Chính sách phát triển th−ơng mại miền nú

Một phần của tài liệu Điều tra việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua pptx (Trang 29 - 31)

Chính sách phát triển th−ơng mại miền núi đ−ợc thể hiện toàn diện trong Nghị định số 20/1998/NĐ-CP, ngày 31/3/1998 của Chính phủ. Một trong những nội dung quan trong của Nghị định đ−ợc quy định tại Ch−ơng III với 16 điều về chính sách trợ giá, trợ c−ớc, trong đó quy định việc trợ giá, trợ c−ớc để bán một số mặt hàng chính sách xã hội (muối Iốt, dầu hỏa, giống cây trồng, phân bón, sách và văn hóa phẩm); trợ c−ớc vận chuyển để tiêu thụ một số nông sản do đồng bào làm ra. Trong quá trình thực hiện, một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP đã đ−ợc sửa đổi, bổ sung, quy định tại Nghị định số 02/2002/NĐ-CP của Chính phủ cho phù hợp với thực tế ở mỗi địa ph−ơng, mỗi vùng nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.

9.1. Tổ chức thực hiện chính sách

Sau khi có Nghị định 20 của Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các bộ ngành đã khẩn tr−ơng h−ớng dẫn địa ph−ơng tổ chức triển khai thực hiện chính sách theo chức năng quản lý của ngành.

- Bộ Th−ơng Mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Kế hoạch - Đầu t−, Bộ Tài chính ban hành thông t− liên lịch số 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN- BKHĐT-BTC, ngày 31/7/1998 h−ớng dẫn thực hiện.

- Ban Vật giá Chính phủ ban hành thông t− số 06/1998/TT/BVGCP, ngày 22/8/1998 h−ớng dẫn địa ph−ơng nguyên tắc xác định đơn giá trợ c−ớc, xác định mức bán lẻ các mặt hàng đ−ợc trợ giá, trợ c−ớc.

- Bộ Tài chính ban hành thông t− số 112/1998/TT-BTC, ngày 4/8/1998 h−ớng dẫn thực hiện giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức, từ ngày 1/1/1999 chuyển sang thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Bộ Y tế ban hành thông t− số 02/1999/TT-BYT, ngày 12/3/1999 h−ớng dẫn bán thuốc chữa bệnh có trợ c−ớc vận chuyển.

Để tổ chức thực hiện tốt Nghị định 20 của Chính phủ, thống nhất từ Trung −ơng đến địa ph−ơng, vào đầu năm kế hoạch hàng năm; Uỷ ban Dân tộc và Miền núi đều ban hành văn bản h−ớng dẫn cụ thể triển khai thực hiện kế hoạch. Giao cho địa ph−ơng quyền chủ động bố trí cơ cấu mặt hàng, địa bàn thực hiện trợ giá, trợ c−ớc theo h−ớng −u tiên địa bàn, −u tiên mặt hàng sao cho thực hiện chính sách đạt hiệu quả nhất, chống lãng phí, thất thoát kinh phí.

9.2. Kết quả thực hiện chính sách

Việc trợ giá, trợ c−ớc các mặt hàng chính sách xã hội đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo h−ớng chuyên môn hóa, tập trung hóa, nâng cao năng suất và chất l−ợng sản phẩm; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu của thị tr−ờng. Nhờ đó tăng thu nhập, ổn định và nâng cao mức sống của các hộ gia đình, góp phần thiết thực xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân các vùng nghèo trong cả n−ớc nói chung, đồng bào 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi nói riêng.

Trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giống và phân bón là 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn (th−ờng chiếm từ 50-70% tổng kinh phí trợ giá trợ c−ớc). Việc −u tiên phát triển sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi cơ bản tình hình kinh tế ở một số địa ph−ơng. Một số địa ph−ơng tr−ớc đây thiếu l−ơng thực trầm trọng (lúa, ngô, sắn, đậu t−ơng...) đến nay đã đảm bảo đ−ợc an ninh l−ơng thực; tình trạng đói kinh niên, đói giáp hạt trong một bộ phận gia đình đồng bào các dân tộc vùng dân tộc và miền núi về cơ bản đã không còn nữa. Việc trợ giá, trợ c−ớc vận chuyển giống cây trồng, phân bón cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã tạo ra sự chuyển biến, thay đổi nhận thức và tập quán canh tác lạc hậu quả đồng bào. Có thể coi đây là một b−ớc ngoặt có tính lịch sử về sản xuất nông nghiệp ở nông thôn vùng dân tộc và miền núi.

Việc trợ c−ớc tiêu thụ sản phẩm do đồng bào làm ra ( nhựa thông, sản phẩm từ nhựa thông; hoa hồi) các sản phẩm của hoa hồi; ngô hạt; lạc củ; quả sơn tra; chè búp t−ơi; sắn; đậu đỗ các loại; quế vỏ; hạt ý dĩ) đã có tác dụng khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá gắn với thị tr−ờng, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc và miền núi. Thông qua chính sách trợ c−ớc tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp th−ơng nghiệp có điều kiện kết hợp phục vụ chính sách với kinh doanh, thực hiện tốt chức năng của ngành th−ơng nghiệp trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh. Đặc biệt là thông qua chính sách này đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào ở khu vực III có cơ hội tiếp cận và thích ứng dần với nền kinh tế thị tr−ờng để từng b−ớc hoà nhập với sự phát triển chung của cả n−ớc.

Bên cạnh những kết quả đáng kể đã đạt đ−ợc trong việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ c−ớc nh− đã đánh giá ở trên, vẫn còn có một số hạn chế nhất định:

- Về trợ giá, trợ c−ớc các mặt hàng chính sách xã hội: Không ổn định đ−ợc giá dầu hoả do ảnh h−ởng giá xăng dầu tăng đột biến; địa bàn bán giống cây đ−ợc trợ giá trong phạm vi hẹp, không phải đối với toàn bộ địa bàn miền núi nh− mặt hàng dầu hoả, muối iốt, sách và văn hoá phẩm hiệu quả thấp, không rõ rệt do c−ớc vận chuyển sách chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá bán, cự ly trợ c−ớc chỉ đến trung tâm huyện, vì vậy số tiền vận chuyển cũng không lớn. Mặt khác, mạng l−ới bán sách, văn hoá phẩm hầu nh− ch−a thể mở đến cụm xã, nhu cầu của đồng bào còn ít nên tác dụng trong thực tiễn có thể nói là thấp; phân bón hoá học cũng hiệu quả thấp là do: (1) l−ợng phân bón của các tỉnh miền núi cần thì lớn, song với kinh phí có hạn nên không đáp ứng đủ. Vì thế, trên thị tr−ờng việc trợ c−ớc phân bón không th−ờng xuyên nên cơ quan quản lý và ng−ời mua không biết và khó kiểm tra giám sát; (2) phân bón chủ yếu là mặt hàng nhập khẩu, giá th−ờng xuyên biến động và không đ−ợc quản lý chặt chẽ, do đó cơ quan quản lý gặp khó khăn trong việc duyệt giá bán đ−ợc trợ c−ớc sát với thực tế; (3) c−ớc vận chuyển cũng chiếm tỉ trọng nhỏ trong giá bán phân bón; (4) ng−ời dân vùng sâu, vùng xa, nhất là ng−ời nghèo khả năng đầu t− phân bón thấp nên mức độ h−ởng thụ chính sách bình đẳng cũng thấp hơn ng−ời có điều kiện kinh tế khá hơn.

- Về trợ c−ớc tiêu thụ một số sản phẩm do đồng bào làm ra: Việc qui định số mặt hàng không phù hợp với thực tế của một số địa ph−ơng; việc trợ c−ớc đ−ợc thực hiện qua doanh nghiệp nên ng−ời sản xuất không đ−ợc h−ởng đầy đủ hỗ trợ của nhà n−ớc; thị tr−ờng nông sản luôn biến động nên việc trợ c−ớc tiêu thụ nông sản không đ−ợc thực hiện hoặc không có hiệu quả thực tế; trợ c−ớc tiêu thụ nông sản không đ−ợc gắn với các biện pháp hỗ trợ sản xuất khác và không đ−ợc đảm bảo bằng cơ chế nên hiệu quả hỗ trợ ng−ời sản xuất bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Điều tra việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn 3 khu vực trong 10 năm qua pptx (Trang 29 - 31)