Xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý việc áp nhãn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội (Trang 56 - 59)

Để có thể quản lý được việc áp nhãn sinh thái tại Hà Nội một cách hiệu quả thiết nghĩ cần phải có một số giải pháp sau:

 Giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Trước hết, triển khai và thực hiện hiệu quả chương trình cấp nhãn sinh thái quốc gia thông qua sự bảo trợ của Chính phủ. Việc xây dựng và ban hành chỉ tiêu cấp nhãn môi trường phải dựa trên những nghiên cứu đánh giá về thị trường, trình độ công nghệ, hơn nữa các tiêu chí phải được người tiêu dùng chấp nhận và được tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp. Nếu tiêu chí không được người tiêu dùng chấp nhận, hoặc quá khó đối với doanh nghiệp để có thể đạt được thì coi như chương trình nhãn sinh thái không thành công. Trong quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó có nêu giải pháp bảo vệ môi trường từ nay đến 2010 là “đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi

trường”. Do đó nhãn sinh thái là một trong những công cụ cần được xem trọng.

- Thứ hai, soạn thảo các quy định, quy chế về việc sử dụng nhãn sinh thái trên sản phẩm, tránh sử dụng quá mức các biểu tượng nhãn sinh thái gây sự hiểu nhầm cho người tiêu dùng cũng như các biểu tượng nhãn sinh thái mà không liên quan gì đến môi trường, sử dụng sai những biểu tượng nhãn sinh thái.

- Thứ ba, hoàn thiện hệ thống cơ quan đăng ký, đánh giá, chứng nhận và cấp nhãn môi trường. Nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các tổ chức này thì chỉ nên có một tổ chức cấp quyền sử dụng nhãn, thông thường thì tổ chức này là cơ quan nhà nước. Có như vậy mới đảm bảo được uy tín của nhãn và đảm bảo độ tin cậy cho doanh nghiệp được cấp nhãn sinh thái, đồng thời tạo niềm tin cho người tiêu dùng về các biểu tượng thân thiện với môi trường sử dụng trên sản phẩm. Việc đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí nên giao cho một tổ chức có đủ điều kiện và năng lực, hoặc những phòng thí nghiệm đạt chuẩn đồng thời có sự tham gia của tổ chức quốc tế có uy tín, có năng lực để bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhằm cho hệ thống cơ quan được thiết lập có sự công nhận quốc tế.

- Thứ tư, ưu tiên miễn giảm thuế cho các sản phẩm có nhãn sinh thái nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường.

- Thứ năm, đối với những sản phẩm xuất khẩu, ngoài việc xin cấp nhãn sinh thái Hà Nội, doanh nghiệp nên tìm hiểu và xin cấp nhãn sinh thái của nước mà sản phẩm xuất khẩu đến. Thông thường người tiêu dùng của những nước nhập khẩu này họ hiểu biết về nhãn sinh thái của nước họ hơn là nhãn của nước xuất khẩu.

- Thứ nhất, cần phải xây dựng các cơ sở tái chế cho những sản phẩm có tính năng tái chế như sản phẩm gỗ, nhựa, giấy và pin. Hoặc đặt những điểm thu gom tái chế bên cạnh các thùng rác để người tiêu dùng có thể thuận tiện trong việc loại bỏ sản phẩm, góp phần tích cực vào trong việc phân loại sản phẩm và bảo vệ môi trường được sạch đẹp cũng như giảm bớt chất thải loại bỏ vào môi trường. Chẳng hạn tại cạnh các thùng rác, có thể đặt thêm một thùng chứa nhiều ngăn có thể đựng các sản phẩm như gỗ, nhựa, giấy và pin…

- Thứ hai, ngoài việc doanh nghiệp cần mạnh mẽ triển khai áp dụng tiêu chuẩn theo ISO 9000 thì nên xem xét và có các biện pháp để áp dụng tiêu chuẩn môi trường của sản phẩn ISO 14000 bằng cách đầu tư thích đáng đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các quy định, các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm, cũng như phải thay đổi phương thức quản lý môi trường theo cách tiếp cận hệ thống. Đây là một phương thức quản lý còn rất mới đối với các doanh nghiệp của ta, vì vậy, việc triển khai áp dụng sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó, việc nâng cao trình độ quản lý của các doanh nghiệp là điều rất cần thiết. Về kinh phí cho việc triển khai áp dụng nhãn sinh thái bao gồm các chi phí về hệ thống quản lý môi trường lẫn chi phí cho việc chứng nhận đăng ký nhãn sinh thái. Ngoài ra, còn một số chi phí khác nữa, vì vậy rất tốn kém, trong khi khả năng tài chính của các doanh nghiệp lại có hạn. Về cơ sở pháp lý, hệ thống các quy định đối với tiêu chuẩn môi trường và thương mại Hà Nội còn thiếu cập nhật, không đồng bộ. Có rất nhiều các tiêu chuẩn quốc tế xây dựng vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là việc các doanh nghiệp cùng phối hợp với các cơ quan nhà nước đi đầu trong việc xây dựng và thực hiện vấn đề này.

- Quảng bá và giới thiệu tính thân thiện với môi trường, lợi ích của các sản phẩm có nhãn sinh thái nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dung đối với các sản phẩm này.

- Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lối sống tiêu dung bền vững và đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng vào trong các hoạt động bảo vệ môi trường, cũng như giới thiệu đến người tiêu dùng các hình thức mà họ có thể sử dụng trong quá trình mua sắm để góp phần bảo vệ môi trường bằng chính những quyết định của họ. Hoạt động quảng bá có thể thông qua nhiều kênh khác nhau (như quảng cáo truyền hình, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động ngoài trời, quảng cáo ở các trung tâm mua sắm….) Nếu người tiêu dùng chấp nhận và mua sắm các sản phẩm, dịch vụ được cấp nhãn sinh thái thì mới có thể là động lực chính thúc đẩy các công ty xin cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

- Thứ hai, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, radio.v.v. thông báo đến cho người tiêu dùng những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến có những cải tiến, đóng góp bảo vệ môi trường hoặc đạt được các tiêu chí của nhãn sinh thái.

Tóm lại, để quản lý tốt việc sử dụng nhãn sinh thái chúng ta cần phải có sự tham gia đồng thời của cả ba khối Nhà nước - Xã hội dân sự - Doanh nghiệp, trong đó Nhà nước đóng vai trò bảo trợ, hỗ trợ còn vai trò chủ đạo là khối xã hội dân sự và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội (Trang 56 - 59)