Những nội dung chính yếu của thẩm định tín • Thẩm định các giấy tờ sẽ cho biết khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hay không?..
Trang 1Trường đại học kinh tế TP.HCM
Khoa ngân hàng
Bài giảng
Môn học thẩm định tín dụng
Trang 3Chương 1: Tổng quan về thẩm định tín dụng
I Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng
1- Khái niệm
Thẩm định tín dụng là quá trình tổ chức thu thập và xử l{ thông tin thông qua việc sử
dụng các công cụ kỹ thuật và kỹ năng để phân tích, đánh giá khách hàng một cách toàn diện, thống nhất và tuân thủ các quy định pháp luật nhằm làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng
Trang 42- Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả
nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay
– Đánh giá được mức độ tin cậy của phương án
sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư mà khách hàng lập và nộp cho NH
– Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của dự án
khi quyết định cho vay – Giúp cho sự quyết định cho vay một cách chính
xác, giảm bớt xác suất xẩy ra hai loại sai lầm là cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay dự án tốt
Trang 5II Những nội dung chính yếu của thẩm định tín
• Thẩm định các giấy tờ sẽ cho biết khách
hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hay không?
Trang 62 Thẩm định mục đích vay vốn của khách
hàng
• Vay vốn để phục vụ cho những hoạt động
của khách hàng không được trái với
những quy định của pháp luật: kinh
doanh đúng theo giấy phép kinh doanh , đúng ngành nghề, luật pháp không cấm…
• Mục đích vay vốn phải phù hợp với
những quy định hiện tại của NH : các
danh mục sản phẩm mà NH đang được phép cấp tín dụng…
Trang 73 Thẩm định khả năng tài chính
Đó là đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính như là:
– Đánh giá qua các tỉ số tài chính
– Đánh giá qua sơ đồ tài chính
– Đánh giá sử dụng vốn và tài trợ vốn
Trang 84 Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh
hoặc dự án đầu tư
• Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh : Thị trường, doanh thu chi phí lợi nhuận, vốn đầu
tư, nguồn tài trợ …
• Đánh giá dự án đầu tư : Loại đầu tư, vốn đầu
tư, dòng tiền của dự án, hiệu quả kinh tế của
dự án ( NPV, IRR ) …
• Mục đích là chỉ chọn lựa những phương án
SXKD hoặc dự án đầu tư có hiệu quả và khả thi
và sẽ loại phương án hoặc dự án đầu tư không hiệu quả
Trang 95 Thẩm định khả năng trả nợ
Nhằm đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng
Khả năng trả nợ quan trọng nhất của khách
hàng phải được căn cứ dựa vào:
– Từ hiệu quả của phương án sản xuất kinh
doanh – Từ hiệu quả của dự án đầu tư
– Từ tài sản bảo đảm nợ vay
Trang 106 Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Tài sản đảm bảo nợ vay có thể là: Tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, hoặc hình thức đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba
Giá trị đảm bảo phải thoả mãn : Có giá trị
lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo, có thể tạo
ra tiền,có cơ sở pháp l{ để người cho vay có thể sử l{ tài sản đảm bảo
Trang 117 Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng
Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo NH tiên liệu được phần nào khả năng thu hồi nợ và những rủi ro trước khi cho vay
• Phân tích độ nhậy
• Phân tích tình huống
• Phân tích mô phỏng
• Phân tích rủi ro
Trang 12III Lập tờ trình thẩm định
Trên cơ sở kết quả của những nội dung thẩm
định thì nhân viên thẩm định phải lập tờ trình
thẩm định
1 Đánh giá khách hàng vay vốn: Giới thiệu khách
hàng, năng lực pháp l{, mục đích vay, năng lực tài chính, phương án sản suất kinh doanh hoặc dự án đầu tư,tài sản đảm bảo, nhu cầu vay vốn
Trang 14V Tổ chức thực hiện công tác thẩm định
1 Nguyên tắc
– Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các
phòng ban và các cá nhân tham gia trong quy trình thẩm định
– Phân quyền thẩm định và xác định mức thẩm
quyền phán quyết tín dụng sẽ căn cứ vào quy
mô, năng lực của từng chi nhánh/ phòng giao dịch
– Chú trọng tư cách đạo đức của nhân viên thẩm
định – Tuân thủ yêu cầu kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội
bộ
Trang 152 Cơ cấu tổ chức công tác thẩm định
– Mô hình phân tán: Công tác thẩm định và phê
duyệt được thực hiện tại các chi nhánh và phòng giao dịch trong khuôn khổ và thẩm quyền đã được cho phép Vượt thẩm quyền sẽ chuyển lên cấp
trên
– Mô hình tập trung: Công tác thẩm định và phê
duyệt được thực hiện tại các chi nhánh và phòng giao dịch Đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ về một trung tâm ( hội sở ) và sẽ được tái thẩm định và sẽ được hội đồng tín dụng xem sét đối với những
khỏan vay lớn
Trang 16– Cơ cấu tổ chức có thể bố trí như sau:
Trang 17CÂU HỎI ÔN TẬP:
1 Tại sao phải thẩm định tín dụng trước khi cho vay? Mục tiêu
của thẩm định tín dụng là gì?
2 Dựa vào mục tiêu của thẩm định tín dụng, hãy trình bầy
những khía cạnh hay những nội dung mà công tác thẩm
định tín dụng cần quan tâm
3 Vai trò của thông tin quan trọng thế nào đối với công tác
thẩm định tín dụng? Làm thế nào có đủ thông tin một cách chính xác và kịp thời để thẩm định tín dụng
4 Trình bầy sơ lược các bước của quy trình thẩm định tín
dụng Trong các bước đó bước nào là quan trọng nhất? Tại sao ?
5 Công tác thẩm định tín dụng có quan hệ như thế nào với
quyết định cho vay? Phân tích chi tiết thêm về mối quan hệ
đó
Trang 18– Xây dựng những tiêu chí và những yêu cầu cụ thể cho công tác thẩm định năng lực pháp lý của KH – Cung cấp cơ sở phân tích năng lực pháp lý KH theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trang 191 Khái niệm, ý nghĩa và mục đích thẩm
Trang 201.2 Ý nghĩa
– Giúp cho NH chọn lọc được khách hàng đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự để cấp tín dụng cho khác hàng
– Giúp cho cập nhật kịp thời những thay đổi
về điều kiện pháp lý của khách hàng, góp phần hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch với khách hàng
– Là cơ sở để phân nhóm khách hàng trong chiến lược mở rộng khách hàng và xác định khách hàng mục tiêu
Trang 21– Cập nhật thông tin cho việc theo dõi và giám sát khách hàng trong quá trình giao dịch
Trang 222 Thẩm định năng lực pháp lý đối với khách hàng doanh nghiệp
2.1 Giới thiệu khách hàng doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm
Khách hàng doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng và có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Trang 23 Các tổ chức kinh tế của Việt Nam
Là tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp
luật Việt Nam:
– Các tổ chức kinh tế hoạt động theo luật doanh nghiệp: doanh nghiệp trong nước
– Các tổ chức kinh tế hoạt động theo luật đầu
tư nước ngoài: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài
– Các tổ chức kinh tế hoạt động theo luật hợp tác xã: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh hợp tác xã
Trang 24Các tổ chức kinh tế của nước ngoài
Là tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật của nước ngoài, có trụ sở ở nước ngoài:
– Chi nhánh công ty nước ngoài
– Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
Trang 25đó –Có quyền nhân danh mình để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Trang 26• Không có tư cách pháp nhân:
–Cũng hội đủ các điều kiện tổ chức hoạt động kinh doanh
–Chựu trách nhiệm vô hạn trước pháp luật cho các hoạt động kinh doanh của mình
–Doanh nghiệp tư nhân không đựợc coi
là DN có tư cách pháp nhân
Trang 27 Có tư cách pháp nhân hoăc không có tư cách pháp nhân
Trang 282.1.3 Các loại hình doanh nghiệp
Trang 29– Văn phòng đại diện và các chi nhánh của tổ chức kinh tế Việt Nam
– Công ty liên doanh
– Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài – Tổ chức kinh tế nước ngoài
– Văn phòng đại diện và chi nhánh của tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam
Trang 302.2 Tài liệu thẩm định
Tài liệu thẩm định là hồ sơ pháp lý của khách hàng doanh nghiệp:
– Giấy phép thành lập (nếu có)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Điều lệ hoạt động của DN
– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có)
Trang 31– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu giao dịch – Giấy phép hoạt động (nếu có)
– Giấy phép xuất nhập khẩu
– Văn bản xác định người đại diện theo pháp luật
– Các tài liệu khác( Biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, cầm cố thế chấp tại NH)
Trang 322.3 Nội dung thẩm định
– Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý
– Tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ pháp lý – Thẩm định tư cách pháp nhân
– Thẩm định người đại diện theo pháp luật – Thẩm định thời gian hoạt động của DN
– Thẩm định ngành nghề kinh doanh
Trang 333 Thẩm định năng lực pháp lý đối với khách hàng cá nhân
3.1 Giới thiệu khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân bao gồm: Hộ gia đình, hộ
kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác và cá nhân
3.1.1 Hộ gia đình:
– Khái niệm: Hộ gia đình là tập hợp các thành viên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực kinh doanh khác do luật pháp quy định
Trang 34• Hộ gia đình chựu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung không đủ
để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên phải chựu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình
Trang 353.1.2 Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh
• Khái niệm: Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá
nhân có đăng ký kinh doanh là chủ thể kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa điểm,
sử dụng không quá số người lao động theo quy định của pháp luật,không có con dấu riêng và chựu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh
Trang 36• Đặc điểm:
– Phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là ủy ban nhân dân quận, huyện
– Quy mô hoạt động nhỏ, sử dụng lao động thường xuyên không quá số người lao động theo quy định của pháp luật
– Người đại diện theo pháp lý cho hộ kinh doanh cá thể là chủ hộ
Trang 373.1.3 Tổ hợp tác
• Khái niệm: Tổ hợp tác là nhóm từ ba cá nhân
trở lên, cùng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng và cùng chịu trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng nhận của UBND xã, phường, thị trấn
• Đặc điểm:
– Tổ hợp tác hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác,
có chứng nhận cũa UBND xã, phường
– Không đăng ký kinh doanh
Trang 38– Các thành viên gọi là tổ viên thực hiện hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi, giúp đỡ nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ
– Người đại diện pháp lý của tổ hợp tác là tổ trưởng
Trang 393.1.4 Cá nhân
Cá nhân được xem xét về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự cá nhân
• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
– Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự
– Mọi cá nhân đều có quyền pháp luật dân sự như nhau, có từ khi mới sinh và chấm dứt khi chết – Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế trừ một số trường hợp do pháp luật quy định
Trang 40• Năng lực hành vi dân sự:
– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự
– Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy
đủ, trừ trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế và theo quy định của pháp luật
– Từ 6 tuổi tới dưới 18 tuổi có năng lực hành vi dân
sự chưa đầy đủ Khi giao dịch dân sự phải được sự giám hộ của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi
Trang 41– Cá nhân chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự Mọi giao dịch phải do người đại diện xác lập, thực hiện
– Cá nhân mất hành vi dân sự khi cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình ( có quyết định của tòa án trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền) Mọi gia dịch do người đại diện thực hiện
– Cá nhân hạn chế năng lực hành vi dân sự và có quyết định của tòa án thì mọi giao dịch liên quan đến tài sản phải có sự đồng ý của người giám hộ, trừ giao dịch nhỏ phục vụ sinh hoạt hàng ngày
Trang 423.2 Đặc điểm của khách hàng cá nhân
• Khách hàng cá nhân là một người độc lập hoặc tập hợp của nhiều người( hộ gia đình )
• Sinh hoạt của cá nhân gắn liền với sinh hoạt của gia đình
• Không có cơ sở xác định chính xác tuổi thọ
• Thông tin tài chính không rõ ràng vì có thu nhập
Trang 433.3 Tài liệu thẩm định
3.3.1 Hộ gia đình
– Sổ hộ khẩu
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ
– Văn bản xác minh người đại diện theo pháp luật
3.3.2 Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng
ký kinh doanh
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Giấy phép hoạt động (nếu có)
– Giấy phép xuất nhập khẩu (nếu có)
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của chủ
hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh
Trang 443.3.3 Tổ hợp tác
– Hợp đồng hợp tác có chứng nhận của UBND xã, phường, thị trấn
– Tài liệu xác định người đại diện theo pháp luật của tổ hợp tác
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp tổ trưởng ủy quyền cho tổ viên thực hiện hoạt động cần thiết của tổ
Trang 453.3.4 Cá nhân
– Sổ hộ khẩu hoặc KT3
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
– Giấy khai sinh
– Đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân, quyết định của tòa án về việc ly hôn
– Thị thực nhập cảnh còn hiệu lực (đối với người nước ngoài)
Trang 463.4 Nội dung thẩm định
• Thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý
• Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân, người đại diện nhằm xác định những cá nhân đủ tư cách để giao dịch với NH
• Thẩm định tư cách đại diện của cá nhân, hộ gia đình,
tổ hợp tác, phải có đầy đủ căn cứ để chứng minh
• Thẩm định thời gian hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ, tổ hợp tác
• Thẩm định ngành nghề kinh doanh đặc thù
• Thẩm định nơi cư trú của khách hàng cá nhân
Trang 47CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Trình bầy khái niệm, đặc điểm và mục đích
của thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng?
2 Trình bầy khái niệm và phân tích đặc điểm
Trang 48Chương 3: Thẩm định năng lực tài
• Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng
• Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
• Đo lường những rủi ro tài chính có thể xẩy ra
Trang 491.2 Nguyên tắc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
• Tuân thủ theo những quy định của pháp luật, của NH về công tác phân tích tài chính
• Đảm bảo tính trung thực, khách quan
• Đảm bảo tính chính xác
Trang 501.3 Những yêu cầu đối với thẩm định năng lực tài chính
Trang 51• Đối với người thẩm định
– Lắm vững các kiến thức về kế toán, tài chính
và các kỹ năng phân tích tài chính
– Năm vững những quy định của NH
– Lắm vững các phần mềm trong xử lý và phân tích thông tin
– Có những kiến thức về công tác phỏng vấn , điều tra khách hàng
Trang 522 Thẩm định năng lực tài chính của khách
hàng doanh nghiệp
2.1 Thẩm định mức độ tin cậy của các báo
cáo tài chính:
• Báo cáo tài chính của DN gồm bảng cân đối
kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính
• Tài liệu về báo cáo tài chính đã được kiểm
toán là tốt nhất
Trang 53• Nếu chưa được kiểm toán hoặc kiểm toán
chưa được kịp thời thì nhân viên thẩm định cần thực hiện các bước như sau:
― Nghiên cứu thật kỹ tính chính xác của
các số liệu trong báo cáo tài chính
― Mời khách hàng đến để thảo luận,
phỏng vấn
― Viếng thăm thực tế tại doanh nghiệp
― Đưa ra kết luận về mức độ tin cậy của
tài liệu