Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Lập và quản lý danh mục đầu tư theo phương pháp CANSLIM
Trang 1MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu hình vẽ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ
PHƯƠNG PHÁP CANSLIM 2
1.1 Khái niệm danh mục đầu tư và sự cần thiết phải đầu tư theo danh mục 2
1.1.1 Khái niệm danh mục đầu tư 2
1.1.2 Sự cần thiết phải đầu tư chứng khoán theo danh mục 2
1.1.2.1 Đối với nhà đầu tư trên thị trường 2
1.1.2.2 Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán 3
1.2 Lý thuyết về danh mục đầu tư 4
1.2.1 Lý thuyết về sự lựa chọn tài sản đầu tư 4
1.2.2 Lý thuyết về thị trường hiệu quả 4
1.2.3 Lý thuyết quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận 5
1.2.4 Lý thuyết đa dạng hóa 5
1.2.5 Lý thuyết lựa chọn cổ phiếu theo mô hình của Markowitz 6
1.2.5.1 Mô hình của Markowitz 6
1.2.5.2 Chỉ số đánh giá hiệu quả của danh mục 10
1.3 Quản lý danh mục đầu tư 10
1.3.1 Khái niệm quản lý danh mục đầu tư 10
1.3.2 Chiến lược quản lý danh mục đầu tư 11
1.4 Phương pháp CANSLIM 12
1.4.1 C: Lợi tức trên cổ phần quý hiện tại (Current Quarterly Earings per share) 12
1.4.1.1 Giới thiệu về chỉ số EPS 12
1.4.1.2 Cách sử dụng chỉ số EPS theo CANSLIM 12
Trang 21.4.2 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (A: Annual Earnings increases) Tìm sự gia tăng đột
biến 15
1.4.2.1 Tiêu chí về A 15
1.4.2.2 P/E và việc sử dụng sai ý nghĩa của nó 15
1.4.3 N: Sản phẩm mới,lãnh đạo mới,đỉnh giá mới (New Products, New qualified Management, new highs) 21
1.4.4 S: Quy luật cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand) 21
1.4.4.1 Lượng cổ phiếu được cung cấp lớn hay nhỏ 22
1.4.4.2 Tách cổ phần quá mức có thế gây ảnh hưởng xấu 22
1.4.4.3 Tìm những công ty đang mua cổ phiếu của chính họ trên thị trường tự do 23
1.4.4.4 Tỉ suất nợ thấp là dấu hiệu tốt 23
1.4.4.5 Đánh giá cung 24
1.4.5 L: Dẫn đầu đội sổ (Leader/Laggard) 24
1.4.6 I: Sự bảo trợ của các tổ chức (Institutional Sponsorship) 25
1.4.6.1 Chú ý cả chất lượng lẫn số lượng 26
1.4.6.2 Mua những công ty có số lượng tổ chức bảo trợ tăng lên 26
1.4.6.3 Chú ý những khoản đầu tư củng cố vị trí trong quý gần nhất 27
1.4.7 Market Trend (Xu hướng thị trường) 27
1.5 Thời điểm bán ra và những chú ý 27
1.5.1 Theo phân tích cơ bản 27
1.5.2 Theo phân tích kỹ thuật 28
1.5.2.1 Các cực đỉnh 28
1.5.2.2 Khối lượng giao dịch thấp và những vận động yếu khác 31
1.5.2.3 Các khu vực hỗ trợ sụp đổ 33
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY FIT 34
2.1 Giới thiệu công ty FIT và phương pháp đầu tư CANSLIM 34
Trang 32.2 Phương pháp CANSLIM hiệu chỉnh (Bộ lọc cổ phiếu) 35
2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phân tích cơ bản 35
2.2.1.1 Chỉ tiêu về ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: 35
2.2.1.2 Chỉ tiêu về vị thế công ty trong ngành, chiến lược phát triển(Bước 2) 35
2.2.1.3 Chỉ tiêu về cơ cấu cổ đông, Ban lãnh đạo (tương ứng tiêu chuẩn I trong Canslim - Bước 3) 36
2.2.1.4 Chỉ tiêu tài chính (Bước 4): 36
2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phân tích kỹ thuật (Bước 5) 37
2.2.2.1 Chỉ tiêu về tính thanh khoản: 38
2.2.2.2 Chỉ tiêu về hỗ trợ từ các nhà đầu tư, tổ chức lớn 38
2.2.2.3 Tỷ lệ vốn hoá thị trường: 38
2.3 Xác định danh mục đầu tư ở công ty FIT 38
2.3.1 Xác định cổ phiếu trong danh mục 38
2.3.2 Xác định tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục 39
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH DANH MỤC 41
3.1 Giới thiệu về một số chỉ báo trong phân tích kỹ thuật 41
3.1.1 Đường xu thế 41
3.1.2 Đường khối lượng 43
3.1.3 Đường MA 43
3.1.3.1 Ý nghĩa 44
3.1.3.2 Công thức tính 45
3.1.3.3 Ứng dụng thực tế 46
3.1.4 Đường MACD 47
3.1.4.1 Ý nghĩa 47
3.1.4.2 Cách xác định 48
Trang 43.1.4.3 Ứng dụng của MACD 48
3.1.5 Đường RSI 49
3.1.5.1 Ý nghĩa 49
3.1.5.2 Công thức 49
3.1.5.3 Cách sử dụng chỉ số 50
3.1.6 Dải Bollinger Band 50
3.1.6.1 Ý nghĩa 50
3.1.6.2 Công thức 52
3.1.6.3 Ứng dụng thực tế 52
3.2 Ứng dụng phân tích kỹ thuật vào mua bán cổ phiếu 53
3.3 Đánh giá danh mục 68
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 73
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS: Bất động sảnROA: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tưROE: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phầnP/E: Hệ số giá trên thu nhập
TNDN: Thu nhập doanh nghiệpTSNH: Tài sản ngắn hạn
TTCK: Thị trường chứng khoán
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Hình 3.1 Tác dụng của đường xu hướng trong việc ra quyết định đầu tư .41
Hình3 2 Đường kênh giá. 42
Hình 3.3: Dải Bollinger Bands .53
Hình 3.4: Đường Ichimoku của ACB đến ngày 6/2/2009 .54
Hình 3.5 : Đường MACD của ACB đến ngày 6/2/2009 .55
Hình 3.7: Đường MACD của cổ DBC đến ngày 6/2/2009 .56
Hình 3.8: Dải Bollinger của DBC đến ngày 6/2/2009 .56
Hình 3.9: Đường Ichimoku của DBC đến ngày 6/2/2009 .57
Hình 3.10: Đường Ichimoku của SCJ đến ngày 6/2/2009 .57
Hình 3.11: Đường MACD của SCJ đến ngày 6/2/2009 .58
Hình 3.12: Dải Bollinger của SCJ đến ngày 6/2/2009 .58
Hình 3.13 : Đường xu thế của ACB đến ngày 9/3/2009 .59
Hình 3.14: Đường MACD của ACB đến ngày 9/3/2009 .59
Hình 3.15: Đường RSI của ACB đến ngày 9/3/2009 .59
Hình 3.16: Dải Bollinger của ACB đến ngày 9/3/2009 .60
Hình 3.17: Đường Ichimoku của ACB đến ngày 9/3/2009 .60
Hình 3.18: Đường xu thế của DBC đến ngày 9/3/2009 .61
Hình 3.19: Đường MACD của DBC đến ngày 9/3/2009 .61
Hình 3.20: Đường RSI của DBC đến ngày 9/3/2009 .62
Hình 3.21: Dải Bollinger của DBC đến ngày 9/3/2009 .62
Hình 3.22: Đường Ichimoku của DBC đến ngày 9/3/2009 .63
Hình 3.23: Đường MACD của SCJ đến ngày 9/3/2009 .63
Hình 3.24: Dải Bollinger của SCJ đến ngày 9/3/2009 .64
Trang 7Hình 3.25: Đường Ichimoku của SCJ đến ngày 9/3/2009 .64
Hình 3.26: Đường Ichimoku của S99 đến ngày 24/3/2009 .66
Hình 3.27: RSI – MACD và Bollinger của S99 đến ngày 24/3/2009 .67
Hình 3.28: Đường Ichimoku của SD9 đến ngày 24/03/2009 .67
Hình 3.29: RSI – MACD, Bollinger của SD9 đến ngày 24/03/2009 .68
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua chín năm thăng trầm Nhiềunhà đầu tư kiếm được lợi nhuận lớn từ thị trường bên cạnh đó cũng có rất nhiềunhà đầu tư thất bại khi tham gia TTCK Vậy làm sao để thành công trên TTCK?Một trong những phương pháp thành công trên thị trường đó là đầu tư theo danhmục, đồng thời có chiến lược và quy tắc đầu tư hợp lý Để giải quyết vấn đề lậpmột danh mục tối ưu như thế nào, quản lý danh mục đó như thế nào để thu đượclợi nhuận cao nhất, cho dù đó là thời kỳ tăng trưởng hay suy thoái của thị trường
Em đã lựa chọn đề tài
“ Lập và quản lý danh mục đầu tư theo phương pháp CANSLIM”
Chuyên đề thực tập gồm 3 chương
Chương I: Lý thuyết danh mục đầu tư và phương pháp CASLIM Nội
dung chủ yếu của chương này giúp người đọc hiểu về danh mục đầu tư vàphương pháp lựa chọn cổ phiếu rất mới mẻ CANSLIM
Chương II: Xác định danh mục đầu tư ở công ty FIT Với việc vận dụng
kiến thức ở chương I, chương này sẽ đưa ra danh mục tối ưu ở công ty FIT
Chương III: Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong mua bán cổ phiếu.
Chương này sẽ giới thiệu ngắn gọn về phân tích kỹ thuật và ứng dụng cũng nhưtác dụng của nó trong việc kiếm lời trên TTCK hiên nay
Trong quá trình học tập tại trường cũng như quá trình thực tập tại công ty FIT
em đã được sự giúp đỡ của thầy cô và các anh các chị tại công ty FIT Em xinchân thành cảm ơn ThS Trần Chung Thủy và Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộnhân viên trong công ty FIT đã giúp em trong việc lựa chọn đề tài và thực hiệntốt chuyên đề này
Trang 9CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ
1.1.2 Sự cần thiết phải đầu tư chứng khoán theo danh mục
1.1.2.1 Đối với nhà đầu tư trên thị trường
Đầu tư chứng khoán được coi là một hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuậncao đối với các nhà đầu tư trên thị trường Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán luônhàm chứa rủi ro cao Khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư đơn lẻ vào một loại cổphiếu, rủi ro rất lớn Vì vậy, nhà đầu tư cần phải xác định một danh mục đầu tưcho phù hợp với mức chấp nhận rủi ro Việc đầu tư bằng danh mục có những lợiích sau:
Thứ nhất, đầu tư chứng khoán theo danh mục đảm bảo được các yêu cầu vềlợi suất đầu tư Khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư theo danh mục, nhà đầu tư có thểđiều chỉnh danh mục để phù hợp với lợi suất yêu cầu
Thứ hai, đầu tư bằng danh mục đầu tư giúp nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro.Khi đầu tư theo hình thức đơn lẻ, cổ phiếu biến động tốt sẽ mang lại lợi nhuậncao cho nhà đầu tư Tuy nhiên, khi cổ phiếu đó mất giá hoặc doanh nghiệp pháthành bị phá sản, nhà đầu tư sẽ bị mất lớn Khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư theodanh mục, các rủi ro riêng của chứng khoán đã được đa dạng hóa Vì vậy, nhà
Trang 10đầu tư xác định được danh mục đầu tư hiệu quả, phù hợp với nhu cầu lợi nhuậncủa nhà đầu tư
Thứ ba, với hình thức đầu tư bằng danh mục, các nhà đầu tư có thể đầu tưvốn của mình vào chứng khoán bằng cách đầu tư gián tiếp Tức là hình thức đầu
tư thông qua các tổ chức chuyên nghiệp Theo hình thức này, nhà đầu tư uỷ tháccho công ty tài chính hoặc quỹ đầu tư Họ sẽ không phải bỏ ra quá nhiều chi phígiám sát đối với các chứng khoán Các tổ chức được uỷ thác sẽ quản lý danh mụcđầu tư Với khoản phí uỷ thác, công ty được uỷ thác sẽ quản lý danh mục đầu tưcho nhà đầu tư
1.1.2.2 Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằmmục đích thu được nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán Đó là phầndoanh thu từ hoạt động tài chính của công ty Khi thị trường chứng khoán ngàycàng phát triển và hoàn thiện, đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực quan trọnggiúp các tổ chức kinh doanh gia tăng nguồn lợi nhuận của mình
Đầu tư bằng danh mục đầu tư giúp các tổ chức kinh doanh thu được cáckhoản lợi nhuận dự tính trong khi vẫn đảm bảo khả năng an toàn hoạt động Khi
đó, nhờ vào việc đa dạng hóa danh mục đầu tư mà các tổ chức kinh doanh chứngkhoán vừa tạo ra khoản lợi nhuận cao vừa đáp ứng được yêu cầu về an toàn vốnđầu tư Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các tổ chức kinh doanh có thểđầu tư bằng cách góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông sáng lập,hoặc tham gia giao dịch trực tiếp trên thị trường chứng khoán
Như vậy, đầu tư bằng danh mục đầu tư là thật sự cần thiết đối với các nhàđầu tư, tổ chức khi tham gia vào thị trường chứng khoán
Trang 111.2 Lý thuyết về danh mục đầu tư
1.2.1 Lý thuyết về sự lựa chọn tài sản đầu tư
Lựa chọn danh mục đầu tư được dựa trên cơ sở lý thuyết về sự lựa chọntài sản đầu tư Lý thuyết này được các nhà kinh tế Mỹ đưa ra từ những thập kỳ
50 thế kỷ XX khi nghiên cứu về đầu tư của các cá nhân và tổ chức xã hội, nó giảithích vì sao nhà đầu tư lại lựa chọn đầu tư vào loại tài sản này mà không lựachọn loại tài sản khác Các loại tài sản có thể lựa chọn như: tiền, chứng khoán,tác phẩm nghệ thuật, bất động sản
Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng, trước khi quyết định đầu tư các nhà đầu tưthường xem xét 5 tiêu chí trọng điểm:
- của cải hay tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư
- lợi suất (hay mức lợi tức) kỳ vọng trên một tài sản so với lợi tức mong đợitrên những tài sản khác
- mức độ rủi ro đi liền với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác
- tính lỏng (hay tính lưu chuyển) của một tài sản so với những tài sản khác
- chi phí của việc thu lượm thông tin về một tài sản so với chi phí thông tin
đi liền với những tài sản khác
1.2.2 Lý thuyết về thị trường hiệu quả
Nội dung chính của lý thuyết thị trường hiệu quả(EMH) là thị trường trong
đó giá chứng khoán đã phản ánh đầy đủ và tức thời của các thông tin trên thịtrường Giá chứng khoán thay đổi một cách ngẫu nhiên do ảnh hưởng của cácthông tin Các cấp của thị trường hiệu quả là: EMH cấp yếu, EMH trung bình,EMH mạnh
Trang 12 EMH cấp thấp: Khi đó mọi thông tin trong quả khứ của chứng khoán đềuđược phản ánh vào giá của nó Do đó các thông tin này đều được nhà đầu
1.2.3 Lý thuyết quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán chịu tác động của rất nhiều yếu tố rủi ro,những yếu tố này có thể bị triệt tiêu hoàn toàn thông qua việc kết hợp danh mụcđầu tư hiệu quả của nhiều chứng khoán được gọi là rủi ro không hệ thống, phầnlợi nhuận mong đợi để bù đắp cho loại rủi ro này chính là phần bù rủi ro chứngkhoán Loại rủi ro không thể triệt tiêu được gọi là rủi ro hệ thống, phần lợi nhuậnmong đợi tương ứng với loại rủi ro này chính là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
Một cách tổng quát nếu một danh mục đầu tư này tốt hơn danh mục đầu
tư kia thì danh mục đó phải có đồng thời mức lợi suất đầu tư lớn hơn và mức rủi
ro nhỏ hơn
1.2.4 Lý thuyết đa dạng hóa
Nhà đầu tư nên đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để tạo thànhmột danh mục đầu tư sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ đượcgiới hạn ở mức nhỏ nhất Mỗi một chứng khoán đều tiềm ẩn hai loại rủi ro: rủi ro
hệ thống và rủi ro phi hệ thống Rủi ro hệ thống là rủi ro do thị trường gây ra và
Trang 13ảnh hưởng đến tất cả các chứng khoán trên thị trường Do vậy, rủi ro hệ thống làrủi ro không thể tránh được bằng hình thức đa dạng hoá Ngược lại, rủi ro phi hệthống có thể hạn chế được bằng biện pháp đa dạng hoá đầu tư.
Tức là, mức độ chấp nhận rủi ro cao hay thấp của danh mục sẽ phụ thuộcvào mối quan hệ tương tác giữa các chứng khoán đưa vào danh mục với cácchứng khoán khác Nếu danh mục càng đa dạng thì khả năng giảm thiểu rủi rophi hệ thống càng lớn
1.2.5 Lý thuyết lựa chọn cổ phiếu theo mô hình của Markowitz
1.2.5.1 Mô hình của Markowitz
Ý tưởng đa dạng hoá rủi ro là một ý tưởng đã tồn tại từ rất lâu Tuy nhiênphải đến năm 1952, Harry Markowitz mới đưa ra một mô hình chính thức trongviệc lựa chọn danh mục đầu tư, trong đó phản ánh nguyên tắc về đa dạng hoá rủi
ro Mô hình của ông chính là bước đầu tiên của quản lý danh mục đầu tư: xácđịnh một hệ thống các danh mục đầu tư hiệu quả, tập hợp các danh mục này sẽ
có một đường cong biên hiệu quả các danh mục chứng khoán rủi ro, thường gọi
là đường cong biên hiệu quả
Bản chất của việc xác định hệ thống các danh mục đầu tư hiệu quả là: tạimỗi mức rủi ro nhất định, chỉ quan tâm đến các danh mục có lợi tức lớn nhất.Hoặc ngược lại, danh mục đầu tư quan tâm là danh mục có mức rủi ro thấp nhấtđối với mỗi mức lợi tức dự tính Trên thực tế hai phương pháp xác định này đềucho kết quả như nhau
Trong pham vi của chuyên đề chúng ta đề cập tới trường hợp danh mục córủi ro nhỏ nhất với mức lợi tức cho trước,và không đề cập đến danh mục có tàisản phi rủi ro
Giả thiết của mô hình
Trang 14 Giả thiết nhà đầu tư là e ngại rủi ro.
Nhà đầu tư đánh giá rủi ro danh mục dựa vào phương sai của danh mục
Nhà đầu tư ra quyết định dựa trên đường biên hữu dụng - đường thể hiệnmối tương quan giữa lợi suất kỳ vọng và phương sai của tỷ suất lợi nhuận
Với cùng một mức rủi ro nhà đầu tư sẽ lựa chọn tài sản (danh mục) có lợisuất kỳ vọng lớn hơn, ngược lại với cùng một mức lợi suất kỳ vọng nhàđầu tư sẽ chọn tài sản (danh mục) có rủi ro thấp hơn
Trong danh mục không có bán khống tức là wi 0
Lợi suất của tài sản i: ~ ( , 2 )
i i
i
= Var(ri) là phương sai của lợi suất tài sản i; ij= Cov(ri,rj) là hiệpphương sai của hai tài sản i và j
Trang 15Do V là ma trận đối xứng không âm nên tồn tại ma trận nghịch đảo 1
V là matrận đối xứng và xác định dương
Lợi suất của danh mục được xác định: '
i 1
N p i
1 ' i 1
i N i
Trang 16r w R L
Danh mục tối ưu (P*): W* Có dạng: W* = g + ro*h
Nhận thấy: g, h luôn xác định một cách duy nhất chỉ phụ thuộc vào V và
R do đó nếu các đại lượng này không thay đổi thì g và h không thay đổi Vớimỗi ro cho trước luôn xác định một danh mục tối ưu duy nhất W*(V,R , ro) =
W*(ro) Một danh mục P* W* gọi là danh mục biên duyên
Khi cho ro thay đổi ro , ta có tập hợp các danh mục biên duyêngọi là tập các danh mục biên duyên
Trang 171.2.5.2 Chỉ số đánh giá hiệu quả của danh mục
S : Chỉ số Sharpe của danh mục P
S B: Chỉ số Sharpe của danh mục đối chứng B
Nếu S P S B thì danh mục P được đánh giá là thực thi tốt
Nếu T P T B thì danh mục P được đánh giá là thực thi tốt
1.3.1 Khái niệm quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (gọi tắt là quản lý danh mục đầutư) là việc xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng
Trang 18tốt nhất mục tiêu của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo dõi, điều chỉnh cácdanh mục này nhằm tái tối ưu hoá danh mục để đạt được các mục tiêu đầu tư đềra.
1.3.2 Chiến lược quản lý danh mục đầu tư
Khi đã có danh mục các nhà đầu tư có chiến lược phù hợp để quản
lý danh mục của mình Thực tế có ba loại chiến lược, đó là:
Chiến lược quản lý thụ động: là chiến lược mua bán theo một chuẩn mựcnào đó Mục đích của chiến lược này không phải để tạo ra danh mục vượt trội sovới chỉ số chuẩn trên thị trường mà tạo ra một danh mục có số lượng và chủngloại gần giống với chỉ số chuẩn (chỉ số mục tiêu) để nhằm đạt được mức sinh lời
dự kiến tương đương với mức sinh lời chuẩn
Khi các nhà đầu tư nhận định, đánh giá về lợi suất và rủi ro của tài sản đềucho rằng các tài sản đã được định giá đúng và khi đó thay đổi danh mục sẽ khôngđem lại lợi ích gì vì vậy họ thực hiện 1 chiến lược quản lý danh mục đầu tư thụđộng còn gọi là chiến lược mua và nắm giữ
Chiến lược quản lý chủ động là chiến lược quản lý mà nhà đầu tư cho rằng
các tài sản được định giá sai hoặc qua phân tích và dự báo, lợi suất và rủi ro củatài sản khác với số đông Khi này, nhà đầu tư quyết định điều chỉnh danh mục đểkiếm lời Do đó, danh mục của chiến lược đầu tư chủ động là biến đổi theo biếnđộng của
Chiến lược quản lý hỗn hợp: Phương pháp quản lý thụ động đơn thuần chỉ
có tác dụng đa dạng hoá danh mục, không có tác dụng phòng tránh rủi ro hệthống Để danh mục đạt được các mục tiêu đề ra và phòng tránh được cả rủi ro
hệ thống, các nhà quản lý danh mục một mặt thiết lập danh mục theo phương
Trang 19pháp thụ động, một mặt quản lý danh mục theo phương pháp chủ động Phươngpháp này được gọi là quản lý hỗn hợp
1.4 Phương pháp CANSLIM
WILLIAM J O’NEIL là người sáng lập kiêm chủ tịch tờ Investor’sBúiness Daily Mọi người trong giới tài chính Hoa Kỳ đều biết ông qua nhâncách độc đáo, công trình nghiên cứu phi thường, và nhiều công trình nghiên cứucủa ông O’NEIL là người cống hiến thành quả nghiên cứu về chứng khoán chocác tổ chức lớn nhất, tiếng tăm nhất ở Phố Wall O’NEIL là người sáng tạo raphương pháp CANSLIM nổi tiếng, phương pháp mua bán chứng khoán này làphần cốt yếu trong tác phong đầu tư của ông Vậy CANSIM là j? Chúng ta hãycùng tìm hiểu về nó
1.4.1 C: Lợi tức trên cổ phần quý hiện tại (Current Quarterly Earings per
share)
1.4.1.1 Giới thiệu về chỉ số EPS
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ
1.4.1.2 Cách sử dụng chỉ số EPS theo CANSLIM
Trang 20Tỷ lệ biến động của EPS là yếu tố riêng rẽ quan trọng nhất trong việc lựachọn cổ phiếu ngày nay Tỷ lệ này có giá trị dương ( tăng trưởng ) càng cao càngtốt Một nhà quản lý tài chính chuyên nghiệp sẽ không đầu tư vào một cổ phiếu
có báo cáo lợi tức mới nhất giậm chân tại chỗ hoặc đi xuống Ngay cả khi tỷ lệtăng trưởng lợi tức từ 5% tới 10% cũng không đủ kích hoạt một giai đoạn tănggiá mạnh của cổ phiếu Việc chú trọng đến tăng trưởng lợi tức trong chiến thuậtCASLIM sẽ đảm bảo nhà đầu tư luôn luôn được dẫn dắt đến với những cổ phiếumạnh mẽ trong bất kỳ một chu kỳ thị trường nào, bất chấp hiện tượng bong bonggiá Nhưng cũng nên nhớ, đừng mua chỉ dựa trên một mình mức tăng trưởng lợitức
Đặt ra một mức sàn tối thiểu cho tỷ lệ tăng trưởng lợi tức
Không nên mua bất kỳ cổ phiếu nào mà báo cáo tỷ lệ tăng trưởng lợi tứckhông vượt qua con số 18% trong quý gần nhất so với cùng kỳ năm ngoái
Trong thời kỳ tăng trưởng hãy tập trung vào những cổ phiếu có mức tănglợi tức mạnh mẽ - từ 40% hoặc cao hơn Để làm tốt hơn nữa trong tiến trình lựachọn cổ phiếu hãy dự đoán lợi tức trong một hay hai quý tiếp theo và so sánh vớicùng kỳ năm trước Chú ý xem lợi tức trong các quý sắp tới có thể sẽ đảo ngượcmột kết quả lợi tức lớn hoặc nhỏ bất thường trong cùng kỳ năm trước hay không
Nếu những kết quả bất thường trong năm trước không phải do yếu tố thời
vụ gây ra, bước đi này có thể giúp bạn dự đoán một báo cáo lợi tức tốt hoặc xấutrong những tháng tiếp theo Ngoài ra cũng không quên tham khảo những ướclượng lợi tức của một nhóm lớn các nhà phân tích cho một vài quý tiếp theocũng như một hai năm tới để đảm bảo là công ty mà chúng ta đang quan tâmđang đi trên một lộ trình tích cực
Trang 21 Xem xét các báo cáo về lợi tức, chú ý sự tăng tốc trong tỷ lệ tăng trưởngEPS
Giả sử công ty A chúng ta đang quan tâm báo cáo doanh thu tăng10% và lợi nhuận tăng 15% Nghe có vẻ tốt? Không chắc,bởi chúng ta không sởhữu toàn bộ công ty đó, mà chỉ sở hữu cổ phần của nó Công ty vừa pha loãng cổphiếu bằng cách phát hành thêm hoặc theo cách nào đó, vì vậy EPS (điều màchúng ta quan tâm với tư cách là nhà đầu tư có thể chỉ tăng 4% đến 5% Do đó
câu hỏi then chốt dành cho một nhà đầu tư thành công là: Lợi tức trên cổ phần quý hiện tại tăng bao nhiêu phần trăm so với cùng kỳ năm trước?
Khi tính toán EPS cần loại bỏ những khoản lợi tức bất thường một lần củacông ty
Khi xem xét các cổ phiếu thành công nhất cho thấy rằng, gần như trongmọi trường hợp, mức tăng trưởng lợi tức gấp đôi trong khoảng mười quý trướckhi cuộc leo thang về giá bắt đầu Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi tức giảmmạnh trong hai quý liền có thể là dấu hiệu rắc rối
Chú ý sự đồng bộ giữa mức tăng trưởng doanh thu và lợi tức
Một chi tiết khác giúp chúng ta củng cố niềm tin vào sự lựa chọn của mình
đó là tănng trưởng lợi tức phài được hộ trợ bởi tăng trương về doanh thu (lợinhuận) Lý giải cho điều này đó là việc con số lợi tức có thể bị thổi phồng trongmột vài quý do sự cắt giảm chi phí hoặc công tác nghiên cứu và phát triển, dogiảm phát, từ các nguồn vốn dự trữ
Tham khảo biểu đồ tỷ lệ hàng tuần và các cổ phiếu khác trong ngành
Các biểu đồ biểu diễn sự tăng tốc hoặc giảm tốc của tỷ lệ tăng trưởng hàngquý lấy đơn vị là % khi đó sự tăng giảm sẽ được biểu hiện rất rõ Ngoài ra khixem xét EPS cần kiểm tra mức lợi tức của các công ty khác trong ngành, nếu
Trang 22không tìm ra được một hoặc hai cổ phiếu khác thể hiện mức tăng lợi tức mạnh
mẽ, có khả năng chúng ta chọn lầm đối tượng đầu tư
1.4.2 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (A: Annual Earnings increases) Tìm sự gia tăng đột biến
Theo CANSLIM thì hãy tìm những cổ phiếu có mức lợi tức trên cổ phầnhàng năm tăng đều đặn trong suốt ba năm vừa qua,tỷ lệ tăng trưởng này phải từ25% đến 50% hoặc cao hơn Thêm vào đó chúng ta cũng cần quan tâm tới lợisuất trên vốn cổ phần (ROE) hàng năm của công ty đang xét,thấp nhất là 17%.Lợi suất trên vốn cổ phần giúp phân biệt những công ty được điều hành tốt vànhững công ty có bộ máy điều hành kém cỏi Ngoài ra, hãy tìm những cổ phiếutăng tiến – có mức quay vòng vốn hàng năm trên mỗi cổ phần cao hơn lợi tứcthực tế trên mỗi cổ phần ít nhất 20%
1.4.2.2 P/E và việc sử dụng sai ý nghĩa của nó.
Nhận định chung về P/E
Trang 23Trong hầu hết các trường hợp, việc tính toán tỷ lệ P/E đều có sử dụng tớichỉ số EPS của 4 quý trước Điều này được hiểu như là một dấu hiệu của P/E.Tuy nhiên, cũng có lúc chỉ số EPS được lấy từ việc ước tính lợi nhuận kì vọngcho 4 quý tiếp theo P/E tính theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E
kế hoạch Một cách tính khác cũng thường được thấy là sử dụng EPS của hai quýtrước đó hoặc ước tính cho hai quý tiếp theo
Trên thực tế thì không có sự khác biệt lớn lắm giữa các cách tính trên.Điều quan trọng là phải nhận ra rằng trong cách tính đầu tiên, bạn sử dụng dữliệu có thật từ hoạt động trong quá khứ của công ty Hai cách tính khác dựa vàonhững tính toán ước lượng, do đó không phải lúc nào cũng hoàn hảo và chínhxác
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thịtrường mức bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vàokhả năng tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài thánghoặc vài năm nữa Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải “xứng đángvới kì vọng của thị trường” thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuậnhoạt động, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm Tất nhiêntrên thị trường khi một cổ phiếu được bán với giá gấp 30-40 lần lợi tức (P/E cỡ
30 đến 40) thì chắc chắn phải có lý do riêng và do thị trường tự quyết định, vìvào thời điểm nào cũng vậy, mọi cổ phiếu đều được mua bán với giá gần với giátrị thực của chúng Thế nên, nếu chỉ nhìn con số tuyệt đối P/E của một mã cổphiếu thấy quá cao, có thể chúng ta đã bỏ lỡ sự tăng giá phi mã của PVD từ 120(P/E là 140) lên 310
P/E cao
Trang 24Tỉ số P/E cao thường được chấp nhận trên TTCK tăng giá, ở các nền kinh
tế mới nổi, đang trên đà tăng trưởng với tốc độ rất cao (như ở Việt Nam vàTrung Quốc) Nếu chỉ số P/E của một công ty quá cao có thể có các lý do sau:Ngành nghề của công ty đó rất hấp dẫn, có tiềm năng, công ty có khả năng đưa
ra các sản phẩm mới có tính cách mạng trong đời sống (như các lĩnh vực kỹthuật cao, phần mềm, dược phẩm), ngành nghề của công ty bình thường nhưngtốc độ tăng trưởng của công ty trong thời gian tới hứa hẹn sẽ rất cao(tức là hệ sốP/E sẽ hạ thấp xuống)
Một trường hợp khác, cổ phiếu có chỉ số P/E cao là vì một lý do nào đóthu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) rất nhỏ, dù thị giá của cổ phiếu này không caonên người ta chấp nhận với kỳ vọng EPS được cải thiện, giá cổ phiếu sẽ tăng.Chú ý rằng việc so sánh chỉ số P/E cao thấp giữa hai ngành khác nhau là khậpkhiễng vì mỗi ngành có các đặc thù riêng Chẳng hạn các ngành ngân hàng, bán
lẻ, đầu tư tài chính, công nghệ thông tin được các nhà đầu tư chấp nhận với chỉ
số P/E cao, các ngành sản xuất cơ bản như cơ khí, sản xuất giấy được chấp nhậnvới hệ số P/E thấp hơn
P/E thấp
Xảy ra ở TTCK giảm giá mạnh, ngủ đông nhiều năm liền hoặc nền kinh
tế tăng trưởng rất chậm hay đang trên đà suy thoái Chỉ số P/E thấp cũng nằmtrong một số ngành không có tiềm năng phát triển hoặc ở cổ phiếu của các công
ty yếu kém, đội sổ trong một ngành, hoặc các cổ phiếu không được sự quan tâmnắm giữ của các tổ chức Lời khuyên của các chuyên gia chứng khoán là tậptrung vào các cổ phiếu có chỉ số P/E thấp, tuy nhiên điều này không hoàn toànđúng Bất kỳ ai mua một chứng khoán cũng tìm kiếm lợi nhuận đến từ hainguồn: cổ tức và sự tăng giá của cổ phiếu Thông thường lợi nhuận đến từ việc
Trang 25tăng giá cổ phiếu gấp hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần lợi nhuậnthu được từ nguồn cổ tức Vì thế, nếu quan tâm quá mức đến việc bỏ ra baonhiêu đồng để có một đồng cổ tức (tức là bạn chỉ chấp nhận các cổ phiếu có chỉ
số P/E thấp) có thể bạn bỏ mất cơ hội thu được lợi nhuận lớn từ viêc tăng giá phi
mã của cổ phiếu có chỉ số P/E cao
P/E và những mặt hạn chế
Chúng ta biết được rằng trong một số trường hợp nhất định, P/E có thểgiúp xác định xem liệu một công ty có được đánh giá quá cao hoặc đang bị địnhgiá thấp hay không Nhưng việc phân tích tỷ lệ P/E cũng chỉ có giá trị trong một
số trường hợp nào nhất định và việc phân tích nà vẫn có những “cạm bẫy” Mộtvài nhân tố có thể khiến cho việc phân tích P/E trở nên vô ích bao gồm:
Hoạt động kế toán: Lợi nhuận ròng là một chỉ số kế toán bao gồm cảnhững khoản mục phi tiền tệ Hơn nữa việc tính toán lợi nhuận doanh nghiệp bịchi phối bởi các nguyên tắc kế toán Mà các nguyên tắc kế toán (GAAP) có thểthay đổi theo thời gian, cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia Để khiến chomọi việc thêm phức tạp, EPS có thể bị bóp méo, hoặc ẩn chứa dưới nhiều con số,phụ thuộc vào cách thức làm sổ sách kế toán của doanh nghiệp như thế nào Vàkết quả là chúng ta vẫn không thể biết được liệu có so sánh đúng những số liệunày không, thông thường việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán (GAAP) mànhững nguyên tắc này thay đổi theo thời gian và khác nhau trong từng nước
Lạm phát: Trong thời gian lạm phát cao, hàng tồn kho và chi phí khấu hao
có khuynh hướng giảm đi vì chi phí thay thế hàng hoá và trang thiết bị tăng theomức giá chung của thị trường Do đó, tỷ lệ P/E có khuynh hướng thấp hơn trongsuốt thời gian lạm phát cao bởi lợi nhuận đã bị bóp méo đi, lớn hơn với con sốthực tế Cũng như tất cả các chỉ số khác, việc xem xét P/E trong một thời gian để
Trang 26xác định xu hướng sẽ hữu ích hơn nhiều Lạm phát sẽ khiến cho việc theo dõi trởnên khó khăn vì thông tin trong quá khứ sẽ không còn phù hợp với điều kiệnhiện tại nữa.
Việc sử dụng sai ý nghĩa của hệ số P/E
Một cách vận dụng tỷ số P/E sai lầm mà cả nhà đầu tư nghiệp dư lẫnchuyên nghiệp đều mắc phải là đánh giá các cổ phiếu trong cùng một nghành rồikết luận rằng cổ phiếu nào được bán ở tỷ số P/E thấp nhất luôn có giá rẻ hơn giátrị thật và do đó là mục tiêu hấp dẫn nhất để mua vào.Thực ra tỷ số P/E thấpthường thuộc về các cổ phiếu “hãi hùng” nhất,và đó là lý do nó được bán với giáthấp nhất Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng xét ví dụ sau:
Giả sử bạn có 100.000 đồng để đầu tư và đang đứng trước ba sự lựachọn : là A, B và C với các thông số như dưới đây :
STT Cổ
phiếu
P/E hiệntại
Giá thị trườnghiện tại (đồng)
Thu nhập bìnhquân/cổ phiếunăm 2007
Tốc độ tăngtrưởng dự kiến G(%)
STT Cổ phiếuSố cổ phiếu thuLợi nhuận dự kiếnTổng lợi nhuận dự
Trang 27được năm 2008/ cổ phiếu kiến thu được
C (12.182 đồng) và cuối cùng là B (11.877 đồng) Kết quả này có sự đảo ngượcmột chút với kết quả phía trên nếu ta chỉ dựa vào P/E (A vẫn hấp dẫn nhất nhưng
vị trí thứ hai lại dành cho C chứ không phải là B, và B ở mức hấp dẫn thấp nhất)
Trang 28Tuy nhiên nếu bạn để ý đến hệ số PEG ở trên sẽ thấy, PEG của A là thấp nhất,song đến C và cuối cùng là B
1.4.3 N: Sản phẩm mới,lãnh đạo mới,đỉnh giá mới (New Products, New qualified Management, new highs)
Thực tiễn cho thấy, giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới
mẻ từ công ty Đó có thể là một sản phẩm hoặc dich vụ mới quan trọng được bánchạy và khiến mức tăng trưởng lợi tức tăng lên một tỷ lệ cao hơn Hoặc đó cóthể là một sự thay đổi về mặt quản lý giúp tạo ra nguồn sinh khí mới, những ýtưởng mới ,hoặc ít nhất là một vị lãnh đạo mới muốn dọn dẹp sạch sẽ những tồntại của cơ quan Những điều kiện mới của nghành công nghiệp - chẳng hạn như
sự thiếu hụt sản lượng ,tăng giá ,hoặc những công nghiệp mang tính cách mạng –
có thể tác động lên đa số cổ phiếu trong nghành công nghiệp đó
1.4.4 S: Quy luật cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand)
Quy luật cung cầu quyết định giá cả của gần như tất cả các thứ trong đờisống hàng ngày của bạn Chẳng hạn như ở ,các cửa hàng tạp hóa ,cái giá màbạn phải trả cho rau diếp ,cà chua ,trứng và thịt bò phụ thuộc vào cửa hàng đó cóbao nhiêu sản phẩm của mỗi loại và có bao nhiêu người muốn mua sản phẩm đó.Quy luật này tác động lên giá của thực phẩm và hàng tiêu dung của tất cả cácnước trên thế giới Ở một số nước lượng hàng do chính quyền cung cấp luônluôn thiếu thốn và hấu như chỉ đủ cung cấp cho tầng lớp được ưu tiên hoặc chỉ
có mặt trên thị trường chợ đen để dành cho những người nào có thể trả nổi cáigiá cắt cổ Quy luật căn bản về mối quan hệ giữa cung và cầu này cũng được ápdụng đối với thị trường chứng khoán, và ở đây nó mang tầm quan trọng lớn hơntất cả các quan điểm cá nhân của mọi nhà phân tích phố wall
1.4.4.1 Lượng cổ phiếu được cung cấp lớn hay nhỏ.
Trang 29Giá của một cổ phiếu phổ thông có tới 5 tỉ cổ phần trên thị trường khólòng nhúc nhích vì nó có nguồn cung ứng quá lớn loại cổ phiếu này cần đến mộtlượng mua vào ,hay nhu cầu ,cực lớn để có thể tạo ra một chuyển biến tăngtrưởng đáng kể về giá.
Trái lại ,nếu có một công ty chỉ có 50 triệu cổ phần được phát hàng trênthị trường ,một nguồn cung ứng tương đối nhỏ thì chỉ cần mua vào hoặc nhu cầutương đối cũng có thể đẩy giá tăng mạnh Nếu bạn phải chọn lựa cổ phiếu cótổng số phát hành là 5 tỷ và một cổ phiếu có 50 triệu cổ phần để mua ,thì thôngthường cổ phiếu có số lượng cổ phần nhỏ hơn sẽ là ừng cử viên tốt hơn ,nếunhững nhân tố khác ngang bằng nhau Tuy nhiên vì cổ phiếu huy động vốn nhỏmang tính đậm đặc hơn nên chúng có thể rớt giá cũng nhanh như khi lên giá Nóicách khác ,đi kèm theo cơ hội lớn là sự gia tăng tỉ lệ rủi do đáng kể Nhưng vẫn
có những phương pháp chắc chắn để giảm mức rủi do cho bạn Những công tytrong đó các nhà quản lý cao cấp sở hữu một tỉ lệ lớn cổ phần (ít nhất 2% hoặc3% đối với các công ty lớn và cao hơn đối với những công ty nhỏ ) thông thường
là các ứng cử viên tốt hơn dành cho bạn bởi lẽ chúng ta có một tỉ lệ cổ phiếu phigiao dịch
1.4.4.2 Tách cổ phần quá mức có thế gây ảnh hưởng xấu
Việc chia nhỏ cổ phần quá mức sẽ tạo ra một nguồn cung ứng lớn hơn và
có thể đẩy công ty vào tình trạng nặng nề và uể oải sớm hơn
Có lẽ việc một công ty có cổ phiếu đang tăng giá trong vòng một hoặc hainăm quyết định chia nhỏ cổ phần của mình vào thời điểm gần cuồi giai đoạn thịtrường tăng trưởng hoặc cầu thị trường suy thoái là không khôn ngoan Thếnhưng đây chính xác là điều mà nhiều công ty lớn vẫn thực hiện
Trang 30Nói chung , các công ty cảm thấy giữ giá cổ phiếu thấp sẽ hấp dẫn đượcnhiều người mua hơn Điều này có thể đúng với người mua nhỏ ,nhưng có thểgây ra kết quả trái ngược có nhiều người bán hơn đặc biệt nếu đó là lần tách cổphần một năm trong vòng một hoặc hai năm Các chuyên gia am tường và một
số ít các nhà đầu tư cá nhân khôn ngoan có thể sẽ coi sự kích thích sinh ra dođộng thái tách cổ phần như một cơ hội để bán cổ phiếu ra kiếm lời
1.4.4.3 Tìm những công ty đang mua cổ phiếu của chính họ trên thị trường
tự do
Trong đa số ( nhưng không phải tất cả ) trường hợp ,thông thường có thểcoi dấu hiệu tốt khi thấy một công ty và đặc biệt là công ty thuộc loại vừa hoặcnhỏ có thành tích tăng trưởng thỏa mãn , điều kiện CANSLIM (hay còn gọi làthu hồi )cổ phiếu của chính nó trên thị trường tự do sau một khoảng thời gianthích hợp (Mua lại một tỉ lệ 10% có thể coi là nhiều ) Điều này làm giảm số cổphần lưu hành trên thị trường và hàm ý rằng công ty đó đang trông đợi sự tăngtrưởng về doanh thu và lợi tức trong tương lai
Kết quả của động thái thu hồi cổ phiếu này là lợi nhuận ròng công ty sẽđược chia một số loại cổ phấn nhỏ hơn, và do đó làm tăng giá trị lợi tức trên cổphần Như chúng ta đã đề cập ,tỉ lệ tăng trưởng của giá trị lợi tức trên cổ phầnmột động lực chủ chốt đứng đằng sau những cổ phiếu ngoại hạng
1.4.4.4 Tỉ suất nợ thấp là dấu hiệu tốt
Một công ty đã và đang cắt giảm tỉ suất nợ của nó trong hai hoặc ba nămvừa qua là rất đáng chú ý Nếu không có sự tác động của nhân tố khác thì khoảnlãi vay phải trả sẽ giảm mạnh ,giúp tạo ra giá trị lợi tức trên cổ phần cao hơn
Trang 31Bên cạnh đó ,sự góp mặt của các loại trái phiếu khả chuyển (có thể chuyển đổithành nhiều cổ phiếu phổ thông ) trong cấu trúc vồn có thể làm “loãng “ giá trịlợi tức nếu và khi các trái phiếu đó được chuyển thành cổ phiếu phổ thông.
1.4.4.5 Đánh giá cung
Cách tốt nhất để ước lượng tình hình cung và cầu của một số cổ phiếu làbằng cách theo dõi số lượng cổ phần giao dịch hàng ngày của nó Khi một cổphiếu giảm giá ,bạn sẽ muốn thấy khối lượng giao dịch của nó không tăng thểhiện không có áp lực bán ra đáng kể Ngược lại ,khi nó tăng giá, bạn sẽ muốnthấy khối lượng giao dịch tăng lên, thông thường thể hiện vận động thu mua củacác tổ chức lớn
1.4.5 L: Dẫn đầu đội sổ (Leader/Laggard)
Cách phân biệt các cổ phiếu dẫn đầu với những kẻ đội sổ :Sử dụng chỉ sốsức mạnh giá tương đối
Nếu sở hữu một danh mục đầu tư cổ phiếu, bạn phải học cách bán những
cổ phiếu kém cỏi nhất trước khi giữ lại những cổ phiếu tốt nhất lâu hơn Nóicách khác, luôn luôn bán những cổ phiếu thua lỗ và sai lầm, đồng thời theo dõinhững lựa chọn tốt hơn của bạn để xem liệu chúng có tiến triển thành nhữngthắng lợi của bạn hay không Có một cách nhanh chóng và dễ dàng để xác định
cổ phiếu của bạn là một người dẫn đầu hay một kẻ đội sổ :hãy kiểm tra chỉ sốsức mạnh già tương đối (Relative price Strength_RS) trong IBD Chỉ số RS đượcđịnh nghĩa như sau:
Một chỉ số độc quyền nhằm tính toán thành tích về giá của một cổ phiếu cho trước so với phấn còn lại của thị trường trong 52 tuần gần nhất Mỗi cổ phiếu được gán một điểm số đánh giá từ 1 đến 99 ,với 99 là tốt nhất Một chỉ số
Trang 32RS=99 nghĩa là cổ phiếu đang xét ưu việt hơn 99% tất cả các công ty khác về thành tích cổ phiếu
Nếu chỉ số RS cổ phiếu của bạn thấp hơn 70 thì nó đang là kẻ đội sổ vớinhững cổ phiếu tốt nhất trên toàn bộ thị trường Điều này không có nghĩa là nókhông thể lên giá _chỉ có nghĩa là nều cơ hội tăng giá , có lẽ nó không tăngnhiều
Tìm kiếm những cổ phiếu dẫn đầu mới qua các đợt điều chỉnh giá của thị trường.Các đợt điều chỉnh, hay đợt giảm giá , của toàn bộ thị trường có thể giúp bạnnhận diện những cổ phiếu dẫn đầu mới _nếu biết thứ mình cần phải tìm Những
cổ phiếu tăng tiến hấp dẫn thông thường có mức phản ánh đúng giá trị thật hơn1.5 tới 2.5 lấn so với mức trung bình của thị trường Trong một số cuộc điềuchỉnh giá của thị trường tăng trưởng ,những cổ phiếu “tăng tiến” giảm giá ít nhất(tính theo tỉ lệ phần trăm) thường là những lựa chọn tốt nhất Những cổ phiếu rớtgiá nhiều nhất thông thường là những cổ phiếu yếu nhất
Hãy tìm những cổ phiếu “cường tráng “ bất thường trên thị trường suythoái
1.4.6 I: Sự bảo trợ của các tổ chức (Institutional Sponsorship)
Khái niệm sự bảo trợ của các tổ chức dùng để chỉ lượng cổ phần của một
cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, chẳng hạn như quỹ đầu tư tín khác,quỹ hưu bổng các doanh nghiệp, công ty bảo hiểm, nhà cố vấn đầu tư lớn, quỹđầu tư hợp tác ,bộ phận đầu tư tín khác của ngân hàng cùng với tổ chức của nhànước, từ thiện và giáo dục, một cổ phiếu thành công không cần phải có thậtnhiều cổ đông tổ chức, nhưng phải có ít nhất vài cổ đông Nếu một cổ phiếukhông có được sự bảo trợ chuyên nghiệp ,nhiều khả năng thành tích của nó sẽ rấttầm thường Phải có ít nhất vài chục trong số hơn một nghìn nhà đầu tư hiện nay
Trang 33để mắt tới cổ phiếu đang xét và mua nó Ngay cả nếu họ sai lầm thì số lượng lớn
cổ phần mà họ mua vào vẫn có thể kích thích một đợt tăng giá quan trọng
1.4.6.1 Chú ý cả chất lượng lẫn số lượng
Các nhà đầu tư cần mẫn còn đào sâu hơn một bậc Họ không chỉ muốnbiết một cổ phiếu đang có bao nhiêu nhà bảo trợ tổ chức và số lượng đó có tănglên trong những quý gần đây hay không, mà họ còn muốn biết những nhà bảo trợ
đó là ai Họ tìm kiếm những cổ phiếu được sở hữu bởi ít nhất là một hoặc haitrong số những nhà quản lý tài chính khôn ngoan có thành tích xuất sắc nhất
Yếu tố này được gọi là chất lượng của sự bảo trợ Khi phân tích chất lượng của
sự bảo trợ dành cho một cổ phiếu, thành tích trong 12 tháng gần nhất cộng vớigiai đoạn ba năm vừa qua của một nhà bảo trợ tổ chức thường tỏ ra chính xácnhất Một cách nhanh chóng và dễ dàng thực hiện việc này là kiểm tra thành tíchtrong 36 tháng của một quỹ bất kì trên nhật báo kinh doanh của nhà đầu tư Điểmđánh giá A+ cho biết quỹ đang xét nằm trong số 5 % xuất sắc nhất về mặt thànhtích trong tất cả các quỹ đầu tư Những quỹ được đánh giá A- trở lên có thể coi làứng cử viên tốt của bạn Tuy nhiên ,những kết quả này có thể sẽ thay đổi đáng kểnếu các nhà quản lý chủ chốt rời khỏi một công ty tài chính để sang đầu quâncho một công ty khác
1.4.6.2 Mua những công ty có số lượng tổ chức bảo trợ tăng lên.
Như đã đề cập ở trên, việc có bao nhiêu tổ chức bảo trợ sở hữu cổ phiếukhông quan trọng bằng việc có ai trong số những tổ chức có thành tích tốt nhất
sở hữu hoặc mới mua cổ phiếu đó gần đây không Một yếu tố then chốt khác cầnbiết là tổng số nhà bảo trợ đang tăng lên hay giảm đi Chi tiết chính là yếu tố cần
Trang 34tìm hiểu là xu hướng trong quý gần nhất Mua những cổ phiếu có số lượng cổđông tăng đều trong vài quý vừa qua luôn luôn tốt nhất.
1.4.6.3 Chú ý những khoản đầu tư củng cố vị trí trong quý gần nhất.
Một khoản đầu tư mới của một tổ chức bảo trợ hiện tại được thực hiệntrong quý gần nhất thông thường quan trong hơn so với khoản đầu tư đã kéo dàimột thời gian Đó là khi một quỹ gia tăng nguồn vốn để củng cố vị trí đầu
tư ,nhiều cơ hội nó sẽ tiếp tục hành động như vậy sẽ ít có khả nằng bán cổ phiếu
ra trong tương lai gần Trong thời gian ngắn nhất và hãy đầu tư vào những cổphiếu có tổng số cổ đông tổ chức tăng lên trong các quý gần nhất Hãy tận dụng
sự bảo trợ của các tổ chức và luôn luôn biến nó thành một công cụ cực kì quantrọng khi nghiên cứu một cổ phiếu để mua
1.4.7 Market Trend (Xu hướng thị trường).
Đầy là một tiêu chí vô cung quan trọng của CANSLIM tuy nhiên nó không nằmtrong tiêu chí lựa chọn cổ phiếu nên tác giả không trình bầy ở chuyên đề này
1.5 Thời điểm bán ra và những chú ý.
1.5.1 Theo phân tích cơ bản.
Nếu bạn cắt bỏ mọi khoản thua lỗ ở tỉ lệ 7% hoặc 8%, hãy thu về mợt ítlợi nhuận khi có một cổ phiếu tăng trưởng 25% hoặc 30% Tổng kết 3 lần lợi tứcnhư vậy sẽ cho bạn lợi tức nằm 100% hoặc cao hơn Tuy nhiên, đừng bán để thulợi 25% hoặc 30% bất cứ cổ phiếu dẫn dắt thị trường nào được các tổ chức hỗ trợ
và đã tăng 20% chỉ trong một, hai, hoặc ba tuần tình từ điểm mua đúng trên mộtnền giá vững vàng Những cổ phiều đó có thể là những thành công lớn nhất củabạn và nên được giữa lại vì nó có tiềm năng đem lại khoản lợi tức khổng lồ
Trang 35Các nhà đầu tư lớn phải bán ra khi có người mua quan tâm chú ý tới cổphiếu của họ Do vậy, hãy xem xét bán ra nếu một cổ phiếu đang tăng giá mạnh
và lại có thếm những tin tức tốt hoặc sự quảng bá rầm rộ (chẳng hạn như một bài
báo khen ngợi trên tờ Business Week).
Khi mọi người đều bị hấp dẫn và có thế thấy rõ rằng một cổ phiếu sẽ lêngiá, hãy bán nó ra, vì thời điểm đó đã là quá trễ! Jack Dreyfus từng nói, “Hãybán ra khi có quá nhiều sự lạc quan Khi mọi người sôi sục lên với sự lạc quan vàchạy vòng quanh khuyên mọi người khác mua vào, điều đó có nghĩa là họ đã hếtvốn để đầu tư Đến khi đó, họ chỉ còn có thể nói suông Họ không thể đẩy thịtrường lên nữa Vì cần phải có mãi lực mới làm được điều đó.” Hãy mua vào khibạn sợ gần chết còn mọi người thì không dám chắc Chờ cho tới khi bạn sungsướng gần chết thì bán ra
Trong đa số trường hợp, hãy bán ra khi tỉ lệ tăng trưởng lợi tức hàng quýgiảm đáng kể trong hai quý liên tục
Hãy cẩn thận khi bán ra vì những tin xấu hoặc vì những tin đồn; vì có thểchũng chỉ có ảnh hưởng nhất thời Các tin đồn đôi khi được tung ra nhằm hù dọa
và xua đuổi những nhà đầu tư cá nhân, những con cá nhỏ, tránh xa khỏi miếngmồi của lũ cá mập
Luôn luôn phải nghiên cứu những sai lầm của bạn khi bán ra trong quákhứ Hãy tự phân tích, mổ xẻ bằng cách đặt các điểm mua và bán trong quá khứcủa bạn lên các biểu đồ Hãy nghiên cứu cẩn thận những sai lầm của mình vàviết ra những quy tắc bổ xung để tránh lặp lại những sai lầm gây thua lỗ nặng nềtrước đây
1.5.2 Theo phân tích kỹ thuật
1.5.2.1 Các cực đỉnh
Trang 36Nhiều cổ phiếu hàng đầu vọt lên đỉnh tăng trưởng theo kiểu bùng
nổ Chúng thực hiện những cuộc chạy nước rút về đích (khi một cổ phiếu độtngột tăng giá trong khoảng một hoặc hai tuần với tốc độ nhanh hơn rất nhiếu saukhi tăng trưởng đếu đặn trong tháng) Ngoài ra chúng thường kết thúc với những
“khoảng trống kiệt sức” (khi giá cổ phiếu trên thị trường mở cửa có một khoảngcách so với giá trị khi kết thúc giao dịch trước đó ) cùng với khối lượng giaodịch lớn Những chỉ báo nói trên và những dấu hiệu khác liên quan tới đỉnh cựccủa thị trường trong giai đoạn tăng trưởng được trình bày chi tiết sau đây :
Nếu giá của một cổ phiếu đã tăng trong nhiều tháng (cổ phiếu này leothang đáng kể từ điểm mua của nó nằm trên một nền tảng giá ổn định ) và kếtthúc phiên giao dịch với mức gia tăng mạnh chưa từng thấy trong mọi ngàytrước đó kể từ lúc bắt đầu giai đoạn leo thang giá , hãy coi chừng ! Điều nàythường xảy ra tại thời điểm gần đỉnh giá, hoặc đỉnh tăng trưởng
Khối lượng giao dịch lớn nhất trong một ngày
Đỉnh giá tối hậu có thể xảy ra trong ngày có khối lượng giao dịch lớn nhất kể từthời điểm bắt đầu cuộc leo thang
Nếu một cổ phiếu đã tăng giá rất cao khỏi nền tảng ban đầu của nó trongnhiều tháng qua và sau đó đột ngột bộc lộ khoảng cách về giá tại thời điểm mởcửa thị trường so với thời điểm đóng phiên giao dịch trước đó , thì cuộc leothang đã gần tới đỉnh Ví dụ khoảng trống hai thời điểm có thể xảy ra nếu một
cổ phiếu đạt mức tăng giá 50 đôla tại thời điểm thị trường đóng cửa và vào sanghôm sau, khi thị trường mở cửa ,giá của nó đã nhảy lên 52 đôla và duy trì trên 52
đôla trong suốt ngày giao dịch hôm đó Đó gọi là khoảng trống kiệt sức.
Trang 37 Vận động tích cực tại đỉnh cực
Hãy bán ra nếu sự tăng trưởng của một cổ phiểu trở nên quá tích cực khiếngiá của nó tăng vọt với tốc độ cao trong vòng 2 hoặc 3 tuần trên một biểu đồhàng tuần (8 đến 10 ngày trên một biểu đồ hàng ngày ) Đây gọi là cực đỉnh.Biên độ dao động của giá cổ phiếu từ mức giá sàn tới mức giá trần trong tuầnđược mở rộng hơn bất kì tuần nào trước đó kể từ thời điểm khởi đầu cuộc leothang từ nhiều tháng trước Trong một vài trường hợp cổ phiếu lên tới gần đỉnhcực, cổ phiếu có thể lặp lại biên độ dao động lớn của tuần trước đó ,với giá đi từmức giá sàn lên tới mức giá trần trong tuần và kết thúc ở mức cao hơn mộtchút ,và khối lượng giao dịch là rất lớn Đây được gọi hiện tượng này là “đườngray xe lửa” vì trên biểu đồ hàng tuần bạn sẽ thấy hai đường thẳng đứng songsong với nhau Đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động phân phối vẫn tiếp diễn vớikhối lượng lớn mà không có tiến triển thêm về giá trong tuần
Sau một thời gian dài tăng giá ,khối lượng giao dịch lớn trong ngày màkhông có sự tiến triển xa hơn về giá là dấu hiệu của hoạt động phân phối Hãybán cổ phiếu của bạn trước khi những người mua cả tin tràn ngập trong cơn lũbán ra
Hãy bán ra nếu một cổ phiếu đang tăng giá 25 % tới 50% trong vòng 1hoặc 2 tuần sau một lần tách cổ phần quá độ Nếu giá của một cổ phiếu đã tăngnhiều từ từ nền tảng giá của nó và công ty tuyên bố một đợt tách cổ phần ,trongnhiều trường hợp bạn nên bán cổ phiếu đó
Số ngày sụt giá liên tiếp gia tăng
Trang 38Tương quan giữa số ngày sụt giá liên tiếp và số ngày tăng giá liên tiếp cóthể thay đổi và gia tăng sau khi đa số cổ phiếu bắt đầu rơi xuống từ đỉnh tăngtrưởng Có thể bạn sẽ thấy 4 hoặc 5 ngày giảm giá, tiếp theo là 2 hoặc 3 ngàytăng giá trong khi trước đó tương quan này là 4 ngày tăng giá rồi tới 2 hoặc 3ngày giảm giá.
Trong một vài trường hợp Bạn nên bán ra nếu một cổ phiếu chạm và vượtqua đường biên trên sau một thời gian tăng giá lớn (trong biểu đồ cổ phiếu,đường biên gần như là đường song song được vẽ bằng cách nối các điểm đáy củakhuôn mẫu giá bằng một đường thẳng nối từ đỉnh giá qua nhiều tháng bằng mộtđường thẳng khác ) Các nghiên cứu cho thấy nên bán ra những cổ phiếu vượtlên trên đường biên trên
Một số cổ phiếu nên bán khi chúng vượt 70%- 100% hoặc cao hơn nữa sovới đường biểu diễn bình quân biến động giá trong 200 ngày của chúng
Nếu bạn đã không bán sớm khi cổ phiếu còn đang lên giá, hãy bán trênđường nó rơi xuống từ đỉnh tăng trưởng Sau đợt suy giảm đầu tiên, một số cổphiếu có thể tăng giá trở lại một lần
1.5.2.2 Khối lượng giao dịch thấp và những vận động yếu khác
Đỉnh giá mới và khối lượng giao dịch thấp
Trang 39Một số cổ phiếu sẽ leo lên những đỉnh giá mới và khối lượng giao dịchthấp Trong khi giá tăng lên ,khối lượng giao dịch giảm dần , điều này báo hiệucác nhà đầu tư lớn đã không còn háo hức với cổ phiếu này
Thị trường đóng cửa tại gần mức giá sàn trong ngày
Các đỉnh tăng trưởng còn xuất hiện trên biểu đồ hàng ngày của cổ phiếudưới hính dạng mũi tên trỏ xuống ,Nghĩa là ,trong nhiều ngày liền cổ phiếu sẽkết thúc phiên giao dịch ở mức giá gần với mức giá sàn trong biên độ giao độnggiá trong ngày , hoàn toàn xóa sổ mọi tăng trưởng trong ngày
Nền giá thứ 3 hoặc thứ tư
Hãy bán ra khi cổ phiếu của bạn leo lên đỉnh giá mới nếu nó đột phá từnền giá thứ 3 hoặc thứ tư Lần đột phá thứ ba hiếm khi có sức quyến rũ đối vớithị trường Nó đã quá rõ ràng ,và gần như tất cả mọi người đều nhìn thấy Cáckhuôn mẫu nền trong những giai đoạn cuối này thường không chuẩn xác, códáng vẻ rộng và lỏng lẻo
Khi bạn thấy đợt bán ra ồ ạt đầu tiên gần đỉnh tăng trưởng, đợt phục hồi kếtiếp sẽ có khối lượng giao dịch ít hơn, thể hiện một đợt phục hồi kém, hoặc chỉtrụ lại được trong một thời gian ngắn Hãy bán trong này thứ 2 hoặc thứ 3 củađợt hồi phục kém, đó có thể là cơ hội tốt để bán ra trước khi các đường biểu diễn
xu thế và các khu vực hỗ trợ sụp đổ
Suy giảm từ đỉnh giá.
Sau khi một cổ phiếu rớt khoảng 8% tới 12% từ đỉnh giá của nó, trong một
số trường hợp việc phân tích giai đoạn leo thang trước đó, đỉnh giá, và tốc độsuy giảm có thể giúp xác định giai đoạn tăng trưởng đã chấm dứt hay đây chỉ là
Trang 40đợt điều chỉnh 8% tới 12% bình thường Đôi khi có thể bạn muốn bán nếu cuộcsuy giảm từ đỉnh giá đạt tới tỉ lệ 12% hoặc 15%.
Sức mạnh giá tương đối yếu có thể là lý do để bán ra Hãy cân nhắc việcbán ra khi chỉ số sức mạnh giá tương đối trên IBD của một cổ phiếu rơi xuốngdưới 70
Cân nhắc bán ra nếu sức mạnh tương đối về giá của một cổ phiếu khôngđược các thành viên quan trọng khác trong cùng nhóm xác nhận
1.5.2.3 Các khu vực hỗ trợ sụp đổ.
Sự sụp đổ của các khu vực hỗ trợ diễn ra khi cổ phiếu kết thúc tuần tạimức giá thấp hơn so với các đường xu thế chính đã được thiết lập từ trước cũngnhư những hình thức khác của khu vực hỗ trợ
Nên bán ra nếu một cổ phiếu kết thúc tuần giao dịch thấp hơn so với đườnghướng lên dài hạn hoặc phá vỡ một khu vực hỗ trợ giá chủ chốt với khoois lượng
giao dịch áp đảo Một đường hướng lên phải nối liền ít nhất 3 mức giá sàn trong
ngày hoặc trong tuần và phải kéo dài qua vài tháng Những đường xu thế quángắn về thời gian bị coi là không hợp lệ
Mức giá rớt giá nhiều nhất trong một ngày
Nếu cổ phiếu đã tăng giá một thời gian và đột ngột có mức rớt giá trongmột ngày nặng nhất từ khi cuộc biến động giá bắt đầu, hãy cân nhắc tới việc bán
ra nếu được các dấu hiệu khác xác nhận
Rớt giá với khối lượng giao dịch lớn