0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tỷ giá hạch toán ngoại tệ

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO CÓ TIỀM TÀNG CAO CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA VIETNAMAIRLINES CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31-12-2011 (Trang 38 -40 )

31/12/2011 3.1 Việc phát hành cổ phiếu của VNA

3.5 Tỷ giá hạch toán ngoại tệ

3.5.1. Thực trạng

Tổng doanh thu của hãng này trong năm 2010 đạt khoảng 36.265 tỉ đồng, tăng 37,6% so với năm 2009. Hệ số sử dụng hết trong năm của hãng hàng không này đạt 77%. Tuy nhiên, lợi nhuận của Vietnam Airlines, theo thông báo của ông Phạm Ngọc Minh - tổng giám đốc VNA tại cuộc họp báo, chỉ đạt khoảng 350 tỉ đồng. Mặc dù con số lợi nhuận này tăng hơn gấp đôi so với năm trước (154 tỉ đồng), nhưng không tương xứng với mức gia tăng mạnh về số lượng hành khách hàng hàng hóa mà hãng này vận chuyển trong năm 2010 (tăng 43,9%). Nguyên nhân chính, theo ông Minh, là do lạm phát và biến động mạnh về tỷ giá. Được biết, hãng này phải trích lập số chi phí chênh lệch tỷ giá để bảo toàn vốn với các khoản vay bằng ngoại tệ với số tiền trên 1.000 tỷ đồng. “Nếu như không có yếu tố trượt giá, điều chỉnh tỷ giá, lợi nhuận của hãng này có khả năng đạt trên 1.300 tỷ đồng”, ông Phạm Ngọc Minh nói. Theo đó Vietnam Airlines năm 2010 phải bù lỗ khoảng 30 triệu USD cho mạng đường bay nội địa. Đây chính là “rủi ro tỷ giá hạch toán ngoại tệ” mà VNA gặp phải.

3.5.2. Bản chất và tác động

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, phạm vi hoạt động của VNA rộng lớn trên lãnh thổ Việt Nam và toàn thế giới. Việc giao dịch bằng ngoại tệ là thường xuyên với VNA, bao gồm cả dòng ngoại tệ thu vào (doanh thu bán vé) và dòng ngoại tệ chi ra (chi phí nguyên nhiên liệu, thuê máy bay, phi công…) và những rủi ro về vấn đề tỷ giá hạch toán ngoại tệ là không thể tránh khỏi ở một công ty hàng không như VNA.

Thực tế hạch toán tại tổng công ty Vietnam Airlines là sử dụng tỷ giá hạch toán nội bộ giữa đồng ngoại tệ với VND để ghi sổ kế toán. Cuối năm kế toán sẽ điều chỉnh lại số liệu kế toán theo tỷ giá thực tế.

Rủi ro tiềm tàng có thể gặp phải:

- Thời gian sử dụng tỷ giá hạch toán nội bộ hiện nay vẫn còn quá dài (thông thường là 01 năm) do vậy không phản ánh kịp thời các biến động của tỷ giá chuyển đổi thực tế.

- Đối với doanh thu chưa thực hiện, khi phát sinh Tổng công ty sử dụng tỷ giá hạch toán nội bộ theo ngày xuất chứng từ, khi thực hiện dịch vụ với khách hàng tỷ giá này lại được sử dụng để ghi tăng doanh thu thực hiện trong kỳ. Điều này không những trái với quy định và chế độ tài chính hiện hành mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến xác định chỉ tiêu doanh thu thực hiện. Từ đó dẫn đến xác định kết quả kinh doanh không chính xác.

- Hạch toán doanh thu thực hiện không sử dụng tỷ giá thực tế mà sử dụng tỷ giá hạch toán nội bộ, trong khi đó các chi phí hoạt động lại sử dụng theo tỷ giá thanh toán thực tế. Phương pháp hạch toán này không những ảnh hưởng đến số liệu phản ánh kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước, không đúng với quy định của chế độ tài chính.

Những tác động của rủi ro này lên BCTC như:

- Tỷ giá trên Thuyết minh BCTC không phản ánh đúng thực tế tại ngày giao dịch nghiệp vụ phát sinh, đồng thời kế toán có thể sẽ khai khống một khoản chênh lệch tỷ giá nhằm làm tăng doanh thu trên BCTC, giúp công ty trong việc phát hành cổ phiếu, cũng như các đối tác muốn làm ăn với Vietnam Airlines.

- Về việc sử dụng tỷ giá hạch toán nội bộ theo ngày xuất chứng từ khi phát sinh nghiệp vụ nhưng lại sử dụng ghi tăng doanh thu khi thực hiện dịch vụ với khách hàng, nó dẫn đến doanh thu ghi chép không đúng với thực tế phát sinh nghiệp vụ, làm cho báo cáo kết quả kinh doanh sẽ không chính xác. Việc này làm cho doanh thu có thể được ghi tăng hoặc ghi giảm so với thực tế phát sinh nghiệp vụ. Qua đó, thường có thể xảy ra sai phạm khi kế toán cố tình điều chỉnh ngày thực hiện nghiệp vụ nhằm “làm đẹp” BCTC.

- Trong trường hợp giao dịch xảy ra trong ngày thấp, không đủ chỉ tiêu đề ra thì công ty sẽ điều chỉnh giao dịch để hoàn thiện báo cáo đúng với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Hoặc có thể nhân viên kế toán sẽ sử dụng các kỹ thuật để gian lận khoản chênh lệch tỷ giá nhằm biển thủ tài sản, thu lợi cho bản thân.

- Hạch toán doanh thu và chi phí không sử dụng cùng một tý giá hạch toán sẽ làm cho báo cáo tài chính có sự chênh lệch không khớp với doanh thu và chi phí thực hiện. Nó sẽ làm cho báo cáo có sự sai lệch so với thực tế, ảnh hưởng không nhỏ đến BCKQHĐKD.

Công ty sẽ kê khai khoản doanh thu và chi phí làm sao cho báo cáo tài chính vừa đạt mức mong muốn, mà nghĩa vụ kê khai thuế cũng sẽ chênh lệch giảm so với thực tế phải nộp. Việc này thể hiện sự trốn thuế, sai phạm trọng yếu của công ty đối với nghĩa vụ với nhà nước.

Một số khoản mục tài khoản có thể bị ảnh hưởng do sự hạch toán chênh lệch tỷ giá nội bộ của công ty đó là:

- Chi phí tài chính. - Doanh thu tài chính.

- Dự phòng chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Lợi nhuận kế toán.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.5.3. Bằng chứng thu thập được từ cuộc kiểm toán Tổng công ty Vietnam Airlines.

- Phương pháp hạch toán tỷ giá của hãng hàng không VNA là như thế nào, có phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và được thuyết minh trên BCTC hay không (mục tiêu: đánh giá, trình bày và công bố).

- Tỷ lệ trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá hối đoái của đơn vị có đúng với quy định đề ra hay không? (mục tiêu: đánh giá, chính xác).

- Sổ chi tiết ngoại tệ nhằm xem xét tỷ giá xuất có chính xác với tỷ giá nhập (mục tiêu: chính xác, đầy đủ, hiện hữu).

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO CÓ TIỀM TÀNG CAO CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA VIETNAMAIRLINES CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31-12-2011 (Trang 38 -40 )

×