Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc và miền núi, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi nay là Uỷ ban Dân tộc đã tập trung nghiên cứu và phân định
Trang 2Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết của dự án
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của vùng dân tộc và miền núi Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách lớn và cụ thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi, vùng dân tộc và miền núi đã có sự chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên nhiều nơi vẫn còn rất khó khăn và rất lạc hậu
Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc và miền núi, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi ( nay là Uỷ ban Dân tộc) đã tập trung nghiên cứu và phân định các vùng này thành 3 khu vực theo trình độ phát triển Được sự uỷ nhiệm của Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi đã ban hành các quyết định công nhận 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi của cả nước Căn cứ kết quả phân định 3 khu vực I, II, III, ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa ( gọi tắt là Chương trình 135) Đây là Chương trình đầu tư cho các xã khu vực III, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống Nhờ đó các xã khu vực III đã có bước phát triển mới về kinh tế – xã hội Từ một nền sản xuất phân tán mang nặng tính tự cung, tự cấp đã dần dần chuyển sang sản xuất hàng hoá, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện và nâng cao, các lĩnh vực giáo dục,
y tế, văn hoá đã phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, trong thời gian qua các xã khu vực I và khu vực II vùng dân tộc và miền núi cũng đã đạt trình độ phát triển cao hơn so với thời điểm phân định 3 khu vực trước đây nhờ sự đầu tư phát triển của Chính phủ, của địa phương và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cộng đồng các dân tộc ở địa phương Nhưng sự đầu tư của Chính phủ và địa phương trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua như thế nào thì chưa có đề tài, dự án nào nghiên cứu, điều tra làm rõ
Chính vì vậy, điều tra việc thực hiện chính sách trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua là cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở kết quả điều tra, các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách có thể
điều chỉnh, bổ sung, xây dựng chính sách mới phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của từng khu vực, tạo bước chuyển biến cơ bản và toàn diện về kinh tế – xã hội, đưa vùng dân tộc và miền núi đi lên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước
2 Mục tiêu của dự án
Thông qua nghiên cứu tài liệu báo cáo về thực hiện chính sách trên địa bàn 3 khu vực của một số địa phương và kết quả điều tra khảo sát các xã khu vực
Trang 3hiện các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với 3 khu vực làm căn cứ cho việc kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách trên địa bàn 3 khu vực trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách lớn thực hiện trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đối với 3 khu vực của một số địa phương, báo cáo của một số cơ quan khác và khảo sát thực địa các xã khu vực I, II, III tại 3 tỉnh Cao Bằng, Sơn La và Gia Lai
4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, dự án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
- Bối cảnh ra đời và tác dụng của việc phân định 3 khu vực vùng dân tộc
và miền núi theo trình độ phát triển
- Tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua, làm rõ những kết quả quan trọng đã đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém và nguyên nhận
- Từ giá trị thực tiễn của việc phân định 3 khu vực và kết quả thực hiện các chính sách đối với 3 khu vực trong 10 năm qua, kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách đối với 3 khu vực trong thời gian tới
- Phương pháp điều tra thực địa bằng mẫu thống kê và bảng hỏi tại các địa
điểm xác định; phỏng vấn cán bộ các cấp xã, huyện, tỉnh; tổ chức toạ đàm; tổ chức toạ đàm lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức hội thảo liên ngành
6 Bố cục của dự án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, dự án gồm 3 phần lớn:
- Bối cảnh ra đời và tác dụng của việc phân định 3 khu vực vùng dân tộc
và miền núi theo trình độ phát triển
- Tình hình thực hiện chính sách kinh tế - xã hội tại 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi trong 10 năm qua
- Kiến nghị một số giải pháp về cơ chế, chính sách đối với từng khu vực vùng dân tộc và miền núi trong thời gian tới
7 Các thành viên thực hiện dự án
- TS Lê Kim Khôi, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Chủ nhiệm DA
- CN Nguyễn Thị Đức Hạnh, CV Vụ Kế hoạch – Tài chính, thư ký DA
Trang 4- KS Ma Trung Tû, CV Vô Hîp t¸c Quèc tÕ, thµnh viªn
- KTS NguyÔn Huy T−êng, PVT Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- TS NguyÔn V¨n Träng, PVT Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- CN Ph¹m ThÞ Kim Oanh, CVC Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- CN TriÖu Kim Dung, CVC Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- CN NguyÔn ThÞ Kim Dung, CVC Vô KHTC, thµnh viªn
- CN NguyÔn V¨n DuÈn, CVC Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- CN Hå V¨n Thµnh, CVC Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- CN NguyÔn V¨n Thanh, CVC Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- KTS NguyÔn Träng Trung, CVC Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- CN NguyÔn H−¬ng Lan, CV Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- CN Vò Hoµng Anh, CV Vô KÕ ho¹ch – Tµi chÝnh, thµnh viªn
- CN Ph¹m B×nh S¬n, CV Vô Hîp t¸c Quèc tÕ, thµnh viªn
- CN Vò TuyÕt Nga, CV Vô Hîp t¸c Quèc tÕ, thµnh viªn
- CN Lª ThÞ H−êng, CV Vô Hîp t¸c Quèc tÕ, thµnh viªn
Trang 5Phần thứ nhất Bối cảnh ra đời và tác dụng của việc phân định
3 khu vực vùng dân tộc và miền núi theo trình độ
phát triển
-
Vùng dân tộc và miền núi là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, là căn cứ cách mạng trong suốt thời kỳ kháng chiến, là vùng có địa hình hiểm trở và tài nguyên phong phú, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị,
an ninh, quốc phòng, với 385 xã và hơn 4608 km đường biên giới đất liền, có nhiều cửa khẩu giao lưu kinh tế, văn hoá với nước ngoài; có vai trò quyết định
đối với môi trường sinh thái của cả nước, với hệ thống rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và là đầu nguồn của phần lớn những con sông của nước ta
Với vị trí đặc biệt quan trọng và tài nguyên phong phú như vậy, nhưng do
điểm xuất phát về kinh tế – xã hội quá thấp nên vùng dân tộc và miền núi vẫn chậm phát triển và lạc hậu so với các vùng khác, đời sống của đồng bào các dân tộc còn rất nhiều khó khăn, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém và lạc hậu
I Bối cảnh ra đời 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi
1 Vùng dân tộc và miền núi sau 10 năm đổi mới
Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, tình hình kinh tế, xã hội vùng dân tộc và miền núi đã đạt được những thành tựu, tiến bộ đáng kể và đã hình thành 3 khu vực với trình độ phát triển khác nhau:
- Khu vực I: Gồm các trung tâm đô thị, các thị trấn, các khu công nghiệp Nét nổi bật của khu vực này là kinh tế hàng hoá phát triển khá; là vùng động lực phát triển chính của các tỉnh, huyện miền núi GDP bình quân đầu người có địa phương đạt cao hơn mức bình quân chung cả nước Cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tương đối đồng bộ, bước đầu phục vụ tốt sản xuất, đời sống của đồng bào Trình độ dân trí, đời sống văn hoá - xã hội cộng đồng khá tiến bộ
- Khu vực II: Là khu đệm giữa khu vực I với khu vực III Nhìn chung kinh
tế ở khu vực này phát triển chậm, sản phẩm hàng hoá ít, GDP bình quân đầu người mới bằng 70% mức bình quân chung cả nước Đáng chú ý là sản xuất nông, lâm nghiệp còn nhiều yếu tố tiêu cực như một bộ phận dân cư còn phát rừng làm rẫy Khả năng tái du canh du cư, trồng cây thuốc phiện còn nhiều; đời sống kinh tế tuy đã được cải thiện nhưng thiếu bền vững Số hộ đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao Cơ sở hạ tầng đã được xây dựng nhưng chưa đồng bộ hoặc còn tạm bợ, chưa phục vụ tốt sản xuất, đời sống của đồng bào Mặt bằng dân trí còn thấp, đời sống văn hoá - xã hội cộng đồng nhiều mặt còn hạn chế so với khu vực
I
- Khu vực III: Gồm các xã ở vùng cao, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa Đây là khu vực còn nhiều khó khăn Cơ sở hạ tầng rất yếu kém; nhiều nơi thiếu đất canh tác nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng Sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, phát rừng làm nương
Trang 6rẫy, sống du canh, du cư hoặc định cư nhưng còn du canh Số hộ đói nghèo
chiếm tỷ lệ rất cao GDP bình quân đầu người chỉ bằng khoảng 30% mức bình
quân chung cả nước Trình độ dân trí rất thấp, số người mù chữ, thất học chiếm
tỷ lệ cao Đời sống văn hoá - xã hội cộng đồng chậm được cải thiện, thiếu thông
tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình nhiều nơi chưa đến dân
Để đánh giá đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của 3 khu vực nói
trên, Uỷ ban Dân tộc và miền núi đã xây dựng tiêu chí 3 khu vực và lấy xã làm
đơn vị xếp vào từng khu vực
2 Tiêu chí phân định 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi
Được uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố tiêu chí 3 khu
vực ( văn bản số 7189/ĐPI, ngày 14/12/1995 của Văn phòng Chính phủ), ngày
8/1/1996 Uỷ ban Dân tộc và Miền núi đã ban hành Thông tư số 41/UB-TT qui
định và hướng dẫn thực hiện tiêu chí từng khu vực ở vùng dân tộc và miền núi
Dưới đây là bảng tổng hợp tiêu chí 3 khu vực của các vùng, mỗi khu vực có 5
tiêu chí tương ứng
2.1.Đối với miền núi, vùng cao ( xem biểu 1)
2.2 Đối với vùng dân tộc đồng bằng ( xem biểu 2)
Biểu 1 Tiêu chí để phân định 3 khu vực miền núi, vùng cao theo trình độ
Khu vực III ( Khu vực khó khăn)
nghiệp; vùng cây trồng, vật nuôi
hàng hoá bước đầu phát triển;
ven quốc lộ, tỉnh lộ, ga đường
Địa bàn cư trú: Gồm các xã vùng sâu, vùng
xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới hải đảo Khoảng cách của các xã đến các khu trục
động lực phát triển trên 20km
2 Cơ sở
hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đã hình thành,
bước đầu phục vụ tốt cho sản
xuất và đời sống của đồng bào,
giao thông khá thuận lợi, hệ
thống điện, thuỷ lợi, nước sạch,
trường học, bệnh xá, phát thanh,
truyền hình… đáp ứng cơ bản
được nhu cầu cấp thiết
Cơ sở hạ tầng đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa ổn định Giao thông còn khó khăn, điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, các dịch vụ khác chưa đáp
ưúng yêu cầu phục vụ cho
Cơ sở hạ tầng chưa
được xây dựng hoặc còn tạm bợ Giao thông rất khó khăn, không có đường ô tô vào xã Các công trình
điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh
Trang 7đồng bào thấp kém hoặc không
Các yếu tố xã hội chưa đủ
điều kiện cơ bản cho cộng
đồng phát triển Trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ mù chữ thất học 30-60%, vệ sinh phòng bệnh kém, thiếu thông tin…
Các yếu tố xã hội chưa
đạt mức tối thiểu Dân trí quá thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%, bênh tật nhiều, tập tục lạc hậu, không
hoá bước đầu phát triển
Điều kiện sản xuất chưa
ổn định, sản xuất giản
đơn, tự cấp tự túc là chủ yếu; còn phát rừng làm nương rẫy, có khả năng tái du canh du cư Sản phẩm hàng hoá còn ít
Điều kiện sản xuất rất khó khăn, thiếu thốn Sản xuất mang tính tự nhiên hái lượm, chủ yếu phát rừng làm nương rẫy, du canh du cư
5 Về
đời
sống
Số hộ đói nghèo dưới 20% số hộ
của xã, đời sống của đồng bào
tương đối ổn định, mức thu nhập
bình quân đầu người bằng và
vượt bình quân của cả nước
Số hộ đói nghèo từ 20 đến 50% số hộ trong xã, đời sống của đồng bào tạm ổn
định nhưng chưa bền vững
Số hộ đói nghèo trên 60% số hộ của xã Đời sống thực sự khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra
Biểu 2 Tiêu chí phân định 3 khu vực vùng dân tộc đồng bằng theo trình độ
phát triển)
Khu vực II ( Khu vực tạm ổn định)
Khu vực III ( Khu vực khó khăn)
Các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới cách thành phố, thị xã, khu công nghiệo, trung tâm thương mại, vùng sản xuất hàng hoá bước đầu phát triển, nhà
được yêu cầu phục vụ
cho sản xuất và đời
sống của đồng bào
Giao thông còn khó khăn,
điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, các dịch vụ khác chưa đáp ứng
được yêu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống của
đồng bào
Giao thông rất khó khăn, không có đường ô tô vào xã, các công trình điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, các dịch vụ khác rất thấp kém hoặc không có
Trang 820-Dân trí quá thấp, tỷ lệ mù chữ, thất học trên 50%; bệnh tật nhiều, tập tục lạc hậu, không có thông tin…
Điều kiện sản xuất chưa ổn
định về mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; sản xuất giản đơn còn mang tính tự túc, tự cấp Số hộ không có đất và thiếu đất sản xuất chiếm từ 10-20% số hộ của xã Số hộ
có người làm thuê từ 20% số hộ của xã
10-Điều kiện sản xuất rất khó khăn, thiếu thốn Số hộ không có đất và thiếu đất sản xuất trên 20% số hộ của xã Số hộ có người làm thuê trên 20% số hộ của xã
Số hộ đói nghèo trên 30%
số hộ của xã Đời sống còn nhiều khó khăn; còn tình trạng đói giáp hạt
3 Tổ chức thực hiện việc phân định 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi
3.1 Các bước tiến hành phân định 3 khu vực
- ở Trung ương đã thành lập hội đồng liên ngành tổ chức xét duyệt, quyết
định công nhận các khu vực cho từng tỉnh vùng dân tộc và miền núi gồm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi ( chủ trì) và các bộ ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã Hội, Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, Tổng cục Địa chính, Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
- ở địa phương:
+ ở cấp xã: Mọi hộ, mọi người dân được quán triệt về mục đích của việc phân định 3 khu vực; tiêu chí từng khu vực; để nhân dân tự bình xét và xếp loại xã mình vào khu vực nào là sát hợp
+ ở cấp huyện, thành lập hội đồng xét duyệt của huyện: Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng xã, đối chiếu với tiêu chí từng khu vực; xét duyệt và xếp từng xã vào từng khu vực
+ ở cấp tỉnh, thành lập hội đồng xét duyệt của tỉnh: Căn cứ kết quả xét duyệt của cấp huyện và tình hình cụ thể về mọi mặt của địa phương, trên cơ sở các tiêu chí từng khu vực; Hội đồng của tỉnh xét duyệt và báo cáo lên Hội đồng xét duyệt Trung ương để xét duyệt và công bố kết quả xét duyệt 3 khu vực của từng tỉnh vùng dân tộc và miền núi
3.2 Một số vấn đề tồn tại
Trang 9- Nhiều địa phương không xét duyệt các thôn bản khu vực III các xã khu vực I và khu vực II Mặt khác một số địa phương có xét duyệt và được Hội đồng
Trung ương công nhận các thôn bản khu vực III của các xã khu vực I và khu vực
II; nhưng trong suốt thời gian qua chưa có chính sách riêng cho các thôn bản
này Đây là vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải xem xét để phân định thôn bản khu vực
III và có chính sách phù hợp cho các thôn bản này
- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ( tại văn bản số 7189/ĐPI) đã nêu
ở mục (2), hàng năm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi chủ trì phối hợp với các bộ,
ngành và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ sung tiêu chí để vận dung các chủ
trương, chính sách và biện pháp về phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng
dân tộc ở từng khu vực được phù hợp, nhưng việc này không được thực hiện
4 Kết quả phân định 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi
4.1 Đối với miền núi, vùng cao ( xem biểu 3)
Từ biểu 3 cho thấy trong tổng số 4353 xã miền núi, vùng cao có tới 1.568 xã khu vực III, chiếm 36,02%
Biểu 3 Tổng hợp 3 khu vực miền núi, vùng cao theo trình độ phát triển
Số
TT
Tỉnh Tổng
số huyện thị xã
Tổng số xã, P.TT
Tổng số
hộ
Tổng số nhân khẩu
Khu vực
Số xã
phường thị trấn
Trang 11Nguồn Uỷ ban Dân tộc và Miền núi
4.2 Đối với vùng dân tộc đồng bằng ( xem biểu 4)
Trang 12Từ biểu 4 cho thấy, trong tổng số 242 xã vùng dân tộc đồng bằng có tới
147 xã khu vực III chiếm 60,74%
Như vậy trong tổng số 4595 xã vùng dân tộc và miền núi của cả nước có
1715 xã khu vực III chiếm 37,32%, một tỷ lệ các xã đặc biệt khó khăn quá lớn
Trang 13báo cáo KQNC này không có trang 12
(Thông tin vẫn đầy đủ)
Trang 14II Tác dụng của việc phân định 3 khu vực vùng dân tộc
và miền núi
1 Cơ sở để xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội đối với các khu vực
Kết quả phân định 3 khu vực đã phản ánh một cách toàn diện, khách quan
về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc và miền núi nói chung, của từng khu vực nói riêng và là cơ sở để xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với từng khu vực
2 Huy động nguồn lực đầu tư cho khu vực III
Trong thời gian từ năm 1999-2005 đã huy động nguồn lực đầu tư cho khu vực III được 10.061,473 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương là 9.147,2 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương là 527 tỷ đồng và nguồn vốn khác là 387,273 tỷ đồng
3 Cơ sở để thực hiện chính sách cử tuyển và các chính sách đặc thù khác
Vấn đề cán bộ ở khu vực III đang là vấn đề bức xúc, thiếu về số lượng và yếu kém về chất lượng; trong khi đó học sinh không đủ trình độ để dự thi vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học Kết quả phân định 3 khu vực là cơ sở
để thực hiện chính sách cử tuyển, tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
4 Tạo cơ hội cho người dân tham gia vào quá trình đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội xây dựng và thực hiện chính sách tại địa phương
Các xã khu vực III được đầu tư qua Chương trình 135 và các Chương trình,
dự án khác, trong đó có nhiều dự án qui mô nhỏ về kinh tế - xã hội, xây dựng cơ
sở hạ tầng Thông qua các dự án này người dân có cơ hội tiếp cận từ khâu đầu
đến khâu cuối, giúp người dân nâng cao trình độ trong việc tham gia xây dựng,
tổ chức thực hiện và khai thác quản lý sử dụng
Trang 15Phần thứ hai Tình hình thực hiện chính sách kinh tế - x∙ hội
tại 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi
trong 10 năm qua
-
Phân định vùng dân tộc và miền núi thành 3 khu vực (I, II, III) theo trình
độ phát triển kinh tế- xã hội là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Trên cơ sở đó một số chính sách kinh
tế - xã hội đối với các khu vực vùng dân tộc và miền núi đã được ban hành và tổ chức triển khai thực hiện
Để có cơ sở kiến nghị một số giải pháp thực hiện chính sách tại 3 khu vực trong thời gian tới, cần đánh giá tình hình thực hiện chính sách tại các khu vực
đó trong thời gian qua
I Chính sách kinh tế-x∙ hội đối với khu vực III
1 Chương trình 135
Sau khi có kết quả phân định 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển, trong đó khu vực III gồm 1.715 xã, được đầu tư bằng Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa ( Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gọi tắt là
CT 135) Đến năm 2005, số xã thuộc Chương trình 135 đã tăng lên 2.410 xã, bao gồm các xã khu vực III cũ, các xã khu vực III mới tách ra, các xã An toàn khu (ATK) và các xã biên giới thuộc 320 huyện của 52 tỉnh vùng dân tộc và miền núi
1.1 Về cơ chế quản lý chương trình
Từ trung ương đến tỉnh có Ban chỉ đạo chương trình ( Ban chỉ đạo Chương trình trung ương do Phó Thủ tướng là Trưởng ban, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch làm trưởng ban) Các huyện có Ban quản lý dự án do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch làm trưởng ban, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc CT là thành viên Ban Quản lý dự án; Các xã thuộc Chương trình thành lập Ban Giám sát do Chủ tịch Hội đồng nhân dân làm TB, các thành viên của Ban là đại diện Hội Cựu chiến binh, các đoàn thể ( phụ nữ, thanh niên, nông dân), hộ làm kinh tế giỏi
Cơ chế quản lý hiện tại được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/8/2001 do liên Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Xây dựng ban hành thay thế Thông tư số 416/1999/TTL/BKH-UBDTMN-TC-XD ban hành ngày 29/4/1999
Đây là cơ chế quản lý đầy đủ, đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện
Về nguyên tắc vận hành chủ yếu: Thực hiện dân chủ công khai ở các cấp tỉnh, huyện, xã; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã thuộc Chương trình phải
Trang 16đạt 2 lợi ích (i) xã có công trình phục vụ sản xuất và đời sống, (ii) dân có việc làm tăng thêm thu nhập từ lao động xây dựng công trình của xã
Về phân cấp quản lý: Những công trình qui mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, mức vốn dưới 1 tỷ đồng được thực hiện theo cơ chế đặc biệt phù hợp với khả năng thực tế của cán bộ và đồng bào các dân tộc ở địa phương Việc phân cấp quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định
Có thể nói, đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, đã có một số cơ chế đặc thù áp dụng cho việc quản lý đầu tư và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở xã Cho đến nay, cơ chế đó về cơ bản vẫn phù hợp và phát huy được tính chủ động của cơ sở Tuy nhiên việc phân cấp quản lý chưa được triệt để vì năng lực của cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, do đó
số xã làm chủ đầu tư còn quá ít
1.2 Về vốn đầu tư cho Chương trình
Chương trình 135 thực hiện đầu tư cho khu vực III qua 05 dự án thành phần (1) Xây dựng cơ sở hạ tâng (CSHT); (2) Xây dựng trung tâm cụm xã (TTCX); (3)Quy hoạch dân cư ở những nơi cần thiết; (4) ổn định phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; và (5) Đào tạo cán bộ cơ sở thuộc chương trình
Xây dựng
TTCX
535,0 (**)
Trang 17Theo báo cáo của các địa phương, số vốn do địa phương huy động cho Chương trình 135 được 527 tỷ đồng, trong đó 400 tỷ đồng đầu tư cho dự án Xây dựng CSHT; 127 tỷ đồng đầu tư cho dự án xây dựng TTCX Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác trên địa bàn Chương trình 135 chưa có số liệu tổng hợp vì các địa phương chưa báo cáo
1.2.3 Nguồn vốn khác
Đây là nguồn vốn huy động được từ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương có điều kiện và các Tổng công ty 91 cho Chương trình 135 Riêng năm 2005 chưa có số liệu (xem biểu 6)
Biểu 6 Nguồn vốn khác huy động được cho Chương trình 135
Nguồn: Uỷ ban Dân tộc
Từ biểu 6 cho thấy số vốn giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, các
đoàn thể Trung ương, các địa phương có điều kiện và các Tổng Công ty 91 cho các xã thuộc Chương trình 135 giảm dần qua các năm Đây là dấu hiệu xấu, đối với chương trình vì khả năng ngân sách nhà nước vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho chương trình
1.3 Kết quả thực hiện Chương trình
1.3.1 Về kinh tế: Bằng nguồn vốn của Chương trình 135 và lồng ghép
với các chương trình, dự án khác trên địa bàn Chương trình đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, quan trọng, với hàng ngàn công trình bao gồm các công trình giao thông, thuỷ lợi, TTCX, hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt, trường học, trụ sở uỷ ban nhân dân xã,trạm y tế, trạm khuyến nông, lâm, trạm phát thanh, truyền hình, nhà văn hoá Đây là cơ sở vật chất to lớn, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi, tạo tiền đề cho phát triển của các vùng này trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước
1.3.2 Về đời sống: Nhờ có cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và
đời sống, nhiều vùng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng
Trang 18hoá; các dịch vụ thông tin, tín dụng, bảo hiểm, khám chữa bệnh đã đến được với
đồng bào vùng sâu, vùng xa; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân mỗi năm giảm từ 4-5%, có địa phương giảm từ 7 - 8%/năm; dự kiến năm 2005 tỉ lệ hộ nghèo vùng này còn khoảng 20% so với 60% trở lên trước khi có Chương trình
1.3.4.Về chính trị: Dự án đào tạo cán bộ cơ sở đã góp phần nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ; hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở Đời sống mọi mặt của đồng bào được cải thiện, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
1.4 Về hạn chế và nguyên nhân
1.4.1 Về nhận thức: Trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình, có nới nhận thức chưa đúng nên thiếu sự quan tâm chỉ đạo; có nơi thay đổi thành phần ban chỉ đạo nhiều lần, gây khó khăn trong việc quản lý; một số ban quản lý chương trình cấp huyện nắm không chắc nên bố trí, sử dụng nguồn vốn sai mục tiêu ( dùng vốn Chương trình 135 xây dựng nhà văn hoá, sân vận động ) Tính bao cấp của Chương trình đã tạo ra sự trông chờ ỷ lại Do thiếu qui hoạch phát triển cụ thể ở cơ sở nên nhiều công trình hạn chế về hiệu quả Tính minh bạch, công khai của chương trình ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm túc
1.4.2 Về tổ chức thực hiện: Có một số nơi chưa thực hiện tốt qui chế dân chủ; thiếu tính cụ thể và thiếu sự sâu sát cơ sở nên một số dự án được phê duyệt không phù hợp với đặc điểm địa lý, phong tục tập quán của địa phương; công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế, có nơi mang tính hình thức Chất lượng một số công trình chưa cao, thậm chí kém hiệu quả, gâylãng phí Việc bố trí vốn cho các dự án thành phần còn quá chênh lệch ( công trình giao thông chiếm 38%; công trình thuỷ lợi 19%; trường học 21%; công trình cấp nước sinh hoạt 8%; công trình điện 7,9%; công trình trạm xá 1,3%; chợ 1,2%; hạng mục khai hoang 1,4%; còn lại là vốn dành cho các hạng mục khác)
Việc huy động sự đóng góp của nhân dân còn hạn chế.Việc quản lý, khai thác, sử dụng và duy tu bảo dưỡng còn nhiều bất cập Việc đầu tư bình quân hàng năm cho xã thuộc chương trình 400-500 triệu đồng mà không căn cứ vào
điều kiện cụ thể và nhu cầu bức xúc của từng địa phương đã dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và suất đầu tư ở một số địa phương
Trang 191.4.3 Nguyên nhân của hạn chế:
a Về khách quan: Các xã thuộc chương trình có vị trí địa lý cách biệt,
địa hình chia cắt, phức tạp, cơ sở hạ tầng yếu kém và lạc hậu, dân cư sống phân tán, trình độ sản xuất thấp, đời sống của đồng bào còn rất khó khăn, tỉ lệ đói nghèo cao, còn có du canh du cư, di cư tự do, nguồn nhân lực hạn chế về nhiều mặt, kể cả đội ngũ cán bộ
b Về chủ quan: Sự phối hợp và hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương chưa kịp thời Chưa làm tốt công tác tuyên truyền để cán bộ và nhân dân nhận thức đầy đủ về Chương trình Công tác đào tạo cán bộ cơ sở còn có mặt hạn chế Việc xét đưa các xã đã hoàn thành mục tiêu Chương trình ra khỏi diện đầu tư chưa kịp thời, gây nên tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước Một
số địa phương chưa thật sự quán triệt sự chỉ đạo của Chính phủ trong tổ chức thực hiện còn coi nhẹ công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Việc phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức xã hội tham gia còn hạn chế Việc bố trí và tăng cường cán bộ có năng lực để điều hành chương trình chưa được coi trọng Việc phân cấp còn chậm và không triệt để Một số địa phương thiếu sự linh hoạt trong vận dụng cơ chế cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đã hạn chế hiệu quả của chương trình Mặt khác, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định dự án còn có nhiều bất cập Nhiều nơi chưa có qui chế quản lý cụ thể khi đưa công trình hoàn thành vào khai thác, sử dụng nên hiệu quả thấp, nhiều công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng nhất là các tuyến đường giao thông
2 Chính sách cử tuyển
Chế độ cử tuyển được thực hiện từ năm 1999 theo Điều 78 Luật Giáo dục năm 1998 về chế độ cử tuyển Để đáp ứng yêu cầu mới, tại khoản 1, Điều 90 Luật Giáo dục 2005 qui định Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học, cao
đẳng, trung cấp theo chế độ cử tuyển đối với học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho vùng này Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với những dân tộc thiểu
số chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp Đây là chính sách đặc thù đối với vùng đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức cho vùng này
2.1 Tổ chức thực hiện
Để thực hiện tốt chính sách cử tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ( nay là Bộ Nội vụ) ban hành Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BGD&ĐT-UBDT&MN-BTCCBCP, ngày 26/2/2001 về hướng dẫn tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển
Căn cứ vào những qui định hiện hành, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã hướng dẫn chỉ đạo các địa phương thực hiện việc xét tuyển đảm bảo đúng đối tượng, đúng vùng tuyển Để tăng số lượng, nâng cao chất lượng cử tuyển và đào tạo hệ cử tuyển, Uỷ ban Dân tộc đồng chủ trì với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị về chính sách cử tuyển Hội nghị đã đánh giá rất cao những mặt đã làm
được, đồng thời cũng nêu ra nhiều vấn đề cần sớm sửa đổi, bổ sung để hoàn
Trang 20thiện chính sách này sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho vùng dân tộc và miền núi
2.2 Kết quả
Sau 5 năm thực hiện chế độ cử tuyển, đã có 4.285 học sinh của 45/53 dân tộc thiểu số được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, trong đó nhiều dân tộc thiểu số có số dân rất ít nhưng cũng đã có học sinh cử tuyển như: Giáy, Hà Nhì, Cơ Lao, Pa Thẻn, Lào ( xem biểu 7), bước
đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn
Chế độ cử tuyển đã được các địa phương thực hiện nghiêm túc, cơ bản
đúng đối tượng và đúng vùng cử tuyển, tiến độ xây dựng kế hoạch và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đúng qui trình Chỉ tiêu giao và thực hiện năm sau cao hơn năm trước, nhiều địa phương thực hiện tốt cơ chế công khai, dân chủ trong xét tuyển Một số địa phương đã quan tâm tiếp nhận bố trí công tác đối với số học sinh được cử tuyển của địa phương mình
đã tốt nghiệp các trường đào tạo
2.3 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện chế độ cử tuyển còn nhiều mặt hạn chế: Việc thực hiện Luật Giáo dục về chế độ cử tuyển chậm; khu vực III ít nguồn nên nhiều địa phương còn tuyển sai vùng tuyển; nhiều nơi chưa công khai dân chủ; thời gian giao chỉ tiêu cho địa phương thực hiện quá ngắn; phương pháp đào tạo chưa thống nhất, phân bổ chỉ tiêu đào tạo một số ngành chưa phù hợp, việc phối hợp quản lý học sinh cử tuyển chưa được quan tâm; chế
độ, chính sách nhất là học bổng chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản; chất lượng
cử tuyển, đầu ra cho học sinh cử tuyển còn thấp Một số dân tộc chưa có học sinh vào đại học, cao đẳng như: Ngái, Lự, Sila, Brâu, ơ đu, La Hủ (xem biểu 7)
Nguyên nhân của hạn chế trên đây là do việc quán triệt nhận thức của các địa phương về chế độ cử tuyển chưa sâu nên tổ chức thực hiện thiếu chặt chẽ, thiếu công khai dân chủ Hệ thống giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn kém phát triển nên chưa đủ nguồn học sinh để thực hiện chế độ cử tuyển
Biểu 7 Tổng hợp thành phần học sinh dân tộc được cử tuyển vào các trường ĐH, CĐ từ 1999-2004
S TT Dân tộc 1999
2000
2000 2001
2001 2002
2002 2003
2003 2004
Tổng 5 năm
Tỷ lệ
% (*)
Ghi chú
Trang 2253 Ơ đu
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
II Chính sách kinh tế - x∙ hội đối với cả 3 khu vực
1 Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo
1.1.Đối tượng
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương:
Là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt
- Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xoá
đói giảm nghèo Trường hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà
ở có nhu cầu di chuyển đến nơi khác thì ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng
đất sản xuất và đất ở cho chính quyền địa phương để giao cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác
1.3 Nguồn vốn thực hiện
- Ngân sách Trung ương bảo đảm các khoản chi theo định mức hỗ trợ qui
định tại quyết định này
- Ngân sách địa phương bố trí kinh phí không dưới 20% so với số vốn ngân sách trung ương bảo đảm, đồng thời huy động thêm nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện mục tiêu, chính sách này
- Các địa phương chủ động bố trí kinh phí để thực hiện việc đo đạc, cấp
Trang 231.4 Tổ chức thực hiện
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở
và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ các địa phương trong việc xây dựng, cải tạo các công trình thuỷ lợi nhỏ, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giải quyết nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn theo hướng phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo
- Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện chính sách
hỗ trợ nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
- Căn cứ đề án giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt đã
được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch và bố trí bổ sung có mục tiêu cho các địa phương trong kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 và năm 2006, trình Thủ tướng Chính phủ
- Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chính sách cụ thể việc thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường ( kể cả vườn cây lâu năm, rừng trồng) để giao khoán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
- Uỷ ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ
- Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm kiểm tra, hỗ trợ các địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách qui
định tại Quyết định này
2 Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
Chương trình quốc gia về nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường được
thực hiện theo Quyết định số 237/1998/TTg ngày 03/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ Trong giai đoạn I từ 1998 – 2000, có mức vốn đầu tư 6.200 tỷ đồng,
đã thực hiện được 1.260 tỷ đồng, bằng 20,3% Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước và viện trợ nước ngoài là 458 tỷ đồng, chiếm 36,3% vốn huy động của dân
là 802 tỷ đồng, chiếm 63,7% Số người được dùng nước sạch ở nông thôn từ 19,2 triệu người năm 1998 lên 25,2 triệu người năm 2000, đạt tỷ lệ khoảng 45% dân
số nông thôn được dùng nước sạch Các xã vùng miền núi, trước đây cả người và súc vật chủ yếu dùng nước ở các khe suối, nay nhờ có chương trình đã được hưởng lợi Tuy nhiên, một số công trình chưa phát huy được tác dụng, do công tác khảo sát ban đầu và thiết kế chưa tốt
3 Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình
Từ năm 1992 – 2000 vốn đầu tư chương trình là 2.977 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp là 2.148 tỷ đồng, vốn viện trợ và vốn vay ADB và
WB là 829 tỷ đồng Phần vốn vay chủ yếu đầu tư xây dựng 2.291 trạm y tế xã, nâng cấp và trang thiết bị cho 118 bệnh viện huyện, 47 y tế bản và mua thuốc tránh thai Tính bình quân chung mức đầu tư cho chương trình này đạt 0,4 USD/người Một số nội dung khi triển khai là: giáo dục truyền thông vùng miền
Trang 24núi, đào tạo cán bộ dân số là người miền núi, lồng ghép các chương trình trên địa bàn để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế
4 Chương trình mục tiêu phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm
Từ năm 1995 – 2000, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư 2.724 tỷ đồng, trong
đó vốn ngân sách Nhà nước là 2.004 tỷ đồng, vốn vay WB và viện trợ khác là
720 tỷ đồng Đến nay mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp, 100% số xã ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng xa có trạm y tế, trong đó 69% số trạm có đủ trang thiết bịe, trên 80% có đủ điện, nước phục vụ cho trạm Các tỉnh vùng đồng bào dân tộc và miền núi có 5.399 bác sỹ, trong đó có nhiều bác sỹ chuyên khoa cấp I, nữ hộ sinh, dược tá và nhân viên y tế thôn bản, tuy nhiên số xã có bác sỹ mới chiếm 9,31% Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân và phòng, chống dịch bệnh có nhiều tiến bộ, số trẻ em tiêm chủng đạt trên 90%, số
vụ sốt rét giảm 92%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 39,8%
5 Chương trình y tế
Tại các vùng miền núi, các hoạt động chính của chương trình này nhằm hướng tới việc phòng chống bướu cổ, phòng chống bệnh sốt rét, tiêm chủng mở rộng, xoá xã trắng về y tế, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi Nhìn chung những chương trình này đã phát huy được tác dụng cải thiện và nâng cao khả năng đề kháng đối với bệnh tật, chữa trị và phòng ngừa những bệnh dịch hay xảy ra ở miền núi Việc ưu tiên dành hàng tỷ đồng cấp phát muối i ốt cho vùng dân tộc thiểu số và hàng chục tỷ đồng trợ cước vận chuyển tới vùng miền núi đã góp phần giảm tỷ lệ bướu cổ từ 54% năm 1991 xuóng dưới 40% năm 1996 Khi triển khai chương trình y tế ở miền núi thường gặp khó khăn và kém hiệu quả so với vùng xuôi Hệ thống y tế tuy đã được củng cố nhưng còn chưa đáp ứng được cho người nghèo, chính sách cung cấp thuốc chữa bệnh còn thiếu ổn định Cán bộ y tế vùng miền núi còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn
6 Chương trình phủ sóng phát thanh
Từ năm 1995 – 2000, ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình 134,7
tỷ đồng, trong đó xây dựng được 340 đài truyền thanh cụm xã, đạt 22% kế hoạch
960 đài trạm truyền thanh cơ sở xã, phường; đã cung cấp được 380.880 máy thu thanh cho các đối tượng chính sách, đạt 59% kế hoạch, các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu đạt 78% dân số nghe được đài tiếng nói Việt Nam
7 Chương trình Văn hoá - Thông tin
Từ năm 1994 – 2000, đã đầu tư cho chương trình 900 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước đầu tư là 475 tỷ đồng, chiếm 48%; hợp tác quốc tế khoảng
Trang 25300 tỷ đồng, chiếm 30%; huy động của dân 215 tỷ đồng, chiếm 22% Chương trình văn hoá đã đầu tư thí điểm 6 xe văn hoá thông tin lưu động, xây dựng 156 cụm văn hoá xã, cung cấp thiết bị văn hoá thông tin cho 1.000 xã nghèo, và đào tạo 6.000 cán bộ văn hoá cơ sở cho các huyện miền núi Ngành Văn hoá - Thông tin các tỉnh miền núi đã được kiện toàn đội ngũ cán bộ, nhiều cán bộ chủ chốt là người dân tộc Trong 10 năm qua, ngành đã bồi dưỡng trên 5.000 cán bộ cơ sở, 2.000 cán bộ sơ cấp, 1.500 cán bộ trung cấp cho 400 cán bộ cao đẳng, đại học cho miền núi và vùng dân tộc thiểu số Nhiều vùng miền núi đã có nhà văn hoá, thư viện, câu lạc bộ Hiên nay, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 90%, truyền hình
đạt 75%, các xã miền núi khu vực III thông qua chính sách trợ giá trợ cước của Chính phủ và một số chương trình khác, được trang bị đầu video, may thu hình, thu thanh, điện thoại và các loại ấn phẩm, báo chí, bản tin, tạp chí, đã mở rộng chương trình phát thanh bằng nhiều thứ tiếng cho đồng bào vùng miền núi, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào các dân tộc
Hiện nay Nhà nước đang xây dựng các “làng văn hoá” nhằm khôi phục những bản sắc văn hoá của các nhóm dân tộc, đó là những cố gắng lớn Viện Văn hoá dân gian đã sưu tầm và xuất bản các luật tục Êđê, luật tục Mnông, Gia Rai, Raglei, Stiêng, Mạ,… là những hoạt động bước đầu trong việc tìm hiểu văn hoá truyền thống và kiến thức bản địa Văn hoá truyền thống và kiến thức bản
địa chính là sức mạnh nội lực của nhân dân ta, của đất nước ta, vì vậy cần được trân trọng, phát huy, và là cơ sở của sự thành công trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
8 Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005
Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo ( XĐGN) thực hiện trên cả nước, trong đó có 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi, được tổ chức triển khai đồng bộ từ trung ương đến cơ sở
8.1 Tổ chức thực hiện
8.1.1 Triển khai thực hiện ở cấp Trung ương
Chương trình đã được tổ chức triển khai đồng bộ ở tất cả các ngành, các
tổ chức và xã hội Ban Chỉ đạo do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban và Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Các
Bộ, ngành có đại diện lãnh đạo làm thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình đã phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách, xây dựng kế hoạch, kiến nghị với Chính phủ hỗ trọ nguồn lực cho các địa phương, chỉ đạo thực hiện các hợp phần của Chương trình theo sự phân công của Chính phủ
Đồng thời các bộ, ngành cũng chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các
địa phương Trong quá trình tổ chức thực hiện đã có sự phối hợp tích cực của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ( Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)
Tuy nhiên, sự phối hợp vẫn có lúc thiếu nhịp nhàng, chưa kịp thời, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý chương trình, dự án chưa phù hợp Vẫn
Trang 26có biểu hiện cơ chế xin - cho mà chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương
8.1.2 Triển khai thực hiện ở địa phương
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương đã có Nghị quyết về lãnh đạo công tác xoá đói giảm nghèo Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Chương trình kế hoạch, mục tiêu cụ thể 5 năm và hàng năm về xoá đói giảm nghèo, ưu tiên nguồn lực cho các xã khó khăn nhất, tỷ lệ nghèo đói cao và thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu Từ cấp tỉnh đến cấp xã đã thành lập Ban Chỉ đạo xoá đói giảm nghèo Một số tỉnh bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác xoá đói giảm nghèo ở cấp xã Việc phân cấp và phân công trách nhiệm thực hiện giữa tỉnh huyện, xã và các ban ngành các cấp rõ ràng, cụ thể Việc phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể tham gia công tác xoá đói giảm nghèo được đề cao Một số chính sách, dự án đã được kế hoạch hoá từ cấp xã đến cấp tỉnh theo một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo theo nguyên tắc nhà nước, cộng đồng và người dân cùng tham gia thực hiện, tạo nhiều mô hình tốt, cách làm hay và rất sáng tạo nhu cầu mô hình " một mái nhà, một
bể nước, một con bò, một bóng điện" của Hà Giang; mô hình cán bộ khuyến nông thôn, bản dân nuôi của Lào Cai; mô hình 3 hỗ trợ 1 của Quảng Ninh ( một
đơn vị quản lý nhà nước + một tổ chức đoàn thể + một doanh nghiệp hỗ trợ 1 xã nghèo)
8.2.2 Về huy động nguồn lực: Với phương châm đa dạng hoá nguồn lực,
trong 5năm ( 2001-2005) đã huy động được 40.950 tỷ đồng, trong đó NSTW 15.449 tỷ đồng ( 37,7%), ngân sách đại phương 5.435 tỷ đồng ( 13,27%), huy
động từ cộng đồng 5.501 tỷ đồng ( 13,43%), quốc tế hỗ trợ 2.965 tỷ đồng (7,24%) và tín dụng 11.600 tỷ đồng ( 28,33%) Trong điều kiện ngân sách nhà nước có hạn, song mỗi năm NSTW đã bố trí 1.700 tỷ đồng cho chương trình XĐGN
8.2.3 Về kết quả XĐGN: Tỷ lệ nghèo đói của cả nước giảm nhanh từ
30% năm 1992 xuống còn 8,3% năm 2005 và ước tính còn dưới 7% năm 2005 (theo chuẩn cũ) Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo giữa các vùng còn khác nhau, có các vùng chênh lệch nhau tới 3 lần (xem biểu 8), kết quả XĐGN chưa bền vững và tốc độ giảm nghèo của nhóm dân tộc thiểu số chậm hơn so với tốc độ chung của cả nước (xem biểu 9)
Trang 27Biểu 8 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2000-2004 (theo chuẩn 2001-2005)
Vùng Tỷ lệ hộ nghèo
năm 2000 (%)
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 (%)
Năm 2004 so với năm 2000 giảm (%)
Nguồn: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Biểu 9 Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo trong tổng số hộ nghèo (%)
- Hỗ trợ đất sản xuất: Tính đến cuối năm 2004 đã có 10.455 hộ ở Tây Nguyên được hỗ trợ với tổng số 5.139 ha đất, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ( Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng đã hỗ trợ cho 4.325 hộ nghèo chuộc lại
đất sản xuất bị cầm cố, nhượng ban
- Khuyến nông, lâm ngư cho người nghèo: Tổ chức được trên 50.000 lớp tập huấn về chuyển giao kỹ thuật và trên 6.000 mô hình trình diễn giống cây, con
có năng suất cao trên 2 triệu lượt người nghèo; tổ chức được 65 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 2.000 cán bộ và nông dân ở các xã nghèo
- Hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: Đã hỗ trợ được 103 mô hình về bảo quản, chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề theo qui mô và nhóm
hộ ở 37 địa phương
- Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo: 64 xã xây dựng mô hình liên kết các doanh nghiệp với các hộ nghèo và các xã phát triển vùng nguyên liệu, trong đó có các xã ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số ở Lai Châu, Lào Cai nhờ
đó nhiều xã đã thoát nghèo
- Dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng các xã nghèo: Bằng nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đã đầu tư được hơn 1.000 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ( thuỷ lợi, đường dân sinh, nước sinh hoạt, trạm điện, trường học, chợ xã)
- Định canh định cư: Trên 200 dự án được triển khai cho 9 vạn hộ với tổng số vốn 480 tỷ đồng; trồng mới 5.300 ha rừng theo qui hoạch, chăm sóc và bảo vệ 454.375 ha trồng cây công nghiệp, cây ăn quả 7.090 ha, khai hoang 7.760
ha, làm mới 752 km và 39 công trình đường giao thông nông thôn, đào đắp 310
Trang 28km và 40 công trình kênh mương, xây dựng 100 cầu cống, 106 trạm bơm và đập thuỷ lợi nhỏ, 20 hệ thống cấp nước và 823 giếng nước, xây dựng 104 trường học
và trạm xá, xây dựng 8 trạm điện Kết quả này đữ giúp cho trên 50.000 hộ dân tiếp cận được với các dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội tại chỗ
- ổn định di cư và xây dựng vùng kinh tế mới: Đã di giãn 10,6 vạn hộ, triển khai gần 300 dự án xây dựng kinh tế mới, sắp xếp vào vùng qui hoạch và ổn
định sản xuất cho gần 6 vạn hộ di dân tự do ở các vùng trọng điểm như Tây Bắc
- Hỗ trợ người nghèo về giáo dục: Hàng năm có trên 3 triệu lượt học sinh
hộ nghèo và dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường; 2,5 triệu học sinh con em hộ nghèo dân tộc thiểu số được cấp, mượn sách giáo khoa và hỗ trợ vở viết với tổng kinh phí bình quân hàng năm trên 100 tỷ đồng Nhờ đó tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học tăng lên 11%, bình quân giảm 25% chi phí cho học sinh nghèo đi học so với số học sinh không nghèo
- Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Đến cuối tháng 12/2004 cả nước đã hỗ trợ cho 293.137 hộ nghèo về nhà ở ( trong đó sửa chữa 85.551 nhà và làm mới 209.686 nhà) với tổng kinh phí trên 1.1.98 tỷ đồng ước tính đến cuối năm 2005 cả nước hỗ trợ làm mới và sửa chữa được khoảng 350.000 căn nhà
8.2.6 Tạo được phong trào xoá đói giảm nghèo trong cả nước
Thông qua việc thực hiện Chương trình đã tạo được phong trào xoá đói giảm nghèo sâu rộng trong cả nước theo phương châm xã hội hoá, thu hút được
sự tham gia của toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, cộng đồng, các tầng lớp dân cư, người Việt Nam ở nước ngoài; các tổ chức quốc tế ở Việt Nam
8.3 Một số tồn tại
8.3.1 Chương trình chưa bao phủ hết số hộ thực sự nghèo
Do chuẩn nghèo còn thấp nên chương trình chưa bao phủ hết số hộ thực
sự nghèo Mặt khác việc xác định đối tượng của chương trình chưa chính xác nên một bộ phận người nghèo không tiếp cận được các chính sách, dự án của chương trình, trong khi một bộ phận không nghèo lại được tiếp cận
8.3.2 Nguồn lực huy động cho chương trình còn rất hạn chế
Hàng năm kinh phí Nhà nước bố trí cho chương trình tính bình quân đầu
Trang 29chủ động huy động nguồn lực tại chỗ hoặc huy động chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, còn trông chờ vào sự trợ giúp của Trung ương; Nhiều doanh nghiệp có điều kiện nhưng chưa nhiệt tình với công cuộc xoá đói giảm nghèo Do đó việc hỗ trợ để người nghèo thoát nghèo trong một thời gian ngắn
và bền vững là khó thực hiện được
8.3.3 Một số cơ chế chính sách hỗ trợ chưa thật phù hợp
Một số cơ chế chính sách mang tính bao cấp kéo dài phần nào đã tạo ra tư tường ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng Mức chi phí khám chữa bệnh còn thấp; đối tượng khám chữa bệnh miễn phí cũng chưa công bằng Cơ chế phân bổ vốn bình quân cũng chưa công bằng Một số nơi, nhất là
đồng bào dân tộc thiểu số không được thông tin đầy đủ về chính sách trợ giúp của Nhà nước
8.3.4 Việc chỉ đạo và tổ chức chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt, thì một số
khác lại không; cấp huyện và cấp xã cũng có tình trạng tương tự Phần lớn đội ngũ cán bộ xoá đói giảm nghèo ở xã vẫn là kiêm nhiệm, chưa được tập huấn bài bản và thường xuyên thay đổi, khối lượng công việc lại nhiều nên khó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
8.3.5 Theo dõi, giám sát Chương trình còn nhiều bất cập
Việc theo dõi giám sát chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ Thông thường công tác sơ kết, tổng kết đánh giá chương trình chủ yếu dựa trên báo cáo của các ngành và địa phương với nội dung nặng về liệt
kê số liệu, thiếu phân tích đánh giá đầy đủ và chưa có các cuộc khảo sát mang tính chuyên môn cao, nên chất lượng đánh giá còn hạn chế
9 Chính sách phát triển thương mại miền núi
Chính sách phát triển thương mại miền núi được thể hiện toàn diện trong Nghị định số 20/1998/NĐ-CP, ngày 31/3/1998 của Chính phủ Một trong những nội dung quan trong của Nghị định được quy định tại Chương III với 16 điều về chính sách trợ giá, trợ cước, trong đó quy định việc trợ giá, trợ cước để bán một
số mặt hàng chính sách xã hội (muối Iốt, dầu hỏa, giống cây trồng, phân bón, sách và văn hóa phẩm); trợ cước vận chuyển để tiêu thụ một số nông sản do đồng bào làm ra Trong quá trình thực hiện, một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, quy định tại Nghị định số 02/2002/NĐ-CP của Chính phủ cho phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, mỗi vùng nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách
9.1 Tổ chức thực hiện chính sách
Sau khi có Nghị định 20 của Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các bộ ngành đã khẩn trương hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai thực hiện chính sách theo chức năng quản lý của ngành
- Bộ Thương Mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Kế hoạch - Đầu tư,
Bộ Tài chính ban hành thông tư liên lịch số BKHĐT-BTC, ngày 31/7/1998 hướng dẫn thực hiện