Ch−ơng trình phát triển kinh tế trang trại (Nghị quyết số 03/NQ CP ngày 02/02/2000)

Một phần của tài liệu Điều tra việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua pptx (Trang 31 - 32)

CP ngày 02/02/2000)

Trang trại là hình thức cụ thể của doanh nghiệp nông nghiệp, là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình, có t− cách pháp nhân, có chức năng chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Vùng dân tộc và miền núi n−ớc ta có −u thế về đất và rừng, là điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại ra đời và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình chuyển các hộ nông dân từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, từ sản xuất hàng hoá nhỏ sang sản xuất hàng hoá lớn theo qui mô kinh tế trang trại đang đặt ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, quĩ đất hẹp đang là một trong các nguyên nhân hạn chế phát triển kinh tế theo h−ớng trang trại.

Thứ hai, thị tr−ờng nông sản không ổn đinh, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, quan hệ giữa nông dân với các tổ chức th−ơng mại, các doanh nghiệp chế biến ch−a thoả đáng gây trở ngại cho sản xuất và đầu t− theo h−ớng sản xuất hàng hoá.

Thứ ba, trình độ công nghệ thấp dẫn đến chất l−ợng nông sản kém, khó cạnh tranh và không thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của ng−ời tiêu dùng nên khó tiêu thụ.

Thứ t−, các chính sách vĩ mô của Nhà n−ớc ch−a thật sự tác động đồng bộ, ch−a theo kịp yêu cầu sản xuất, nên ch−a thực sự khuyến khích các hộ gia đình phát triển sản xuất theo h−ớng trang trại. Đặc biệt các chính sách về đất đai, giá cả thị tr−ờng đang có những hạn chế nhất định đối với sự phát triển của trang trại.

Cho đến nay, vùng dân tộc và miền núi có hàng chục ngàn trang trại với những qui mô khác nhau, đem lại nguồn thu nhập lớn cho các chủ trang trại và đáp ứng một phần nhu cầu của xã hội. Nh−ng so với yêu cầu phát triển, những kết quả đó vẫn còn rất khiêm tốn. Thực hiện chủ tr−ơng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng kinh tế trang trại là con đ−ờng tất yếu ở n−ớc ta nói chung, vùng dân tộc và miền núi nói riêng trong những năm tới. Vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho kinh tế hộ phát triển theo h−ớng trang trại vừa cơ bản, vừa lâu dài. D−ới đây là ví dụ về sự phát triển kinh tế trang trại ở một số tỉnh vùng cao Tây Bắc;

Theo báo cáo của Chi cục hợp tác xã và phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La, số trang trại trên địa bàn tỉnh tăng liên tục từ năm 2000 đến 2004. Tính đến 31/12/2004, toàn tỉnh Sơn La có 126 trang trại sản xuất nông, lâm, thuỷ sản với thu nhập của trang trại là 4.613,2 triệu đồng, thu nhập bình quân của một trang trại là 36,6 triệu đồng. Tuy nhiên kết quả này ch−a t−ơng xứng với tiềm năng mà nguyên nhân chính là do việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, vốn đầu t− ( vốn tự có và vốn vay còn nhiều bất hợp lý về lãi suất, thời hạn...), năng lực quản lý của các chủ trang trại ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu, chất l−ợng sản phẩm ch−a cao, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của thị tr−ờng.

Một phần của tài liệu Điều tra việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua pptx (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)