MỤC LỤC
Đến nay, nhãn loại I là loại được áp dụng phổ biến hơn cả, với khoảng trên 40 quốc gia tham gia với các tên gọi khác nhau như: Dấu Xanh (Green Seal) ở Mỹ..; Sự lựa chọn Môi trường (Environmental choice), Biểu trưng sinh thái ở Canada, Ôxtrâylia, Niu Di Lân..; Dấu Sinh thái (Ecomark) ở Nhật, Ấn Độ..; Nhãn Xanh (Green Mark/Label) ở EU, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan. Điều này cũng có nghĩa là các chương trình gán nhãn sinh thái cũng cần phải được “làm mới” và các quy chế, quyết định, quy trình hay thủ tục lựa chọn và đánh giá sản phẩm sinh thái của các chương trình này cũng cần phải được sửa đổi và cập nhật liên tục Vì thế việc xem xét cụ thể kinh nghiệm của các nước đi trước đã áp dụng nhãn sinh thái là cần thiết.
Hà Nội tính tới nay gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai và huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai,Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thanh Oai, Mê Linh và thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây. Tại Hà Nội, trong những năm gần đõy, đỏnh giỏ về tiờu dựng, cú thể thấy rừ trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế phát triển hơn, người dân có xu hướng tiêu dùng ngày càng mạnh các sản phẩm là lương thực và thực phẩm các loại, thiết bị gia dụng, đồ dùng gia đình, các loại chất tẩy rửa, mỹ phầm, quần áo và đồ dùng cá nhân. Trong thời gian qua, khi đất nước đã mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho hàng hoá từ nước ngoài nhập vào trong nước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, theo thông tin từ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết từ năm 2009, nhãn sinh thái sản phẩm hàng hóa mới bắt đầu được áp dụng thí điểm và đếm năm 2011 sẽ mở rộng trên toàn quốc và theo lộ trình, 10% các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa được cấp nhãn sinh thái vào năm 2020.
Qua hoạt động điều tra và thu thập thông tin tôi nhận thấy các nguồn thông tin cần thiết để đánh giá về tình hình bày bán tiêu thụ và tiêu dùng của các mặt hàng trong nhóm các sản phẩm nghiên cứu nêu trên là rất khó khăn do hệ thống thống kê của Việt Nam không công bố các số liệu chi tiết về sự tiêu dùng đối với từng mặt hàng này tại Hà Nôi. Đánh giá sơ bộ cho thấy thị trường các sản phẩm nhãn sinh thái đang hứa hẹn sẽ tạo cơ hội cho các tập đoàn, công ty nước ngoài giới thiệu các sản phẩm và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; đồng thời thiết lập và phát triển quan hệ liên doanh, liên kết thúc đẩy đầu tư, xúc tiến thương mại và chuyển giao công nghệ mới;. Tuy nhiên, thông thường, những sản phẩm được nhập khẩu ở nước ngoài thì việc đem đến cơ sở sản xuất là điều khó khăn nên việc đưa sản phẩm đến nơi tái chế gần nhất là việc làm phù hợp hơn cả, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, ở Hà Nội những cơ sở tái chế như vậy thì chưa có, đồng thời người tiêu dùng chưa đặt ra một yêu cầu về tái chế cho sản phẩm đã được loại bỏ của họ.
Trước hết, do xuất phỏt từ tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tương đối ổn định ở mức cao, khoảng từ 7-8%/năm, dẫn đến mức thu nhập, đời sống của người dân tăng lên đáng kể, góp phần cải thiện nhận thức của người tiêu dung về các vấn đề môi trường cũng như khơi dậy sự sẵn lòng chi trả và những nhu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngoài ra, kiến thức về đặc tính môi trường của sản phẩm còn rất hạn chế trong hầu hết những người làm công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở cũng như người sử dụng sản phẩm nên việc công bố rộng rãi các Báo cáo kỹ thuật môi trường theo nhãn loại III cũng ít có ý nghĩa (vì không hiểu hoặc ít thông tin thì nhà sản xuất có công bố rộng rãi các đặc tính môi trường cụ thể thì cũng khó thuyết phục rằng như thế là tốt, là hơn hẳn). Tuy nhiên trong vòng một vài năm trở lại đây khi vấn đề môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, nhiều thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp trong thành phố Hà Nội đã yêu cầu phải xét đến vấn đề sinh thái trong sản phẩm nhập khẩu khiến không chỉ các doanh nghiệp trong thành phố mà còn trên toàn quốc ngày càng không thể thờ ơ với việc sản xuất sản phẩm sinh thái.
Bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm đầu vào cho quá trình sản xuất, tạo ít chất thải loại bỏ vào môi trường, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng của sản phẩm. - Tăng uy tín cho những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi có nhãn sinh thái của Việt Nam đồng thời làm giảm được chi phí đối với sản phẩm xin cấp nhãn hiệu. Khi xin cấp nhãn sinh thái của những chương trình cấp nhãn sinh thái nước ngoài, nhiều doanh nghiệp bên cạnh những chi phí thông thường của một sản phẩm xin cấp nhãn, các doanh nghiệp xin cấp nhãn có thể sẽ phải gánh chịu thêm nhưng chi phí khác như chi phí cho các chuyến viến thăm, khảo sát của các chuyên gia nước ngoài trong trường hợp cần thiết, chi phí phải tuân thủ những tiêu chuẩn về môi trường mà không liên quan gì đến điều kiện môi trường trong nước.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhãn sinh thái trên sản phẩm góp phần làm tăng hình ảnh, uy tín về ý thức bảo vệ môi trường cho những sản phẩm của Việt Nam đối với thị trường tại nhiều nước, nơi mà ý thức về môi trường rất cao.
- Thứ hai, ngoài việc doanh nghiệp cần mạnh mẽ triển khai áp dụng tiêu chuẩn theo ISO 9000 thì nên xem xét và có các biện pháp để áp dụng tiêu chuẩn môi trường của sản phẩn ISO 14000 bằng cách đầu tư thích đáng đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các quy định, các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm, cũng như phải thay đổi phương thức quản lý môi trường theo cách tiếp cận hệ thống. - Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lối sống tiêu dung bền vững và đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng vào trong các hoạt động bảo vệ môi trường, cũng như giới thiệu đến người tiêu dùng các hình thức mà họ có thể sử dụng trong quá trình mua sắm để góp phần bảo vệ môi trường bằng chính những quyết định của họ. Hoạt động quảng bá có thể thông qua nhiều kênh khác nhau (như quảng cáo truyền hình, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động ngoài trời, quảng cáo ở các trung tâm mua sắm….) Nếu người tiêu dùng chấp nhận và mua sắm các sản phẩm, dịch vụ được cấp nhãn sinh thái thì mới có thể là động lực chính thúc đẩy các công ty xin cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Trên cơ sở phân tích khoa học và nghiên cứu thực tiễn của hai chương đầu, chương III chuyên đề đã đề xuất nhóm các giải pháp khác nhau cả ở tầm vĩ mô và vi mô đồng thời đề xuất các tiêu chí phù hợp để lựa chọn sản phẩm dán nhãn sinh thái với hi vọng sẽ góp phần nâng cao công tác quan lý việc sử dụng nhãn mác sinh thái có hiệu quả tại Hà Nội cũng như ở Việt Nam.
Yếu tố nào giúp ông/bà phân biệt được các loại SPST so với các sản phẩm khác cùng loại?. Ông/ bà đã từng nghe nói về “nhãn môi trường” hoặc “nhãn sinh thái” chưa?. Hiện nay các SPST thường được dãn nhãn sinh thái để phân biệt chúng với các sản phẩm thông thường cùng loại khác và để khẳng định trách nhiệm với môi trường của nhà sản xuất.
Theo ông/bà nhãn sinh thái được dán trên sản phẩm do ai cấp và quản lý là đáng tin cậy nhất?.