2.1 Cơ hội:
Thể chế thị trường định hướng XHCN từng bước được hoàn chỉnh và do đó ngày càng phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường kết hợp với sự điều tiết vĩ mô hợp lý của Nhà nước ( từ trực tiếp sang gián tiếp , thông qua các công cụ tài chính , ngân hàng , đầu tư , mua sắm của chỉnh phủ …) , Làm cho thị trường trở thành tín hiệu tin cậy , có tác dụng định hướng và quyết định sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng .
Kinh tế phát triển , thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao là cơ sở kinh tế để phát triển thương mại nội địa . Tỷ lệ tiêu dùng so GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực ( trên 70% ) trong khi của Singapore la 55.9% , Thái Lan là 67.7% … Trong giai đoạn 2001-2002 , tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7.7% so với 1.4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư đã được nâng cao đáng kể . Viêt Nam được xếp hạng thứ 8 trong số 30 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất trên toàn cầu , là một trong 7 quốc gia hấp dẫn nhất về đầu tư thương mại .
Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ yêu cầu “ ăn no mặc ấm “ sang yêu cầu “ăn ngon mặc đẹp “ làm cho chất lượng “ cầu “ được nâng lên . Nếu như những năm trước đây , các mặt hàng điều hoà , xe máy , xe hơi , tủ lạnh ,... được xem là đồ dùng cao cấp thì nay đã được phổ cấp ở thành thị và lan truyền sang cả khu vực nông thôn . Xu hướng mua sắm hàng hoá giá trị cao , chạy theo các mode đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới .
Cơ cấu dân số trẻ năng động có học vấn cao với thói quen thích mua sắm hàng hoá ở siêu thị , TTTM và cửa hàng tiện lợi là một ưu thế để phát triển hệ thống phân phối hiện đại . Hiện có 57% dân số có độ tuổi dưới 30 và sau 15 năm tỷ lệ này vẫn là 50% .
Nhờ kết quả của công cuộc đổi mới mà qua trình tự vươn lên của mình , một số doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã tạo lập được chỗ đứng trên thị trường và đang tiếp tục đi theo con đương chuyên nghiệp hoá trong lĩnh vực phân phối như Intimex , tổng công ty TM Sài Gòn ... Một số doanh nghiệp khác hiện đang có kế hoạch mang tầm chiến lược về thiết lập , đổi mới và phát triển mạnh hệ thống phân phối hiện đại như Tổng công
ty TM Hà Nội , Công ty cổ phần Hoang Corp ... Những doanh nghiệp này sẽ đóng vai trò thúc đẩy thương mại nội địa phát triển theo hướng hiện đai .
Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO , theo đó sẽ mở cửa thị trường đối với dịch vụ phân phối ; cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động . Bên cạnh các chuỗi siêu thị bán buôn METRO CASH & CARRY , siêu thị bán lẻ Big C , các hệ thống bán lẻ của Unileve , P &G ... sẽ có thêm các tên tuổi của nhiều nhà phân phối nước ngoài lớn . Với sự xuất hiện các mô hình phân phối tiên tiến này khả năng tiếp cận với công nghệ mới , phương thức mới trong phân phối và quản lý phân phối , khả năng chia sẻ kinh nghiêm và hợp tác với nhà phân phối hiện đại sẽ ngày một gia tăng . Đây cung là nhân tố góp phần làm thay đổi bộ mặt bên ngoài & cấu trúc bên trong của thương mại nội địa
2.2 Thách thức :
Kết cấu hạ tầng thương mại yếu , thiếu đồng bộ ; tính liên kết trong hệ thống và giữa doanh nghiệp với nhau còn kém ; đại bộ phân doanh nghiệp thương mại nhỏ bé trong điều kiện nguồn vốn Nhà nước lại hạn hẹp .
Phương thức kinh doanh lạc hậu , thiếu tính chuyên nghiệp , trình độ đội ngũ quản lý không bắt kịp yêu cầu phát triển thương mại theo xu hướng hiện đại và tiến trình hội nhập quốc tế .
Thông tin thị trường mang tính hệ thống chậm được xác lập , chưa thông suốt , thiếu công khai và minh bạch kém nhậy bén
Sức ép hội nhập về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối ngày càng rõ rệt nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO . sự hiện diện của các nhà phân phối chuyên nghiệp nước ngoài sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối vói các nhà phân phối nội địa .
3 . Xu thế phát triển của thương mại trong nước “ hậu “ gia nhập WTO . Nhìn một cách tổng quát , bên cạnh việc có được những điều kiện thuận lợi hơn để đẩy mạnh