Giải pháp, chính sách phát triển thương mại.

Một phần của tài liệu LUẬN văn thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển (Trang 52 - 57)

III. Định hướng tổ chức và giải pháp phát triển thương mại nội địa.

2.Giải pháp, chính sách phát triển thương mại.

2.1. Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa , triển khai xây dựng và phê duyệt quy hoạch và phát triển tổng thể các hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại.

Trên cơ sở chiến lược phát triển , triển khai xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể các kết cấu hạ tầng thương mại trong phạm vi cả nước và từng vùng kinh tế trọng điểm , từng tỉnh ,từng thành phố trực thuộc trung Ương .Quy hoạch đã được các cấp có thẩm quỳên phê duyệt phải trở thành căn cứ pháp lý để quyết định các dự án đầu tư xây dựng kết câu hạ tầng thương mại của Trung Ương cũng như địa phương.Kiên quyết không được đầu tư phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại không nằm trong quy hoạch hoặc trái với quy hoạch. Quy hoạch phát triển tổng thể các hệ thống kết cấu hạ tầng gồm có : hệ thống các loại hình chợ , hệ thống các trung tâm thương mại, trung tâm mua

sắm , siêu thị … các hệ thống các kho hàng trung tâm logicstics ,hệ thống trung tâm các hội chợ – triển lãm.

Kế hoạch phát triển các hệ thống phân phối hàng hoá :

1. Tiếp tục cải tạo , di dời ,xây mới các chợ xã và cụm xã ,bảo đảm chợ so với nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của bà con ở nông thôn và miền núi . Phát triển các chợ ở khu vực thành thị theo các hướng : cải tạo cà nâng cấp thành chợ trung tâm hiện đại , chuyển hoá thành các siêu thị nhỏ hoặc cửa hàng tịên lợi đồng thời di chuyển ra ngoại thành , ngoại thị để hình thành nên các chợ đầu mối bán buôn.

2. Phát triển mạnh các trung tâm thương mại ( cả Shopping Center và Department Store ) , siêu thị ,các cửa hàng tịên lợi ,cửa hàng chuyên doanh tiến bộ ở tất cả các thành phố thị xã ,các khu đô thị mới ….kết hợp tổ chức phân phối theo chuỗi với áp dụng phương pháp nhượng quyền thương mại hóa kết hợp với quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

3. Phát triển dịch vụ logicstics dưới hai dạng : trung tâm logicstics độc lập hoặc trung tâm logicstics trong các công ty bán lẻ chuyên nghiệp ,các chuỗi trung tâm thương mại ,siêu thị và các cửa hàng tiện lợi.

4. Phát triển tại các thành phố lớn , các sàn giao dịch ,các hình thức và phương thức ban đầu của thương mại điện tử , từng bước tiếo cận và phát triển theo mô hình Amazon.com và Ebay.

5. Hoàn chỉnh các hợp đồng , đơn đặt hàng kết hợp với sử dụng các trung tâm logicstics, trên cơ sở đó xây dựng thành chế độ hoạt động trong tất cả các loại hình tổ chức phân phối hàng hoá.

6. Phát triển một số Tổng công ty ( dưới dạng tập đoàn ,công ty mẹ – con ) phân phối chuyên ngành hoặc đa ngành trong đó chú trọng đến các địa bàn quan trọng , các mặt hàng đặc thù .

2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại nội địa. mại nội địa.

Hoàn chỉnh các thể chế quản lý nhà nước thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan , nhất là

Luật Thương Mại ( về hàng hoá cấm kinh doanh ,hạn chế kinh doanh , kinh doanh có điều kiện …).

Triển khai thực hiện các luật : Luật Thương Mại , Luật cạnh tranh ,Luật Doanh Nghịêp , Luật đầu tư , Luật giao dịch địên tử , các pháp lệnh….

Xây dựng một hệ thống thông tin thông suốt nhanh nhạy để phản ánh kịp thời diễn biến tình hình của cung – cầu ,giá cả trên thị trường của cả trong và ngoài nước , tình hình hoạt động thương mại trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương …. Từ đó dự báo sớm , phản ứng nhanh , điều tiết kịp thời , đảm bảo bình ổn định thị trường , khẩn trương xây dựng và triển khai áp dụng thống nhất hệ thống chỉ tiêu ngành trong mối tương quan với hệ thống chỉ tiêu quốc gia .

Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh và cơ chế điều tiết vĩ mô nhất là đối với các mặt hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù , bằng cách sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp với các định chế pháp lý quốc tế để can thiệp khi thị trường có dấu hiệu bất ổn bởi các tác động khách quan.

Thiết lập và củng cố hệ thống phân phối nòng cốt của doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù .

2.3. Phát triển đồng bộ các loại thị trường.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp : quốc gia , ngành và sản phẩm đồng thời đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững , để có thể cạnh tranh với các thị trường ở khu vực và trên thế giới thì phát triển đồng bộ các loại thị trường là một đòi hỏi tất yếu . Những giải pháp cơ bản thúc đẩy hình thành và phát triển các loại thị trường ở nước ta trong những năm tới là :

Một là đẩy nhanh quá trình đa dạng hoá sở hữu , phát triển nền kinh tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh , vừa tạo ra sức cung vừa tạo ra sức cầu cho các loại thị trường .

Hai là đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá , chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn , phát triển khoa học và công nghệ . Đẩy mạnh quá trình phân công lại lao động xã hội , chú trọng phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng miền núi , nông thôn.

Ba là hoàn thiện môi trường thể chế , tôn trọng tự do cạnh tranh và kiểm soát độc quyền . Thực hiện tự do cạnh tranh trong sự quản lý của Nhà Nước.

Bốn là tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật cho các loại thị trường theo hướng hội nhập , tăng cường xây dựng và hội nhập , tăng cường xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường , hình thành và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thị trường... Năm là tăng cường vai trò của Nhà Nước về kinh tế trên cơ sở đổi mới phương thức quản lý từ chỗ can thiệp trực tiếp vào thị trường sang quản lý vĩ mô.

2.4. Mở cửa thị trường cho dịch vụ phân phối theo các cam kết quốc tế.

Mở cửa thị trường có lộ trình , một mặt tạo sức ép cạnh tranh , theo đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh quá trình đổi mới hoạt động thương mại , đẩy mạnh tăng trưởng , đẩy mạnh quá trình liên kết , đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực.

2.5. Ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển hoạt động thương mại nội địa . địa .

Trên cơ sở đổi mới tư duy , chuyển đổi từ chỗ coi thương mại là một ngành phi sản xuất và do đó các doanh nghiệp đầu tư vào thương mại không được ưu đãi như các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất sang chỗ thấy được thương mại nội địa có một vai trò , vị trí quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cần ban hành các chính sách khuyến khích phát triển thương mại nội địa.

Về đất đai , cần quy hoạch bố trí đủ quỹ đất cho hạ tầng thương mại . Cùng một vị trí đất với giá bán , thuê như nhau , nếu doanh nghiệp có cùng nhu cầu quan tâm ưu tiên giải quyết cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tài chính – tín dụng , các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có dự án xây dựng hạ tầng được quỳên tiếp cận các nguồn vốn bình đẳng như doanh nghiệp sản xuất .

Về thuế , với thuế nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh được mĩên thuế như nhà đầu tư nước ngoài cùng với lĩnh vực hoặc như các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc dạng khuyến khích đầu tư.

Với các doanh nghiệp phát triển theo “chuỗi “ , kinh doanh qua mạng ….cần có thêm chính sách ưu tiên về thuế thu nhập để hỗ trợ họ tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển.

Cho phép doanh nghiệp thương mại ( nhất là các doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà Nước ) được điều chuyển , hoán đổi sang nhượng ….các cơ sở không phù hợp với điều kiện kinh doanh mới để tối đa nguồn lực hiện có cho quá trình hiện có cho quá trình hiện đại hoá hạ tầng thương mại.

Phát triển nguồn nhân lực , sử dụng đa dạng các nguồn vốn trong và ngoài nước hỗ trợ cho công tác đào tạo , phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình của một số trường kinh tế.

Thông tin và tư vấn , tổ chức hệ thống thông tin , cập nhật , phân tích và dự báo xu hướng phát triển , nhu cầu tiêu dùng , thói quen mua sắm để trao đổi , tư vấn , cung cấp thông tin định hướng cho doanh nghiệp .

2.6. Thành lập hiệp hội các nhà bán buôn , bán lẻ ,chợ siêu thị.

Thông qua hoạt động của các hiệp hội để các hội viên chia sẻ kinh nghiệm trao đổi thông tin , tìm kiếm và tạo mối liên kết làm ăn thông qua hiệp hội để kiến nghị và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.

Kết luận.

Mặc dù bị tác động tiêu cực của các yếu tố bất lợi , phải đương đầu với nhiều khó khăn về thiên tai , dịch bệnh , giá cả một số mặt hàng biến động lớn song nhờ sự chỉ đạo điều hành sát sao của Chính Phủ thông qua những chính sách phù hợp và kịp thời , cùng với nỗ lực cố gắng của các cấp , các ngành , các Doanh Nghiệp nên thương mại nội địa nước ta vẫn phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Tổng mức bán lẻ xã hội tăng liên tục với tốc độ cao và ổn định , kết cấu hạ tầng thương mại từng bước được củng cố và phát triển , đáp ứng được tốt hơn nhu cầu phong phú , đa dạng của người tiêu dùng , góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên , với vị trí và vai trò của mình , trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội cả nước , thương mại nội địa cũng bộc lộ không ít những tồn tại , hạn chế như : phát triển thiếu tính bền vững , chưa tương xứng với vị trí ,vai trò của nó trong nền Kinh tế quốc dân , lực lượng thương

nhân đông nhưng chưa mạnh , phương thức kinh doanh chậm đổi mới , hệ thống phân phối còn mang nặng tính tự phát .

Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn cực kì quan trọng , có ý nghĩa đột phá thực hiện những bước chuyển lớn , tạo tiền đề cho quá trình mở cửa sâu rộng trung tâm dịch vụ phân phối .Nhận thức được điều này , Chính Phủ và Bộ Thương Mại đã đưa ra những định hướng , biện pháp phát triển thương mại nội địa , thương mại nội địa ngày càng mở rộng thị trường để thúc đẩy tiêu dùng phát triển , qua đó tự đổi mới và phát triển ngày càng lớn mạnh.

tài liệu tham khảo. 1.Giáo trình kinh tế thương mại. GS .TS. đặng đình đào.

2.Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam hậu gia nhập WTO. 3.Tạp chí thương mại số 11/2006,số 1+2/2007.

4.Thời báo kinh tế Việt Nam số 1/2007.

5.Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 7/2006.

6.Tạp chí Cộng sản số 771.

7.Niên giám thống kê năm 2005, Tổng cục thống kê.

8.Bộ thương mại:www.mot.gov.vn. 9.Tổng cục thống kê:gso.gov.vn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển (Trang 52 - 57)