Một đường xu hướng tăng được vẽ hướng lên, nối các mức đáy cao hơn liên tiếp. Một đường xu hướng giảm được vẽ hướng xuống, nối các mức đỉnh thấp hơn liên tiếp.
Đường xu hướng cũng thường xuyên được vẽ lại khi thị trường có sự thay đổi. Độ dốc của một đường xu hướng cho ta biết tốc độ gia tăng xu thế thị trường. Một đường xu hướng có độ dốc lớn trong thị trường giá lên biểu hiện cho sự gia tăng mạnh mẽ, mang tính không bền vững cũng là thời điểm khó có thể ra nhập thị trường. Khi một đường xu hướng hoán đổi vai trò từ vị thế là đường xu hướng của thị trường giá lên trở thành đường xu thế của thị trường giá xuống, đó là thông tin rõ ràng nhất cho chúng ta biết xu thế đã thay đổi hoàn toàn. Sau khi bị hoán đổi vai trò, đường xu hướng được xem xét như mức kháng cự thị trường.
Nội dung về đường xu hướng cũng được xem xét thông qua đường kênh giá khi giá của tài sản dao động xung quanh một dải giá song song.
Hình3. 2 Đường kênh giá.
1 2
3 4
Khi một đường xu hướng tăng cơ bản được vẽ từ các điểm 1, 3 và 5 thì đường kênh giá có thể được xây dựng bằng cách vẽ song song với đường xu hướng này.
Việc phá vỡ đường xu hướng chính báo hiệu một sự thay đổi quan trọng trong xu hướng. Nhưng sự phá vỡ một đường kênh giá đi lên có ý nghĩa ngược lại và báo hiệu một sự gia tăng của xu hướng đang tồn tại. Các nhà giao dịch trên thị trường xem việc giá vượt qua đường phía trên trong xu hướng tăng như là một lý do để tăng thêm vị thế mua. Tuy vậy trong hai đường, đường xu hướng cơ bản là quan trọng và đáng tin cậy hơn. Đường kênh giá chỉ có giá trị thứ yếu trong kỹ thuật đường xu hướng.