1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Huyện Ninh Phước giai đoạn 20112015 (khóa luận tốt nghiệp lớp TCLLCT)

31 360 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 209 KB

Nội dung

khóa luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hành chính “Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Huyện Ninh Phước giai đoạn 20112015”, nhằm làm sáng tỏ việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Huyện Ninh Phước giai đoạn 20112015.Từ đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu để tiếp tục thực hiện chính sách dân tộc tốt hơn trong thời gian tới.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, cộng đồng các dân tộc luôn đoàn kết giúp

đỡ lẫn nhau, hun đúc, tạo nên truyền thống đấu tranh anh dũng để dựng nước vàgiữ nước, xây dựng một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất Riêng Ninh Thuận

đã có khoảng 35 dân tộc sinh sống như: Kinh, Chăm, Raglai, Chu Ru, Hoa, Nùng ,Kơho, và một số dân tộc khác Trong quá trình dựng nước và giữ nước các dântộc cùng chung sống liên canh liên cư, đoàn kết lẫn nhau dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng Sản Việt Nam

Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề dân tộc đang cónhững diễn biến phức tạp, vừa mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia, vừamang tính toàn cầu Dân tộc, tôn giáo, nhân quyền … luôn là những vấn đề nhạycảm mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm mọi cách lợi dụng, để chốngphá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, chia

rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội và an ninh quốc phòng Đòi hỏi Đảng và Nhà nước Việt Nam phải cónhiều chủ trương, chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc tế

và trong nước

Huyện Ninh Phước được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1/9/1981 Đây làđịa bàn cư trú của phần lớn đồng bào dân tộc Chăm, Raglai và Kinh với đa tôngiáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Balamôn , Hồi giáo Bàni, Hồigiáo Islam, Baha’I Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Đảng bộ vànhân dân Huyện Ninh Phước gặt hái được thành quả to lớn trong các lĩnh vực kinh

tế, văn hóa, xã hội

Bên cạnh đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là nguyên nhân do kinh tếtăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cònchậm, đô thị phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, một số vấn đềbức xúc về văn hóa xã hội chậm được giải quyết Nhìn chung, đời sống của bàcon đồng bào dân tộc ở một số vùng còn nhiều khó khăn, an ninh trật tự có lúc cònphức tạp Hơn thế vẫn còn những bất cập và bộc lộ nhiều vấn đề trong việc thựchiện chính sách dân tộc trong thời kỳ mới chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và sựmong đợi của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện

Trang 2

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và giải

pháp thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Huyện Ninh Phước giai đoạn 2011-2015”làm khóa luận tốt nghiệp trung cấp, nhằm làm sáng tỏ việc thực hiện

chính sách dân tộc trên địa bàn Huyện Ninh Phước giai đoạn 2011-2015.Từ đó, đềxuất những giải pháp chủ yếu để tiếp tục thực hiện chính sách dân tộc tốt hơn trongthời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đang thu hút sự quan tâm của giớinghiên cứu hoạch định chính sách, của nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều góc độ tiếp

cận khác nhau Tuy nhiên đề tài “Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách

dân tộc trên địa bàn Huyện Ninh Phước, giai đoạn 2011-2015” chưa có học viên

nào nghiên cứu Vì vậy, trong qua trình học tập tại Trường chính trị tỉnh, bản thânsuy nghĩ và lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá việc thực hiệnchính sách dân tộc trên địa bàn, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cườnghơn nữa việc thực hiện chính sách dân tộc của huyện trong thời gian tới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích:

Mục đích của khóa luận góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, đề raphương hướng giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc trên địa bàn huyệnNinh Phước trong những năm tiếp theo

4 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu

Khóa luận chỉ nghiên cứu việc thực hiện chính sách dân tộc ở phạm vi huyện

Ninh Phước Giới hạn nghiên cứu thuộc giai đoạn 2011 – 2015.

Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủnghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc; sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh và

Trang 3

Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đề ra đường lối, chính sách dân tộc thể hiệnthông qua kết quả thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Ninh Phước.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic.Ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác nhau như: đối chiếu so sánh, phântích, thống kê, tổng hợp để thực hiện theo mục đích của đề tài đặt ra

5 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

Khóa luận góp phần tạo lập cơ sở lý luận cho việc xác định những yêu cầu kháchquan và nội dung của sự đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhànước đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận nói chung và ở huyệnNinh Phước nói riêng

Kết quả đạt được của khoá luận có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác dân tộc và chính sách dân tộc hoặc áp dụng cho việc bồi dưỡng công tác dân tộc hoặc tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trang 4

* Khái niệm dân tộc

Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, Dân tộc là một hình thức tổ chứccộng đồng người có tính chất ổn định được hình thành trong lịch sử, là sản phẩmcủa quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội Trước khi dân tộc xuất hiện, loàingười đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộtộc

Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói đến sự ra đời của các dân tộc khi chưa xuất hiện chủ nghĩa tư bản Trong “Hệ tư tưởng Đức” viết vào năm 1845 - 1846 hai ông cho rằng: sự đối lập giữa thành thị và nông thôn xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại dã man lên thời đại văn minh, từ tổ chức bộ lạc lên nhà nước, từ tính địa phương lên dân tộc và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay Ph.Ăngghen còn viết: trong suốt toàn bộ thời kỳ trung cổ xu hướng thành lập những quốc gia dân tộc ngày một rõ rệt Ở mỗi quốc gia, dân tộc đó, nhà vua là nhân vật tột đỉnh của toàn bộ hệ thống thứ bậc phong kiến.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa hẹp, “dân tộc” được hiểu là “tộc người” Với nghĩa này, dân tộc là

khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người ổn định có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

và có ba đặc trưng cơ bản: cộng đồng về ngôn ngữ, cộng đồng về văn hoá và ýthức tự giác tộc người Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Ba Na, dân tộcChăm

Trang 5

Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dântộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phầndân cư và có những dân tộc thiểu số Trong quá trình phát triển của mình, trongbản thân mỗi dân tộc có thể có sự phân chia thành các nhóm người có những đặcđiểm khác nhau về nơi cư trú, văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, nhưng đềuđược coi là cùng một dân tộc, bởi có chung 3 điểm đặc trưng của một dân tộc nhưnói trên đây Ví dụ: dân tộc Dao bao gồm nhiều nhóm người, như các nhóm Dao

đỏ, Dao tiền, Dao Tuyển, Dao Thanh phán, Dao Thanh y, Dao quần trắng

Theo nghĩa rộng, dân tộc được hiểu là quốc gia - dân tộc Chẳng hạn như: dân

tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Đức Theo nghĩa này, dân tộc chỉ mộtcộng đồng người được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử được sự chỉđạo của một nhà nước trên cơ sở có một lãnh thổ chung ổn định, một nền kinh tếthống nhất, có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp và một nền văn hoámang bản sắc dân tộc

Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộcngười và cũng đồng nghĩa với nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnhthổ có chủ quyền quốc gia Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệtvới dân cư của dân tộc khác bởi yêu tố quốc tịch Do đó, một tộc người có thể có ởnhững quốc gia dân tộc khác nhau theo sự di cư của tộc người đó Ví dụ: trong kếtcấu dân cư của dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa đều có tộc người H’Mông

và tộc người Dao

Hai xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc và quan hệ dân tộc

Nghiên cứu vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, V.I.Lênin đã phát hiện ra hai

xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc và quan hệ dân tộc

Xu hướng thứ nhất, do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc các cộngđồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia độc lập và lựa chọn con đườngphát triển cho dân tộc mình Xu hướng này thể hiện nổi bật trong giai đoạn đầu củachủ nghĩa tư bản đưa đến sự ra đời của các dân tộc Trong giai đoạn đế quốc chủnghĩa, xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc củacác dân tộc bị áp bức

Xu hướng thứ hai, sự liên hiệp giữa các dân tộc với nhau, do sự phát triển của lựclượng sản xuất, của khoa học kỹ thuật, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội

Trang 6

tư bản đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, cácdân tộc liên hiệp với nhau trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và cùng có lợi Xuhướng này thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

Hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc do Lênin phát hiện đang pháthuy tác dụng trong thời đại ngày nay với những biểu hiện rất phong phú và đadạng

Nhận rõ điều này, mỗi dân tộc, quốc gia trong quá trình phát triển cần tôn trọngđộc lập chủ quyền của mỗi quốc gia Nhưng đồng thời phải thực hiện chính sách

mở cửa, hội nhập quốc tế để hòa vào dòng chảy chung của nhân loại và phải tìmđược giải pháp hữu hiệu để gìn giữ, phát huy bản sắc của dân tộc mình

Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Dựa trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Mác - Ăngghen về vấn đề dân tộc, dựa vào

sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cáchmạng Nga, phân tích hai xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc, Lênin đãkhái quát lại thành "Cương lĩnh dân tộc" Nội dung cương lĩnh dân tộc thể hiệntrên 3 vấn đề sau:

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc.Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: Tất cả các dân tộc lớn hay nhỏ, dùđông hay ít người (kể cả Bộ tộc và chủng tộc) có trình độ phát triển cao hay thấpđều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặcquyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá và đi áp bức bóc lột dân tộc khác

Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phảiđược pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế

Trong quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn với cuộcđấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa Sôvanh nước lớn, chống

sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển

về kinh tế

Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc

tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc

- Các dân tộc được quyền tự quyết.

Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của

Trang 7

dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triểncủa dân tộc mình Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách rathành một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc và cũng bao gồmquyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, cùng cólợi để có sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủquyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc.Khi giải quyết quyền tự quyết của các dân tộc cần đứng vững trên lập trường củagiai cấp công nhân, ủng hộ các phong trào tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đángcủa giai cấp công nhân và nhân dân lao động Kiên quyết đấu tranh chống những

âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài "dân tộc tự quyết" đểcan thiệp vào công việc nội bộ của các nước

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.

Đây là tư tưởng cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin: Nó phản ánh bảnchất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giảiphóng dân tộc với giải phóng giai cấp Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủsức mạnh để giành thắng lợi

Nó quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường lối, phương pháp xem xét, cáchgiải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc, đồng thời, nó là yếu tốsức mạnh bảo đảm cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến thắng kẻthù của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóngdân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".1

Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong các dântộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Vìvậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả 3 nội dungcủa cương lĩnh thành một chỉnh thể

Tóm lại, Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin có ý nghĩa to lớn đối vớiphong trào cách mạng thế giới nói chung và đối với cách mạng Việt Nam nóiriêng Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận trong cươnglĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới trong sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận củađường lối, chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314.

Trang 8

1.1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc là biểu hiện tập trung của sự vận dụng sáng tạo

và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thế kỷ

XX Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giươngcao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đại đoàn kết toàn dân

Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêunước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyếtvấn đề dân tộc Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của HồChí Minh thể hiện : khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyềnlãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình Cách mạng Việt Nam; chủtrương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân

và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; sử dụng bạo lực cách mạng củaquần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; thiết lập chính quyềnnhà nước của dân, do dân, vì dân; gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa

xã hội

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định các dân tộc đều là anh em, phải đoàn kết để xây dựng, bảo vệ đất nước:

“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba

Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau “Giang sơn và Chỉnh phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, đế ủng hộ Chính phủ ta.”2

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam

1.2.1 Đặc điểm và tình hình dân tộc ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng chung sống,trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; các dân tộc thiểu số có số dân gần 11triệu người, chiếm khoảng 14% dân số cả nước Tỷ lệ phân bố dân số giữa các dântộc thiểu số cũng không đồng đều nhau Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tươngtrợ với nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng và phong phú về

2Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây Cu, 19/4/1946

Trang 9

văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Các dân tộc thiểu số cư trú xen kẽ ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.Trong 1 đơn vị hành chính, có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống Địa bàn

có đông dân tộc thiểu số cư trú là vùng miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiênchiếm 2/3 diện tích cả nước; đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòngquan trọng Hiện nay, có những tỉnh miền núi mà các dân tộc thiểu số vẫn chiếm sốđông trong tỉnh như: Hà Giang, Cao Bằng (trên 90%), Lạng Sơn, Tuyên Quang,Lào Cai, Sơn La, Lai Châu (trên 70%)

Các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội khôngđều nhau Các dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng Nam bộ với địa hình đất đai khámàu mỡ, khí hậu, thời tiết ổn định, canh tác thuận lợi, đời sống kinh tế xã hội pháttriển, ổn định hơn các vùng khác Vùng Tây bắc, Đông Bắc, miền Trung, với địahình chia cắt, phức tạp, đất đai khô cằn, nhiều đồi dốc, núi đá, khí hậu khắc nghiệt,thường xuyên xẩy ra thiên tai, canh tác rất khó khăn, đời sống các dân tộc thiểu sốkhó khăn hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, kinh tế chậm phát triển hơn

Vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta đang nổi lên những vấn đềlớn Các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đang lợi dụng vấn đề dân tộc đểkích động và gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của nước ta Những sự kiệngần đây xẩy ra ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ là những minh chứng

1.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc hiện nay

1.2.2.1 Quan điểm, nguyên tắc thực hiện chính sách dân tộc

Ngay từ khi ra đời Đảng ta đã luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn

đề chiến lược, lâu dài của cách mạng nước ta Vì vậy, việc giải quyết đúng đắn vấn

đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạngViệt Nam Điều đó đã được Đảng ta nhiều lần khẳng định qua các kỳ Đại hội.Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khoá IX về công tácdân tộc đã xác định các quan điểm cơ bản thực hiện chính sách dân tộc: “Vấn đềdân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời cũng

là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam Các dân tộc trong đại giađình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùngnhau phấn đấu thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây

Trang 10

dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyết đấu tranh với mọi

âm mưu chia rẽ dân tộc Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, anninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi gắn với tăng trưởng kinh

tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm pháttriển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn

và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong

sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất”.3

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (tháng 1, năm 2016) của Đảng tiếp tụckhẳng định đường lối, quan điểm về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc: “Đoàn kếtcác dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta Tiếp tụchoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoànkết, giải quyết hài hòa quan hệ giwuax các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạochuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào các dântộc thiểu số, nhất là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, tây duyên hải miềnTrung Nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm

lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trongcộng đồng các dân tộc Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiệncác chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp Chống kỳ thịdân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kếtdân tộc.”

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và nhà nước về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, đây vừa là nguyên tắc vừa là

mục tiêu của chính sách dân tộc Trong thời kỳ đổi mới, các nguyên tắc này tiếp tục được khẳng định và bổ sung Nếu như trong các văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ II đến lần thứ V đều nhấn mạnh : “Đoàn kết, bình đẳng”; giữa các dân tộc thì Đại hội VI trở đi nguyên tắc này được xác định là : “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau”; Đại hội VII “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ”; Đại hội VIII “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”; Đại hội IX “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”; Đại hội

X “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ”; Đại hội XI

Trang 11

“Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”; Đại hội XII “Tiếp tục hoàn thiện các

cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết quan hệ hài hòa giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển ”

1.2.2.2 Một số chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam đang thực hiện nay

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằmgiúp đỡ đồng bào các dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xóa bỏ dần những

hủ tục, thành kiến lạc hậu

Hiện tại có hơn 20 chương trình, mục tiêu, dự án lớn được triển khai thực hiện ởvùng đồng bào dân tộc thiểu số với mục tiêu tập trung đầu tư cho giáo dục và đàotạo, Y tế, giao thông, thuỷ lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sảnxuất và xóa đói giảm nghèo, khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng, bảo vệ môitrường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc Trong đó,gồm:

Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (giai đoạn I) với mục tiêugiảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 3% Chương trình đã áp dụng một sốchính sách: hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ về y tế, giáo dục, hướngdẫn cách làm ăn hiệu quả, dạy nghề cho thanh niên trong độ tuổi lao động, cho hộnghèo vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các

xã nghèo

Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộcthiểu số và miền núi - Chương trình 135 giai đoạn II Mục tiêu tổng quát củachương trình 135 là: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, cải thiện, nângcao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệtkhó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữacác vùng trong cả nước

Chương trình hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, định canh định cư và nước sinhhoạt cho hộ nghèo (các Quyết định 134, 167, 755, 33)

Các chính sách phát triển kinh tế theo vùng: Quyết định 168 phát triển kinh tế

-xã hội các tỉnh khu vực Tây Nguyên

Trang 12

Hệ thống các chính sách, chương trình dự án ưu đãi cho từng lĩnh vực, ngành:Chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng, vật tư thiết yếu(QĐ102/CP).

Chính sách cấp không thu tiền cho 20 ấn phẩm báo, tạp chí phát hành tại vùngđặc biệt khó khăn(Quyết định số 2472/QĐ-TTg)

Chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và dự án trồng mới

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường cho khu vực nông thôn, miền núi

Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình

Chương trình y tế với các mục tiêu phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, khám

chữa bệnh cấp bảo hiểm miễn phí cho người nghèo (Quyết định số TTg ngày 01/03/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo).

14/2012/QĐ-Chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình cho vùng đặc biệt khó khăn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá - thông tin (Quyết định 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 07 năm 2011 về Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóacác dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”)

Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, đào tạo (Nghị định số

82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nóichữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáodục thường xuyên (theo đó Bộ Giáo dục – Đào tạo đã biên soạn giáo trình dạy 12thứ tiếng dân tộc thiểu số) trong đó có chương trình dạy và học tiếng nói, chữ viếtchữ Chăm, Raglai; Chương trình cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các trườngCao đẳng, đại học )

Nghị quyết 30a hỗ trợ 61 huyện nghèo của cả nước (trong đó Ninh Thuận cóhuyện Bác ái)

Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam đãthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách toàndiện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắnkhoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từngbước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số;

Trang 13

phát triển nguồn nhân lực vùng dân thiểu số; tăng cường số lượng, nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở;giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng.Chính sách dân tộc của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới chính là sự kế thừa và pháttriển chính sách dân tộc của Đảng đã được vạch ra cùng với sự ra đời và trưởngthành của Đảng; là sự vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Đó chính là tiền đề, là điều kiện quantrọng nhất để giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta trên hành trình đổimới

Trang 14

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 2.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện Ninh Phước 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Ninh Phước là huyện nằm phía Nam tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp biểnĐông, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Thuận Nam, phía Bắcgiáp thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Toàn huyện có 08 xã và 01 thị trấn với

51 thôn, 15 khu phố

Diện tích tự nhiên 342,3 km2. Dân số toàn huyện là 156.285 người /34.685 hộ,trong đó dân số DTTS 10.714 hộ/48.539 khẩu chiếm 32,78% số dân toàn huyện.Các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống, sản xuất nông nghiệp chiếm 81% số hộlàm ruộng, làm rẫy, chăn nuôi, trồng rừng, 14,5% hộ hoạt động thương mại dịch vụ

và khoảng 4,5% hộ làm nghề dệt thổ cẩm, đồ gốm truyền thống

2.1.2 Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội

Dân số của huyện là 156.825 người với 34.685 hộ Có các dân tộc Kinh, Chăm,Raglay và một số ít dân tộc Nùng, Hoa trong đó người Kinh 104.673 người,chiếm 66,74%; người Chăm 48.841 người, chiếm 31,14%; người Raglay 2.835người, chiếm 1,8%; người Hoa 338 người, chiếm tỷ lệ 0,24% và 93 người (Tày,Nùng, Mường ) chiếm 0,059%

Mật độ dân số trung bình 367 người/km2, đời sống nhân dân chủ yếu là dựa vàosản xuất nông nghiệp (làm ruộng, làm rẫy, chăn nuôi, trồng rừng) chiếm 80% số

hộ, 15% số hộ hoạt động thương mại, dịch vụ; khoảng 5% số hộ hoạt động trongcác ngành, nghề cơ khí, xây dựng, dệt thổ cẩm, đồ gốm

Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng với cáccấp các ngành và cùng với sự nỗ lực của Nhân dân trong Huyện trong việc áp dụngkhoa học công nghệ trong sản xuất, kêu gọi các nhà đầu tư trong phát triển côngnghiệp, nên những năm gần đây, tình hình kinh tế của Huyện có những bước khởi sắcđáng kể: Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2015 tăng gấp 02 lần so với năm

2010 Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16,53%; ngư nghiệp tăng 12,91%; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng tăng 25,2%;

Trang 15

nông-lâm-thương mại-dịch vụ tăng 16,81% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch (cơ bản) đúng địnhhướng: giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông-lâm-ngư nghiệp từ 51,79%xuống còn 45,45%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng tăng từ 15,86%lên 23,32%; thương mại-dịch vụ giảm từ 32,35% xuống còn 31,23%; thu nhậpbình quân đầu người đạt 24,1 triệu đồng, gấp 2,73 lần so với năm 2010; thu ngânsách trên địa bàn huyện đạt 45,92 tỷ đồng.

- Về văn hóa-xã hội: giải quyết việc làm bình quân hàng năm đạt 2.888 người,

giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,46%/năm, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi họcđạt 99%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiện đến cuối năm 2015 đạt 1%, tỷ lệ trẻ em dưới 5tuổi bị suy dinh dưỡng 14,15% (mục tiêu 12%), tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốcgia về y tế 44,4%, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 33% (mục tiêu 30%), tỷ lệthôn, khu phố xây dựng đạt chuẩn văn hóa 80,32%; hộ gia đình đạt danh hieuj giađình văn hóa 92,94%, công nhận 03 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, tỷ lệ hộ sử dụngnước sinh hoạt hợp vệ sinh 90%, tỷ lệ hộ sử dụng điện 100%, tỷ lệ che phủ rừngđạt 21,5%

2.1.3 Đặc điểm tình hình các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ninh Phước

Ninh Phước là huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận Toànhuyện có 08 xã, 01 thị trấn/ 56 thôn, khu phố; trong đó: DTTS có 22 thôn, khu phốsống tập trung tại 07 xã và 01 thị trấn, có 01 xã vùng khó khăn (xã Phước Thái), 01

xã bãi ngang (xã Phước Hải)

Diện tích tự nhiên 342,3 km2. Dân số toàn huyện là 156.285 người /34.685 hộ,trong đó dân số DTTS 10.714 hộ/48.539 khẩu chiếm 32,78% số dân toàn huyện

Có 02 tôn giáo cính là đạo Balamôn và hồi giáo Bani Cơ sở tôn giáo có 01 tháp Pôrôme, 02 đền PônưGar và Pooklongchanh; 03 chùa Bà ni; có Hội đồng sư cả bà ni

và Hội đồng chức sắc Chăm Balamôn tổ chức lễ hội Kate, Tết Ramưvan, Chabun

và một số lễ hội khác như Lễ Bỏ mạ, Lễ Ăn mừng mùa lúa mới

Các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống, sản xuất nông nghiệp chiếm 81% số hộlàm ruộng, làm rẫy, chăn nuôi, trồng rừng, 14,5% hộ hoạt động thương mại dịch vụ

và khoảng 4,5% hộ làm nghề dệt thổ cẩm, đồ gốm truyền thống Mỗi cộng đồngdân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú củanền văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Riêng đồng bào người Chăm

Ngày đăng: 09/02/2019, 16:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân tộc và chính sách dântộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X .Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII . Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII . Nxb. Chính trị Quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
7. GS.TS Phan Hữu Vật (2001), Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách liênquan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay
Tác giả: GS.TS Phan Hữu Vật
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
8. PTS Nguyễn Thế Thắng (1999), Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Nxb. Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh về vấn đề dân tộc
Tác giả: PTS Nguyễn Thế Thắng
Nhà XB: Nxb. Lao động
Năm: 1999
5. Giáo trình Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính (2010), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội Khác
6. Ủy ban nhân dân Huyện Ninh Phước, Báo cáo tổng kết công tác dân tộc lần thứ I (2009-2014)nhiệm vụ lần II (2014-2019) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w