Bối cảnh quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN văn thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển (Trang 39 - 40)

1.1. Trong từng nước cũng như trên phạm vi toàn cầu , quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh . ở các nước phát triển nền kinh tế chuyển đổi từ cơ cấu dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp . Tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP ở các nước phát triển tăng nhanh và hiện chiếm khoảng 70 – 80% . Trong các nền kinh tế này , thương mại nội địa (dịch vụ phân phối ) có tác động rất lớn và là một bộ phận rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế .

Con đường của một sản phẩm từ sản xuất đến thị trường đi qua 3 công đoạn chính : xác định nhu cầu – tổ chức sản xuất và cuối cùng là tiến hành tiêu thụ.

Thay vì trước đây , các nước phát triển nay chuyển trọng tâm chỉ tập trung khai thác các phát minh , sáng chế , kiểu dáng , giải pháp hữu ích ( gắn với đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hoá ) và đưa sản phẩm đó vào một hệ thống phân phối mạnh cùng với việc triển khai các chiến dịch tuyên truyền , quảng cáo , khuyến mại … Theo đó sản phẩm sẽ được tiệu thụ với giá cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Vì vậy hệ thống phân phối này càng trở nên quan trọng , có ý nghĩa quyết định và được các nước phát triển đặc biệt quan tâm .

1.2. Xu thế toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng mà bản chất của nó là sự mở rộng thị trường theo các định chế song phương , khu vực và toàn cầu . Thông qua các cam kết về mở cửa thị trường mà sự phát triển của các tập đoàn quốc gia , đa quốc gia trong lĩnh vực phân phối ngày càng lớn mạnh . Sự hình thành lên các hãng phân phối lớn xuyên quốc gia và đa quốc gia có mạng lưới phủ khắp toàn cầu trở thành một thế lực mạnh , áp đặt cuộc chơi cho các nhà sản xuất . Nếu Việt Nam không sớm củng cố , phát triển hệ thông phân phối nội địa tốt trước khi mở cửa thị trường thì Việt Nam chỉ có thể hưởng lợi trong thu hút nguồn vốn FDI do quá trình phân công lại cơ cấu sản xuất , còn việc bị các tập đoàn phân phối nước ngoài thao túng thị trưòng nội địa là nguy cơ không còn xa và khó tránh khỏi . Thống trị trong phân phối sẽ dẫn đến thống trị trong sản xuất . Quá trính tẳng trưỏng kinh tế sẽ khó cao do giá trị gia tăng trong công đoạn sản xuất ngày một thấp đi .

1.3. Trên thế giới , xu hướng phát triển chung của hệ thống phân phối diễn ra từ những năm giữa thập kỷ 90 đến nay là :

Thứ nhất tập trung hoá hệ thống phân phối ngày càng cao . Trong bán lẻ, xuất hiện sự thay thế các cửa hàng quy mô nhỏ , độc lập bằng hệ thống siêu thị và TTTM , TT mua săm …. Quy mô trung bình các loại hình này (diện tích , doanh số , lao động …) tăng lên đồng thời mật độ của chúng giảm xuống ; ngày càng xuất hiện nhiều siêu thị , đại siêu thị và TTTM có quy mô cực lớn , kinh doanh theo chuỗi . Sự xuất hiện các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối làm cho quan hệ giữa nhà sản xuất , bán buôn và bán lẻ ngày càng chặt chẽ và mật thiết , tạo ra một hệ thống phân phối hàng hoá chuyên nghiệp , liên hoàn ngày càng hiệu quả .

Hai là , phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp phân phối lớn đã liên kết các cửa hàng có quy mô nhỏ trong cùng một hệ thống , tạo ra sức mạnh cạnh tranh cao hơn do chất lượng dịch vụ cao hơn.

Ba là , sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh các phương thức mua bán trực tuyến như bán hàng qua mạng , qua bưu điện …cũng tác động đến doanh nghiệp bán buôn , bán lẻ với lối mua bán truyền thống . Thương mại điện tử là một xu hướng giao dịch mua bán mới , hiện đại , xuất hiện trong thời đại “ số hoá “ giúp cho khách hàng giao dịch nhanh , nhà kinh doanh giảm chi phí mở cửa hàng trong khi vẫn tăng được số lượng khách hàng (kể cả khách hàng ngoài biên giới quốc gia ) với tần suất giao dịch gần như là không giới hạn trong một khoảng thời gian cực ngắn.

Bốn là , xu hướng phát triển các phương thức quản lý mới (xây dựng thương hiệu , xu hướng phát triển phương thức quản lý mới ( xây dựng thương hiệu , tự động hoá quy trình công nghệ kinh doanh … ) các phương thức kinh doanh mới ( thương mại điện tử ,liên kết chuỗi phân phối , nhượng quyền thưong mại …) . Các loại hình tổ chức kinh doanh mới ( đại siêu thị , chuỗi siêu thị , sâu giao dịch , kho hàng bán buôn ,…) đang ngày càng nhanh và thay thế ngày càng mạnh cho các phương thức quản lý , phương thức giao dịch và loại hình tổ chức kinh doanh truyền thống .

Việt Nam cần phải phát triển một cấu trúc đồng bộ và hiện đại như thế cho phân ngành dịch vụ phân phối , tương thích với xu thế chung nếu không muốn xa vao nguy cơ tụt hậu , thậm chí bị bỏ rơi trong lĩnh vực này .

Một phần của tài liệu LUẬN văn thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển (Trang 39 - 40)