Hệ thống bán lẻ của VNA

Một phần của tài liệu nhận dạng và phân tích những rủi ro có tiềm tàng cao có thể tác động đến kiểm toán hoạt động của vietnamairlines cho năm tài chính kết thúc ngày 31-12-2011 (Trang 33 - 35)

31/12/2011 3.1 Việc phát hành cổ phiếu của VNA

3.3Hệ thống bán lẻ của VNA

3.3.1. Thực trạng:

Hiện tại, VNA có 3 văn phòng khu vực đại diện tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Tại miền Bắc có 149 đại lí, trong đó thủ đô Hà Nội chiếm hơn 60%. Tại miền

Trung có 62 đại lí, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế. Tại miền Nam có 199 đại lí, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 80%. VNA có quá nhiều đại lí, dẫn đến hệ thống kênh phân phối bị phân tán, khó kiểm soát. Đây là “rủi ro- hệ thống bán lẻ” của VNA.

3.3.2. Bản chất và tác động:

Tổng công ty hàng không VNA là một hãng hàng không còn non trẻ, với nguồn vốn bị phân tán. Hiện nay, VNA đang tái cơ cấu vốn để tăng vốn điều lệ với mong muốn trở thành một hãng hàng không mạnh trên thế giới. Để làm được điều đó thì VNA cần phải thay đổi chất lượng phân phối vé hiện đang còn nhiều bất cập.

VNA có hai hình thức phân phối chính, đó là: phòng vé và đại lí. Các đại lí của VNA là các khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ giải trí. Do đó, khoản mục chi phí của VNA sẽ được chia thành 2 phần là: Chi phí tại phòng vé và chi phí tại đại lí. Tuy nhiên, chi phí tại phòng vé lại được hạch toán vào văn phòng khu vực. Điều này dẫn đến một số sai phạm sau:

Doanh thu của phòng vé sẽ được hạch toán chung với văn phòng khu vực do đó hiện tại thì hãng chưa tính được cụ thể doanh thu của phòng vé. Như vậy, làm cho thông tin về tình hình tài chính, đặc biệt là doanh thu và chi phí không được tính toán kịp thời, cụ thể, chính xác cho các nhà quản trị của Tổng công ty. Các nhà đại lí của VNA là những khách sạn, trung tâm thương mại. Vì vậy mà hình ảnh và thương hiệu của VNA sẽ được quảng bá trước công chúng nhiều hơn, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Nhưng cũng đặt ra nhiều rủi ro, đó là: Các đại lí sẽ cố gắng gom khách lẻ thành các nhóm lớn. Nhưng theo quy định của VNA thì khách lẻ sẽ có giá cao hơn còn khách đoàn sẽ có ưu đãi về giá cho nên các đại lí sẽ làm giảm bớt doanh thu của VNA.

Do không được đào tạo bài bản nên chất lượng dịch vụ của các đại lí sẽ đi xuống cũng như thiếu cơ sở vật chất, vấn đề giao dịch mặt bằng hạn chế làm phân tán đi hình ảnh đội ngũ nhân viên của VNA.

- Khoản mục ‘Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”, mã số 10. - Khoản mục “Chi phí bán hàng” mã số 24.

3.3.3. Bằng chứng kiểm toán cần thu thập:

- Thu thập tài liệu sẵn có:

 Các chứng từ, sổ sách kế toán về doanh thu và chi phí của các đại lí cũng như là tai các văn phòng khu vực.

 Giải trình của trưởng phòng các đại lí của VNA: Tính minh bạch cũng như doanh thu bán vé của các đại lí cũng như các chính sách của khu vực có phù hợp với chính sách của VNA hay không ?

 Yêu cầu cung cấp các báo cáo tổng hợp của Tổng công ty từ các văn phòng khu vực cũng như các đại lí.

 Các biên bản kiểm kê tài sản của VNA, để từ đó thực hiện lấy mẫu kiểm toán (thử nghiệm phi ngẫu nhiên) kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của tài sản.

(Mục tiêu đầy đủ, hiện hữu, quyền và nghĩa vụ).

- Các thư xác nhận về công nợ, khoản phải thu, khoản phải trả và các xác nhận của ngân hàng để xác nhận các khoản mục trọng yếu (mục tiêu đầy đủ, chính xác).

Một phần của tài liệu nhận dạng và phân tích những rủi ro có tiềm tàng cao có thể tác động đến kiểm toán hoạt động của vietnamairlines cho năm tài chính kết thúc ngày 31-12-2011 (Trang 33 - 35)