Công tác tuyển dụng phi công nước ngoài tại VNA

Một phần của tài liệu nhận dạng và phân tích những rủi ro có tiềm tàng cao có thể tác động đến kiểm toán hoạt động của vietnamairlines cho năm tài chính kết thúc ngày 31-12-2011 (Trang 35 - 38)

31/12/2011 3.1 Việc phát hành cổ phiếu của VNA

3.4 Công tác tuyển dụng phi công nước ngoài tại VNA

3.4.1.Thực trạng

- Hiện tại, để thực hiện kế hoạch khai thác của mình, các hãng hàng không của Việt Nam phải thuê một số lượng lớn phi công là người nước ngoài (Vietnam Airlines khoảng 30%, Pacific Airlines gần 100%). Trong số 420 phi công đang bay cho Vietnam Airlines thì 119 là người nước ngoài trong khi toàn bộ đội phi công 45 người của Pacific Airlines chỉ có duy nhất 1 là người Việt Nam. Sự thiếu hụt phi công không chỉ là mối quan ngại của các hãng hàng không Việt Nam.Bên cạnh đó, trong tương lai, VNA vẫn phải trông cậy vào đội ngũ phi công thuê của nước ngoài dù chi phí cho việc thuê phi công là người nước ngoài cũng rất cao, khoảng 20 triệu USD mỗi năm. Trong khi đó, việc đào tạo phi công của việt Nam dù đang phát triển nhưng vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu của nền

hàng không nước nhà. Việc thuê phi công nước ngoài có nhiều vấn đề đáng đề cập, bên cạnh chi phí cao, chất lượng phi công cũng là điểm cần lưu ý.

- Theo qui định, khi có nhu cầu thuê phi công, Tổng công ty Hàng không VN gửi cho tối thiểu 5 đối tác nếu không gấp. Tuy nhiên, để đảm bảo đội ngũ phi công kịp thời, việc thuê phi công thường áp dụng theo hình thức thuê gấp. Do đó đây có thể xem là một kẽ hở đối với việc kiểm tra chất lượng cũng như sự chính qui của phi công được thuê. Và cụ thể, vào 26/4/2011 hành trình từ TP.HCM đến Pusan (Hàn Quốc), máy bay A320 của VNA đã phải thực hiện hạ cánh 2 lần mới thành công, máy bay do Kim Tae Hun người Hàn Quốc điều khiển. Đây là phi công do VNA thuê, tuy nhiên theo điều tra thì phi công này không đủ tiêu chuẩn để được cầm lái và phi công này đã sử dụng bằng lái giả. Vụ việc này đã tạo ra nhiều vấn đề trong qui trình tuyển phi công của VNA. Mặc dù đây là vấn đề không ảnh hưởng lớn tới doanh thu của VNA nhưng nó ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động và danh tiếng của hãng hàng không hàng đầu Việt Nam. Đây chính là “rủi ro công tác tuyển dụng nhân công trực tiếp” mà ở đây là phi công nước ngoài tại VNA.

3.4.2. Bản chất và tác động

Một chuyến bay phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ bay và quan trọng nhất là cơ trưởng. Với tầm quan trọng của công việc này, bất cứ hãng hàng không nào khi tuyển người cũng phải căn cứ vào CV của phi công. Theo đó, bên cạnh các chứng chỉ đào tạo phù hợp do các trung tâm huấn luyện danh tiếng cấp (cả thế giới chỉ có một vài trung tâm như vậy), bản lý lịch này phải mô tả cực kỳ chi tiết quá trình công tác: đã trực tiếp điều khiển các loại máy bay nào, bao nhiêu giờ, ở đâu, ai (cơ quan nào) quản lý; địa chỉ, điện thoại liên lạc ra sao để phía tuyển dụng dễ kiểm chứng…

Hơn thế, sau giai đoạn lọc hồ sơ, do khoản chi cho một phi công ngoại rất lớn (gồm lương và chi phí nhà cửa, đi lại gấp nhiều lần phi công Việt) thì quy trình không thể khác một dự án đầu tư. Nghĩa là kết quả tuyển chọn phải căn cứ vào số điểm có được sau một quá trình chọn thầu công khai, có thi lý thuyết và thực hành nghiêm ngặt. Sau đó là các

chuyến bay thử có mặt đất và phi hành đoàn giám sát, cuối cùng ứng viên mới được giao vị trí “cơ trưởng”.

Chính vì thế, việc tự đào tạo cơ trưởng người Việt nhằm đáp ứng việc thiếu hụt phi công đối với VNA rất khó khăn, nên việc thuê phi công người nước ngoài là không thể tránh khỏi.

Việc thiếu hụt phi công trầm trọng đã khiến VNA có thể vấp phải những sai phạm sau đây:

- Phi công vi phạm quy định, thậm chí bị kết án ở nước ngoài vì các hành vi buôn bán, vận chuyển ngoại tệ và hàng trái phép sau khi về nước vẫn tiếp tục được Vietnam Airlines tuyển dụng.

- Chi phí thuê phi công cao do đó VNA có thể thuê những phi công giá rẻ mà không chú trọng tới chất lượng phi công.

- Khi thuê gấp phi công nước ngoài, VNA không chủ động kiểm tra nguồn gốc, độ tin cậy và chất lượng của phi công (ảnh hưởng tới khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trên BCKQHDKD).

Những khoản mục có thể ảnh hưởng trên BCTC 2011: - Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí tài chính.

3.4.3. Bằng chứng kiểm toán cần thu thập:

- Thu thập danh sách phi công thực hiện các chuyến bay của VNA, chọn mẫu để kiểm tra thông tin của phi công có đúng với qui định không

- Thu thập thông tin, qui chế, qui định, qui trình tuyển dụng phi công nước ngoài, đối chiếu với thông tin của các phi công mà VNA đã thuê.

- Sử dụng thủ tục phân tích, so sánh chi phí nhân công trực tiếp, cụ thể là chi phí phi công trong giai đoạn từ 2009-2011 xem xét có biến động bất thường hay không (mục tiêu đánh giá)

Một phần của tài liệu nhận dạng và phân tích những rủi ro có tiềm tàng cao có thể tác động đến kiểm toán hoạt động của vietnamairlines cho năm tài chính kết thúc ngày 31-12-2011 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w