Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

Một phần của tài liệu Điều tra việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua pptx (Trang 32 - 33)

Tiếp theo ch−ơng trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ( Ch−ơng trình 327), dự án quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng ( 1998-2005) đ−ợc thực hiện theo Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ t−ớng Chính phủ.

11.1. Ba mục tiêu cơ bản của dự án

- Trồng mới 5 triệu ha rừng để tăng độ che phủ của rừng lần 43% so với tổng diện tích tự nhiên, góp phần bảo đảm an ninh môi tr−ờng, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.

- Sử dụng diện tích đất trống để tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, định canh, tăng thu nhập cho dân c− sống ở nông thôn miền núi, đặc biệt là dân tộc thiểu số, bảo đảm ổn định chính trị và xã hội, an ninh, quốc phòng, nhất là ở vùng biên giới.

- Cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp, củi đun và các lâm sản khác cho tiêu dùng trong n−ớc và sản xuất hàng hoá xuất khẩu, làm cho lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

Một nguyên tắc chỉ đạo chính là dự án đ−ợc thực hiện có sự tham gia của ng−ời dân, với mức chi 50.000 đ/ha/năm cho các hoạt động bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Dự án này bao gồm hàng trăm dự án cơ sở, các dự án cơ sở đều do địa ph−ơng chuẩn bị, thiết kế và thực hiện sau khi đ−ợc duyệt.

11.3. Kết quả thực hiện dự án

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã thu đ−ợc những kết quả khả quan về nâng độ che phủ rừng, tạo việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, thiết thực góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở miền núi và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái.

11.4. Nhận xét

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và địa ph−ơng tổ chức thực hiện dự án đã đạt đ−ợc kết quả quan trọng nh− đã nêu ở trên, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cấp nh− sau:

- Diện tích rừng tăng nh−ng chất l−ợng rừng vẫn giảm. Trong khi diện tích rừng cả n−ớc tăng ( Đông Bắc tăng 3,2 lần, đông Nam Bộ tăng 2 lần, Bắc Trung Bộ tăng 50%, Tây Bắc tăng 37%) thì có vùng diện tích rừng lại giảm (Duyên Hải Miền Trung giảm 20%, Tây Nguyên giảm 11%).

- Ch−a xã hội hoá đ−ợc nghề rừng, công tác bảo vệ và phát triển rừng ch−a gắn chặt với xoá đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số sống gần rừng và sống với rừng. Diện tích giao khoán bảo vệ và chăm sóc đến cộng đồng thôn bản và hộ gia đình còn thấp, tiền khoán đã thấp mà đến tay ng−ời nhận khoán chỉ đ−ợc khoảng 70% (TS.Nguyễn Văn Toán).

- Diện tích rừng do các doanh nghiệp, tổ chức nhà n−ớc còn quản lý quá lớn, nh−ng hiệu quả không cao.

- Mức đầu t− của Nhà n−ớc cho bảo vệ và phát triển rừng còn rất thấp, khó đáp ứng đ−ợc kế hoạch chỉ tiêu và thời gian đề ra trong dự án, mỗi năm đầu t− 350 tỷ đồng, kinh phí này phải chi cho bảo vệ rừng, chăm sóc rừng trồng một khoản lớn, số còn lại chỉ đủ chi cho trồng mới 60-70 ngàn ha, trong khi khả năng có thể trồng đ−ợc 100.000 ha, theo đó vốn đầu t− cần đ−ợc tăng lên khoảng 500 tỷ đồng/năm.

- Vốn tín dụng để trồng rừng ở các cơ sở trồng rừng nhỏ, hộ gia đình rất khó vay do lãi suất cao và sản phẩm khó tiêu thụ nhất là ở phía Bắc.

- Công tác đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, công nhân trong lĩnh vực lâm nghiệp còn hạn chế, nhân lực ch−a ngang tầm với mục tiêu, nhiệm vụ to lớn và nặng nề.

Một phần của tài liệu Điều tra việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua pptx (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)