Phương pháp CANSLIM hiệu chỉnh (Bộ lọc cổ phiếu)

Một phần của tài liệu Lập và quản lý danh mục đầu tư theo phương pháp CANSLIM (Trang 40)

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phân tích cơ bản

2.2.1.1. Chỉ tiêu về ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:

Vào mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế sẽ có những ngành có khả năng phát triển khác nhau. Do đó, cần luôn theo dõi sát sao biến động kinh tế vĩ mô để lựa chọn ngành để đầu tư một cách phù hợp (Bước 1). Ví dụ, giai đoạn vừa qua khi nền kinh tế VN chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát và nhập siêu

thì những ngành như phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng hay những ngành xuất khẩu thu ngoại tệ dựa trên nguồn nguyên vật liệu trong nước như cao su, café…) là những ngành được ưu tiên để đầu tư. Khi nền kinh tế phát triển mạnh, thì khối tài chính, ngân hàng, bất động sản lại là lựa chọn tốt.

2.2.1.2. Chỉ tiêu về vị thế công ty trong ngành, chiến lược phát triển(Bước 2)

Chỉ tiêu này tương ứng tiêu chuẩn L, N trong Canslim. Cần xem xét thị phần, thương hiệu của doanh nghiệp trong ngành, chiến lược phát triển các sản phẩm mới hay công nghệ mới.

2.2.1.3. Chỉ tiêu về cơ cấu cổ đông, Ban lãnh đạo (tương ứng tiêu chuẩn I trong Canslim - Bước 3). trong Canslim - Bước 3).

Cơ cấu sở hữu của cổ phiếu phải có cổ đông là các tổ chức, các định chế tài chính lớn. Ban lãnh đạo phải có nhiều kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, đã từng trải qua nhiều vị trí quan trọng tương đương với vị trí hiện tại.

2.2.1.4. Chỉ tiêu tài chính (Bước 4):

 Chỉ tiêu về kết cấu tài sản

Chọn doanh nghiệp có cơ cấu tài sản cố định lớn vì tài sản tạo ra EBIT, doanh nghiệp có kết cấu TSCĐ lớn có khả năng tạo lợi nhuận lớn và đặc biệt là gia tăng giá trị doanh nghiệp trong dài hạn. TSCĐ lớn cũng đồng nghĩa với khấu hao lớn, khấu hao lớn sẽ cho phép doanh nghiệp tăng dòng tiền, giảm thuế, tránh hao mòn vô hình và mau chóng thay đổi công nghệ.

Ngoài ra kết cấu tài sản phải hợp lý: tài sản dài hạn phải được đảm bảo bằng nguồn vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn và doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn Vốn lưu động thường xuyên (VCSH + Vay dài hạn – tài sản dài hạn)

 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn:

Tập trung vào doanh nghiệp có hệ số nợ cao nhưng đảm bảo khả năng thanh toán vì ROE = ROI / (1-vay/nguồn vốn) = ROI/(1- hệ số nợ). Hệ số nợ cao cho phép tăng tối đa ROE, tăng giá trị sử dụng tài sản, tăng tốc độ tăng trưởng, tránh lạm phát, tiết kiệm thuế từ lãi vay.

Mặt khác ROE = [ROA + Nợ/VCSH x (ROA – r)] x (1-t) trong đó t là thuế TNDN

Hệ số nợ càng cao sẽ đem lại tỷ suất ROE càng cao. (Điển hình là trường hợp của S99, tỷ số nợ/VCSH lên tới 130% đã đẩy ROE của S99 lên tới 51%). Chỉ cần ROA> chi phí lãi vay thì có thể đẩy hệ số nợ lên max để tối đa hoá tỷ suất sinh lời của cổ phiếu.

 Chỉ tiêu về tăng trưởng (g- tuơng ứng chỉ tiêu C, A trong Canslim)

Giá cổ phiếu tỷ lệ thuận với g vì Giá cổ phiếu = Cổ tức năm sau / (r-g) trong đó r là lãi suất chiết khấu.

g = ROE x k (hệ số lợi nhuận giữ lại)

= Doanh thu/Tài sản x Lợi nhuận/Tài sản x Tài sản/VCSH x k = vòng quay vốn x ROS x 1/(1-hệ số nợ) x k

Do đó, 1 hệ số nợ cao sẽ có khả năng tạo ra hệ số tăng trưởng cao.

 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Các chỉ tiêu này phải đảm bảo lớn hơn một

Khả năng thanh toán nhanh = (TSNH – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn = TSNH/Nợ ngắn hạn.

 Chỉ tiêu sinh lời: ROE, ROA, Profit margin

 Chỉ tiêu thị trường: EPS, P/E, P/B (tiêu chuẩn C, A trong Canslim).

Tỷ lệ này cũng cần căn cứ vào các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Giai đoạn hiện nay thì những doanh nghiệp có tỷ lệ trên lớn chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn.

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích kỹ thuật (Bước 5)

2.2.2.1. Chỉ tiêu về tính thanh khoản:

Dựa vào số lượng khớp lệnh bình quân 1 phiên của cổ phiếu. Tính thanh khoản của cổ phiếu thường tỷ lệ thuận với con số này

2.2.2.2. Chỉ tiêu về hỗ trợ từ các nhà đầu tư, tổ chức lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào quy mô lệnh mua, bán bình quân của cổ phiếu. Nếu con số này lớn cho thấy cổ phiếu thường được giao dịch bởi các tổ chức và nhà đầu tư lớn.

2.2.2.3. Tỷ lệ vốn hoá thị trường:

Tuỳ vào từng thời điểm mà tiêu chí lựa chon sẽ khác nhau. Những cổ phiếu có vốn hoá nhỏ nhưng thanh khoản và có suất sinh lời cao thường có biến động về giá rất lớn và dễ bị làm giá. Trong trường hợp thị trường lên, đầu tư vào các cổ phiếu này là một lựa chon không tồi. Ngược lại, trong trường hợp không rõ xu hướng thị trường, hay thị trường tăng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro thì đầu tư vào Top 20 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất thị trường sẽ là khôn ngoan hơn.

2.3. Xác định danh mục đầu tư ở công ty FIT

2.3.1. Xác định cổ phiếu trong danh mục

Để có được danh mục theo các tiêu chí ở trên (theo phương pháp CANSLIM ở hiệu chỉnh), nguồn dữ liệu cung cấp cho việc chọn cổ phiếu được lấy trên thị trường. Sử dụng bảng thống kê giao dịch hàng ngày trên hai sàn tính đến ngày 7/2/2009, bảng tỷ trọng vốn hóa thị trường, dữ liệu trong báo cáo tài chính quý, năm của các công ty, có thể chọn được danh sách gồm 11 cổ phiếu. Đó là các cổ phiếu: ACB, DBC, PET, PVS, SD9, SCJ, S99,VSP, DPM, HPG,

VNM. Do yêu cầu đầu tư ngắn hạn nên chúng ta sẽ ưu tiên cho các cổ phiếu trên sàn HASE ( cùng với việc sử dụng đồ thị trong phân tích kỹ thuật ) chúng ta lựa chọn được các cổ phiếu sau: ACB, DBC, SCJ, SD9, S99. Các cổ phiếu PET, PVS, VSP, DPM, HPG, VNM được đưa vào danh mục dự phòng. Số lượng cổ phiếu theo tư tưởng của W. J. O’Neil không nên quá lớn vì như vậy một mặt sẽ rất khó quản lý danh mục với số lượng thông tin lớn,mặc dù vậy nó không trái với tư tương đa dạng đầu tư của Markowitz,bởi do cách thức đầu tư của chúng ta là ngắn hạn, đầu tư vào những cổ phiếu hàng đầu và đương nhiên cần có một mức tập trung vốn nhất định.

Đặc điểm của các cổ phiếu trong danh mục

 Cổ phiếu có tính thanh khoản tốt,có giá trị vốn hóa thị trường tương đối lớn

 Cổ phiếu thuộc nghành ít ảnh hưởng của khủng hoảng( không phụ thuộc vào tình hình xuất nhập khẩu, giá cả vật liệu thế giới,ít phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô như tỷ giá lãi xuất, sản phẩm thiết yếu với đời sống)

 Kết quả kinh doanh bốn quý và cả năm tốt

 Dòng tiền ổn định qua các quý,ít chịu ảnh hưởng của hàng tồn kho và các khoản phải thu.

 P/E thấp,EPS cao, và có khả năng tăng trưởng trong năm 2009. P/B thấp.

 Mệnh giá thấp

 Cổ phiếu được nắm giữ bởi các tổ chức lớn có khả năng hộ trợ giá

2.3.2. Xác định tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục

Bằng thuật toán solver trong excel, chuỗi lợi suất theo tuần các cổ phiếu từ ngày 2.6.2008 đến ngày 9.2.2009 ta xác định được tỷ trong của các cổ phiếu trong danh mục như sau( với lợi suất yêu cầu là 0.75% một tuần) (Phần tính toán cụ thể được trinh bày ở phụ lục)

cổ phiếu acb dbc scj sd9 s99 tỷ trọng 0.52832 1 0.07508 6 0.39659 3 0 0

Danh mục được xây dựng với tỷ trọng xác định sao cho với lợi suất yêu cầu cho trước, nhà đầu tư tìm được tỷ trọng đầu tư vào từng cổ phiếu sao cho danh mục có độ rủi ro thấp nhất. Tuy vậy, quyết định đầu tư hay không, đầu tư vào thời điểm nào lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,một trong những yếu tố đó là xu hướng thị trường, việc xác định xu hướng thị trường tư đó lựa chọn thời điểm mua bán hợp lý cần có sự trợ giúp của phân tích kỹ thuật. Đây cũng chính là nội dung của chương tiếp theo.

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH DANH MỤC

Khi đã chọn được cổ phiếu tốt theo phân tích cơ bản, chúng ta kết hợp nó với phân tích kỹ thuật để phục vụ trong quá trình đầu tư cũng như quản trị danh mục của mình, bởi chiến lươc mà chúng ta đã chọn chiến lược đầu tư chủ động. Sau đây sẽ là các khái niệm cơ bản và cách sử dụng một số chỉ báo trong phân tích kỹ thuật

3.1. Giới thiệu về một số chỉ báo trong phân tích kỹ thuật

Do mục tiêu của đề tài là lập danh mục đầu tư và ứng dụng phân tích kỹ thuật vào việc mua bán cổ phiếu,chứ không phải giới thiệu về phân tích kỹ thuật nên tác giả không đi sâu vào lý thuyết về phân tích kỹ thuật. Tác giả sẽ giới thiệu về cách sử dụng một số chỉ báo như : đường xu thế, khối lượng giao dịch, đường MACD, dải Bollinger,chỉ số RSI.

3.1.1. Đường xu thế.

Một đường xu hướng tăng được vẽ hướng lên, nối các mức đáy cao hơn liên tiếp. Một đường xu hướng giảm được vẽ hướng xuống, nối các mức đỉnh thấp hơn liên tiếp.

Đường xu hướng cũng thường xuyên được vẽ lại khi thị trường có sự thay đổi. Độ dốc của một đường xu hướng cho ta biết tốc độ gia tăng xu thế thị trường. Một đường xu hướng có độ dốc lớn trong thị trường giá lên biểu hiện cho sự gia tăng mạnh mẽ, mang tính không bền vững cũng là thời điểm khó có thể ra nhập thị trường. Khi một đường xu hướng hoán đổi vai trò từ vị thế là đường xu hướng của thị trường giá lên trở thành đường xu thế của thị trường giá xuống, đó là thông tin rõ ràng nhất cho chúng ta biết xu thế đã thay đổi hoàn toàn. Sau khi bị hoán đổi vai trò, đường xu hướng được xem xét như mức kháng cự thị trường.

Nội dung về đường xu hướng cũng được xem xét thông qua đường kênh giá khi giá của tài sản dao động xung quanh một dải giá song song.

Hình3. 2 Đường kênh giá.

1 2

3 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi một đường xu hướng tăng cơ bản được vẽ từ các điểm 1, 3 và 5 thì đường kênh giá có thể được xây dựng bằng cách vẽ song song với đường xu hướng này.

Việc phá vỡ đường xu hướng chính báo hiệu một sự thay đổi quan trọng trong xu hướng. Nhưng sự phá vỡ một đường kênh giá đi lên có ý nghĩa ngược lại và báo hiệu một sự gia tăng của xu hướng đang tồn tại. Các nhà giao dịch trên thị trường xem việc giá vượt qua đường phía trên trong xu hướng tăng như là một lý do để tăng thêm vị thế mua. Tuy vậy trong hai đường, đường xu hướng cơ bản là quan trọng và đáng tin cậy hơn. Đường kênh giá chỉ có giá trị thứ yếu trong kỹ thuật đường xu hướng.

3.1.2. Đường khối lượng

Các quy tắc khi sử dụng đường khối lượng.

1. Khi giá đang tăng và khối lượng cũng đang tăng thì xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục,nghĩa là giá sẽ tăng.

2. Khi giá đang tăng và khối lượng lại giảm thì xu hướng hiện tại có thể không tiếp tục,có nghĩa là giá sẽ tăng chậm dần và bắt đầu giảm.

3. Khi giá đang giảm và khối lượng lại tăng thì xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục có nghĩa là giá sẽ tiếp tục giảm.

4. Khi giá giảm và khối lượng cũng giảm thì có thể xu hướng hiên tại sẽ không tiếp tục, có nghĩa là giá sẽ giảm chậm dần và sẽ đảo chiều tăng lên. 5. Khi khối lượng không tăng không giảm thì nó không tác động gì đến giá,

khi đó ta sẽ dùng một chỉ báo khác

3.1.3. Đường MA3.1.3.1. Ý nghĩa 3.1.3.1. Ý nghĩa

Trung bình trượt là chỉ số giá trung bình của một loại chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Trung bình trượt là một chỉ số tổng quát nêu lên cách thức làm trơn dữ liệu và sử dụng để xác nhận xu hướng giá. Khoảng thời gian lựa chọn cho mỗi số trung bình trượt phụ thuộc vào đối tượng phân tích, khoảng thời gian phổ biến nhất thường được sử dụng là 9/10, 18/20, 40/50, 100 và 200 đơn vị thời gian. Các thị trường tương lai thường sử dụng các số trung bình trượt ngắn hạn, ví dụ như 9 và 18 đơn vị thời gian; trong khi đó đối với các khoản đầu tư dài hạn thì các thời kỳ có 100/200/500 đơn vị thời gian được sử dụng rất phổ biến để tính trung bình trượt. Số trung bình trượt sẽ có ý nghĩa hơn nếu kết hợp với việc phân tích chu kỳ giao dịch của đối tượng phân tích.

Nhân tố cốt yếu trong việc tính toán Trung bình trượt đó là việc xác định khoảng thời gian để tính toán. Giá trị Trung bình trượt phổ biến nhất là Trung bình trượt của 39 tuần (hay 200 ngày). Giá trị Trung bình trượt này khá hữu hiệu trong việc xác định các chu kỳ của thị trường. Độ dài khoảng thời gian tính Trung bình trượt phải phù hợp với chu kỳ thị trường mà bạn muốn theo đuổi. Ví dụ nếu bạn cho rằng một loại chứng khoán nào đó cứ 40 ngày lại đạt được giá cao nhất trong chu kỳ đó thì khoảng thời gian lý tưởng để tính Trung bình trượt là 21 ngày. Việc tính toán này sử dụng công thức sau: : 1

2 +

=T

m

Trong đó: m là độ dài khoảng thời gian tính trung bình trượt, T là chu kỳ của loại chứng khoán nghiên cứu.

Trung bình trượt có nhiều loại khác nhau trong đó phổ biến nhất là Trung bình trượt giản đơn (Simple Moving Average - SMA) và Trung bình trượt số mũ (Exponential Moving Average - EMA). Tất cả các số trung bình trượt đều được sử dụng để phát hiện xu hướng giá và xác định các dấu hiệu mua bán.

3.1.3.2. Công thức tính

Trung bình trượt giản đơn - SMA của một loại chứng khoán được tính bằng cách cộng giá đóng cửa của nó trong khoảng thời gian nhất định ( khoảng thời gian này có thể tính bằng ngày, tuần, tháng) rồi chia tổng tìm được cho tổng các đơn vị tính trong khoảng thời gian thời gian trên. Trong những ngày tiếp theo giá cách xa thời điểm hiện tại nhất (giá cũ nhất) sẽ bị loại ra và giá hiện tại sẽ thay thế giá cũ đó để tính trung bình trượt, chính vì thế mà số trung bình sẽ “trượt” hàng ngày. SMA được tính theo công thức sau:

SMA= (P1+P2+P3+…+Pn)/n

Trong đó:P là giá đóng cửa của loại chứng khoán và n là số đơn vị thời gian trong thời kỳ tính SMA

Trung bình trượt số mũ - EMA cũng có cách tính tương tự như cách tính Trung bình trượt giản đơn. Tuy nhiên EMA đặt trọng số lớn nhất vào giá hiện tại và nhẹ nhất vào giá cũ. EMA của một loại chứng khoán được tính bằng cách cộng một phần giá ngày hôm nay với giá trị SMA ngày hôm qua của chính loại chứng khoán đó. SMA coi giá của tất cả các đơn vị trong khoảng thời gian cần tính có vai trò như nhau, trong khi đó EMA coi những mức giá gần nhất với hiện tại có vai trò lớn hơn so với các mức giá trước đó.

Phần lớn các nhà đầu tư cảm thấy quen thuộc với khoảng thời gian xác định hơn là giá trị phần trăm, vì vậy giá trị phần trăm có thể chuyển đổi sang một khoảng thời gian tương đương. Công thức chuyển đổi như sau:

3.1.3.3. Ứng dụng thực tế

 Xu hướng thị trường

Việc sử dụng Trung bình trượt chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong mối quan hệ với giá thực của loại chứng khoán. Điều này có nghĩa là Trung bình trượt và giá thực của chứng khoán phải được vẽ trên cùng một biểu đồ với cùng độ phân chia trên trục Ox. Vị trí của đường Trung bình trượt có thể được sử dụng để chỉ ra xu hướng của thị trường.

 Nếu đường giá ở phía trên đường trung bình trượt và đường trung bình

Một phần của tài liệu Lập và quản lý danh mục đầu tư theo phương pháp CANSLIM (Trang 40)