1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ LỊCH sử ĐẢNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH dân tộc TRÊN địa bàn TỈNH BÌNH PHƯỚC từ năm 1997 đến năm 2005

136 538 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 716 KB

Nội dung

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc sinh sống. Mỗi thành phần dân tộc có lối sống, tập tục và bản sắc riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hoá tộc người.Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và quan hệ dân tộc, đề ra chính sách nhằm đoàn kết các dân tộc anh em trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc sinh sống Mỗithành phần dân tộc có lối sống, tập tục và bản sắc riêng, tạo nên sự phongphú, đa dạng về văn hoá tộc người

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam

đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và quan hệ dân tộc, đề ra chínhsách nhằm đoàn kết các dân tộc anh em trong cuộc đấu tranh giành độc lậpdân tộc trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Văn

Mác-kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta” [45, trang 121].

Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế

giới, các thế lực thù địch đang tìm đủ mọi cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta, vì thế, cần có sự nhận

thức đầy đủ, sâu sắc hơn về vấn đề dân tộc và tổ chức thực hiện tốt công tácdân tộc nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp dân giàunước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như mục tiêu Nghị quyếtĐại hội X của Đảng đề ra

Bình Phước là tỉnh miền núi, thuộc khu vực Đông Nam Bộ, là vùngđệm giữa Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Nam Bộ Tỉnh

có 240 km đường biên giới tiếp giáp với Campuchia, nên có vị trí địa lý,chính trị, kinh tế và quân sự rất quan trọng đối với khu vực và cả nước Bình Phước là nơi cư trú của cư dân 40 thành phần dân tộc Các tộcngười có trình độ phát triển kinh tế xã hội không đồng đều Đồng bào dân

Trang 2

tộc thiểu số đa phần đi theo các tôn giáo khác nhau nên đời sống tinh thầncũng rất đa dạng và phức tạp

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Đảng bộtỉnh Bình Phước luôn quan tâm đến việc thực hiện chính sách dân tộc, coiđây là một trong những mục tiêu cơ bản đảm bảo ổn định chính trị và pháttriển kinh tế - xã hội Nhờ vậy, trong những năm qua tình hình kinh tế -chính trị, văn hoá - xã hội của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là của đồng bào dân tộcthiểu số không ngừng được cải thiện và nâng cao, tạo nên diện mạo mớingay cả ở những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác dân tộc ởBình Phước cũng gặp không ít khó khăn Lợi dụng sự thiếu thốn về đời sốngvật chất, đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức, phong tục tập quán của đồngbào dân tộc thiểu số và những yếu kém, sơ hở trong quá trình thực hiệnchính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch

đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái phép, kích động tưtưởng ly khai dân tộc, lôi kéo người vượt biên trái phép; lợi dụng việc pháttriển “Đạo Tin lành Đề ga” để lôi kéo, gây chia rẽ tôn giáo, tách Tin lành củangười Kinh ra khỏi Tin lành của đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm chia rẽkhối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị xã hội Các vụ bạo loạnmang màu sắc chính trị ở Tây Nguyên vào tháng 2 - 2001 và tháng 4 - 2004cũng có tác động lớn đến tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số ở BìnhPhước, dẫn đến một bộ phận không nhỏ đồng bào, nhất là tầng lớp thanhniên có cái nhìn sai lệch về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhậnthức mơ hồ về vấn đề dân tộc, về “Nhà nước Đề ga”, gây tâm lý hoang mangtrong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế –

Trang 3

xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh và sự ổn định chính trị trongkhu vực.

Vì vậy, việc nghiên cứu tổng kết quá trình thực hiện chính sách dân tộc,

từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực tiễn,nhằm thực hiện tốt công tác dân tộc ở Bình Phước trong thời gian tới là vấn

đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

Với những lý do trên, sau khi hoàn thành chương trình cao học Lịch sử

Đảng cộng sản Việt Nam, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến 2005”

làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xung quanh vấn đề về dân tộc, chính sách dân tộc đã có khá nhiều côngtrình, đề tài khoa học đề cập đến ở những góc độ, những hướng tiếp cậnkhác nhau, trong đó có những công trình nổi bật như:

- Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, do tập thể

tác giả của Hội đồng Dân tộc thuộc Quốc hội khoá X biên soạn, Nxb Vănhoá dân tộc, Hà Nội 2000 Sách tập hợp một cách cơ bản, có hệ thống nhữngvăn kiện của Đảng từ khi thành lập đến năm 2000, các luật và những vănbản pháp quy của Nhà nước, những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vềdân tộc và một số văn bản về hoạt động của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

- Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và

miền núi tổ chức nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2002 Đây làcuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách dân tộc củaĐảng ta và những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân cư, đẩy

Trang 4

mạnh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hoá phù hợp với đặc điểm từng vùngnhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời kiến nghị những giải phápnhằm sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

- Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2001 Cuốn sách đã đề cập đến những quan điểm cơ bản củachủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dântộc và thực hiện chính sách dân tộc Các tác giả cũng đã nêu ra các đặc điểmnổi bật của dân tộc Việt Nam và công tác dân tộc cần thực hiện trong sựnghiệp cách mạng nước ta

- Công trình Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt Nam, do Uỷ ban dân tộc và miền núi phối hợp với Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996 Cuốnsách đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và định hướnggiải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh

- Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay do

PGS,TSKH Phan Xuân Sơn và Ths Lưu Văn Quảng chủ biên, Nxb Lý luậnchính trị, Hà Nội 2006 Cuốn sách đã trình bày những vấn đề cơ bản về dântộc và chính sách dân tộc của Đảng qua các giai đoạn cách mạng; phân tíchlàm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc và

đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc hiệnnay

- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên của PGS.TS Trương Minh Dục, Nxb CTQG Hà Nội 2005,

trình bày vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, phân tích nhữngthành công và hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua

và dự báo các xu hướng vận động của quan hệ dân tộc trong thời gian tới

Trang 5

- Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên của

PGS.TS Trương Minh Dục, Nxb CTQG Hà Nội 2008, đã trình bày truyềnthống đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong quá trình lịch sử.Đặc biệt, cuốn sách đã phân tích chính sách đại đoàn kết của Đảng trong thời

kỳ đổi mới, từ đó, rút ra những kinh nghiệm xây dựng và củng cố khối đạiđoàn kết các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nhiều luận văn, luận án có liên quan đến đề tài, như:“Mấy suy nghĩ về đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta” (1995) của tác giả Bùi Xuân Vinh;“Một số suy nghĩ về vấn đề dân tộc ở tỉnh Yên Bái” (1995) của tác giả Hà Văn Định;“Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Bình Phước”(2001), Luận án Tiến sĩ triết học,

chuyên ngành Chủ nghĩa Cộng sản khoa học, của tác giả Phạm Công Tâm;

“Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đảng viên các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay” (2001) của tác giả Ngôn Kim Y;“Đảng

bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khơme (1996-2004)” (2005), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn Tấn Thời;“Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc)” (2001) của tác giả Nguyễn Thị Phương Thuỷ; “Các Đảng bộ tỉnh khu vực Bắc Tây Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 1996 đến 2005”, Luận văn Thạc sĩ lịch sử của Phạm Văn Hồ, được bảo vệ năm 2007;“Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay” (2006), Luận văn Thạc sĩ Triết học của tác giả Vũ

Quang Trọng

Từ sự nghiên cứu và phân tích thực trạng quá trình thực hiện chính sáchdân tộc, các tác giả đã đề xuất các giải pháp, cũng như rút ra những kinhnghiệm để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc trong thời gian tới

Trang 6

Ngoài ra còn có các báo khoa học nghiên cứu về dân tộc và chính sáchdân tộc của nhiều tác giả được đăng tải trên các báo, tạp chí như: Tạp chíLịch sử Đảng, Nghiên cứu lý luận, Cộng sản, Sinh hoạt lý luận, Dân tộchọc… như:

- “Chính sách dân tộc của Đảng đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Văn Nam, tạp chí Dân tộc số

69, 2006 Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộctrên địa bàn Tây Nguyên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghịnhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc trong thời gian tới

- “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi, cải thiện đời sống nhân dân” của Đặng Vũ Liêm trong Tạp chí Quốc phòng

toàn dân, số 2, 1999 Trên cơ sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng

và Nhà nước ta, tác giả đã nêu ra những giải pháp trong việc thực hiện chínhsách của Đảng và Nhà nước ta ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những công trình trên đây đã đề cập đến nhiều phương diện khác nhau

về lý luận cũng như thực tiễn đối với vấn đề dân tộc và thực hiện chính sáchdân tộc của Đảng Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nàonghiên cứu một cách đầy đủ, có tính hệ thống về quá trình thực hiện chínhsách dân tộc của Dảng trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến 2005.Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu quantrọng, là cơ sở để chúng tôi tiếp thu, kế thừa, bổ sung và phát triển trong quátrình nghiên cứu làm đề tài luận văn này Bên cạnh nguồn tài liệu trên,chúng tôi còn tiến hành thu thập, sử dụng nguồn tư liệu từ các nghị quyết,các chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh BìnhPhước có liên quan đến đề tài luận văn

Trang 7

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Trình bày quá trình sự lãnh đạo, tổ chức thực tiễn việc thực hiện chínhsách dân tộc; đánh giá những thành tựu và hạn chế, thiếu sót trong quá trìnhthực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến2005; từ đó, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa chỉ đạo trong quátrình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thờigian tới

3.2 Nhiệm vụ

+ Trình bày khái quát tình hình, đặc điểm tự nhiên, xã hội và tình hìnhdân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước; quá trình hiện chính sách dân tộc trênđịa bàn tỉnh Bình Phước trước năm 1997

+ Phân tích quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách dân tộccủa Đảng bộ tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến 2005

+ Đánh giá những thành tựu và hạn chế, thiếu sót; từ đó, rút ra nhữngkinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa chỉ đạo trong quá trình thực hiện chínhsách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sáchdân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến 2005

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ trung nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộccủa Đảng bộ tỉnh Bình Phước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàntỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến năm 2005

Trang 8

5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

5.1 Cơ sở lý luận

Để thực hiện đề tài, luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng về dân tộc và quá trình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàncủa Đảng bộ tỉnh Bình Phước

-5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp lịch sử, phươngpháp lôgíc Ngoài ra, còn kết hợp các phương pháp khác như: thống kê, đốichiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp và phương pháp tổng kết thực tiễn

5.3 Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu chính để thực hiện đề tài là các Nghị quyết của Đảng vàvăn bản của Nhà nước về chính sách dân tộc và các văn bản cụ thể hoá việc

tổ chức thực hiện các chính sách trên ở Bình Phước Tham khảo và tiếp thu

có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn làm sáng tỏ việc vận dụng sáng tạo chính sách dân tộc củaĐảng bộ tỉnh Bình Phước, từ đó rút ra những kinh nhiệm có ý nghĩa thựctiễn trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cáccấp lãnh đạo, các sở, ngành của tỉnh Bình Phước trong việc hoàn thiện chủtrương, chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được chia làm 3 chương, 6 tiết

Trang 9

Chương 1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI

CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

1.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI

Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc khu vực ĐôngNam Bộ, có vị trí địa lý từ 11o22’ đến 12o16’ vĩ độ Bắc, 102o8’ đến 107o28’kinh độ Đông Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.857,35km2, dân số năm

2005 là 814.330 người, trong đó đồng bào DTTS có 151.241 người, chiếmkhoảng 19,4% dân số toàn tỉnh; phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông, phía Namgiáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, phíaTây giáp tỉnh Tây Ninh và ba tỉnh Krache, Mundunkiri, Công Pông Chàmcủa Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240km

Trong suốt chiều dài lịch sử, Bình Phước luôn có vị trí hết sức quantrọng cả về kinh tế - chính trị, quốc phòng - an ninh

Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa.Đến giữa thế kỷ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại sáu tỉnh Nam Kỳ, thực dânPháp chia Nam Kỳ thành bốn khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long

và Bát-Xắc Vùng đất Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đấtphía Đông thuộc tiểu khu Biên Hòa, vùng phía Tây Nam và phía Nam thuộctiểu khu Thủ Dầu Một Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành cáctỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một Từ đó chođến hết thời Pháp thuộc, bộ máy hành chính cơ bản không thay đổi [32,trang 8] Sau năm 1954, trải qua hàng chục năm chiến tranh, vùng đất BìnhPhước bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần tùy vào nhu cầu cai trị của thực dân,

Trang 10

đế quốc trong từng thời kỳ lịch sử Đến ngày 30/01/1971, Trung ương CụcMiền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước Cuối năm 1972,Phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập[32, trang 9].

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, để đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế – xã hội, ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm tỉnh Thủ DầuMột, Bình Phước và ba xã thuộc huyện Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).Tháng 2/1978, huyện Lộc Ninh được thành lập từ một số xã của huyệnPhước Long và Bình Long; năm 1988, huyện Bù Đăng được thành lập từmột phần của huyện Phước Long Ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Phước đượctái lập, gồm 5 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé: Đồng Phú, Bình Long, PhướcLong, Bù Đăng, Lộc Ninh, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Đồng Xoài.Ngày 01/01/2000, thị xã Đồng Xoài chính thức được thành lập và đi vàohoạt động

Về điều kiện tự nhiên, Bình Phước có vùng đất đỏ bazan chiếm ½ diệntích toàn tỉnh, đất đỏ trên đá phiến, đất xám và đất nâu vàng Vùng đất đỏbazan chủ yếu tập trung ở các huyện Lộc Ninh, Bình Long, Bù Đăng và mộtphần nhỏ của huyện Đồng Phú, Phước Long

Bình Phước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa,trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10

và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 Lượng mưa bình quân hàng năm giaođộng từ 2.045 đến 2.325mm, được rải đều trong nhiều tháng nên ít khi gây

ra lũ lụt; đặc biệt ở Bình Phước hầu như không bị ảnh hưởng trực tiếp củabão Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2oC, nhiệt

độ bình quân thấp nhất từ 21,5 – 22oC, nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 –32,2oC Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, nhưng vào

Trang 11

các tháng mùa khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại khá cao,khoảng 7 – 9oC Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩmkhông khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn Độ ẩm trung bình hàng năm

từ 80,8 – 81,4%, bình quân thấp nhất từ 45,6 – 53,2%, tháng có độ ẩm thấpnhất là 16%, tháng có độ ẩm cao nhất lên tới 88,2%

Điều kiện đất đai và khí hậu Bình Phước rất thuận lợi cho việc pháttriển các loại cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su

và các loại cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày

Bình Phước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trước hết làrừng Đầu thế kỷ XX, Bình Phước vẫn còn là những khu rừng liền khoảnh,bạt ngàn, chiếm gần như 100% diện tích toàn tỉnh Trong đó, có những khurừng già, rừng nguyên sinh với nhiều loài thú quý hiếm như voi, gấu, hổ, têgiác, bò rừng, hươu, nai, hoẵng…, nhiều loài gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ,giáng hương, sao, bằng lăng, dầu…, cùng với nhiều loài dược liệu qúy,nhiều loại soong, mây, tre, lồ ô… dùng làm nguyên liệu giấy, xây cất nhàcửa và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Rừng Bình Phước còn cócác loại cây lấy bột và nhiều loại rau rừng, là nguồn lương thực, thực phẩmquan trọng của đồng bào DTTS bản địa cũng như của lực lượng cách mạngtrong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất

Hệ thống sông suối ở Bình Phước tương đối nhiều với mật độ 0,7 –0,8km2, bao gồm: sông Sài Gòn bắt nguồn từ phía Bắc Lộc Ninh, đoạn chảyqua địa phận Bình Long gần 50km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyệnBình Long và tỉnh Tây Ninh; sông Đồng Nai chảy qua hai huyện: Bù Đăng

và Đồng Phú, tạo nên ranh giới tự nhiên với tỉnh Đồng Nai; sông Măng,Sông Bé… và nhiều suối lớn như suối Rạt, suối Đá, suối Binh, suối Da, suốiDung, suối Đông, suối Cát…Hệ thống hồ, đập tự nhiên và nhân tạo như hồĐồng Xoài, hồ Suối Lam, hồ Suối Giai, hồ Thác Mơ và nhiều bưng, bàu rất

Trang 12

thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, là nguồn dự trữ nước tưới rất lớn chomùa khô.

Mặc dù là phụ lưu của sông Đồng Nai nhưng Sông Bé là con sông lớnnhất chảy trong lãnh thổ của tỉnh, với chiều dài hơn 200km Ở phía đầunguồn, nơi chảy qua vùng cư trú của đồng bào Xtiêng, M’nông, người ta gọi

là sông Đaklung, xuôi về phía Nam đồng bào Kinh gọi là Sông Bé Ở phíathượng nguồn sông Bé có một số nhánh sông quan trọng như sông Đakquyt,ĐakRlap bắt nguồn từ vùng đất đỏ Nam Tây Nguyên và miền Đông BắcCampuchia Sông Bé có độ dốc lớn, hai bên bờ thường dựng đứng, dưới đáy

có nhiều dải đá ngầm nên không thuận lợi cho việc phát triển giao thôngđường thủy, mà chỉ phù hợp cho việc xây dựng các công trình thủy điện, đếnnay trên địa bàn tỉnh đã có 3 nhà máy thủy điện được xây dựng trên Sông

Bé, đó là: thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sork Phú Miêng

Do những đặc thù về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu nên trong lòng đấtBình Phước khá giàu về tiềm năng khoáng sản, đa số là khoáng sản phi kimloại trong lớp trầm tích phù sa cổ, dễ khai thác, có chất lượng cao và trữlượng lớn Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu ở vùng phíaTây và một ít ở trung tâm Đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 91

mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triểnvọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, đá quý vàbán đá quý [24, Niên giám thống kê điện tử 2004] Hiện nay tỉnh mới chỉkhai thác được một số mỏ đá vôi, đá xây dựng, cát, sỏi, sét gạch ngói nhằmđáp ứng một phần cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong tỉnh, cònlại các mỏ khác đang tiếp tục được tiến hành thăm dò để có cơ sở đầu tưkhai thác

Với những lợi thế đó, Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã lãnh đạo các cấp,các ngành, địa phương trong tỉnh phấn đấu vượt qua thách thức, phát huy

Trang 13

tinh thần đoàn kết thống nhất, ý chí tự lực, tự cường, nắm bắt thời cơ, khaithác tốt các tiềm năng thế mạnh sẵn có để phát triển và đạt được những kếtquả quan trọng Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, GDP năm 2005tăng gấp 2,72 lần năm 1996, thời kỳ 1997-2005 bình quân mỗi năm tăng11,78% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ; các ngành sản xuất đều phát triển, thu ngân sách trên địabàn năm sau cao hơn năm trước, GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt7,52 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 15,34%, đời sống của nhân dân cácdân tộc trong tỉnh từng bước được cải thiện Cơ sở hạ tầng: đường giaothông, điện, trường học, bệnh viện, trạm xá, các công trình thủy lợi, nướcsinh hoạt và các công trình phúc lợi khác được quan tâm đầu tư, phát triểnmạnh Trung tâm hành chính tỉnh, huyện, thị xã được quy hoạch và xâydựng theo hướng hiện đại, trụ sở làm việc của các xã, thị trấn được đầu tưxây dựng khang trang đã nhanh chóng làm thay đổi hẳn diện mạo của mộttỉnh nghèo, miền núi như Bình Phước Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng

đã đạt được những thành tựu đáng kể; quốc phòng - an ninh được củng cố;quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới; khối đại đoàn kết các dân tộc anh

em trong tỉnh được tăng cường Đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các đoànthể nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh Niềm tin của nhân dân đốivới sự lãnh đạo của đảng bộ được khẳng định rõ nét, tất cả đang hướng theo

xu thế hội nhập và phát triển của cả nước

Nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, bên cạnh khu kinh tếnăng động, với tốc độ tăng trưởng cao, có lợi thế về địa lý, kết cấu hạ tầng,môi trường đầu tư hấp dẫn như Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ ChíMinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước có nhiều thuận lợi để hội nhập vào nềnkinh tế khu vực, kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển

Trang 14

Tuy có những thuận lợi nêu trên, nhưng Bình Phước cũng đang đứngtrước những khó khăn và thử thách trong quá trình phát triển Hiện nay,Bình Phước vẫn là tỉnh nghèo trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thunhập bình quân đầu người còn thấp so với bình quân chung của cả nước; sựtăng trưởng kinh tế thật sự chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thiênnhiên và thị trường Cơ cấu kinh tế chưa được cải thiện rõ nét, nông nghiệpphát triển chưa cân đối, vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của tỉnh;công nghiệp, dịch vụ tuy có bước phát triển nhanh nhưng do xuất phát điểmthấp nên vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ; thu hút đầu tư chưa được nhiều Tìnhtrạng di dân tự do, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng còn diễn biến phức tạpchưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả Lĩnh vực văn hóa - xã hội còn có mặtbức xúc như tệ nạn ma túy, mại dâm, tai nạn giao thông, khiếu kiện đôngngười… Đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới vàđồng bào DTTS còn rất khó khăn Công tác xây dựng Đảng vẫn còn một sốmặt chưa đạt yêu cầu đề ra; tinh thần đấu tranh, phê bình, tự phê bình và sứcchiến đấu của một số tổ chức đảng chưa cao Trình độ lãnh đạo và năng lựcquản lý của cán bộ còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổimới.

Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng những thành tựu mà Đảng

bộ, quân và dân Bình Phước đạt được trong thơi gian qua là rất cơ bản vàquan trọng, là tiền đề vững chắc để Bình Phước tiến bước đi lên trên conđường phát triển và hội nhập của cả nước

1.2 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC Ở BÌNH PHƯỚC

1.2.1 Sự đa dạng về dân tộc và dân cư

Bình Phước là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống Tính đếnnăm 2005, toàn tỉnh có cư dân của 41 thành phần dân tộc sinh sống Ngoài

Trang 15

người Kinh chiếm số lượng đông nhất, còn có hai nhóm dân cư khác: nhómdân cư DTTS bản địa và nhóm dân cư DTTS di cư từ nơi khác đến qua cácthời kỳ khác nhau.

Theo số liệu thống kê năm 2005, toàn tỉnh hiện có 28.842 hộ đồng bàoDTTS với 151.241 khẩu (chiếm 19,4% dân số của tỉnh) Trong đó: Xtiêng71.556 người, Nùng 18.853 người, Tày 19.291 người, Khơme 14.279 người,M’nông 8.288 người, Hoa 9.146 người, Mường 1.415 người, chăm 367người, các dân tộc khác 4.465 người Các DTTS phân bố tương đối đồngđều ở các huyện trong tỉnh, theo địa bàn cư trú Dân tộc Xtiêng tập trungnhiều ở Phước Long, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng; dân tộc Tày, Nùng cónhiều ở Đồng Phú, Bù Đăng, Lộc Ninh, Phước Long; dân tộc Khơme cónhiều ở Lộc Ninh, Đồng Phú; dân tộc M’nông có nhiều ở Bù Đăng… Quy

mô bình quân nhân khẩu gia đình khá cao, hơn 50% số hộ có từ 5 đến 6người

Sự phân bố dân cư cũng không đồng đều, mật độ trung bình của tỉnh là

119 người/km2, thuộc loại thấp nhất khu vực Đông Nam Bộ, và có sự chênhlệch khá lớn giữa các huyện đồng bằng và miền núi Nhiều xã của huyệnPhước Long, Bù Đăng mật độ chỉ trên 10 người/km2 Do đó, việc phân bố lạidân cư và tiếp nhận cư dân lao động để khai thác các tiềm năng đất đai theoquy hoạch phát triển kinh tế và quốc phòng là vấn đề cấp thiết hiện nay ởBình Phước Việc phân bố lại dân cư giữa thành thị và nông thôn, giữa dântộc kinh và vùng DTTS để điều hoà cư dân trong từng huyện, từng xã là vấn

đề đặt ra trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở BìnhPhước trong những năm tiếp theo

1.2.2 Những đặc điểm về văn hoá tộc người

1.2.2.1 Các dân tộc thiểu số bản địa

Trang 16

- Dân tộc Xtiêng: là DTTS bản địa chính ở Bình Phước, có lịch sử lâu

đời và có ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội của tỉnh Theo các sử liệu,vào thế kỷ XVII, vùng đất Bình Phước vẫn còn là vùng rừng núi hoang vuvới nhiều thú giữ Đó là địa bàn cư trú của những người Inđônêdiêng cổ đạinói tiếng Môn-Khơme, họ là tổ tiên của các dân tộc Xtiêng, Mnông, Mạ…

Vì thế, ngôn ngữ của người Xtiêng có nhiều nét gần gũi với ngôn ngũMnông, Cơ Ho, Mạ Trong số các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Môn-khơme ởTây Nguyên thì Xtiêng là nhóm cư dân có dân số đông hàng thứ ba, sau Ba

na và H’rê và là DTTS đông nhất ở Bình Phước

Người Xtiêng ở Bình Phước còn có tên gọi là Xơdiêng hay Xa Chiêng

Đó là một cộng đồng người thống nhất, có ý thức rõ rệt về thành phần tộcngười của mình Trong tộc người Xtiêng còn có nhiều nhóm địa phươngkhác nhau, mỗi nhóm thường cư trú ở một địa bàn nhất định và có nhữngđặc điểm khác nhau thể hiện ở ngôn ngữ, tập quán và phương thức canh tác người Xtiêng có 4 nhóm chính: Bù lơ, Bù đek, Bù Biêk, Bù Lập Nhưng,hiện nay chỉ còn tồn tại hai nhóm chính là Bù lơ và Bù đek

Người Xtiêng Bù lơ thường sống ở miền trên (vùng cao), phân bố ở hầukhắp các vùng núi rừng xã Đak Ơ, Đak nhau (huyện Phước Long), Thọ Sơn,Thống Nhất, Đồng Nai (huyện Bù Đăng) Trước đây người Xtiêng Bù lơsống ở vùng rừng núi và tách biệt hẳn với người Kinh Họ cư trú gần gũi vàxen kẽ với người Mnông, người Mạ Do đó, trong những vùng này đã diễn

ra quá trình hòa nhập giữa người Xtiêng, người Mnông và người Mạ quahôn nhân hỗn hợp và trao đổi văn hoá lẫn nhau

Người Xtiêng Bù đek là người Xtiêng miền dưới, phân bố ở các vùngđất bằng thuộc huyện Lộc Ninh, Bình Long, Chơn Thành, Đồng Phú, họ đãbiết làm ruộng nước và sử dụng trâu bò, cày bừa để làm ruộng từ trước năm

1945 Người Bù đek sống xen kẽ với người Kinh, người Khơme nên có

Trang 17

những quan hệ lẫn nhau về văn hoá, ngôn ngữ và hôn nhân với hai dân tộcnày [50, trang 47].

Về tiếng nói, hai nhánh Xtiêng này cũng có nhiều khác biệt, có đến40% từ ngữ của hai nhánh này không giống nhau Về kiến trúc nhà ở vàtrang phục của hai nhánh Xtiêng này cũng có nhiều điểm khác biệt Xtiêng

Bù lơ làm nhà trệt, dài, cho nhiều hộ gia đình sống chung, trong khi Xtiêng

Bù đek làm nhà sàn cho từng gia đình riêng

Dân tộc Xtiêng thường cư trú thành từng làng nhỏ, mỗi làng từ 10 đến

15 gia đình và làng nọ cách làng kia khá xa, trước đây họ thường sống ducanh du cư, nhưng những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng

và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế – xã hội trong đồng bào dân tộc, họ đãsống định canh ổn định

Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản Đàn bà mặc váy, đàn ôngđóng khố Họ thường để tóc dài, búi đằng sau, xâu lỗ tai, đeo hoa tai bằng gỗhoặc ngà voi, đôi khi xăm mặt, xăm mình với những đường nét hoa văn giảnđơn Người Xtiêng rất thích đeo các loại vòng, riêng trẻ nhỏ thường đeo đôilục lạc ở hai cổ chân Hôn nhân gia đình trong dân tộc Xtiêng theo chế độphụ hệ Tuy nhiên, người đàn ông lại đóng vai trò quyết định đối với đờisống gia đình

Người Xtiêng có những phong tục, tập quán sinh hoạt văn hoá, lễ nghitồn tại từ lâu đời mang bản sắc riêng như tục cúng lúa mới, cúng bà bóng,hội mừng nhà mới, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả… vẫn được duy trì, tồn tại đếnngày nay Trong sinh hoạt văn hoá của người Xtiêng, âm nhạc có vị trí quantrọng và mang tính cộng đồng cao Dân tộc Xtiêng có lối hát nói mang tínhứng tác cao, ít bị gò bó vào giai điệu, nên thường mang nội dung tự sự vàhình thức hát thường kéo dài Dân tộc Xtiêng cũng rất yêu thích ca hát, sửdụng các nhạc cụ như trống, sáp pi, sáo ukoocle, khèn môi, kèn M’buốt, đàn

Trang 18

Đinh put… [67, trang 37-39] Đặc biệt dân tộc Xtiêng còn có nghệ thuậtcồng chiêng và những sinh hoạt văn hoá cồng chiêng rất phong phú.

- Dân tộc Khơme: Đặc trưng xã hội của người Khơme ở Bình Phước

được biểu hiện qua hệ thống cư trú phum, sóc, qua đạo Phật tiểu thừa và quacấu trúc xã hội của nền kinh tế tiểu nông với giai cấp địa chủ nhỏ đóng vaitrò chi phối nông thôn Trong xã hội tiểu nông Khơme vào cuối thế kỷ XIX,

ở mỗi làng đều có một vài gia đình thương nhân mà phần lớn thuộc giai cấpđịa chủ Họ có voi và dùng voi để chuyên chở hàng hóa đi các nơi và vượtbiên giới để buôn bán Nếu người Xtiêng nuôi trâu là chủ yếu thì ngườiKhơme nuôi bò chiếm phần lớn Những đàn bò của người Khơme nuôikhông phải để ăn thịt mà điều chính nhất là để kéo xe [50, trang 37 - 38].Đồng bào Khơme ở Bình Phước có hai nguồn lợi chính, đó là buôn bán vàcanh tác ruộng nước Đây là những đặc trưng xã hội của người Khơme đãtồn tại trước khi người Pháp đặt chân lên vùng đất Bình Phước Sau khi thựcdân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã thực hiện các chính sách ngăn cản sựbuôn bán giữa các vùng của những người Khơme trong nông thôn, làm cho

xã hội Khơme ngày càng mất đi công việc buôn bán, nhất là công việc buônbán xa bằng voi đã bị xóa bỏ Người Khơme chỉ còn biết làm ruộng và khiruộng bị Pháp chiếm làm đồn điền thì số đông phải trở lại việc canh tác trênrẫy, là hình thức canh tác mà lịch sử của họ đã từng trải qua từ xa xưa

- Dân tộc Tà Mun: Là một nhóm người đặc biệt về những đặc trưng xã

hội và tộc người Tà Mun, trước hết là một vùng đất cổ giáp giới giữa vùngTây Ninh và Sông Bé Nơi đây, xưa kia có những nhóm Xtiêng sinh sống.Nhóm Xtiêng này chịu ảnh hưởng sâu sắc lối sống và văn hoá của ngườiKhơme Họ đã cùng người Khơme chống thực dân Pháp liên tục và quyếtliệt để bảo vệ vùng đất sinh sống cổ xưa của mình Để khuất phục ý chí đấutranh và bình định nhóm người này, thực dân Pháp đã sử dụng đến tôn giáo

Trang 19

Vào năm 1927, đạo Cao Đài Tây Ninh đã du nhập vào nhóm người Tà Mungốc Xtiêng Từ những năm 1930 trở đi, một số nông dân Châu Ro làm thuê

ở các đồn điền cao su Biên Hòa, vì chống lại bọn chủ đồn điền nên bị thựcdân Pháp truy nã Họ đã chạy về phía Tây Ninh nhập vào nhóm Tà Mun vàsống dưới sự che chở, bảo trợ của tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh Trongnhững năm kháng chiến chống Pháp, một số trong những người Châu Ronày đã di cư lên vùng Bình Long và sống chung với những người Tà Mungốc Xtiêng theo đạo Cao Đài ở vùng này từ trước Họ sống chung bên cạnhngười Khơme và chịu ảnh hưởng sinh hoạt của người Khơme ở Bình Longmột cách khá đậm nét

Vì thế, nhóm dân cư Tà Mun là một cộng đồng người hỗn hợp Xtiêng,Châu Ro đã tiếp thu sâu sắc sinh hoạt và văn hoá của người Khơme trướcđây và của người Kinh trong vài chục năm gần đây Điều kiện để tạo nênquá trình hòa hợp giữa nhóm Xtiêng địa phương với người Châu Ro chuyển

cư và người Khơme là yếu tố ngôn ngữ, nhưng xét cho cùng, yếu tố cơ bảnnhất của quá trình hòa hợp này chính là tinh thần bất khuất chống thực dânPháp và ý thức tìm đến sự tương trợ của người lao động cùng một hoàncảnh, một nguyện vọng và có chung một cơ sở tâm lý – xã hội

- Dân tộc Mnông: Là một bộ phận của dân tộc Mnông ở tỉnh Đak Lak,

nơi tiếp giáp với miền núi tỉnh Bình Phước (nay thuộc tỉnh Đak Nông).Nhưng trong người M’nông ở miền núi tỉnh Bình Phước còn có những nhómngười M’nông từ đất Campuchia di cư sang sinh sống ở địa phương

Người Mnông có tiếng nói thuộc ngữ hệ Môn - Khơme Về mặt sinhhoạt xã hội, phong tục tập quán, đời sống kinh tế và ngôn ngữ của ngườiMnông cũng rất gần gũi với người Xtiêng Vì vậy, từ lâu đời, giữa hai nhóm

cư dân này đã có những quan hệ chặt chẽ với nhau, kể cả về mặt hôn nhân

Do đó, rất khó phân biệt rạch ròi giữa nhóm Xtiêng và M’nông ở vùng rừng

Trang 20

núi dọc biên giới Bình Phước và Campuchia Người Mnông là dân tộc duynhất ở Việt Nam thành thạo việc săn voi và thuần dưỡng voi rừng thành voinhà Đó là một trong những đặc trưng tộc người tiêu biểu nhất của ngườiMnông.

- Dân tộc Mạ: Số lượng người Mạ ở Bình Phước rất ít, là một nhóm địa

phương của cộng đồng người Mạ ở vùng Đại Huai thuộc tỉnh Lâm Đồng.Người Mạ gần như sống biệt lập và ít tiếp xúc với các dân tộc khác một cáchthường xuyên Do địa bàn cư trú biệt lập và ở vùng sâu, vùng xa nên họ ít bịảnh hưởng trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

Xã hội người Mạ ở Bình Phước thực sự bị biến đổi (ở một mức độ nhấtđịnh) là kể từ khi có sự tiếp xúc với người Kinh trong hai cuộc kháng chiến,đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ Tuy nhiên, tính chất cổ sơ của một

xã hội chưa phát triển trong vùng người Mạ vẫn còn được bảo lưu cho đếnnhững năm 80 của thế kỷ XX

Xã hội người Mạ được kết cấu trên cơ sở cộng đồng của các dòng họ vàchế độ hôn nhân phụ hệ Mọi sinh hoạt dân cư trong làng đều tập trung trongmột hoặc vài ngôi nhà dài, là nơi cư trú chung cho tất cả các thành viêntrong làng

1.2.2.2 Dân tộc Kinh và các dân tộc khác

Dân tộc Kinh hiện nay chiếm khoảng 80% dân số Bình Phước Nhữngngười Kinh đầu tiên đến cư trú ở Bình Phước là nông dân nghèo, nhữngngười chống đối bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn Nam bộ và Nam Trung

bộ, họ bị mất đất canh tác hoặc không chịu nổi sưu cao thuế nặng của triềuđình nhà Nguyễn và sau này là thực dân Pháp nên đã đến vùng đất này đểsinh sống

Dân tộc Kinh có mặt ở Nam bộ từ thế kỷ XVII, nhưng đến cuối thế kỷXVIII, sự tiếp xúc giữa người Kinh và người Xtiêng ở Bình Phước mới diễn

Trang 21

ra tương đối thường xuyên hơn thông qua những binh lính lưu đồn nhàNguyễn và gia đình của họ Những người Kinh này phần đông là dân cưvùng Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Đầu thế kỷ XIX,người Kinh đã cư trú tập trung thành từng làng ở khu vực phía Nam củatỉnh, từ năm 1832 đến 1889, sự gia tăng dân số người Kinh ở Bình Phướcngày càng rõ rệt.[32, trang 14]

Đến thời thực dân Pháp xâm lược, bọn tư bản Pháp đã cướp nhữngvùng đất màu mỡ của đồng bào dân tộc thiểu số, lập nên các đồn điền caosu: Xa Cam, Xa Cát, Phú Riềng, Quản Lợi Cũng từ đó, một bộ phận nôngdân bị bần cùng hóa ở các tỉnh phía Bắc được thu hút về đây làm phu đồnđiền, vì vậy số lượng người Kinh ở Bình Phước tăng lên nhanh chóng, hìnhthành nên các làng công nhân người Kinh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một bộ phận tín đồ Cônggiáo từ miền Bắc di cư vào đã được bọn ngụy đưa lên khu vực Bình Phước,lập ra các khu dinh điền, khu trù mật, tạo cơ sở xã hội cho sự thống trị củachúng Năm 1956, khi Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Phước Long, tỉnh BìnhLong, số dân bị ép buộc di cư từ các tỉnh Trị Thiên, Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định vào, làm cho cơ cấu dân cư có sự thay đổi lớn Dưới sựlãnh đạo của Đảng, khối công nông liên minh được hình thành, hỗ trợ chonhau, làm nòng cốt cho mặt trận thống nhất đoàn kết toàn dân tiến hành cuộckháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn

Sau ngày miền Nam được giải phóng, dân số Bình Phước tiếp tục tăngnhanh, trong đó phần lớn là đồng bào các tỉnh đông dân cư đi xây dựng kinh

tế mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; một số khác là cán bộ tập kếttrở về, bộ đội xuất ngũ, công nhân cao su được tuyển từ nơi khác đến đểkhôi phục và phát triển các nông trường cao su

Trang 22

Là vùng đất màu mỡ, diện tích tự nhiên rộng lớn, địa hình đồi núinhưng không dốc đứng như ở nhiều vùng khác, rất thuận lợi cho việc khaiphá đất đai, lập nương rẫy, trang trại để phát triển kinh tế; vì thế, trongnhững năm gần đây, số dân các tỉnh di cư tự do đến Bình Phước làm ăn, sinhsống ngày càng đông, kể cả các DTTS từ miền Bắc như: Tày, Nùng, Dao,Mường, Thái, Hoa… đều có mặt trên đất Bình Phước, tạo nên sự đang dạng

về bản sắc văn hoá tộc người

Hầu hết các DTTS mới đến làm ăn, sinh sống ở Bình Phước đều bằngcòn đường di cư tự do ngoài kế hoạch Họ có tinh thần tự lực cánh sinh cao,cần cù, chịu khó làm ăn, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, có nhiều kinhnghiệm cho dân sở tại học tập, là nguồn nhân lực dồi dào, góp phần khaithác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội

Tuy nhiên, những dân tộc mới đến cũng có những hạn chế nhất định: đa

số họ đều có đời sống rất khó khăn, sinh sống rải rác ở những vùng sâu,vùng xa, vùng rừng núi, điều kiện đi lại, sản xuất và phát triển kinh tế - xãhội không thuận lợi; trình độ sản xuất và văn hoá của nhân dân còn rất thấp;nơi ăn, chốn ở, trường học, cơ sở y tế và giao thông đi lại còn nhiều khókhăn, thiếu thốn; không có điều kiện được chăm sóc y tế; con em ít có điềukiện được đến trường, tỷ lệ thất học và mù chữ cao; nhiều hủ tục lạc hậu vẫncòn tồn tại, tình trạng du canh du cư và phá rừng làm rẫy vẫn còn tiếp diễn;

số hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ lớn… Đấy cũng chính nơi kẻ thù lợi dụng vấn

đề dân tộc, vấn đề tôn giáo, để dụ dỗ, kích động, lôi kéo nhằm gây chia rẽkhối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng nước ta, gây mất ổn địnhchính trị, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trang 23

1.3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH

BÌNH PHƯỚC TRƯỚC NĂM 1997

1.3.1 Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ (trước 30-4-1975)

1.3.1.1 Khơi dậy và củng cố truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc trong thời kỳ đầu có Đảng lãnh đạo (1930-1945)

Mở đầu cho truyền thống đoàn kết giữa các DTTS và người Kinh ởBình Phước là sự tham gia tích cực của họ vào cuộc khởi nghĩa của TrươngCông Định vào nửa cuối thế kỷ XIX Năm 1862, khi Thực dân Pháp đánhchiếm 3 tỉnh miền Đông và ráo riết xúc tiến đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây.Chúng kéo quân về Thủ Dầu Một, Tây Ninh và Biên Hòa hòng áp đặt quyềnthống trị của chủ nghĩa thực dân trong vùng đồng bào Thượng ở địa phương.Nhưng chúng đi đến đâu cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đồng bàocác dân tộc

Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc trong vùng do

Pô Cum Pô (nhà sư yêu nước người Khơme), Trương Quyền (con trai nhàyêu nước Trương Công Định), N’trang Lơng (tù trưởng một bộ tộc ngườiMnông)…Các cuộc khởi nghĩa này đã tập hợp được đông đảo đồng bào cácDTTS trên địa bàn như: Xtiêng, Mnông, Khơme, Châu Ro, Mạ, Tà Mun…tham gia kháng chiến, chống Thực dân Pháp hàng chục năm liền, gây cho kẻthù nhiều tổn thất Tuy nhiên, trước sự đàn áp tàn bạo của kẻ thù, các phongtrào đấu tranh trên đã bị thất bại

Ngay sau khi đàn áp được các phong trào đấu tranh và nổi dậy củaDTTS, lợi dụng sự sự thật thà, lạc hậu, kém hiểu biết và nạn mê tín dị đoan,thực dân Pháp đã dùng các thủ đoạn lừa mị, mua chuộc và chia rẽ dân tộcnhằm tiêu diệt lực lượng nổi dậy, gây cơ sở của chúng Với chiêu bài “ĐấtThượng của người Thượng”, chúng đã lôi kéo được một số chủ làng làm tay

Trang 24

sai, cấp đất, trao quyền hành cho bọn này và biến họ thành công cụ đắc lựcđàn áp đồng bào Nguy hiểm hơn, thực dân Pháp còn đi vào các làng, dùng

các loại hóa chất tác dụng với nhau trên bông gòn, tạo thành ngọn “Lửa thần” để hù dọa, uy hiếp đồng bào Vì sợ phép lạ, sợ lửa thần đốt cháy làng

xóm, rừng núi, thiêu hủy dân tộc nên nhiều người đã đầu hàng đi theo giặcPháp

Để chống lại những âm mưu thâm độc đó, công nhân đồn điền PhúRiềng đã thâm nhập vào đồng bào, tiến hành tuyên truyền, vận động và giácngộ lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh chống đế quốc của đồng bàoXtiêng và các DTTS khác; nhờ đó mà đồng bào đã ủng hộ tích cực cácphong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, giúp đỡ vàche dấu cho những công nhân bỏ trốn Nhiều công nhân người Kinh đã ănthề và kết nghĩa ruột thịt với đồng bào dân tộc; nhiều công nhân khác đi đếncác nhà đồng bào dân tộc neo đơn giúp đỡ, chữa bệnh cho người ốm đau,cứu trợ cho những người bị tai nạn… nhờ vậy mà tình đoàn kết Kinh -Thượng ngày càng được xây dựng và củng cố vững chắc thêm

Cuối năm 1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ởđồn điền cao su Phú Riềng, ngay từ khi mới thành lập, Chi bộ đã tích cựchoạt động trong công nhân và đồng bào DTTS, bản thân đồng chí Trần TừBình - Bí thư Chi bộ cũng đã kết nghĩa anh em với một số chủ làng ngườidân tộc để vận động họ tham gia chống Pháp Do đó, cuộc đấu tranh đầu tiên

do Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Phú Riềng lãnh đạo đã giành đượcnhững thắng lợi to lớn

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, ngay

từ những năm đầu mới ra đời, Đảng ta đã rất chú ý đến vấn đề đoàn kết dântộc, coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, có ảnh hưởng to lớn đến

phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Trong bản Chương trình hành

Trang 25

động của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 6/1932), Đảng ta đã đề cập

tới những yêu cầu của các DTTS; kêu gọi nhân dân các DTTS hãy đoàn kếtđấu tranh chống lại âm mưu và chính sách chia rẽ dân tộc của đế quốc Pháp.Trong những năm 1939-1945, Đảng ta đề ra nhiệm vụ phát triển phong tràocách mạng ở miền núi và xây dựng miền núi trở thành căn cứ địa của cáchmạng cả nước Các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng11/1939), lần thứ 8 (tháng 5/1941) đều khẳng định tầm quan trọng của côngtác vận động đồng bào các DTTS tham gia cách mạng; chú trọng xây dựngkhối đại đoàn kết các dân tộc, chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của thực dânPháp

Thực hiện những chủ trương đó, chi bộ Đông Dương cộng sản ĐảngPhú Riềng đã xây dựng nên các tổ chức đoàn hội như Công hội đỏ, Nông hội

đỏ, Thanh niên xích vệ, hội đá banh… đi sâu vào các buôn, sóc vận độngquần chúng và đồng bào các dân tộc đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trongcuộc sống và trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Nhờ làmtốt công tác vận động quần chúng, số đồng bào các DTTS đi theo Đảng, theocách mạng ngày càng nhiều, phong trào CM ngày càng phát triển đến tậnbuôn, sóc

Thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc và đàn áp các phong trào CM doĐảng ta lãnh đạo, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Bà Rá để đày đọa cácchiến sĩ cộng sản và xây dựng trại giam Bù Nho để giam hãm những côngnhân tiên tiến của phong trào đấu tranh ở đồn điền Phú Riềng Thực dânPháp đã mua chuộc được một số người Xtiêng làm lính gác và cai ngục ở hainhà tù trên, hòng gây hằn thù dân tộc giữa người Kinh và người Thượng;đồng thời để che dấu bàn tay đẫm máu, đầy tội ác của chúng Song, chínhnhững người lính dân tộc này lại được những người cộng sản và công nhân

bị giam hãm tuyên truyền và giác ngộ cách mạng Ảnh hưởng của cách

Trang 26

mạng lại lan sâu vào các buôn làng, thông qua những người lính được thứctỉnh Khí thế CM lại càng dâng cao, tiến tới cao trào cách mạng bằng cuộcTổng khởi nghĩa giành chính quyền vào Tháng Tám năm 1945

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của tinhthần và ý chí “đem sức ta mà giải phóng cho ta”; thắng lợi của sức mạnhkhối đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết các dân tộc xung quanh Đảng, Mặttrận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh

1.3.1.2 Xây dựng chính quyền cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc (1945-1954)

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lần đầu tiên, cùngvới nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc ở Bình Phước đã thực sự làmchủ bản thân mình và tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước

Sau Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công, ngày 26/8/1945,

Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh đã chính thức được thành lập ở Thủ DầuMột, do bác sĩ Trần Công Vị làm chủ tịch, đồng chí Văn Công Khai vàNguyễn Minh Chương làm phó chủ tịch UBND cách mạng tỉnh có nhiềuthành phần tham gia: đảng viên Đảng Cộng sản, công nhân, nhân sĩ yêunước, trí thức tiến bộ…, điều này thể hiện rõ tinh thần đoàn kết dân tộc rộngrãi dưới sự lãnh đạo của Đảng

Nhiệm vụ chính trị cấp bách của địa phương lúc bấy giờ là đảm bảo ổnđịnh trật tự trị an, nhanh chóng xây dựng Chính quyền mới ở cơ sở, tổ chứcđời sống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tổ chức sản xuất, ổn định đờisống cho công nhân các đồn điền cao su và đồng bào các DTTS

Đến tháng 9 năm 1945, theo Chỉ thị của Chính phủ, UBND cách mạngcác cấp đổi thành Ủy ban hành chính, do ông Nguyễn Minh Chương làmChủ tịch Thực hiện Sắc lệnh của Chủ tịch nước về tổng tuyển cử bầu Quốchội khóa I, ngày 23/12/1945, nhân dân các dân tộc Bình Phước đã nô nức

Trang 27

đến các điểm bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình Số cử tri đi bầu

cử đạt trên 90% Tiếp đó, cuộc bầu cử HĐND các cấp từ tỉnh đến xã đượctiến hành Hội đồng nhân dân các cấp đã bầu ra Ủy ban hành chính chínhthức các cấp Cuộc bầu cử đã được thực hiện một cách công khai, dân chủ,minh bạch, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, tạo được niềm tinvững chắc của nhân dân đối với Đảng và Chính quyền

Để thực hiện chính sách mở rộng mặt trận đoàn kết, chính quyền cáchmạng coi trọng công tác quần chúng, vận động đồng bào các dân tộc thamgia công cuộc kháng chiến Công nhân đồn điền và đồng bào dân tộc đã tháo

dỡ máy móc trong đồn điền đem về căn cứ kháng chiến để xây công binhxưởng Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc đã giúp nhiều thanh niên người Kinhtrốn ra rừng gia nhập các đơn vị chiến đấu của Vệ quốc đoàn thuộc trungđoàn 310 và 311 Khi các đơn vị quân chủ lực của ta hành quân qua BìnhPhước lên Tây Nguyên, đồng bào dân tộc thiểu số ở Phước Long, Đồng Phú,

Bù Đăng đã tận tình tiếp tế và phối hợp chiến đấu chống Pháp; đồng bào đãtham gia phá đường, lập chướng ngại vật, rào làng và dùng vũ khí thô sơđánh Pháp rất anh dũng

Thực hiện những âm mưu xảo vỡ khối đoàn kết Kinh – Thượng của ta,thực dân Pháp ra sức xuyên tạc, nói xấu cách mạng, nói xấu Việt minh; đồngthời tung các đội vũ trang đi vào các buôn sóc, mang theo muối, vải, dầu

hỏa, đá lửa, thuốc chữa bệnh … để “làm quà” cho đồng bào Chúng ra sức

tuyên truyền cho sức mạnh của quân đội Pháp, sự giàu có của đế quốc Pháp

và bôi nhọ Việt minh, kích động, gây chia rẽ và hận thù giữa người Kinh vàngười Thượng Về mặt hành chính, chúng lập ra các tổng tự trị và giao chobọn tay sai người dân tộc quản lý; chúng còn phát súng cho bọn tay sai vàtổng lý để bắn giết cán bộ và uy hiếp đồng bào Bên cạnh đó, thực dân Phápcòn khuyến khích bọn dân buôn người Kinh mang hàng hóa từ các vùng tạm

Trang 28

bị chiếm đóng vào trao đổi, mua bán trong các buôn, sóc; chúng dung túngcho bọn này vơ vét của cải, gây thù, kết oán với đồng bào dân tộc Dựa vào

đó, thực dân Pháp đã khoét sâu được mâu thuẫn giữa người Kinh và ngườiThượng, từ đó chúng tuyên truyền cho đồng bào chống người Kinh, kíchđộng việc bắn giết cán bộ người Kinh, lấy đầu cán bộ đem đến các đồn Phápđổi lấy muối, vải Lúc đầu, giá trị của một cán bộ bị giết là 3 lít muối và một

số vải xấu; về sau chúng nâng lên thành 20 lít rồi cả một bao muối và vải.Chính lúc thực dân Pháp nâng giá muối lên cao để thúc đẩy việc bắtgiết cán bộ, cũng là lúc mà đồng bào dân tộc đã bắt đầu nhận thấy được dãtâm thâm độc của kẻ thù Phong trào kháng chiến do Việt minh lãnh đạo lạicàng phát triển hơn ở đồng bào dân tộc, nhất là trong đồng bào Xtiêng

Trước thực tế đó, thực dân Pháp lại càng phản ứng điên cuồng hơn.Chúng ra lệnh xử bắn toàn bộ dân làng, đốt sạch, phá sạch những buôn, sócnào chứa chấp cán bộ, tham gia kháng chiến và chống lại chúng Nhưng,những hành động dã man và đe dọa đó không lay chuyển được ý chí củađồng bào, người dân Xtiêng và các dân tộc thiểu số khác ở Bình Phước vẫntham gia kháng chiến ngày càng đông hơn

Tháng 11/1946, cả nước phân chia thành các khu hành chính và quân

sự, Bình Phước thuộc khu vực VII Năm 1949, khu VII lập ra một tổ chức

nghiên cứu và vận động đồng bào DTTS gọi là “Ban Quốc dân thiểu số” để

thực hiện CSDT của Chính quyền cách mạng Riêng tỉnh Thủ Dầu Một

thành lập “Phòng Quốc dân thiểu số” để vận động đồng bào dân tộc ở địa

phương Năm 1950, cán bộ Phòng quốc dân thiểu số Thủ Dầu Một đã thâmnhập được vào các buôn, sóc dân tộc ở huyện Bình Long; Ban Quốc dânthiểu số khu VII cùng với các trung đoàn 310 và 311 của ta luồn sâu vào các

cơ sở của đồng bào Xtiêng ở huyện Phước Long để tuyên truyền, vận động.Giữa năm 1950, Ban Quốc dân thiểu số khu VII tự giải thể và thành lập nên

Trang 29

các tiểu đoàn võ trang tuyên truyền để đi sâu giác ngộ đồng bào, kết hợp tiêudiệt bọn tay sai ẩn náu trong các buôn sóc Đầu năm 1951, các đội vũ trang

đã xây dựng được những cán bộ cốt cán người dân tộc ở cơ sở như Krin người Xtiêng ở Bù Ko, Đinh Phồng – người Xtiêng ở Bù Rinh (huyện PhướcLong); Điểu Sùng - người Xtiêng ở Xà Quất, Điểu Thị Bách - người Châu

-Ro, bà Lâm Chung - người Khơme ở Nha Bích, ông Điểu Bổn - ngườiXtiêng ở Thủ Bổn (huyện Bình Long)… Nhiều buôn sóc trở thành căn cứkháng chiến như sóc Tó, sóc Ruộng, buôn Xà Quất, Thủ Bổn (ở Bình Long),buôn Bù Tôn, Bù Rinh (ở Phước Long)…

Trước khí thế cách mạng đang lên, từ năm 1950, bọn tổng lý người dântộc tay sai cho Pháp bắt đầu run sợ và nao núng Nhiều người trong gia đìnhbọn này bắt đầu giác ngộ cách mạng Họ bỏ vùng kiểm soát của địch, vàocác căn cứ của ta để tham gia kháng chiến Về sau, do chính sách đúng đắncủa ta, bọn tổng lý và tầng lớp trên người dân tộc ngày càng ủng hộ khángchiến tích cực hơn

Trong các vùng kháng chiến, cùng với việc giáo dục lòng yêu nước,truyền thống đoàn kết Kinh - Thượng, cán bộ và bộ đội ta đã vận động đồngbào thực hiện đời sống mới, xóa bỏ mê tín dị đoan và các phong tục, tậpquán lạc hậu, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ra sức chống giặc đói, giặc dốt.Nhờ đó, nạn đói, rét được đẩy lùi, đời sống nhân dân được nâng lên, làm chođồng bào càng tin tưởng và đi theo cách mạng, khối đại đoàn kết dân tộccàng được củng cố và phát triển Phụ nữ Xtiêng và các DTTS bao đời bịràng buộc trong gia đình, nay được cách mạng giải phóng, đã tham gia tíchcực vào các hoạt động xã hội, gia nhập dân quân du kích, luyện tập quân sự,

đi dân công, làm giao liên, nhiều người đã trở thành cán bộ của Đảng

Sang những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã xâydựng được nhiều cơ sở kháng chiến vững chắc, lực lượng vũ trang chính quy

Trang 30

và dân quân du kích ở vùng dân tộc đang trên đà lớn mạnh, các buôn sócđược phát triển và ổn định Noi gương các chiến sĩ cách mạng, nhiều thanhniên người dân tộc lần đầu tiên chịu rời làng gia nhập bộ đội kháng chiến vàvận động cách mạng trong những vùng dân tộc còn nằm trong sự kiểm soátcủa giặc hoặc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất Nhờ giác ngộ được đồngbào dân tộc ngày càng đông, nên từ các căn cứ địa kháng chiến, ta đã mởrộng thành những chiến khu nổi tiếng ở miền Đông Nam Bộ

Mặc dù bị thực dân Pháp lợi dụng, gây chia rẽ đoàn kết từ những nămđầu kháng chiến, song, được sự giúp đỡ và giác ngộ cách mạng của cán bộ,đảng viên người Kinh, nên phong trào cách mạng trong đồng bào DTTS đãđược phục hồi và phát triển nhanh chóng Nhiều cán bộ, đảng viên ngườidân tộc đã trở thành lực lượng cốt cán, vững vàng, trở thành những ngườilãnh đạo quân sự, đoàn thể, Đảng và Chính quyền trong vùng DTTS ở BìnhPhước, góp phần đưa đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dânPháp năm 1954

1.3.1.3 Tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đánh bại các kế hoạch xâm lược của đế quốc Mỹ (1954-1975)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta vừa kếtthúc, chúng ta lại phải đối mặt với một tên sen đầm quốc tế với dã tâm xâmlược lớn, có tiềm lực mạnh hơn ta nhiều lần và nhiều mặt, đó là đế quốc Mỹ.Tháng 7/1955, thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ VII, ta đã tổchức lại những đội vũ trang tuyên truyền như hồi kháng chiến chống Pháp

để củng cố lại các cơ sở cũ trong đồng bào DTTS; đồng thời đẩy mạnh côngtác địch vận, đưa những chiến sĩ nòng cốt đi sâu vào lòng địch để nắm tìnhhình Các đội vũ trang tuyên truyền đã tổ chức lại được các căn cứ Lí Lịch,

Bù Cháp, Bù Rinh… và nối liền với các buôn sóc ở Bù Tết, Bù Nho, BùTôn…, các xã Đak Nhau, Đak Ơ, Thọ Sơn trên quốc lộ 14 Trong hai năm

Trang 31

đầu của cuộc kháng chiến (1955-1956), phong trào có bước phát triển khámạnh, nhưng đây cũng là lúc kẻ thù bắt đầu khủng bố và đàn áp.

Để lãnh đạo và xây dựng cơ sở cách mạng trong tình hình mới, tháng6/1957, Ban cán sự Đảng vùng Phước Long được thành lập Ở Bình Long,Lộc Ninh, phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền kết hợp với đồngbào dân tộc cũng nhanh chóng phát triển Do phong trào kháng chiến ở vùngđồng bào dân tộc phát triển mạnh, cuối năm 1958, Tỉnh uỷ Thủ Dầu Một lúc

đó đã chủ trương thành lập Ban vận động dân tộc thiểu số để đáp ứng nhu

cầu phong trào kháng chiến trong đồng bào dân tộc, lập thêm những căn cứmới như K17, K.28 và một số căn cứ khác ở Bù Gia Mập Tháng 12/1960,dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, đồng bào các dân tộc đã nổi dậyđánh đuổi bọn tay sai Mỹ – ngụy trong các buôn sóc, tiến tới áp đảo và đồngkhởi toàn vùng Cũng trong tháng 12/1960, con đường hành lang chiến lượcBắc – Nam đi qua vùng Xtiêng – Mnông thuộc Bình Phước, vùng người Mạ

ở Lâm Đồng đã được khai thông Từ đây, phong trào kháng chiến chống Mỹ

ở miền Đông Nam Bộ được tiếp nhận sự chi viện trực tiếp của miền Bắc Tháng 12/1960, Tỉnh uỷ và Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh PhướcLong được thành lập Toàn bộ căn cứ lãnh đạo và cơ quan đầu não của tỉnhPhước Long lúc đó đóng tại sóc Bom Bo (nay thuộc huyện Bù Đăng), nằmsâu trong vùng đồng bào Xtiêng và Mnông

Sau khi thành lập, tỉnh Phước Long thuộc vùng tự do miền Đông Nam

Bộ, phong trào kháng chiến lại bùng lên sôi nổi trong vùng đồng bào DTTS.Đồng bào Xtiêng, Mnông, Khơme, Tà Mun ở các xã Tân Quang, An Ninh,

An Thạch, An Lợi đã bám đất, bám làng chống lại âm mưu dồn dân lập ấpchiến lược của địch Mặt khác, được sự hỗ trợ của bộ đội địa phương, đồngbào dân tộc vùng tạm bị chiếm đã nổi dậy phá vỡ ách kềm kẹp của địch, kéo

về làng cũ để sinh sống [30, trang 168 – 169]

Trang 32

Trước nguy cơ thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ

đã liều lĩnh leo thang thêm một bước mới, thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ với việc tham gia trực tiếp của hơn nửa triệu quân Mỹ và quân các

nước chư hầu

Bình Phước và các tỉnh miền Đông Nam Bộ là chiến trường chủ yếu.Địch ra sức củng cố vị trí của chúng ở các thị trấn, thị xã và các căn cứphòng thủ vòng ngoài phía Bắc Sài Gòn Từ các căn cứ đó, địch tổ chức lạinhững cuộc hành quân lớn hòng tiêu diệt lực lượng của ta, chiếm lại vùngDTTS đã mất trước đây để gom dân, lập lại các ấp chiến lược đã bị phá.Quân và dân các dân tộc anh em ở Bình Phước đã chiến đấu liên tục vớiđịch, chặn đánh các cuộc tấn công trong hai mùa khô 1965 và 1966 mà Mỹ

ngụy hòng bẻ gãy xương sông Việt cộng.

Để gỡ lại những thất bại trong hai mùa khô trên, Mỹ ngụy đã tổ chứchai cuộc hành quân lớn trên địa bàn Bình Phước và Đông Nam Bộ mà chúnggọi là chiến dịch Hòn đá vàng và Gian-xơn Xi-ti Đây là cuộc hành quân lớnnhất từ trước tới nay của địch nhằm đánh phá, chia cắt các vùng căn cứ liênhoàn của ta nằm sâu trong vùng DTTS ở địa phương

Với quyết tâm cao đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, lực lượng vũ trangđịa phương kết hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực cơ động cùng với dân quân

du kích DTTS, ta liên tiếp tập kích, phục kích vào các căn cứ xuất phát củađịch, bẻ gãy 26 cuộc càn quét của chúng vào vùng căn cứ ở các huyệnPhước Long, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, bảo vệ khu hậu cần của chiếntrường miền Nam

Phối hợp với các đòn tiến công quân sự của các lực lượng vũ trang,phong trào đấu tranh chính trị và binh vận của đồng DTTS trong vùng bị tạmchiếm cũng rất sôi nổi Đồng bào Xtiêng trong các ấp chiến lược ở Bù Đăng

đã tổ chức 39 cuộc đấu tranh chính trị với hơn 4.233 lượt người tham gia,

Trang 33

trong đó có 2.953 phụ nữ [30, Trang 168 – 170] Đồng bào DTTS trong các

ấp chiến lược Tổng Cui, Đông Phất, Tân Quang, Sóc Tranh (ở Bình Long)

đã liên tục đấu tranh đòi ngụy quyền phải chấm dứt bắn pháo, rải chất độchóa học vào các buôn làng, đòi bồi thường sinh mạng cho những gia đình cóngười chết vì đạn pháo…, đã thu được nhiều thắng lợi Thắng lợi của cáccuộc đấu tranh trực diện với Mỹ ngụy, đã làm cho đồng bào Xtiêng, TàMun, Khơme và các DTTS khác trong vùng bị tạm chiếm thêm tin tưởngvào CM, sẵn sàng cung cấp thông tin, lương thực, thực phẩm cho khángchiến

Sau ba mùa khô phản công (1965, 1966, 1967) hòng tiêu diệt lực lượngchủ lực của ta, địch đã hoàn toàn thất bại trên chiến trường miền Nam nóichung, Bình Phước nói riêng Cuối năm 1967, Hội nghị Trung ương lần thứ

14 đã quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm

1968, nhằm giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.Khi có lệnh tấn công và nổi dậy đồng lọat, quân và dân các dân tộc anh

em tỉnh Bình Phước đã tìm đủ mọi cách để tấn công vào các sào huyệt của

Mỹ ngụy ở địa phương, gây cho chúng những tổn thất nặng nề

Thắng lợi to lớn của quân và dân các dân tộc anh em ở Bình Phước đãgóp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước đánh bại chiến lược chiếntranh cục bộ của Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chịu ngồivào bàn đàm phán với ta ở Pari

Sau những thất bại trong chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ, đếquốc Mỹ tìm cách thoát ra khỏi cuộc chiến tranh bằng con đường Việt Namhóa chiến tranh

Thực hiện âm mưu đó, Mỹ ngụy phải tăng cường việc đôn quân, bắtlính, gấp rút hiện đại hóa quân ngụy và từng bước đem ra thử lửa với quânchủ lực của ta trên các chiến trường để thay thế quân viễn chinh Mỹ

Trang 34

Ở Bình Phước, địch ra sức lấn chiếm vùng giải phóng, càn quét, cướpphá vùng căn cứ, tiếp tục gom dân vào ấp chiến lược đã bị phá trước đây,

thực hiện các kế hoạch bình định cấp tốc, bình định đặc biệt, nhằm giành

dân, giành đất với ta, nhất là vùng DTTS

Trong vùng DTTS, Mỹ ngụy sử dụng thêm lực lượng Fulro hoạt độngquấy rối an ninh ở các căn cứ và khu giải phóng của ta ở Lộc Ninh, BìnhLong, Phước Long, Đồng Xoài…, bên cạnh đó, chúng còn xây dựng thêmcác căn cứ biệt kích người Thượng do Mỹ trực tiếp chỉ huy để tăng cường

lùng sục vào vùng các DTTS Có thể nói, chưa lúc nào chính sách đốt sạch, phá sạch của Mỹ ngụy lại được thực hiện triệt để như thời gian này Chính

vì vậy, đây là giai đoạn khó khăn, gian khổ và ác liệt nhất trong cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước của đồng bào các dân tộc ở địa phương

Trước tình hình đó, ta chủ trương chuyển một bộ phận nhân dân gồmcác cụ già, trẻ em và phụ nữ từ vùng căn cứ ra vùng tạm bị chiếm để bảotoàn sinh mạng cho đồng bào dân tộc Nhưng đồng bào Xtiêng, Mnông vẫnnhất quyết bám trụ núi rừng, sống chết với cán bộ, bộ đội ta Điều đó nói lêntinh thần đoàn kết, lòng thủy chung son sắt của đồng bào các DTTS đối với

CM Về sau, dưới sự chỉ đạo của cán bộ, một bộ phận nhân dân đồng bàocác DTTS đã được đưa sang đất Campuchia để lánh tạm, nhằm bảo toàn lựclượng, tiếp tục cho cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi cuối cùng.Trên cơ sở phục hồi và phát triển mạnh mẽ của lực lượng cách mạng vàphong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc anh em ở miền Nam, để tạomột bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trungương Đảng quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ nhằm đập tan tuyếnphòng thủ kiên cố vòng ngoài của chúng ở Quảng Trị, Tây Nguyên, BìnhPhước và Đông Nam Bộ Trên địa bàn Lộc Ninh, Bình Long từ ngày 5 đếnngày 7 tháng 4 năm 1972, quân và dân các dân tộc anh em ở địa phương kết

Trang 35

hợp với bộ đội chủ lực đã đập tan một trong những tuyến phòng thủ thuộcloại mạnh nhất của địch ở phía Tây Bắc Sài Gòn và dọc biên giới, giảiphóng hai huyện lỵ Lộc Ninh và Bù Đốp, đây cũng là hai huyện được giảiphóng đầu tiên trên chiến trường miền Nam lúc bấy giờ.

Trong thắng lợi to lớn đó, có phần công sức và xương máu của đồngbào các DTTS ở địa phương – những người đã không quản ngại hy sinh,gian khó, một lòng một dạ đi theo kháng chiến; những người mà sáng sớm

đi bẻ lá quét đường mòn, xóa vết chân của các chiến sĩ quân giải phóng, banđêm lại bí mật luồn vào căn cứ của địch để đo đạc, nắm tình hình địch đểcung cấp cho bộ đội Chính họ đã viết lên những trang sử chói ngời trongđấu tranh cách mạng ở địa phương; chính họ đã làm nên những kỳ tích màngay những kẻ đi xâm lược cũng không bao giờ hiểu nổi

1.3.2 Phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Bình Phước từ năm 1975 đến năm 1997

1.3.2.1 Thời kỳ từ năm 1975 đến 1985

Ngay sau ngày miền Nam được giải phóng (30/4/1975),với quan điểmchăm lo phát triển vùng đồng bào các DTTS Đảng ta ra Chỉ thị 53/CT-TWngày 15-01-1977 "Về công tác dân tộc của các tỉnh miền Nam trong tìnhhình hiện nay" Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, tình hình vùngđồng bào DTTS, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị số 12/CT-TU ngày27/7/1978 "Về công tác dân tộc của tỉnh trong tình hình hiện nay" Đây làchỉ thị đầu tiên về DTTS ở Bình Phước từ sau 30/4/1975 Chỉ thị đã đánh giátình hình đồng bào DTTS, những việc làm được, chưa làm được, mặt hạnchế, yếu kém trong công tác dân tộc vùng DTTS sau giải phóng của Đảng bộ

và chính quyền các cấp Từ đó đề ra những nhiệm vụ công tác đến hết năm

1978 và những năm tiếp theo với các nội dung cụ thể như: Đẩy mạnh côngtác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và nhiệm vụ chính trị của

Trang 36

địa phương; Bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội;Đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống đi đôi với tổ chứctốt việc định canh định cư cho đồng bào các DTTS; Phát triển văn hóa, giáodục, y tế, xã hội.

Trong điều kiện những năm đầu sau giải phóng còn nhiều khó khăn vềkhách quan, chủ quan; kinh nghiệm thực tế và việc hiểu biết tình hình chưađầy đủ, nhất là tình hình vùng đồng bào các DTTS Do đó nội dung của Chỉthị khó tránh khỏi những thiếu sót, chưa sát hợp với tình hình thực tế của địaphương lúc bấy giờ Tuy nhiên, phải khẳng định rằng đây là sự chỉ đạo rấtkịp thời của Đảng bộ và chính quyền Bình Phước ngay khi vừa mới bước rakhỏi cuộc chiến tranh dai dẳng và ác liệt

Trên lĩnh vực kinh tế, đồng bào các DTTS bắt tay vào xây dựng cuộc

sống mới với rất nhiều khó khăn Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của mình, cùngvới sự giúp đỡ của Nhà nước trong những năm đầu sau ngày giải phóng, đờisống đồng bào các DTTS đã có nhiều biến đổi trên tất cả các lĩnh vực, trướchết là lĩnh vực kinh tế

Thành tựu nổi bật đạt được trong những năm đầu sau giải phóng là đãthực hiện sự chuyển đổi về hình thái cư trú và phương thức sản xuất Đó làviệc chuyển từ hình thái du canh, du cư sang hình thái định canh, định cư.Sau năm 1975 một trong những nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền

và nhân dân Bình Phước là phải nhanh chóng khôi phục kinh tế, ổn định đờisống cho đồng bào các DTTS ở địa phương Muốn phát triển kinh tế, ổnđịnh đời sống vùng đồng bào các DTTS phải giải quyết vấn đề định canh,định cư Công tác định canh, định cư ở các địa phương được thực hiệnkhông đồng thời Ở huyện Lộc Ninh, là vùng giải phóng nên được thực hiện

từ năm 1972, còn ở các huyện khác sau năm 1975 mới tiến hành Điển hình

về công tác định canh định cư trong thời kỳ này là các huyện: Phước Long

Trang 37

vào năm 1982 đã định cư được 4.565 hộ đồng bào dân tộc thiểu số gồm26.781 khẩu, diện tích canh tác khu vực định canh định cư toàn huyện là12.742 (ha), vốn đầu tư là 1.223.430 đồng xây dựng 416 nhà dân, 39 giếngnước, 12 công trình phúc lợi và 81 công trình thủy lợi nhỏ Huyện Lộc Ninh

đã định canh định cư cho bà con DTTS được 8.300 người phân bố khắp các

xã, chính quyền đã xây dựng các công trình như các công trình thủy lợi đểphục vụ nông nghiệp, công trình Bù Nâu, Cẩn Lê, Cây Dừa, Chàng Hai

và các công trình khác như mở đường giao thông, khai hoang, xây dựng nhàcửa, đào giếng với tổng số vốn là 1.070.00 đồng Tại huyện Bình LongTrung ương cũng đã đầu tư trên 1.000.000 đồng cho việc xây dựng địnhcanh định cư công trình trạm xá, trường học, đào giếng, nhà kho …[Ban dântộc và tôn giáo tỉnh Bình Phước (2002) Đền án về Một số giải pháp vàchính sách đối với vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ởtỉnh Bình Phước, trang 18]

Để thực hiện thành công tác định canh, định cư, ổn định đời sống mọimặt cho đồng bào các DTTS, tỉnh đã tập trung mở rộng diện tích canh tác,xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào.Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định: Muốn phát triển kinh tế, phát triển sản xuấtnông nghiệp phải khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích và coi đây lànhiệm vụ quan trọng và tập trung thực hiện, nhằm khôi phục nền kinh tế sauchiến tranh, bảo đảm ổn định đời sống cho nhân dân, nhất là vùng đồng bàocác DTTS

Nhờ làm tốt công tác thủy lợi, việc chăm sóc hoa màu theo kỹ thuật mới đã làmtăng năng suất cây trồng; nhiều nơi đã làm được hai vụ, lương thực bình quân đầungười tăng lên một cách đáng kể Đi đôi với cải tạo đất đai, tăng năng suất cây trồng

là xây dựng quan hệ sản xuất mới Từ một xã hội ở trình độ phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội thấp, chưa có sự phân hóa giai cấp sâu sắc, từng bước xây dựng các khu

Trang 38

định cư mới, lập ra các tổ vần công, đổi công, tập đoàn sản xuất và hợp tác xã theođiều kiện cụ thể từng vùng, từng dân tộc, tổ chức lại sản xuất, phân công lao động,khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, không theo kế hoạch, quy hoạch.Điển hình ở huyện Phước Long, vào năm 1976 - 1977 có 610 tổ vần đổi công, năm

1978 thành lập được 257 tập đoàn sản xuất và bắt đầu xây dựng 10 hợp tác xã đầutiên Đến năm 1983, trong tổng số 59 hợp tác xã và 59 tập đoàn sản xuất thì có 38hợp tác xã và 31 tập đoàn sản xuất là của đồng bào DTTS, chiếm 60%, có nhiều hợptác xã của đồng bào DTTS làm ăn khá, có hiệu quả, thu nhập cao, thực hiện nghĩa vụđầy đủ Ở huyện Lộc Ninh, vào năm 1979 có 28 hợp tác xã và 70 tập đoàn sản xuất,trong đó có 7 hợp tác xã, 56 tập đoàn sản xuất của đồng bào DTTS, đến năm 1983 có

45 hợp tác xã, 23 tập đoàn sản xuất trong đó có 15 hợp tác xã, 11 tập đoàn sản xuấtcủa đồng bào DTTS.[Ban dân tộc và tôn giáo tỉnh Bình Phước (2002) Đền án vềMột số giải pháp và chính sách đối với vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộcthiểu số ở tỉnh Bình Phước, trang 18] Đây là vấn đề rất mới ở vùng đồng bào cácDTTS ở Bình Phước nói riêng và vùng đồng bào DTTS nước ta nói chung Mặtkhác, nhờ tổ chức thực hiện sản xuất theo hướng tiến bộ đã giúp cho công tác địnhcanh, định cư đạt hiệu quả tốt hơn, hạn chế việc chặt phá, đốt rừng bừa bãi, bảo đảmcuộc sống ổn định cho đồng bào

Trong quá trình khai hoang, phục hóa đồng bào có thể cải tạo nhữngrẫy cũ thành vườn trồng cà phê, điều, mè xen canh với lúa, hoặc các câyngắn ngày khác Nhờ thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tổ chức lạisản xuất nên hoạt động kinh tế của đồng bào đạt hiệu quả cao Từ chỗ làmnương rẫy, độc canh cây lúa đến việc khai hoang phục hóa trồng cao su, càphê, tiêu, điều; không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày, mà tiến dần đến làm

ăn có quy mô lớn là bước biến đổi quan trọng trong hoạt động kinh tế củađồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Phước Đây là hướng đi mới, xuất hiện

Trang 39

sau những năm giải phóng làm phong phú thêm hoạt động kinh tế của đồngbào các DTTS ở địa phương

Cùng với việc đa dạng hóa cây trồng, đàn gia súc cũng không ngừnggia tăng Nhiều nơi đồng bào còn khai thác ao, hồ để nuôi cá nhằm đáp ứngnhu cầu cải thiện đời sống hàng ngày

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bào các DTTS

ở Bình Phước hơn mười năm sau giải phóng nhìn chung chưa có bước pháttriển Các ngành nghề truyền thống không có điều kiện bứt phá vươn lên,chủ yếu vẫn là tự cung, tự cấp, quanh quẩn ở buôn, sóc, bản làng

Trên lĩnh vực xã hội: Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985 diện

mạo xã hội vùng DTTS ở Bình Phước đã có những thay đổi quan trọng Đó

là việc ổn định và sắp xếp lại các khu vực cư trú của đồng bào Đến năm

1980, về cơ bản đã ổn định nơi cư trú cho đồng bào, tiến hành định canh,định cư đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi Buôn, sóc của các dân tộc Xtiêng,Khơme, Mnông, Mạ đã được chuyển ra gần đường giao thông, gần các trungtâm hành chính địa phương, trở thành những khu vực hợp tác xã Việc ổnđịnh khu vực cư trú các dân tộc đã tạo điều kiện cho hoạt động quản lý vàxây dựng, phát triển cuộc sống mới

Giai đoạn này, một số tổ chức chính trị - xã hội mới được hình thành

Cơ cấu xã hội truyền thống luật lệ dựa trên phong tục tập quán được thaybằng sự quản lý dân chủ của cộng đồng Hệ thống chính quyền các cấp địaphương, từ huyện xuống xã, thôn ấp được thành lập Luật pháp Nhà nướcdần dần có hiệu lực, là cơ sở thực hiện quản lý mọi mặt đời sống vùngDTTS ở địa phương Tất nhiên vai trò, vị trí của cơ cấu xã hội truyền thốngvẫn còn chi phối không ít đời sống xã hội các DTTS, nhất là các dân tộcXtiêng, Mnông, Khơme

Trang 40

Xã hội mới đã tạo điều kiện cho đồng bào các DTTS tham gia vào cáccấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương Họ đã thể hiện vai trò củamình trong quản lý xã hội, tham gia quyết định những công việc cụ thể trongcuộc sống hàng ngày ở địa phương.

Cuối năm 1976, bọn phản động Fulro chống phá cách mạng, gây mất

ổn định về chính trị Đồng bào đã tham gia đấu tranh giải quyết khá tốt, truyquét, tiêu diệt bọn Fulro làm trong sạch địa bàn, ngay cả vùng sâu, vùng xa.Năm 1979, chiến tranh biên giới Tây Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đếnvùng đồng bào các DTTS ở Bình Phước, nhất là những nơi tiếp giáp vớibiên giới Campuchia như huyện Phước Long, Lộc Ninh Trong điều kiệnnhiều khó khăn, phức tạp, nhưng các làng, xóm nơi bà con dân tộc sinh sốngvẫn ổn định, an ninh trật tự được bảo đảm

- Lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe đồng bào:

Giáo dục là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết nhằm tạo điều kiện chocác dân tộc phấn đấu vươn lên, nâng cao trình độ, làm chủ cuộc sống củamình Đây là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn đối với Đảng bộ, chính quyềnBình Phước Vì cơ sở vật chất ban đầu cho sự nghiệp giáo dục hết sức nghèonàn, mạng lưới trường lớp với chất lượng thấp kém và hầu như đã bị chiếntranh tàn phá, giáo viên thiếu và yếu cả trình độ chuyên môn, bất cập với yêucầu phát triển sự nghiệp giáo dục Số người trong độ tuổi đi học chưa biếtchữ, chưa được đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá lớn Việc đầu tư xây dựng trư-ờng lớp chưa tương xứng với sự gia tăng dân số sau hòa bình lập lại Mặtkhác, địa phương phải tiếp nhận một số lượng rất lớn dân di cư từ nhiều nơiđến xây dựng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng, trong đó có cả đồngbào các DTTS từ các tỉnh miền Bắc vào, đã tạo ra áp lực lớn cho địaphương

Ngày đăng: 13/12/2016, 21:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Ban tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban tư tưởng – Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
14. Lê Thạc Cán (Chủ nhiệm, 1992), Đào tạo Đại học, trung học và dạy nghề cho đồng bào dân tộc, Đề án VII/08, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo Đại học, trung học và dạy nghề cho đồng bào dân tộc
21. Cục Thống kê tỉnh Bình Phước (3/1998), tình hình cơ bản hộ gia đình dân tộc ít người tỉnh Bình Phước (tổng điều tra ngày 1/6/1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: tình hình cơ bản hộ gia đình dân tộc ít người tỉnh Bình Phước
28. Phan Hữu Dật (Chủ biên 2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
29. PGS.TS Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên
Tác giả: PGS.TS Trương Minh Dục
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
30. PGS.TS Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên
Tác giả: PGS.TS Trương Minh Dục
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
31. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam
Tác giả: Khổng Diễn
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 1995
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
46. Trần Bạch Đằng (Chủ biên), Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí tỉnh Sông Bé
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Sông Bé
47. Bế Viết Đẳng (Chủ biên) (1995), 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1954 – 1995), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1954 – 1995)
Tác giả: Bế Viết Đẳng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
48. Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi
Tác giả: Bế Viết Đẳng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
49. Huỳnh Văn Điển – Phan An và một số tác giả khác (1998), Những biến đổi kinh tế – xã hội của các dân tộc ít người và vùng miền núi tỉnh Sông Bé (từ 1975 đến nay), Ban dân vận Tỉnh uỷ Bình Phước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biến đổi kinh tế – xã hội của các dân tộc ít người và vùng miền núi tỉnh Sông Bé (từ 1975 đến nay)
Tác giả: Huỳnh Văn Điển – Phan An và một số tác giả khác
Năm: 1998
50. Mạc Đường (chủ biên) (1985), Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân tộc ở Sông Bé
Tác giả: Mạc Đường (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Sông Bé
Năm: 1985

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w