2.1.6.1. Ý thức tiêu dùng và bảo vệ môi trường của người dân thành phố Hà Nội
Ngày nay, xu hướng gia tăng về sản xuất và nhập khẩu hàng hoá phần nào phản ánh xu thế và sự thay đổi về các mô hình tiêu dùng ở trong nước. Tại Hà Nội, trong những năm gần đây, đánh giá về tiêu dùng, có thể thấy rõ trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế phát triển hơn, người dân có xu hướng tiêu dùng ngày càng mạnh các sản phẩm là lương thực và thực phẩm các loại, thiết bị gia dụng, đồ dùng gia đình, các loại chất tẩy rửa, mỹ phầm, quần áo và đồ dùng cá nhân.
Bảng 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng chia theo nhóm hàng thiết bị và đồ dùng gia đình (Năm trước = 100%) (đơn vị: %) Năm 2005 2006 2007 Chỉ số giá tiêu dùng 103.33 104.38 104.74 ¥
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007)
Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu hàng tiêu dùng
(đơn vị: triệu USD)
Năm 2005 2006 2007
Giá trị nhập khẩu 1761 1922 2223
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội - 2007)
Mặt khác, người tiêu dùng ngày nay đã sẵn sàng trả giá cao hơn để mua một sản phẩm mà họ biết chắc rằng nhà sản xuất đã đầu tư rất nhiều để đảm bảo quy trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra những sản phẩm sinh thái, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
2.1.6.2. Hiện trạng áp nhãn sinh thái trên các sản phẩm tiêu dùng tại Hà Nội
Trong thời gian qua, khi đất nước đã mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho hàng hoá từ nước ngoài nhập vào trong nước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề áp nhãn sinh thái dường như vẫn chưa tiếp cận được đến chiến lược kinh doanh của nhà sản xuất hàng tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Có thể ví dụ với một số mặt hàng tại Hà Nội hiện đang xuất khẩu sang thị trường của nhiều nước có nhãn sinh thái như: Dệt may, giày, dép, da, điện tử, máy tính, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa.v.v. Mặc dù các mặt hàng này được xuất khẩu sang thị trường các nước đã có chuơng trình cấp nhãn sinh thái nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp nào ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam được cấp nhãn hiệu sinh thái. Tất cả các mặt hàng tiêu dùng tại Hà Nội bao gồm cả hàng hoá dịch vụ được sản
xuất trong nước và nhập khẩu cũng đều không có nhãn hiệu thân thiện với môi trường của Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo thông tin từ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết từ năm 2009, nhãn sinh thái sản phẩm hàng hóa mới bắt đầu được áp dụng thí điểm và đếm năm 2011 sẽ mở rộng trên toàn quốc và theo lộ trình, 10% các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa được cấp nhãn sinh thái vào năm 2020. Nhãn sinh thái sản phẩm hàng hóa do Tổng cục Bảo vệ môi trường cấp. Việc thí điểm trước mắt là trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy việc áp nhãn sinh thái tại Hà Nội mới đang ở những bước đi đầu tiên và hầu hết các hoạt động cấp nhãn vẫn đang trên giấy tờ. Do đó các sản phẩm tiêu dùng có nhãn sinh thái tại Hà Nội vẫn chưa có một sự quản lý chính thức nào.
¥
2.2. Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm có dán nhãn sinh thái tại Hà Nội
Từ thực tiễn nêu trên chuyên đề đã đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của các sản phẩm có nhãn mác nhãn sinh thái tại Hà Nội hiện nay như thế nào? Sự chấp nhận của người tiêu dùng và sự quản lý thị trường các sản phẩm này ra sao? Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu đã nêu ở phần mở đầu chuyên đề đã tiến hành nghiên cứu khảo sát thực trạng tiêu thụ các sản phẩm có dán nhãn sinh thái tại Hà Nội như sau.