đầu quan tâm đến vấn đề môitrường thì hiện nay, công cụ kinh tế với nhiều ưu điểm hơn đã bắt đầu được sử dụngrộng rãi tại nhiều nước trên thế giới Và nhãn sinh thái là một công cụ kinh tế khámềm dẻo trong các công cụ quản lý môi trường hiện đang được rất nhiều cá nhân, tổchức, quốc gia quan tâm và tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng của công cụ này
Tại Việt Nam trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và quá trìnhcông nghiệp hoá nhanh chóng, môi trường cũng đã bị biến đổi tại nhiều vùng trêncả nước và nếu như không có biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp vấn đề ônhiễm sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn Do đó, việc xây dựng và sử dụng nhữngchính sách, công cụ quản lý môi trường thích hợp là hết sức cấp thiết nhằm đạtđược mục tiêu phát triển bền vững một cách tốt nhất, hiệu quả nhất Trong nhómnhững công cụ kinh tế quan trọng nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà sảnxuất bảo vệ môi trường, chúng ta phải kể đến “Nhãn sinh thái” Thông qua việckhuyến khích và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhãn sinh thái
sẽ là một công cụ đắc lực hỗ trợ quản lý môi trường ở nước ta, góp phần thực hiệnchiến lược phát triển bền vững Tuy nhiên, nhãn sinh thái là một lĩnh vực khá mới
mẻ đối với Việt Nam cũng như những nước đang phát triển vì vậy việc quản lý vàsử dụng nhãn sinh thái ở Việt Nam như thế nào cần phải được nghiên cứu một cách thấuđáo
Trang 2Xuất phát từ những lý do trên, chuyên đề thực tập do tôi nghiên cứu nhằmmục đích:
- Xác định rõ cở sở lý luận và các vấn đề xoay quanh việc áp nhãn sinh thái
- Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thành công công cụ nhãn sinh thái của cácnước trên thế giới
- Nghiên cứu tiềm năng thị trường sản phẩm sinh thái ở Hà Nội thông quaviệc phân tích thực trạng tiêu dùng các sản phẩm có gắn nhãn sinh thái tại các siêuthị đại lý lớn ở Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý việc sử dụng nhãnmác sinh thái trên sản phẩm
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận đi sâu vào nghiên cứu thực trạng các nhóm các sản phẩm có mặttrong nhiều chương trình cấp nhãn sinh thái trên thế giới hiện đang được tiêu thụrộng rãi ở Hà Nội, bao gồm: sản phẩm dệt may, sản phẩm tủ lạnh, đèn, sản phẩmlàm từ gỗ, sản phẩm giầy, dép, bao gói thực phẩm, sơn, chất tẩy, bột giặt, bình xịt,máy giặt… kết hợp với kinh nghiệm sử dụng nhãn sinh thái trên thế giới nhằm rút
ra bài học cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các sản phẩm áp nhãn sinh thái
Phạm vi nghiên cứu
Tại các siêu thị, đại lý, cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, cụ thể:
Siêu thị: BigC (222 Trần Duy Hưng), Fivimart (163A Đại La), siêu thị Sao
Hà Nội (36 Cát Linh), siêu thị Unimart (8 Phạm Ngọc Thạch), Intimex (27 HuỳnhThúc Kháng)
Đại lý, cửa hàng lớn: Hapromat (C12 Thanh Xuân), đại lý sữa Sữa Huy Nga(Sơn Tây), cửa hàng điện tử Kinh Đô (27 Cửa Nam), cửa hàng điện lạnh (61 ĐộiCấn),…
Trang 3Cửa hàng tạp phẩm: đường Trần Duy Hưng, phố Hàng Mã, cửa hàng đồ chơibằng gỗ (Phạm Ngọc Thạch), cửa hàng văn phòng phẩm (Phố Chùa Láng, Tôn ThấtTùng), cửa hàng tạp hóa (phố Quan Hoa),…
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra
Điều tra thị trường thông qua quan sát trực tiếp và phỏng vấn người tiêudung các thông tin về vấn đề nghiện cứu Việc khảo sát được thực hiện thông quaphiếu khảo sát phỏng vấn trực tíêp
Phương pháp thu thập số liệu
a) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
+ Quan sát trực tiếp tại các siêu thị đại lý
+ Phỏng vấn đại diện các siêu thị đại lý để thu thập các thông tin về các sảnphẩm gán nhãn sinh thái
+ Phỏng vấn hộ gia đình:
Lựa chọn các nhóm hộ đến mua hàng tại các siêu thị, đại lý tại địa bànnghiên cứu
b) Phương pháp thu thập số liệu thức cấp:
Thu thập các tài liệu nghiên cứu đã có về đề tài
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel
5 Cấu trúc nội dung của chuyên đề
Ngòai các phần: mở đầu, kết luận, danh sách các từ viết tắt, danh mục bảngbiểu, danh sách tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm các phần như sau:
Chương I: Tổng quan về Nhãn sinh thái và các chương trình nhãn sinh thái trên thế giới
Chương II: Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm có nhãn sinh thái tại Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái trên địa bàn Hà Nội
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài của mình, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và những ý kiến đóng ghóp nhiệt tình của PGS.TS Lê Thu Hoa, Trưởng khoa Môi trường và Đô thị cùng các thầy cô giáo trong khoa.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Chú Hoàng Danh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Chính sách, Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tôi thực tập tại cơ quan đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Minh Phương
Trang 5
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Tất cả các tài liệu và số liệu được sử dụng trong đề tài là hòan tòan trung thực và không cắt ghép, sao chép từ báo cáo, đề tài hoặc luận văn của người khác Nếu cam kết trên là sai thì tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường
Hà Nội ngày 21 tháng 4 năm 2009.
Hà Thị Minh Phương
Trang 6PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHÃN SINH THÁI VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
ÁP NHÃN SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Tổng quan về nhãn sinh thái và các vấn đề liên quan
1.1.1 Sản phẩm sinh thái
1.1.1.1 Khái niệm sản phẩm sinh thái
Cho dù còn có những quan niệm chưa thống nhất về sản phẩm sinh thái
(eco-product), nhưng theo nghĩa rộng nhất có thể hiểu: “sản phẩm sinh thái là những sản phẩm có tác dụng tích cực đối với môi trường, được thiết kế dựa theo các khái niệm
và nguyên tắc về thiết kế sinh thái để có được những tính năng thân thiện với môi trường.” 1 Các khái niệm về vòng đời và thiết kế kỹ thuật đóng vai trò rất quantrọng trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm
1.1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm sinh thái
Sản phầm sinh thái có thể được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc nguyên vậtliệu sinh khối Thêm vào đó, trong quá trình sản xuất và sử dụng, sản phẩm sinhthái có thể giúp tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và nhữngnhu cầu về xử lý chất thải sau đó Loại sản phẩm này cũng được thiết kế nhằm đảmbảo khả năng tái chế, tái sử dụng và phục hồi
1.1.1.3 Phân loại sản phẩm sinh thái
Sản phẩm sinh thái thường đi kèm với nhãn hiệu loại I, loại II, hoặc loại IIItheo bộ tiêu chuẩn ISO -14000 Bên cạnh đó, những sản phẩm được đưa vào cơ sởdữ liệu của Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) cũng được coi là sản phẩmsinh thái Sản phẩm sinh thái thường được phân loại theo nhóm: Thiết bị điện, điệntử, gia dụng, thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển, máy
Trang 7móc, cơ khí, đồ nội thất và trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng, vật liệu bao gói,bao bì, sản phẩm may mặc, các sản phẩm làng nghề, nông sản, thiết bị an ninh, antoàn, y tế, năng lượng, dịch vụ sinh thái, du lịch, các sản phẩm của hoạt độngnghiên cứu và phát triển về môi trường, công nghệ và thiết bị liên quan đến môitrường.v.v.
Hình 1.1: Những vấn đề xoay quanh sản phẩm sinh thái
Chất lượng
Sức khoẻ/
An toàn
Môi trường
Chức năng
Năng lực sản xuất
Giá cả/
hình thức
Sản phẩm sinh thái
Trang 81.1.2 Nhãn sinh thái
Xuất phát từ nhu cầu thực tế là phân biệt sản phẩm sinh thái với các sảnphẩm thông thường cùng loại khác và giúp người tiêu dùng lựa chọn được nhữngsản phẩm sạch và thân thiện với môi trường nhãn sinh thái (ecolable) đã ra đờinhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt và lựa chọn đúng sản phẩm có lợicho môi trường cũng như sức khỏe con người
1.1.2.1 Khái niệm nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau.Tuy nhiên khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môitrường sinh thái của hàng hoá dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểutương đối phổ biến như sau:
- Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB:
”Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra.” 2
Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môitrường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế,chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ Cũng cótrường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sảnphẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v…
- Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN – Globel Eco-labelling):
”Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm” 3
- Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO:
”Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên
2 http://globalecolabelling.net
Trang 9sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác.” 4
- Theo diễn đàn về môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED) năm
1992, nhãn sinh thái được ghi nhận:
“cung cấp thông tin về môi trường có liên quan luôn sẵn có tới người tiêu dùng” 5
Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái cũng đều cho thấy mức độ giảm thiểutác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trongmột giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầuvào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sảnphẩm đó Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môitrường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng
Do đó về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt
đối với môi trường của sản phẩm
Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể dưới dạng một bản công bố, hay cụthể hơn là dưới dạng một biểu tượng, biểu đồ gắn trên sản phẩm hoặc bao gói, trongtài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác và mangnhững tên gọi khác nhau ở từng nước Ví dụ các nước Bắc Âu có nhãn Thiên ngatrắng, Đức có nhãn Thiên thần xanh, trong khi ở Singapore lại gọi là Nhãn xanh
1.1.2.2 Phân loại nhãn sinh thái
Hiện nay, trên thế giới có bốn loại nhãn sinh thái, nhãn sinh thái của một khuvực, nhãn sinh thái của một quốc gia, nhãn sinh thái của tổ chức và nhãn sinh tháicủa doanh nghiệp
Nhãn sinh thái của một khu vực:
Là nhãn sinh thái do một nhóm các quốc gia thuộc một liên kết về kinh tế,chính trị hoặc văn hóa,… xây dựng Kiểu nhãn sinh thái này gồm của Liên MinhChâu Âu (EU – European Union) – the Flower, có biểu tượng hình bông hoa
4 http://www.iso.org/iso/home.html
Trang 10là biểu tượng nhãn sinh thái đại diện cho 27 nước thuộc EU và nhãn sinh
thái của Bắc Âu (Nodic Swan), có biểu tượng là nhãn sinh thái của 5 nước
Na Uy, Thụy Điển, Iceland, Đan Mạch, Phần Lan Các sản phẩm có gắn những biểutượng ở trên cho biết những tác động đến môi trường của sản phẩm được làm giảmhơn so với những sản phẩm cùng loại và những sản phẩm đã đáp ứng được tập hợpcác tiêu chí về cấp nhãn hiệu do các quốc gia thuộc EU và Bắc Âu công bố
Nhãn sinh thái quốc gia:
Là nhãn hiệu được quốc gia đó xây dựng Dựa trên hàng loạt các tiêu chíkhác nhau để cấp nhãn, các thủ tục và quy trình cấp nhãn, những sản phẩm mangnhãn hiệu này cũng chứng minh được tính năng làm giảm tác động xấu đến môitrường, đồng thời cũng là nhãn hiệu về tính thân thiện môi trường của quốc gia đó
Dưới đây là biểu tượng nhãn sinh thái của Đức , của Thái Lan ,
Trung Quốc
Nhãn sinh thái của tổ chức độc lập:
Là nhãn hiệu được một tổ chức xây dựng dựa trên các thủ tục, quy trình kiểmtra và chứng nhận tính thân thiện với môi trường của sản phẩm Việc người tiêudùng có tin tưởng vào những sản phẩm cấp nhãn sinh thái này không phụ thuộc rất
lớn vào uy tín của tổ chức này như nhãn sinh thái của Mỹ do công ty trách
Trang 11nhiệm hữu hạn con dấu xanh cấp, hay nhãn sinh thái của Canada do Phòngmôi trường của Chính phủ Canada và Công ty dịch vụ môi trường TerraChoice,
nhãn sinht thái do Eco-tex: Viện sinh thái ứng dụng cấp
Nhãn sinh thái của doanh nghiệp:
Là những dấu hiệu chứng minh đặc tính môi trường của sản phẩm do doanhnghiệp tự công bố trên sản phẩm và giới thiệu đến người tiêu dùng Sự tin tưởngcủa người tiêu dùng vào những công bố như vậy rất ít Để tăng độ tin cậy chonhững công bố này, doanh nghiệp thông qua một tổ chức kiểm định độc lập chứngnhận về tính thân thiện môi trường của sản phẩm Nhãn sinh thái kiểu này hiện naycó rất nhiều, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng về khả năng thân thiện với môitrường thật sự được công bố trên sản phẩm
Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, có thể chia nhãnsinh thái thành 3 loại sau:
Loại I (ISO 14024):
Là chương trình tự nguyện, dựa trên đa tiêu chí của bên thứ ba nhằm cấpchứng nhận uỷ quyền sử dụng nhãn môi trường cho các sản phẩm thể hiện được sựthân thiện với môi trường nói chung theo loại hình cụ thể dựa trên việc xem xét chutrình sống của sản phẩm
Loại II (ISO 14021):
Là sự tự công bố về môi trường mang tính chất thông tin
Loại III (ISO 14025):
Là chương trình tự nguyện được lượng hoá bằng các dữ liệu về sản phẩm vớicác loại chỉ tiêu do Bên thứ ba có trình độ chuyên môn về sản phẩm định trước vàdựa trên sự đánh giá chu trình sống của sản phẩm và đợc một bên thứ ba có trình độchuyên môn khác xác nhận
Trang 121.1.2.3 Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái
Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho các sản phẩm đáp ứng các tiêuchuẩn môi trường bao gồm:
Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minhđược:
Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự tínnhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng Người tiêu dùng chỉ thật sự không hoài nghikhi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thựcbằng khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng nhữngphương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại Đó là những phương phápđược thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc được đưa ra xemxét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại Đồng thời, nhữngphương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này cũng phải đảm bảo xácđịnh được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường của sản phẩm
Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiều:
Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được côngbố phải rõ ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp Trong thực tế, ISOthừa nhận sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm Điều này dễdẫn đến những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng Do đó, nhãn sinh tháicần phải dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng cónhận thức đúng đắn về nhãn Khi cần thiết, để tránh sự hiểu nhầm của người tiêudùng, nhãn sinh thái phải có lời giải thích chi tiết đi kèm
Nhãn sinh thái có thể so sánh:
Ngoài một số nhãn sinh thái được xây dựng trên những tiêu chí có thể so sánh,ví dụ hàm lượng tái chế nhiều hơn 10%, nhưng có những nhãn sinh thái không đượcxây dựng theo kiểu như vậy Tuy nhiên, những nhãn sinh thái này vẫn phải có khảnăng so sánh được, vì phải đảm bảo được tính nổi trội về môi trường so với các sảnphẩm có cùng chức năng
Trang 13 Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạtđộng thương mại:
Do nhãn sinh thái được thiết kế cho loại sản phẩm cụ thể, trong điều kiện vềphạm vi, thời gian và không gian khác nhau; quy trình, thủ tục và phương pháp thựchiện khác nhau nên sẽ dẫn đến những sự khác biệt về tiêu chuẩn, trong việc chứngnhận và cấp nhãn Do đó, sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở một khía cạnhhay toàn bộ quy trình được khuyến khích nhằm giảm bớt sự khác biệt này
Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trênnhững định hướng thị trường:
Do ưu thế về tính năng môi trường của nhãn tạo sự cạnh tranh giữa nhữngngười cung cấp, nên nếu việc đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường chỉmang tính bất định mà không có sự cải thiện một cách liên tục thì ưu thế này sẽngày càng suy giảm Ngược lại, sự linh hoạt trong việc đánh giá và nâng cao hơncác lợi ích môi trường sẽ buộc người cung cấp phải thường xuyên cải tiến côngnghệ, kỹ thuật, thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trườnghơn, từ đó liên tục tạo ra sự cải thiện về môi trường
1.1.2.4 Lợi ích của việc sử dụng nhãn sinh thái trên sản phẩm tiêu dùng
Lợi ích đối với môi trường
Việc áp dụng nhãn sinh thái đã phản ánh những lợi ích đối với môi trườnggắn với quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng, và loại bỏ sản phẩm
Khi mà người mua bắt đầu lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các đặctính liên quan đến môi trường của sản phẩm như có thể tái chế, tiết kiệm điện,không chứa CFC (Cloro Fluoro Carbon) làm phá hủy tâng ôzôn, hoặc dựa vàonhững cân nhắc khác như giá cả, chất lượng, mẫu mã, mầu sắc,… Nếu yếu tố môitrường ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng thì những nhà cungcấp sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường có thể sẽ thu được lợi ích từnhững người tiêu dùng có ý thức và có hành động bảo vệ môi trường Thông quaquyết định mua sắm của người tiêu dùng và quá trình sản xuất được giảm nhẹ hoặcloại bỏ những ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, môi trường của
Trang 14con người đã được giữ gìn và bảo vệ Đồng thời, khi đặc tính môi trường của sảnphẩm/dịch vụ là yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng sẵn sàng chi trả, thị phần của sảnphẩm/dịch vụ tăng lên, điều này thu hút những doanh nghiệp khác cũng thực hiệnnhững hoạt động nhằm bảo vệ môi trường cho sản phẩm của mình, tức là họ có thểcải tiến lại sản phẩm sao sao cho có ít chất thải, cải tiến công nghệ sản xuất với việcsử dụng ít nguyên, nhiên liệu được lấy từ môi trường, sao cho sản phẩm của họ sẽgây tổn hại đến môi trường nhất so với sản phẩm cùng loại Do vậy, sử dụng nhãnsinh thái dựa trên các thông tin chính xác, trung thực, có thể xác minh, đảm bảo độtin cậy cho người tiêu dùng về tính thân thiện với môi trường của sản phẩm sẽ kíchthích tiềm năng cho việc cải thiện môi trường liên tục dựa trên thị trường.
Ví dụ trong ngành sản xuất giấy ở Australia, việc áp dung nhãn sinh thái đãgiúp giảm được 11% lượng khí thải SO26 Cũng đối với ngành sản xuất giấy, việc
áp dụng nhãn sinh thái ở Thuỵ Điển đã giúp làm giảm 11% lượng khí thải SO2,21% khí CO và 50% các chất thải Clo 7 Các sản phẩm có chứa thành phần độc hại
cho môi trường được sử dụng ít hơn Việc áp nhãn sinh thái cho phép tạo điều kiệnphát triển các nguyên liệu thân thiện với môi trường Tuy nhiên, những số liệu trênmới chỉ mang tính biểu thị ban đầu chứ chưa hẳn là những chỉ dẫn tin cậy về nhữnglợi ích tiềm tàng do việc áp dụng nhãn sinh thái trên diện rộng mang lại
Quá trình phân phối, tiêu dùng sẽ tự loại bỏ những sản phẩm chưa dán nhãn,điều này góp phần làm cho môi trường ngày càng cải thiện hơn Nhãn sinh tháichính là một thông điệp môi trường Tuy vẫn quan điểm cho rằng đó cũng là hàngrào phi thuế quan gây nên sự khó khăn trong việc thâm nhập thị trường của nhữngsản phẩm chưa dán nhãn nhưng xét trên khía cạnh bảo vệ môi trường thì lại là mộtbiện pháp có thể chấp nhận được
Lợi ích đối với Chính phủ
6 Sasha Courville: Thế nào là áp nhãn sinh thải ở quốc tế thông dụng nhất, tổ chức áp nhãn sinh thái
Australia, 2002
7 R W Hazell: Nhãn môi trường, đánh giá tác động theo vòng đời sản phẩm, Uỷ ban Môi trường, Sức khoẻ
Trang 15Chính phủ, với tư cách là một chủ thể tiêu dùng đặc biệt trong nền kinh tếcũng có được những lợi ích do nhãn sinh thái mang lại Đối với quy định mua sắmcủa chính phủ phải đáp ứng yêu cầu “xanh”, thì việc áp nhãn sinh thái đối với sảnphẩm sẽ giúp cho việc thực hiện các chương trình mua sắm của chính phủ đượcthực hiện hữu hiệu và dễ dàng hơn Ở Canada, trong ngành quản lý môi trường, việcmua sắm cá nhân của công chức trong ngành môi trường đều phải sử dụng các sảnphẩm có đăng ký nhãn sinh thái Ở Nhật Bản, hệ thống mạng lưới mua sắm xanh(GEN) được hình thành Tại đó, Nhà nước khuyến khích mua sắm những sản phẩmphù hợp vè thân thiện với môi trường, bao gồm cả những sản phẩm có đăng ký nhãnsinh thái Ở Australia, Chính phủ có nghĩa vụ khi tiến hành mua sắm, phải xem xétmột cách đúng mức tới những quy định về nhãn sinh thái của sản phẩm.
Trường hợp khác, khi chính phủ, với tư cách là một cơ quan hành pháp hay
là một cơ quan quản lý nhà nước thì việc dán nhãn có ý nghĩa rất lớn Nó giúp chochính phủ quản lý tốt hơn vấn đề môi trường quốc gia, quản lý tình hình lưu thôngphân phối hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, theo dõi việc chăm sóc sức khoẻ củanhân dân, thực hiện tốt các mục tiêu mà nhà nước đề ra
Lợi ích đối với các ngành
Khi áp nhãn sinh thái, các doanh nghiệp có được uy tín và hình ảnh tốt vềviệc thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với môi trường Thông qua việc ápnhãn sinh thái, doanh nghiệp có thể quảng cáo được những khía cạnh, lợi ích môitrường của sản phẩm Do vậy, với những nhóm khách hàng ngày càng quan tâm vàcó nhiều hiểu biết tới môi trường, các sản phẩm này sẽ được ưu tiên lựa chọn so vớinhững sản phẩm cùng loại mà không đáp ứng hay không có nhãn sinh thái Ở nhữngquốc gia mà nhận thức về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và sựphát triển bền vững của quốc gia được nâng cao, những khiếu kiện của người tiêudùng hay những nhóm bảo vệ môi trường đối với những vi phạm về môi trường củadoanh nghiệp sản xuất ngày càng nhiều Do vậy, khi sản phẩm của doanh nghiệp đãđược áp nhãn sinh thái thì rõ ràng những rủi ro bị khiếu kiện về việc làm nguy hại,ảnh hưởng đến môi trường đã giảm xuống đáng kể Khi nhiều doanh nghiệp sản
Trang 16xuất trong cùng một ngành đều sử dụng nhãn sinh thái cho các sản phẩm của mình,thì các quy định về sản phẩm liên quan tới môi trường sẽ chính là những chuẩnmực, quy định chung cho ngành đó Do đó, việc áp nhãn sinh thái phổ biến trongmột ngành sẽ làm tăng tính hiệu quả trong quy trình sản xuất để đảm bảo sản phẩmđáp ứng được với những quy định chung đó.
Đối với những ngành mà việc áp nhãn chưa phổ biến thì việc một công ty đitiên phong áp nhãn sinh thái cho sản phẩm của mình lại chính là một chiến lượcnhằm thu được lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ của mình
+ Lợi ích đối với các doanh nghiệp sản xuất
Theo kết quả điều tra 286 công ty có áp nhãn sinh thái của Australia 8, các
công ty này đều cho rằng những tác động quan trọng nhất khi áp nhãn sinh thái, đólà: giúp bảo vệ môi trường, đáp ứng được các kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm,cải thiện được cơ hội thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chiphí do giảm thời gian chế biến, giảm nguyên liệu đầu vào, giảm tỷ trọng sai sót vàhỏng hóc, khai thác được những lợi thế cạnh tranh, nâng cao được hình ảnh, uy tíncủa cong ty, thoả mãn được các yêu cầu của đối tác và giúp doanh nghiệp cạnhtranh hiệu quả hơn
Các doanh nghiệp có thể đưa ra các hình thức và tiêu chuẩn môi trường khácnhau Chính sự khác nhau này sẽ giúp các doanh nghiệp khác biệt hoá, giúp phânbiệt, so sánh những đổi mới và sang tạo của các doanh nghiệp
Một lợi ích khác của việc quy định sử dụng nhãn sinh thái là các doanhnghiệp trong cùng một ngành hoàn toàn có thể tham gia vào quy trình áo nhãn sinhthái của ngành mình
Muốn áp nhãn sinh thái, doanh nghiệp phải bỏ một khoản chi phí để cải tiếncông nghệ, sau một thời gian nhất đính, hình ảnh tốt đẹp về sản phẩm sạch sẽ manglại lợi ích gấp bội cho họ
8 Sasha Courville: Thế nào là áp nhãn sinh thái ở quốc tế thông dụng nhất, Tổ chức áp nhãn sinh thái
Trang 17Áp nhãn cũng chính là hình thức nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm củadoanh nghiệp sản xuất ra với các sản phẩm cùng loại được sản xuất ở trong nướchoặc được nhập khẩu từ nước ngoài mà chưa áp nhãn.
+ Lợi ích đối với doanh nghiệp phân phối
Khi các sản phẩm có nhãn sinh thái được bán ra trên thị trường, đối với cácnhà bán lẻ, lúc này họ có khả năng dành cho khách hang những lựa chọn tối ưu giúpvừa bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp Theo báo cáocủa bộ Môi trường Thuỷ Điển, thị trường đối với những sản phẩm và dịch vụ ápnhãn sinh thái đã tăng 10 lần kể từ năm 1995
Đối với các doanh nghiệp tham gia và quá trình phân phối sản phẩm, các quyđịnh về tiêu chuẩn môi trường trong mua sắm hang hoá của các nhà sản xuất sẽ giúpcho hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, giá trị văn hoá doanh nghiệpcũng như vai trò ảnh hưởng của nhân viên trong doanh nghiệp cũng được nâng cao
Lợi ích đối với người tiêu dùng
Thuật ngữ lợi ích được hiểu là sự vừa ý, sự hài lòng do việc tiêu dùng hànghoá/ dịch vụ đem lại Lợi ích của người tiêu dùng là một khái niệm trừu tượng Cóthể nói cái được lớn nhất của người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm thânthiện với môi trường là sức khoẻ được bảo đảm, nguy cơ mắc những bệnh liên quanđến các sản phẩm mà họ tiêu dùng được loại bỏ Đồng thời, khi sử dụng các sảnphẩm thân thiện với môi trường, người tiêu dùng đã gián tiếp thực hiện được hành
vi bảo vệ môi trường Bởi thông qua thói quen tiêu dùng tốt này, người tiêu dùngđưa ra định hướng về kế hoạch sản xuất và chất lượng sản phẩm, các yếu tố về môitrường cho nhà sản xuất, góp phần tác động đến ý thức của nhà sản xuất trong công tác bảovệ môi trường
Tóm lại, mục đích của nhãn sinh thái là khuyến khích việc sản xuất và tiêudùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môitrường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp Điều đó có nghĩanhãn sinh thái là một lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế - môi trường chủ yếu có thểđược nhận qua việc khai thác mối quan tâm đến môi trường của người tiêu thụ sảnphẩm
Trang 181.2 Các chương trình áp nhãn sinh thái trên thế giới
1.2.1 Lịch sử ra đời sản phẩm áp nhãn sinh thái trên thế giới
Từ những năm 1990, người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng từ cácnước Châu Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường khi đưa ra quyếtđịnh mua một sản phẩm nào đó, và họ bắt đầu đặt ra yêu cầu về các sản phẩm mangtính "thân thiện với môi trường" Chính nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà sản xuấtchú tâm đến việc tạo ra các “sản phẩm xanh” (sản phẩm thân thiện với môi trường)
và dấy lên làn sóng nhãn sinh thái trên toàn thế giới
Lịch sử hình thành và hoạt động của chương trình nhãn môi trường trên thếgiới có thể được tóm tắt như sau:
Năm 1978: Nhãn môi trường loại I được khởi xướng áp dụng lần đầu tiên ởĐức
Năm 1993: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) bắt đầu quá trình xâydựng tiêu chuẩn về nhãn môi trường
Năm 1994: Tổ chức Nhãn sinh thái toàn cầu ra đời
Năm 1998: Ban hành tiêu chuẩn ISO 14020 về các nguyên tắc chung củanhãn môi trường
Năm 1999: Ban hành tiêu chuẩn ISO 14024 và ISO 14021 về Nhãn môitrường loại I và loại II
Năm 2000: Ban hành tiêu chuẩn ISO 14025 về Nhãn môi trường loại III.v.v.Đến nay, nhãn loại I là loại được áp dụng phổ biến hơn cả, với khoảng trên
40 quốc gia tham gia với các tên gọi khác nhau như: Dấu Xanh (Green Seal) ởMỹ ; Sự lựa chọn Môi trường (Environmental choice), Biểu trưng sinh thái ởCanada, Ôxtrâylia, Niu Di Lân ; Dấu Sinh thái (Ecomark) ở Nhật, Ấn Độ ; NhãnXanh (Green Mark/Label) ở EU, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan Tại 4 nước dẫnđầu là Mỹ, Canada, Nhật và Hàn Quốc, có khoảng 20 - 30% sản phẩm có hoạt độngmôi trường tốt nhất được cấp giấy chứng nhận nhãn môi trường loại I
Qua thời gian sản phẩm được cấp nhãn sinh thái ngày càng được nhiều ngườitiêu dùng lựa chọn hơn đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thay đổi
Trang 19quá trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường và yêu cầu củangười tiêu dùng Hay nói một cách khác là đạt được kết quả sản xuất và tiêu dùngbền vững.
Cũng cần phải hiểu rõ rằng, bản thân “quan điểm” hay “khái niệm” về sảnxuất xanh hay sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái là phạm trù “động” và “có tínhbiến đổi liên tục” tuỳ theo trình độ phát triển của khoa học, công nghệ và xã hội.Một sản phẩm có thể được đánh giá là “xanh” trong thập niên 1990s thì có thể bịxem là “gây ô nhiễm và không có lợi đối với sức khoẻ con người” vào khoảng 15hay 20 năm sau đó Điều này cũng có nghĩa là các chương trình gán nhãn sinh tháicũng cần phải được “làm mới” và các quy chế, quyết định, quy trình hay thủ tục lựachọn và đánh giá sản phẩm sinh thái của các chương trình này cũng cần phải đượcsửa đổi và cập nhật liên tục Vì thế việc xem xét cụ thể kinh nghiệm của các nước đitrước đã áp dụng nhãn sinh thái là cần thiết
1.2.2 Kinh nghiệm áp dụng nhãn sinh thái của một số nước trên thế giới
1.2.2.1 Kinh nghiệm của các nước khối Bắc Mỹ
Trong những năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp ở Mỹ đã giới thiệu vàtung ra thị trường một cách thành công các loại sản phẩm “xanh” Thường cácnhóm sản phẩm này được tiếp thị một cách thành công và có hiệu quả thương mạirất tốt là bởi vì bên cạnh việc tiết kiệm túi tiền của người sản xuất và người muahàng, nó còn giảm đáng kể những rủi ro đối với sức khoẻ con người và tác động xấutới môi trường Điểm mấu chốt chính là vì Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA)đã tập trung nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để tìm ra lời giải nhằm xây dựng cáchướng dẫn, định hướng và chiến lược thực thi các chương trình gán nhãn sinh tháicủa Mỹ và thúc đẩy thị trường cho các loại sản phẩm sinh thái ở Mỹ Để triển khaithành công các chương trình của mình, đối với từng loại sản phẩm được lựa chọn đểđưa vào các chương trình cấp nhãn sinh thái, EPA cũng đã tập trung nghiên cứu đểlàm rõ câu hỏi “Tại sao và vì động cơ gì mà nhà sản xuất chấp nhận thay đổi/cảitiến sản phẩm và người tiêu dùng chấp nhận mua sản phẩm sinh thái?” EPA đã
Trang 20nhận thấy rằng “động lực chính” thúc đẩy các nhà sản xuất quyết định đầu tư theohướng “sản xuất xanh” chính là “tăng cao lợi nhuận” Đây là điểm mấu chốt mà cácnhà quản lý môi trường cấn phải hiểu và nắm bắt được khi thiết kế các chương trìnhgán nhãn sinh thái cũng như xây dựng các chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuấtxanh Ở Mỹ, quan điểm này đã được các nhà quản lý và điều hành các chương trìnhnhãn sinh thái hiểu, phân tích một cách kỹ lưỡng và tận dụng triệt để khi đưa ra cácquyết định lựa chọn những loại hình sản phẩm/dịch vụ mà họ sẽ đưa vào chươngtrình của mình.
Các nhà sản xuất thường hướng tới yếu tố “nâng cao lợi nhuận” khi họ quyếtđịnh chuyển đổi theo hướng sản xuất xanh Vậy thì động cơ gì khiến người tiêudung quyết định lựa chọn các sản phẩm xanh? Đây cũng là câu hỏi được các nhàquản lý và điều hành các chương trình cấp nhãn sinh thái của Mỹ tìm hiểu và làm rõkhi quyết định lựa chọn loại hình sản phẩm đưa vào chương trình của họ Về phíangười tiêu dùng, có thể nói rằng chính các chương trình mua sắm xanh do Chínhphủ phát động và thực thi là động lực và tạo thị trường cho các “sản phẩm xanh”được chấp nhận trên thị trường
1.2.2.2 Kinh nghiệm của các nước EU và Đông Âu
Trong suốt 10 năm qua, chương trình nhãn bông hoa của EU được xem nhưchương trình gán nhãn sinh thái quan trọng nhất ở các nước thuộc khối EU và làmột phần của chiến lược tổng thể của EU nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xanh
ở các nước EU Nhãn hiệu sinh thái Châu Âu được quản lí bởi Ủy ban nhãn sinhthái Châu Âu (EUEB) và nhận được sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu, tất cả các nướcthành viên của liên minh Châu Âu và các khu vực kinh tế Châu Âu (EEA)
Việc đạt được các mục tiêu môi trường của chương trình này được thực hiện trên cơ
sở lý thuyết về “đánh giá tác động môi trường theo toàn bộ vòng đời của sản phẩm”(LCA, life cycle assessment of environmental impacts)
Chương trình nhãn sinh thái bông hoa của EU được triển khai như một công
Trang 21cụ chính sách dựa vào thị trường nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững thông qua cung cấp và đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng các loại sảnphẩm ít gây hại cho môi truờng Đây là chương trình được thiết kế theo quy mô khuvực, có nghĩa là nhãn này có giá trị về mặt pháp lý và uy tín ở toàn bộ 25 quốc giathành viên EU với hơn 450 triệu người tiêu dung Hiện đang có 23 nhóm sản phẩmkhác nhau, và đã có hơn 250 giấy phép được trao cho hàng trăm sản phẩm Đây làchương trình duy nhất được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền và so vậy có độtin cậy cao Thông tin về tác động môi trường của các loại sản phẩm có gán nhãnbông hoa được chứng thực bởi các cơ quan Chính phủ và do vậy không gây nhầmlẫn hay hiểu lầm đối với người tiêu dùng như những nhãn sinh thái do các doanhnghiệp tự công bố
Mặc dù không có số liệu đầy đủ, chính xác về toàn bộ thị trường các sảnphẩm được cấp nhãn sinh thái EU, nhưng hầu hết doanh nghiệp có sản phẩm đượccấp nhãn đều rất lạc quan xác nhận thị phần của những sản phẩm này đã tăng lên.Bên cạnh đó, cũng có một số sản phẩm có số liệu chứng minh cho sự tăng lên về thịphần Ví dụ như thị phần của sản phẩm vải để may áo khoác với hàm lượng chấthoà tan thấp hoặc không có chất hoà tan có nhãn sinh thái tăng từ 14% lên 22%trong năm 1993 Ngược lại, thị phần của sản phẩm cùng loại có chứa hàm lượngchất hoà tan giảm từ 86% xuống 77% trong cùng thời gian đó; thị phần của loại sảnphẩm có độ ô nhiễm thấp tăng từ 1-20% đối với việc tiêu thụ sản phẩm thương mại
và 40% đối với việc tiêu thụ sản phẩm dành cho hộ gia đình Cho đến này chươngtrình chưa đo lường chính xác được những tác động xấu đến môi trường được làmgiảm Thêm vào đó, rất khó xác định được rằng liệu những cải thiện môi trườngđược làm giảm là do những sản phẩm thân thiện với môi trường hay do nhữngchính sách, những hành động bảo vệ môi trường khác Tuy nhiên, một sản phẩm cónhãn sinh thái EU rõ ràng có một giá trị quan trọng thông qua việc những tác độngxấu đến môi trường được làm giảm khi tôn trọng những tiêu chuẩn chặt chẽ Ví dụnăm 1993, việc phát thải chất Clo trong quá trình làm trắng giấy bột giảm từ
Trang 22175.000 tấn xuống còn 10.000 tấn, quá trình sản xuất giấy giảm 11% việc phát thải
SO2, giảm 21% COD, giảm 50% AOX Sản phẩm sơn được dán nhãn sinh giảm78% việc phát thải khí CO, 58% NOx, 64% CxHx so với sản phẩm sơn cùng loại 9
1.2.2.3 Kinh nghiệm của các nước thuộc khối ASEAN
Hiện nay, Chính phủ nhiều nước thuộc khối ASEAN đã có nhiều chínhsách khuyến khích, thúc đẩy phát triển tiêu dùng bền vững và nền kinh tế tái sửdụng Dán nhãn sinh thái là một trong những chính sách hiện đang thành công
Ở Thái Lan hệ thống nhãn xanh và nhãn sinh thái cũng đã rất phát triển Hệthống nhãn sinh thái được “Hội đồng Doanh nhân Thái Lan vì sự phát triển bềnvững” khởi xướng từ năm 1993, sau đó được Bộ Công nghiệp và Viện Môi trườngphối hợp phát động vào tháng 8/1994 Năm 2005, Chính phủ ban hành chính sáchyêu cầu các cơ quan Chính phủ đi đầu trong việc thực hiện mua sắm các sản phẩmsinh thái và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm banhành các cơ chế thực hiện chính sách này Cục Kiểm soát ô nhiễm Thái Lan đã tiếnhành các nghiên cứu xây dựng các tiêu chí về sản phẩm sinh thái, trước mắt đối với
5 loại hình sản phẩm và 2 loại hình dịch vụ Dự kiến, Chính phủ sẽ ban hành Kếhoạch hành động quốc gia về mua sắm xanh (mua sắm các sản phẩm thân thiện vớimôi trường), theo đó tất cả các cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 23Thái Lan sẽ thực hiện mua sắm các sản phẩm sinh thái trong năm 2007 và từ năm
2008, tất cả các Bộ, ngành phải thực hiện chính sách này
Ở Singapor đã thực hiện dán nhãn sinh thái cho các thiết bị điện, khuyếnkhích sử dụng xe cộ xanh và nhãn xanh Một số sáng kiến được thực hiện ở Singapolà: Kế hoạch xanh (Chính phủ ưu đãi thuế đối với các ngành công nghiệp tham giahệ thống tái chế), hệ thống nhãn xanh đối với 32 loại sản phẩm; Giảm thuế đối vớicác nhà sản xuất hoặc nhập khẩu xe cộ thân thiện môi trường)
Trang 24Bảng 1.1: Một số nhãn sinh thái trên thế giới
Stt Tên chương trình Tên nước Biểu
tượng
Năm thành lập
Loại nhãn Tự nguyện
hoặc bắt buộc
Cơ quan tổ chức
Canada 1988 Loại I Tự nguyện Phòng môi trường của Chính phủ
Canada và Công ty dịch vụ môitrường TerraChoice
3
Biểu tượng sinh thái(Eco-mark) Nhật 1989 Theo ISO14020 và
14024
Tự nguyện Phòng biểu tượng sinh thái, Hiệp
hội môi trường Nhật bản
1989 Loại I Tự nguyện Hội đồng nhãn sinh thái Bắc Âu
Tự nguyện Công ty trách nhiệm hữu hạn con
dấu xanh
Trang 256
Biểu tượng xanh(green seal) Mỹ 1997 Cung cấpthông tin về
môi trườngcho ngườitiêu dùng
Công ty trách nhiệm hữu hạn môitrường con dấu xanh
7
KRAV Thụy Điển 1990 * Tự nguyện KRAV, Hiệp hội các tổ chức đạidiện cho doanh nghiệp (hữu cơ và
thông thường), người tiêu dùng,thương mại, công nghiệp thựcphẩm, cuyên gia môi trường và cácnhóm bảo vệ động vật
Thụy Điển 1988 Loại I Tự nguyện Hội xã hội bảo tồn thiên nhiên Thụy
Điển – tổ chức phi chính phủ
9
Nhãn sinh thái Áo(Austrian Ecolabel) Áo 1991 Loại I Tự nguyện Bộ môi trường liên bang, Ủy bangia đình và thanh thiên, Cục môi
trường liên bang, Hiệp hội ngườitiêu dùng Áo, Hiệp hội xúc tiếnthương mại và chất lượng Áo
phủ
Trang 2611 Biểu tượng sinh thái
(Eco-mark) Ấn Độ 1991 Loại I Tự nguyện Quản lý bởi Bộ môi trường rừng vớisự hỗ trợ kỹ thuật của Hội đồng
kiểm soát ô nhiễm trung ương
13 Biểu tượng sinh thái
(Eco – mark) Hàn Quốc 1992 Loại I Tự nguyện Hiệp hội cấp nhãn sinh thái môitrường Hàn Quốc
14 Nhãn sinh thái hàn
quốc (Korea
Eco-lable)
sinh thái Hàn Quốc
15 Nhãn xanh (Green
16 ABNT- Chất lượng
môi trường (ABNT
-environmental
quality)
17 Con dấu EKO (EKO
Seal) Hà Lan 1992 * Tự nguyện SKAL, tổ chức điều tra công chúngvề các phương pháp sản xuất hữu
cơ
Trang 2718 NF Environment Pháp 1992 Loại I Tự nguyện
19 Hoa (The Flower) Liên Minh
20 Öeko-Tex Standard
100
vực sinh thái dệt may Quốc tế
21
22 Nhãn con gấu trúc
WWF( WWF Panda
Label)
chứng nhận ở Đức bởi the PandaFördergesellschaft für UmweltGmbH
23 Con dấu sinh thái
(Eco Seal)
công ty đặt hàng qua email
Hunggari
Trang 2825 Stichting Milieukeur Hà Lan * Loại I Tự nguyện Được chính phủ tài trợ và hiện nay
hoạt động bởi Stichting Milieukeurtổ chức cấp nhãn sinh thái độc lập
26 Nhãn xanh (Green
Label)
quát toàn bộ nhiệm vụ đưa ra cácquyết định chính Các thành viên doBộ Công nghiệp chỉ định
27 Biểu tượng xanh
(Green Mark)
Đài Loan 1992 Loại I Tự nguyện Hội bảo vệ môi trường, Hiện đang
do Quỹ phát triển và môi trườngquản lý – viện tư nhân
30 Nhãn sinh thái Trung
Quốc (the Chinese
Ecolable)
Trung Quốc 2003 Loại I Tự nguyện Cục tư vấn kỹ thuật Nhà nước
Trung Quốc và Cục bảo vệ môitrường quốc gia
Trang 29với môi trường
(Environmental
Friendly Sản phẩms)
chuẩn củaEU
môi trường là người tài trợ chính)
(Nguồn: tổng hợp từ trang web của các nhãn sinh thái ở trên)
Trang 30Tiểu kết chương I:
Chương I của chuyên đề là những cơ sở lý luận về sản phẩm sinh thái vànhãn sinh thái Những quan niệm, những đặc điểm nổi bật cùng lịch sử phát triểncủa nhãn sinh thái để từ đó thấy được lợi ích của việc áp dụng các chương trình dánnhãn sinh thái của rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công như Mỹ, EU,Thái Lan, Singapor Đây là cơ sở khoa học quan trọng để Việt Nam cũng nhưthành phố Hà Nội tham khảo và đúc rút ra kinh nghiệm quản lý việc áp nhãn sinhthái cho mình
Trang 31CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM CÓ NHÃN
SINH THÁI TẠI HÀ NỘI2.1 Giới thiệu chung về Hà Nội
• Vĩ độ bắc: 20o53' đến 21o23'
Trang 32• Kinh độ đông: 105o44' đến 106o02'
• Giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam và Hoà Bình
ở phía Nam;Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình và Phú Thọ ởphía Tây
Đơn vị hành chính:
Hà Nội tính tới nay gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai và huyện: ĐôngAnh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, HoàiĐức, Thạch Thất, Quốc Oai,Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức, ỨngHoà, Thanh Oai, Mê Linh và thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây
Diện tích:
Diện tích tự nhiên của Hà Nội là: 92.180,46 ha
2.1.2 Đặc điểm dân cư lao động
Dân số và mật độ dân số
+ Dân số (Tháng 8/2008): 6.232,9 nghìn người
+ Mật độ dân số:
Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa cácvùng sinh thái Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2881 người/km2 (mật độtrung bình ở nội thành 19163 người/km2, riêng quận Hoàn Kiếm là 37265người/km2, ở ngoại thành 1721 người/km2) Mật độ này cao gấp gần 12 lần so vớimức trung bình của cả nước, gần gấp đôi mật độ dân số của vùng đồng bằng sông
Hồng và là thành phố có mật độ cao nhất cả nước
Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các đơn vị và giữa các vùng sinhthái Các huyện ngoại thành có mật độ dân số thấp hơn nội thành hàng chục lần Vídụ : mức độ chênh lệch về mật độ dân số của huyện Sóc Sơn so với quận HoànKiếm tới 56 lần
Nguồn lao động
Trang 33Năm 1990, nguồn lao động của Hà Nội có 1.193.000 người, năm 1996 tăng
lên 1.366.000 người (năm 1999 dân số Hà Nội đạt 2,67 triệu và đến năm 2010 dựkiến sẽ là 3,2 triệu) Chất lượng nguồn lao động so với cả nước là tương đối cao
Trình độ học vấn của nguồn lao động ở Hà Nội thuộc loại cao nhất trên toànquốc Lao động có kĩ thuật chiếm 36% số người lao động, có trình độ đại học và caođẳng chiếm 11,1% Điều này rất có lợi cho sự phân công lao động, hợp tác quốc tế.Kết cấu theo khu vực lao động của dân số Hà Nội đang có những thay đổi rõ rệt Tỷlệ lao động trong công nghiệp và xây dựng vào loại cao nhất trong cả nước, tỷ lệ laođộng trong các ngành tiểu thủ công nghiệp tương đối lớn Tỷ lệ lao động trong cácngành nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng giảm đi Các ngành giao thông vận tải -bưu điện, thương nghiệp - dịch vụ đang trên đà phát triển, có tỷ lệ lao động ngàycàng cao
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây
2.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế
Hµ Néi lµ trung t©m chÝnh trÞ, kinh tÕ, v¨n hãa cña c¶ níc Trong 5 năm gầnđây (2000-2004), Hà Nội đạt mức tăng truởng GDP bình quân năm là 10,73% (cảnước là 6,7%), trong đó giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp xây dựng là13,06%, dịch vụ tăng 9,71%, ngành nông lâm nghiệp tăng 3,51%
Mức sống của người dân đã dần được cải thiện GDP binh quân đầu ngườiđầu người năm 2005 đạt 11,4 triệu, năm 2007 đạt 31,8 triệu
2.1.3.2 Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đang chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quantrọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố Tính đến cuối năm 2004, giá trị GDP theocác thành phần kinh tế như sau: công nghiệp - xây dựng 40,4%, dịch vụ 57,5%,nông lâm nghiệp 2,1%
-Bảng 2.1: Định hướng cơ bản Cơ cấu kinh tế Hà nội 2001-2010
Trang 34Nông nghiệp 3,8 3,7 3,0 2,0
(Nguồn: www.hanoi.gov.vn)
Trang 352.1.4 Tình hình phát triển công nghiệp
Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh.Năm 1999, ngành công nghiệp của Hà Nội chiếm 7,8% giá trị tổng sản lượng côngnghiệp cả nước và 44,7% giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả đồng bằng sôngHồng
Trên phạm vi thành phố, công nghiệp là ngành giữ vị trí quan trọng nhất trongcác ngành kinh tế Năm 1999, công nghiệp đạt giá trị sản lượng là 13.099, 3 tỷ đồng( theo giá năm 1994) đóng góp 36% thu nhập quốc dân và thu hút khoảng 29% số laođộng trong các ngành kinh tế của thành phố
Năm 2001, UBND thành phố Hà Nội đó cụng bố danh sỏch cỏc khu cụngnghiệp theo điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 với tổng số 23khu công nghiệp vừa và nhỏ có tổng diện tích trên 3.700 ha
Cơ cấu sản xuất công nghiệp của thành phố đã hình thành 4 nhóm có ý nghĩathen chốt Đó là : cơ - kim khí , dệt - da - may, chế biến lương thực, thực phẩm và
đồ điện - điện tử
Đến cuối năm 2004, thành phố Hà Nội đã cơ bản cải tạo 9 khu công nghiệpcũ, xây dựng mới 6 khu công nghiệp tập trung và 8 cụm công nghiệp vừa và nhỏ,giải quyết cho khoảng 130 doanh nghiệp cho thuê đất, trong đó có 80 doanh nghiệp
được di dời từ nội đô
2.1.5 Hiện trạng môi trường
Với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao Công tác bảo vệ môi trườngcủa thành phố Hà Nội đang đặt ra những thách thức, những công việc lớn.Việc kiểmsoát, xử lý nguồn thải, chất thải đã và đang được tiến hành nhằm đem lại một khônggian Thủ đô sạch sẽ
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, lượng chất thải ra thành phố chủyếu từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải và sinhhoạt cộng đồng Tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp
ở khu vực nội thành Hà Nội khoảng 500.000m3/ngày đêm
Trang 36Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội tăng mạnh Mức sống củangười dân cao nên lượng rác thải bình quân tính theo đầu người tăng từ0,44kg/người/ngày (năm 2000) lên 0,6kg/người/ngày (năm 2004) Tổng lượng chấtthải rắn sinh hoạt trong nội thành là 500.000 tấn/năm Lượng chất thải công nghiệptăng hàng năm là 5% trong đó khoảng 38% là chất thải độc hại Việc xử lý chế biếnrác sinh hoạt thành phần hữu cơ trung bình chỉ được gần 10% ( tại Nhà máy xử lýrác Cầu Diễn với công suất xử lí 50.000 tấn rác sinh hoạt /năm ) Lượng rác đượcthu gom, vận chuyển chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Nam Sơn - Sóc Sơn chỉ đạt85% Mặc dù, năm 2004 đã có trạm xử lý rác thải công nghiệp với công suất thiết
kế là 50-100 tấn /ngày nhưng hiện vẫn trong giai đoạn vận hành thử Do vậy, việcxử lý chất thải rắn để tiết kiệm diện tích chôn lấp là một trong những khó khăn hiệnnay
Môi trường nông thôn ngoại thành cũng đang bị ô nhiễm.Tình trạng ô nhiễmnước tưới tiêu, ô nhiễm đất vẫn đang tăng dần, tập quán canh tác sử dụng phân tươi
để bón rau, sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây hậu quả xấutới môi trường và sức khỏe cộng đồng
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số đang gây sức ép lớnđối với tài nguyên, môi trường Hà Nội Để cải thiện tình hình trên, cần có sự thayđổi từ nhận thức đến cách ứng xử với môi trường, kêu gọi cộng đồng cùng tham giađóng góp giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên
2.1.6 Hiện trạng áp nhãn sinh thái trên sản phẩm tiêu dùng tại Hà Nội
2.1.6.1 Ý thức tiêu dùng và bảo vệ môi trường của người dân thành phố Hà Nội
Ngày nay, xu hướng gia tăng về sản xuất và nhập khẩu hàng hoá phần nàophản ánh xu thế và sự thay đổi về các mô hình tiêu dùng ở trong nước Tại Hà Nội,trong những năm gần đây, đánh giá về tiêu dùng, có thể thấy rõ trong những nămgần đây do điều kiện kinh tế phát triển hơn, người dân có xu hướng tiêu dùng ngàycàng mạnh các sản phẩm là lương thực và thực phẩm các loại, thiết bị gia dụng, đồdùng gia đình, các loại chất tẩy rửa, mỹ phầm, quần áo và đồ dùng cá nhân