Nhu cầu và sở thích của người dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội (Trang 44 - 48)

Đánh giá sơ bộ cho thấy thị trường các sản phẩm nhãn sinh thái đang hứa hẹn sẽ tạo cơ hội cho các tập đoàn, công ty nước ngoài giới thiệu các sản phẩm và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; đồng thời thiết lập và phát triển quan hệ liên doanh, liên kết thúc đẩy đầu tư, xúc tiến thương mại và chuyển giao công nghệ mới; tạo điều kiện mở rộng cho các doanh nghiệp của Hà Nội có thể tôn vinh và quảng bá các nhà sản xuất trong nước cùng với những sản phẩm mới mang thương hiệu Việt có chất lượng và uy tín cao trên thị trường. Thông qua đó, giúp người tiêu dùng có thể tìm cho mình những sản phẩm chất lượng và các nhà cung cấp tin cậy.

2.2.3. Nhu cầu và sở thích của người dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm có dán nhãn sinh thái nhãn sinh thái nhãn sinh thái

Để đánh giá về tiêu dùng, chuyên đề này đã tổ chức điều tra, nghiên cứu dựa trên sự hiểu biết về môi trường, các sản phẩm sinh thái và thái độ của người tiêu dùng trong quá trình mua sắm. Qua thu thập và nghiên cứu cho thấy trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế phát triển hơn, người dân thành phố Hà Nội có xu hướng tiêu dùng ngày càng mạnh các sản phẩm lương thực và thực phẩm sạch, các thiết bị gia dụng, đồ dùng gia đình chất lượng cao, các loại chất tẩy rửa, mỹ phẩm, quần áo và đồ dùng cá nhân chất lượng cao.

Người tiêu dùng thành phố Hà Nội chủ yếu quan tâm hơn đến các sản phầm “sạch”, không sử dụng hoá chất bảo quản và kích thích tăng trường trong các loại thực phẩm, lương thực. Các loại nước xả vải có mùi hương thơm ngát cũng được hạn chế sử dụng hơn. Vì họ có được thông tin là những sản phẩm này có tẩm hương liệu nhân tạo và đa phần đều là những hợp chất hữu cơ bay hơi gây độc hại cho bản thân người sử dụng và gây nhiễm độc nguồn nước. Nhìn chung nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm xanh, sạch là lớn nhất, các sản phẩm tẩy rửa và giấy cũng có mức tiêu thụ ngày

càng tăng theo mức sống và trình độ hiểu biết xã hội. Có thể thấy rõ mức sống của người dân Hà Nội qua biểu đồ điều tra như sau:

Tỉ lệ thu nhập/tháng 3% 17% 43% 29% 8% <1.000.000 1.100.000-2.000.000 2.100.000-3.000.000 3.100.000-4.000.000 >4.000.000

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thu nhập/tháng của người trả lời

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra mẫu)

Mức thu nhập trung bình của người đuợc phỏng vấn là 2.795.385 đồng. Đây là mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn hẳn mưc thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1.450.000 (năm 2008) 10

Tuy nhiên, về cơ bản, người tiêu dùng trong thành phố Hà Nội còn hiểu biết rất mơ hồ về các sản phẩm sinh thái hoặc gắn tiêu dùng sản phẩm trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Mức độ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trong các quyết định mua sắm sản phẩm sinh thái của người tiêu dùng còn thấp. Sự sẵn lòng chi trả cho những sản phẩm thân thiện với môi trường không cao. Đối với họ, những sản phẩm đó dường như đắt hơn và họ có thiên hướng mua rẻ hơn là mua “xanh”.

Các kết quả trên là dựa vào khảo sát điều tra xã hội học thông qua phiếu điều tra tại các siêu thị, đại lý ở Hà Nội như đã nêu trên. Kết quả cụ thể:

Tổng số phiếu điều tra là 150 phiếu, thu về 130 phiếu. Các phiếu trả lời có sự mâu thuẫn quá lớn giữa các câu trả lời sẽ bỏ qua. Tổng hợp qua 130 phiếu của 130

người tiêu dùng, chuyên đề đã tổng hợp ý kiến tương ứng với 9 câu hỏi và kết quả cho thấy:

Người tiêu dùng Hà Nội mới bắt đầu có nhận thức về sản phẩm sinh thái nhưng tỷ lệ chưa cao và gần như hầu hết trong số những người được phỏng vấn hiểu rất mơ hồ về nhãn sinh thái được áp trên sản phẩm tiêu dùng. Tỷ lệ nhận thức về sản phẩm sinh thái mới đạt 42% trong đó chỉ có 5% là ưa chuộng. Họ đều hiểu mục đích của việc sử dụng sản phẩm gắn nhãn sinh chủ yếu là để bảo vệ sức khoẻ con người (43 %), bảo vệ môi trường (32%) và cho rằng mua sản phẩm sinh thái là đắt hơn ( 75%). Những người biết về nhãn sinh thái chỉ chiếm 37% và hầu hết trong số họ nhận thức chưa cao về nhãn sinh thái. Chỉ có 29% người trả lời biết về nhãn sinh thái qua Ti vi, radia, các chương trình quảng cáo. Điều này cho thấy chưa có nhiều chương trình truyền thông giới thiệu về nhãn sinh thái tới người tiêu dùng trong khi đây là phương tiện tác động lớn nhất tới hiểu biết về tiêu dùng của họ.

Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến của người tiêu dùng về các sản phẩm có nhãn sinh thái

Câu 1: Ông/bà có biết các sản phẩm hàng hoá gắn với việc bảo vệ môi trường hay còn gọi là sản phẩm sinh thái không?

Lượt trả lời

Ưa chuộng Có biết Không biết Khác

7 48 66 9 130

5% 37% 51% 7% 100%

Câu 2: Theo ông/bà sản phẩm sinh thái là những sản phẩm như thế nào? Sản phẩm thân

thiện với môi trường Sản phẩm tốt cho sức khoẻ Không biết Khác 67 40 20 3 130 52% 31% 15% 2% 100%

Câu 3: Yếu tố nào giúp ông/bà phân biệt được sản phẩm sinh thái với các sản phẩm cùng loại?

Ký hiệu/dấu hiệu đặc biết

Chất lượng Hình thức Không rõ

45% 28% 6% 20% 100% Câu 4: Theo ông/bà giá cả của các loại sản phẩm sinh thái so với các sản phẩm cùng

loại là:

Đắt hơn Tương tự Rẻ hơn Không rõ

97 13 15 5 130

75% 10% 12% 4% 100%

Câu 5: Theo ông/bà các sản phẩm sinh thái có lợi ích gì nổi bật? Bảo vệ môi trường Bảo vệ sức khoẻ

người tiêu dùng

Nâng cao ý thức của người tiêu dùng và nhà sản xuất

Khác

41 56 29 4 130

32% 43% 22% 3% 100%

Câu 6: Ông/bà nghe nói về “nhãn môi trường hoặc nhãn sinh thái chưa?

Chưa Thỉng thoảng Thường xuyên Không quan tâm

91 19 15 5 130

70% 15% 12% 4% 100%

Câu 7: Ông/bà nghe nói về nhãn sinh thái qua kênh thông tin nào? Tivi/Radio/Quảng

cáo

Sách, báo Trao đổi, trò chuyền

Internet, hội thảo

10 18 5 1 34

58% 19% 9% 14% 100%

Câu 8: SPST thường được dãn nhãn sinh thái để phân biệt chúng với các sản phẩm thông thường và để khẳng định trách nhiệm môi trường của nhà sản xuất. Ông/bà có thấy điều này là cẩn thiết không?

Cần thiết Không quan tâm có hay không

Không cần thiết Khác

91 25 14 0 130

70% 19% 11% 0% 100%

Câu 9: Theo ông/bà nhãn sinh thái dán trên sản phẩm do ai cấp là và quản lý là đáng tin cậy nhất?

Cơ quan nhà nước Tổ chức độc lập Hiệp hội ngành hàng

Bản thân Doanh nghiệp

44% 9% 41% 6% 100%

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra mẫu)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w