Các kết luận rút ra

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội (Trang 48 - 54)

2.2.5.1 Nhận xét chung

Qua phân tích ở trên, có thể nhận thấy rằng trên thị trường Hà Nội đã sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên:

- Thị trường cho các sản phẩm có nhãn sinh thái còn mang tính tự phát, cụ thể nhiều mặt hàng nội địa trong siêu thị, đại lý đã đưa ra những biểu tượng về tính thân thiện với môi trường, đó là những khẳng định môi trường tự công bố của doanh nghiệp sản xuất về tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm, như sản phẩm

bột giặt, bóng điện… nhưng độ tin cậy của các công bố trên hoàn toàn chưa có sự chứng nhận từ một cơ quan, tổ chức kiểm định và chứng nhận tin cậy.

- Văn bản quy định về việc áp dụng nhãn sinh thái trên sản phẩm và quản lý sản phẩm nhập khẩu được cấp nhãn sinh thái ở Việt Nam hiện nay chưa đầy đủ và còn mới mẻ.

- Có khá nhiều biểu tượng trên nhiều sản phẩm được bày bán trong siêu thị, đại lý tại Hà Nội là những sản phẩm được nhập khẩu hay sản xuất trong nước vẫn chưa phù hợp với tiêu chí của nhãn. Ví dụ, trên thị trường có các sản phẩm mang tính nhãn sinh thái kiểu II do nhà sản xuất và dịch vụ tự đưa ra như: rau sạch, thịt sạch, tủ lạnh không sử dụng khí CFC.v.v. Lợi ích từ các khẳng định môi trường tự công bố này rất lớn. Do đó, không ít tổ chức, cá nhân đã lợi dụng điều này cho sản phẩm của mình, nhưng thực ra sản phẩm vẫn không giảm được những tác động đối với môi trường, lừa gạt người tiêu dùng. Mặc dù các vòng tròn thể hiện sự tái chế xuất nhiện nhiều nhất, tuy nhiên là các vòng tròn tái chế đó mới chỉ đề cập tính chất tái chế do nhà cung cấp in trên sản phẩm và không có bằng chứng cụ thể về khả năng tái chế hoặc tổ chức kiểm định chứng nhận, chứ không ghi cụ thể là tái chế được bao nhiêu phần trăm và tái chế cái gì cho sản phẩm hay cho vỏ của sản phẩm.

- Có một số biểu tượng về tái chế yêu cầu người sử dụng đem sản phẩm loại bỏ đến nơi nhà cung cấp hoặc các cơ sở tái chế gần nhất cho sản phẩm này. Tuy nhiên, thông thường, những sản phẩm được nhập khẩu ở nước ngoài thì việc đem đến cơ sở sản xuất là điều khó khăn nên việc đưa sản phẩm đến nơi tái chế gần nhất là việc làm phù hợp hơn cả, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, ở Hà Nội những cơ sở tái chế như vậy thì chưa có, đồng thời người tiêu dùng chưa đặt ra một yêu cầu về tái chế cho sản phẩm đã được loại bỏ của họ.

2.2.5.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm có nhãn sinh thái hiện nay trên địa bàn Hà Nội thái hiện nay trên địa bàn Hà Nội

 Thuận lợi:

Thứ nhất, nhìn trên góc độ vĩ mô, vấn đề môi trường đang ngày càng được quan tâm hơn ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, công cụ nhãn sinh thái đã

ra đời nhằm phát triển việc tiêu dùng các sản phẩm xanh, tuy nó còn mới mẻ nhưng môi trường pháp lý đã dần được hình thành. Tại Việt Nam theo số liệu không chính thức tới nay đã có gần 50 tổ chức doanh nghiệp được chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:1998. Bên cạnh đó chúng ta có điều kiện được kế thừa toàn bộ các kinh nghiệm quý báu trên thế giới để có thể triển khai được cả 3 loại nhãn mà các nước đã triển khai thành công. Ví dụ tham khảo cách làm cụ thể của một số nước như Mỹ, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Thái Lan. Đây là nền tảng hết sức cơ bản để triển khai công tác chứng nhận nhãn sinh thái theo thông lệ và bài bản của quốc tế. Đồng thời có thể tận dụng sự hỗ trợ của các chính phủ hoặc của các tổ chức phi chính phủ quan tâm vấn đề môi trường để đào tạo nhân lực thực hiện chương trình.

Thứ hai, nhu cầu công bố các thông tin về môi trường của sản phẩm đối với người tiêu dùng cũng như của các bên liên quan ngày càng tăng do đó thị trường các sản phẩm có nhãn sinh thái ngày càng được quan tâm và mở rộng. Hiện nay việc thiết kế, xây dựng và thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái đã được Bộ TN&MT phê duyệt và đang được triển khai thí điểm trong năm 2009 tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh . Đây sẽ là một trong những công cụ kinh tế nhằm cải thiện môi trường một cách rộng rãi và có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp và xã hội thông qua việc khuyến khích người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Thứ ba, thời gian gần đây ý thức bảo vệ môi trường của người dân thành phố Hà Nội được nâng lên rõ rệt. Trước hết, do xuất phát từ tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tương đối ổn định ở mức cao, khoảng từ 7-8%/năm, dẫn đến mức thu nhập, đời sống của người dân tăng lên đáng kể, góp phần cải thiện nhận thức của người tiêu dung về các vấn đề môi trường cũng như khơi dậy sự sẵn lòng chi trả và những nhu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường. Thêm vào đó, một số vấn đề về an toàn thực phẩm liên tiếp xảy ra trong thời gian qua gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dung như: sử dụng hàn the, phoocmon chế biến, vấn đề bảo quản thực phẩm.v.v. khiến người tiêu dùng đặc biệt chú ý đến chất lượng sản phẩm trong các quyết định mua sắm, bằng chứng là ngày càng có nhiều người quan tâm và mua

hàng hoá, thực phẩm tại cửa hàng rau sạch và trong siêu thị , mặc dù những sản phẩm này vẫn chưa thực sự được một cơ quan nào chứng nhận rằng chúng có thực sự “sạch” hay không. Đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội, nơi nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường khá cao, họ đang dần tiến tới những sản phẩm thân thiện với môi trường.

 Thách thức

Do vấn đề hạn chế về mặt thông tin hơn nữa đây là một vấn đề hết sức mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp của Hà Nội còn chưa hiểu được nội dung và tầm quan trọng của việc áp nhãn sinh thái đối với các sản phẩm hàng hoá của mình. Để áp dụng việc áp nhãn sinh thái, các doanh nghiệp sẽ phải được yêu cầu thay đổi phương pháp quản lý môi trường theo cách tiếp cận hệ thống. Đây là một phương thức quản lý còn rất mới đối với nhiều doanh nghiệp của Hà Nội, vì vậy việc triển khai áp dụng sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó có khó khăn do hạn chế về trình độ quản lý của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, kiến thức về đặc tính môi trường của sản phẩm còn rất hạn chế trong hầu hết những người làm công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở cũng như người sử dụng sản phẩm nên việc công bố rộng rãi các Báo cáo kỹ thuật môi trường theo nhãn loại III cũng ít có ý nghĩa (vì không hiểu hoặc ít thông tin thì nhà sản xuất có công bố rộng rãi các đặc tính môi trường cụ thể thì cũng khó thuyết phục rằng như thế là tốt, là hơn hẳn).

Đối với các sản phẩm có nhãn tự công bố của các nhà sản xuất, tính tự giác và tự cam kết của người áp dụng sẽ là yêu cầu tiên quyết cho sự thành công của việc triển khai nhãn tự công bố loại II. Sự thiếu nhận thức về tác động môi trường gây nên bởi các hoạt động của mình hiện nay tại các doanh nghiệp trong Hà Nội nên tính tự giác và tự cam kết trong nhãn tự công bố loại II sẽ không cao, dẫn đến việc dán nhãn tự công bố kém độ tin cậy. Việc này làm cho người tiêu dùng có thể bị nhiễu, bị định hướng sai bởi những người làm chưa tốt nhưng lại rùm beng trong công bố hoặc quảng cáo.

 Tiềm năng của thị trường sản phẩm sản xuất nội địa

Việc xuất hiện ngày càng nhiều "người tiêu dùng xanh" tại Hà Nội quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường chắc chắn sẽ tác động đến ý thức của các doanh nghiệp. Lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm đến lĩnh vực sản xuất “xanh” để tạo ra những sản phẩm sinh thái. Nhiều lý do được đưa ra như vẫn sản xuất thế bao đời nay, đầu tư tốn kém, không có vốn... nên phần lớn các doanh nghiệp đều không nhận thức vấn đề môi trường là cơ hội kinh doanh mà cho đó là những rủi ro cần lẩn tránh. Thói quen này lâu dần trở thành định kiến ăn sâu vào nhận thức của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên trong vòng một vài năm trở lại đây khi vấn đề môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, nhiều thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp trong thành phố Hà Nội đã yêu cầu phải xét đến vấn đề sinh thái trong sản phẩm nhập khẩu khiến không chỉ các doanh nghiệp trong thành phố mà còn trên toàn quốc ngày càng không thể thờ ơ với việc sản xuất sản phẩm sinh thái. Bên cạnh đó, khi sản phẩm được cấp nhãn sinh thái cũng mang lại những lợi ích thiết thực cho bản thân doanh nghiệp. Bởi để đạt được biểu tượng nhãn sinh thái trên sản phẩm doanh nghiệp sản xuất thường phải đáp ứng được một số các tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình sản xuất và vô hình chung đã tiết kiệm được cho chính các doanh nghiệp. Lấy ví dụ qua đánh giá hơn 200 doanh nghiệp công nghiệp trong cả nước áp dụng sản xuất xanh cho thấy, mỗi năm các doanh nghiệp này đã tiết kiệm được 7,5 triệu USD; 7,3 triệu m3 nước/ngày; giảm 4.500 tấn hóa chất; tiết kiệm 57.000MWh điện 11, đã khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất do có đầu ra ổn định. Vì thế, các doanh nghiệp ở Hà Nội cũng không nằm ngoài lợi thế đó. Cùng với xu thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, chắc chắn nhu cầu về sử dụng sản phẩm được áp nhãn sinh thái ở Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

 Tiềm năng thị trường sản phẩm áp nhãn sinh thái nhập khẩu.

Theo điều tra ở trên, nhóm các mặt hàng nhập khẩu có trong các siêu thị, đại lý ở Hà Nội chiếm một số lượng rất lớn trong đó có các sản phẩm có nhãn sinh thái.

Tiêu chí nhãn sinh thái sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng bởi trong những năm gần đây, một trong những tiêu chí để đánh giá các mặt hàng của những quốc gia phát triển trên thế giới là việc các sản phẩm đó có thân thiện với môi trường hay không. Chẳng hạn trong ngành dệt may, để xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp đã và đang phải vượt qua rào cản về “nhãn sinh thái”. Theo đó, sợi, vải và quần áo thành phẩm xuất khẩu không được phép chứa những loại hóa chất (sử dụng trong công nghệ nhuộm sợi) mà EU cấm. Nhãn sinh thái được sử dụng bởi những đối tượng quan trọng. với các nhà chính sách nhãn sinh thái là công cụ để tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp có thể thay đổi thị trường. Chúng cũng có thể là những bước khởi đầu để đi tới tăng cường sức ép lên các nhà sản xuất tăng dần lên từ dán nhãn không bắt buộc tới dán nhãn bắt buộc. Mặt khác, nhãn sinh thái được sử dụng bởi các tổ chức phi chính phủ cũng tạo áp lực lên nhà sản xuất hay người tiêu dùng. Hoặc như việc quảng bá liên tục các chương trình cấp nhãn sinh thái cũng có thể kích thích tranh luận trong công chúng, xã hội. Đối với các công ty, động cơ chính dẫn đến việc sử dụng nhãn sinh thái thường là những lợi thế cạnh tranh hoặc mở rộng thị phần.

Vì thế có thể nói, nhãn sinh thái ở một chừng mực nhất định còn được dùng như một hình thức quảng cáo, một công cụ marketing có hiệu quả cho sản phẩm.

Tiểu kết chương II:

Chương II đã phác hoạ một bức tranh sinh động về Hà Nội và phản ánh thực trạng tiêu thụ và công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trong Hà Nội thông qua điều tra số liệu và phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng. Đây sẽ là cơ sở khoa học mang tính thực tiễn quan trọng làm cơ sở cho những đề xuất ở chương sau.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC SẢN PHẨM CÓ NHÃN SINH THÁI TRÊN

ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w