Xu thế phát triển của thương mại trong nước “ hậu “ gia nhập WTO Nhìn một cách tổng quát , bên cạnh việc có được những điều kiện thuận lợi hơn để đẩy mạnh

Một phần của tài liệu LUẬN văn thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển (Trang 42 - 47)

xuất khẩu ra thị trường thê giới , gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường cho hàng hoá nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta kinh doanh .

Trong bối cảnh như vậy , thương mại trong nước trong những năm tới có nhiều khả năng sẽ phát triển theo 3 xu thế chủ yếu :

Thứ nhất, đầu tư nước ngoài sẽ trở thành nguồn động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh hơn , đồng thời góp phần tạo nền tảng vững chắc hơn cho thương mại trong nước phát triển . Tuy đã đạt được kết quả đáng mừng về thu hút vốn và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước những nền kinh tế hiện đang “đói” nguồn vốn này. Cụ thể ,nếu như tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư phát triển của nước ta năm 1995 hầu như là con số không ( 0.03%); năm 2000 tăng vọt lên 17.97% thì hiện đã giảm xuống 15.47 %.Do vậy với việc mở cửa ,trở thành thành viên WTO ,chắc chắn tình trạng “đói” vốn đầu tư nước ngoài sẽ nhanh chóng được khắc phục.Theo dự kiến các nhà quản lý ,tahy vì chỉ đạt khoảng 13.6 tỷ USD trong 5 năm qua ,vốn đầu tư nước ngoài trong kế hoạch 5 năm hiện nay sẽ đạt 23.8 tỷ USD ,tức là tăng 1.75 lần. Trên bình diện tổng thể ,việc quyết tâm đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm hiện nay lên 139.4 tỷ USD tăng 1.65 lần so với 5 năm vừa qua có tác dụng kép rất lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển.

Thứ hai ,do việc buộc phải cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, chắc chắn hàng hoá nhập khẩu có cơ hội thâm nhập thuận lợi hơn ,góp phần làm thay đổi cục diện thị trường trong nước. Đó là hàng tiêu dùng trong nước phải cạnh tranh cả về số lượng, chất lượng và giá cả. Đối với người tiêu dùng ,hiển nhiên đó là lợi ích to lớn. Thuế nhập khẩu đối với cả hàng tiêu dùng và nguyên liệu đều giảm tất yếu dẫn đến một hệ quả tích cực nữa là nạn buôn lậu và gian lận thương mại sẽ giảm ,bởi mục tiêu của buôn lậu và gian lận thương mại chính là nhằm chiêm khoản lợi do thuế cao và hàng rào phi thuế ấn định.

Thứ ba, với việc góp mặt của các chủ thể kinh doanh nước ngoài trên thị trường bán lẻ ,trình độ tổ chức của hệ thống thương mại trong nước sẽ có những bước phát triển vượt bậc.

Trước hết ,cho dù việc xây dựng các trung tâm thương mại ,siêu thị ở thị trường trong nước đã được tiến hành từ gần 10 năm trở lại đây nhưng có thể nói sự xuất hiện của Metro

cash và carry hay BigC trong thời gian qua đã tạo ra “cơn sốt” xây dựng hệ thống phân phối thị trường trong nước hiện nay. Trong bối cảnh như vậy ,sự góp mặt của một lọat các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia trên thị trường nội địa nước ta trong những năm tới tất yếu sẽ càng làm cho các hệ thống phân phối hiện đại nhanh chóng được hình thành ,chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường sẽ được đảm bảo ,giá cả hàng hoá sẽ hợp lí hơn ,người tiêu dùng sẽ được phục vụ tốt hơn …thương mại trong nước sẽ phát triển ổn định.

4.Một số dự báo làm căn cứ xác định mục tiêu phát triển thương mại nội địa trong thời gian tới.

Dân số : nếu tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của thời kì 2001 - 2010 là 1.4% , thời kì 2010 - 2020 là 1.2% thì dân số nước ta là 87.9 triệu người năm 2010, đạt 99 triệu người năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 7.5 - 8%/năm. Đến năm 2010 ,GDP cao gấp hơn 2.1 lần so với năm 2000, năm 2020 cao gấp 4 lần năm 2000.

Tổng đầu tư xã hội đạt khoảng 40% so với tổng GDP cho giai đoạn 2006 -2010.

Quan hệ giữa tổng mức LCHHBL với quỹ tiêu dùng trong 10 năm qua có xu hướng ngày càng tăng .Năm 2000 ,tổng mức LCHHBL chiếm 68.48% quỹ tiêu dùng đến 2004 đã tăng lên 73.7% .Dự báo tăng lên 75% cho giai đoạn 2006-2010.

Mối tương quan giữa tăng trưởng GDP với các chỉ tiêu xuất khẩu , tổng mức LCHHBL ,tổng mức đầu tư trong giai đoạn 2006 – 2010 tương ứng là 100 – 55 và 55 – 40 ,trong các giai đoạn tiếp theo là 100 – 55 – 60 và 35.

II.mục tiêu và quan điểm phát triển thương mại nội địa.

1.Mục tiêu.

1.1.Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng một nền thương mại nội địa phát triển mạnh ,hiện đại dựa trên các hệ thống và các kênh phân phối hợp lý với sự tham gia của các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế (kể cả đầu tư nước ngoài ) vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà Nước .Trên cơ sở đó nâng cao vai trò của thương mại nội địa trong

việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân ,tạo sơ sở để phát triển xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP ,tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế – thương mại quốc tế một cách sâu rộng.

1.2.Mục tiêu cụ thể:

a.Năm 2007 ,ngân hàng thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức 3.3%, tăng trưởng thương mại toàn cầu đạt 7.3%. Kinh tế thế giới sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ.Bên cạnh các dự báo về kinh tế và tăng trưởng , những bất ổn về địa lý ,chính trị vẫn diễn ra gay gắt ,thiên tai ,hạn hán là những nguy cơ tiềm ẩn tác động không thuận lợi đến kinh tế thế giới 2007.

Thị trường trong nước năm 2007 bên cạnh các yếu tố khách quan như biến động giá cả thế giới ,thiên tai ,dịch bệnh… còn nhiều yếu tố tiềm ẩn gây tăng CPI như :việc tăng mạnh đầu tư toàn xã hội ,vốn đầu tư nước ngoài ngày một tăng ,giá điện ,giá than đã được gia tăng với 4 hộ tiêu dùng lớn là điện ,xi măng , phân bón , giấy.

Kết hợp với các kết quả dự báo các chỉ tiêu tăng trưởng GDP và quỹ tiêu dùng đặt trong mối quan hệ tăng trưởng giữa GDP – xuất khẩu - đầu tư và tổng mức LCHHBL như trên có thể đạt ra mục tiêu cụ thể cho thương mại trong nước :

- Năm 2007 tổng sản phẩm trong nước tăng từ 8.2 – 8.5%.Giá trị tăng thêm của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng 3.5 – 3.8% ,ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10.5 – 10.7% ,ngành dịch vụ tăng từ 8.0 – 8.5% . Tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Tỷ lệ đóng góp trung bình hàng năm của thương mại nội địa trong GDP của cả nền kinh tế đến 2010 là 15 – 16% ,đến 2015 là 16 – 18% và đến 2020 là khoảng 20%.

- Tốc độ tăng trung bình hàng năm của tổng mức LCHHBL xã hội giai đoạn 2026 – 2010 khoảng 15% .Đến năm 2010 đạt trên 900 nghìn tỷ đồng và đến 2020 đạt khoảng 2000 nghìn tỷ đồng.

- Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá qua loại hình trung tâm thương mại ,siêu thị ,cửa hàng tiện lợi đạt khoảng 20% vào 2010 ,đạt khoảng 40% vào 2015 và đạt 60% vào 2020 (tương đương với Thái Lan năm 2005).

b. Kết cấu hạ tầng thương mại được hiện đại hoá một bước cơ bản nhất là ở các khu vực thành thị ,khu công nghiệp tập trung ,khu kinh tế thông qua việc xây dựng và phát triển loại hình trung tâm thương mại ,siêu thị ,cửa hàng tiện lợi (trong bán lẻ),các trung tâm logicstics ,kho hàng (trong bán buôn ),hoàn thành cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh, chợ trung tâm , chợ đầu mối ).

c. Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức thương mại hiện đại như sàn giao dịch hàng hoá ,hợp đồng kỳ hạn, thương mại điện tử ,nhượng quyền kinh doanh.

d. Hình thành nên một số tập đoàn thương mại mạnh ,kinh doanh chuyên ngành và đa ngành theo quá trình lưu thông và theo địa bàn thị trường ,liên kết với nhau trong hệ thống và liên kết với sản xuất ,bám sát nhu cầu tiêu dùng ,có thực lực về mọi mặt để cạnh tranh và hợp tác tốt với các tập đoàn phân phối nước ngoài.

e. Hình thành và phát triển đội ngũ thương nhân có kiến thức và kĩ năng quản trị hiện đại ,theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại nội địa trên con đường hội nhập với khu vực vừ quốc tế.

2.Quan điểm phát triển.

2.1.Phát triển thương mại nội địa trong sự phát triển đa dạng về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động ,về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của các doanh nghiệp thương mại .Trong đó thương mại Nhà Nước chỉ làm nòng cốt trong một số kênh ,một số hệ thống phân phối của một số ngành thuộc diện thiết yếu hoặc đặc thù.

2.2.Phát triển thương mại nội điạ phải đảm bảo phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ phân phối : bán buôn ,bán lẻ , đại lý và nhượng quyền thương mại, phát triển đồng bộ các hệ thống thị trường hàng hoá ,thị trường hàng vật tư ,thị trường nông sản – thực phẩm và thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng phát triển hài hoà giữa các địa bàn thị trường : thành thị ,nông thôn ,miền núi và phát triển hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại.

2.3.Phát triển thương mại nội địa đi đôi với hoàn chỉnh môi trường pháp lý , xây dựng hệ thống pháp luật và thể chế quản lý điều tiết vĩ mô về mặt lưu thông hàng hoá và thị trường xã hội nói chung ,về lưu thông và thị trường một số ngành hàng thuộc diện thiết yếu hoặc đặc thù nói riêng.Đồng thời ,thực hiện tự do trong kinh doanh ,đảm bảo công

bằng trong cạnh tranh ,đè cao tính bình đẳng trước pháp luật ,tôn trọng quy luật khách quan của kinh tế thị trường.

2.4.Phát triển thương mại nội địa trong sự tác động qua lại với tăng trưởng xuất khẩu và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế , mở cửa thị trường dịch vụ phân phối ,tạo ra nhiều doanh nghiệp và phương thức kinh doanh với sức cạnh tranh cao, góp phần giảm chi phí giao dịch xã hội, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.

2.5.Phát triển thương mại nội địa trên cơ sở động viên khuyến khích , nhằm khái thác và phát huy mọi nguồn lực đầu tư ,trước hết và chủ yếu là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.Thúc đẩy tăng trưởng đi đôi với tăng cường liên kết và hợp tác ,tích tụ đi đôi với tập trung nguồn lực doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)