Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một trong những chiến công vĩ đại, hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thời gian dần trôi qua, càng thấy rõ hơn tầm vóc lớn lao và ý nghĩa lịch sử trọng đại của thắng lợi này đối với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là mộttrong những chiến công vĩ đại, hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc Thời gian dần trôi qua, càng thấy rõ hơn tầm vóc lớn lao và ý nghĩalịch sử trọng đại của thắng lợi này đối với tiến trình phát triển của dân tộc ViệtNam
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một cuộc đụng đầu lịch sử giữanhân dân ta với một tên đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất trong phe
đế quốc và lớn hơn ta gấp bội Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã lầnlượt đánh bại các chiến lược chiến tranh do đế quốc Mỹ tiến hành nhằm áp đặt chủnghĩa thực dân kiểu mới của chúng ở Việt Nam Thắng lợi vĩ đại đó không chỉ bắtnguồn từ tính đúng đắn của đường lối chiến lược, mà còn là kết quả của quá trình
sử dụng hiệu quả phương pháp cách mạng bạo lực của Đảng trong suốt hơn 20năm lãnh đạo nhân dân ta kiên trì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóngmiền Nam, thống nhất Tổ quốc vào mùa Xuân năm 1975
Trước một kẻ thù xâm lược mới là đế quốc Mỹ, với những âm mưu, thủ đoạnhết sức thâm độc, tàn bạo; trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta đãtừng bước hình thành, phát triển phương pháp cách mạng bạo lực phù hợp với yêucầu thực tiễn, đưa cách mạng miền Nam giành thắng lợi Thực tiễn giai đoạn đầutiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam từ 1954 đến 1964 đã chứng minhđiều đó
Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển phương pháp cách mạng bạo lực và
sự chỉ đạo thực hiện cách mạng bạo lực của Đảng ta ở miền Nam thời kỳ 1954
-1964, không chỉ nhằm làm nổi bật sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Đảng mà còn
có giá trị to lớn để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa hiện nay
Đất nước ta sau 30 năm tiến hành đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩadưới sự lãnh đạo của Đảng, đã thu được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện
Trang 2Những thành tựu đó cùng với xu thế phát triển của thời đại, đã tạo ra thời cơ thuậnlợi cho cách mạng Việt Nam Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước nhữngthách thức, nguy cơ lớn do sự biến động phức tạp của tình hình thế giới và trongnước tạo ra Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải có phương thức lãnh đạo sát đúng; lựachọn hình thức, biện pháp, bước đi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mộtcách phù hợp để đưa đất nước phát triển đi lên không ngừng Vì vậy, nghiên cứu
về phương pháp cách mạng của Đảng được sử dụng trong những năm chống Mỹ,càng có giá trị vận dụng vào sự nghiệp đổi mới hiện nay
Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: "Đảng Cộng sản Việt Nam với quá trình hình thành và phát triển phương pháp cách mạng ở miền Nam (1954 - 1964)" là luận văn
tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phương pháp cách mạng bạo lực là vấn đề đặc sắc trong cách mạng Việt Nam
đã được đề cập trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng Một số đồng chí lãnhđạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã viết về vấn đề này trong các tác phẩm củamình như: Tác phẩm "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa
xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới" của đồng chí Lê Duẩn; "Những chặngđường lịch sử", "Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước" của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp; “Quan điểm cơ bản bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của Đạitướng Đoàn Khuê Đó là những tác phẩm của các nhân chứng lịch sử đã từng lãnhđạo, chỉ huy trong kháng chiến chống Mỹ, do đó có nhiều sự kiện lịch sử có giá trị
để tác giả luận văn vận dụng vào quá trình nghiên cứu của mình
Mặt khác, một số nhà khoa học trong nước đã đề cập đến phương pháp cáchmạng miền Nam như: Tác phẩm "Lịch sử cách mạng miền Nam Việt Nam giaiđoạn 1954 - 1960" của tác giả Cao Văn Lượng; "Miền Nam giữ vững thành đồng"của Giáo sư Trần Văn Giàu Cùng với các đề tài nghiên cứu thuộc ngành lịch sửđược thực hiện tại Học viện Chính trị và Khoa Lịch sử Đảng của Học viện đã đềcập đến phương pháp cách mạng bạo lực ở miền Nam trong thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ cứu nước như: Đề tài khoa học cấp Học viện “Đảng lãnh đạo đưa đấu
Trang 3tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị ở miền Nam (1960 – 1965)” doPGS TS Vũ Như Khôi, Khoa Lịch sử Đảng – Học viện Chính trị quân sự là chủnhiệm đề tài (nghiệm thu năm 1998); đề tài luận án tiến sĩ “Đảng Cộng sản ViệtNam với quá trình phát huy sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 – 1991)” của tác giả Lê Mạnh Hùng, đã bảo vệthành công tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1994); công trình nghiêncứu của PGS TS Đoàn Ngọc Hải “Giải phóng miền Nam thống nhất Tổ qốc –thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam” Đó là những công trìnhnghiên cứu chuyên sâu có nhiều nội dung giá trị liên quan đến đường lối, phươngpháp cách mạng của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ để tác giả tiếp cận và tiếpthu phục vụ công tác nghiên cứu
Ngoài ra còn có một số tác giả nước ngoài viết về chiến tranh Việt Nam, cóliên quan đến giai đoạn lịch sử 1954 - 1964, chúng tôi coi đó là những tài liệu thamkhảo để nghiên cứu, lựa chọn, đối chiếu, so sánh trong quá trình thực hiện luậnvăn
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các chuyên khảo trên, chưa có tác giảnào nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển phương pháp cách mạng miềnNam của Đảng thời kỳ 1954 – 1964, với tư cách là một công trình khoa học độclập Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài này là trách nhiệm của ngườinghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng; góp phần tái hiện một thời kỳ lịch sử oanhliệt của dân tộc nhằm bảo vệ những giá trị lý luận của Đảng trong kháng chiếnchống Mỹ, đồng thời chống lại những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận lịch sử
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Phân tích làm rõ quá trình hình thành, phát triển và sự chỉ đạo thực
hiện phương pháp cách mạng bạo lực của Đảng ở miền Nam, thời kỳ 1954 - 1964.Qua đó rút ra những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện phươngpháp cách mạng bạo lực ở miền Nam làm cơ sở vận dụng vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, góp phần chống lại những quan điểm phản động, sai
Trang 4trái bóp méo sự thật lịch sử và công lao của Đảng, Bác Hồ trong những năm đầucủa cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nhiệm vụ:
- Trình bày có hệ thống những chủ trương, quan điểm của Đảng phản ánh quátrình hình thành, phát triển phương pháp cách mạng ở miền Nam, giai đoạn 1954 -1964
- Phân tích sự chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng trong thực hiện phương phápcách mạng miền Nam giai đoạn 1954 – 1964, thành tựu và hạn chế
- Rút ra những kinh nghiệm có giá trị vận dụng trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác
-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết và những đánh giá tổng kếtcủa Đảng về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1964
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết
hợp với phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, phân kỳlịch sử, tuân thủ nguyên tắc tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử
5 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ những giá trị về mặt lýluận của Đảng trong quá trình sử dụng phương pháp cách mạng bạo lực ở miềnNam, thời kỳ 1954 – 1964 Qua đó làm cơ sở để nghiên cứu và tổ chức thực hiệnquan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng trong sự nghiệp củng cố quốcphòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu,giảng dạy môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các học viện, nhà trườngtrong và ngoài quân đội
6 Kết cấu của luận văn
Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1
Trang 5CÁCH MẠNG MIỀN NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG BẠO LỰC CỦA ĐẢNG TỪ
1954 ĐẾN 1960
1.1 Điều kiện mới của cách mạng miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ
1.1.1 Cách mạng thế giới tiếp tục trong thế phát triển
Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang lớn mạnh về mọi mặt Đó là kếtquả chung của sự phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học kỹthuật của các nước xã hội chủ nghĩa Sản lượng công nghiệp của phe xã hội chủnghĩa vào thời gian này chiếm hơn 1/3 sản lượng công nghiệp thế giới Riêng vềcác ngành, thì sản lượng than đá chiếm 39%, gang chiếm 26%, thép 25% tổng sảnlượng thế giới Về nông sản, sản lượng của phe xã hội chủ nghĩa chiếm gần 40%
về ngũ cốc và hơn 30% về bông của sản lượng thế giới Liên Xô vào năm 1957,sản lượng công nghiệp tăng gấp 33 lần năm 1913 Năm 1917 tổng sản lượng côngnghiệp của Liên Xô chỉ chiếm 2 đến 3%, đến năm 1957 đã chiếm 20% tổng sảnlượng công nghiệp thế giới Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng nhàmáy điện nguyên tử và nhà máy gia tốc mạnh nhất thế giới Sự lớn mạnh nhanhchóng về kinh tế nói trên là cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao phúc lợi củanhân dân lao động, phát triển khoa học kỹ thuật, kể cả khoa học kỹ thuật quân sự,tăng cường lực lượng quốc phòng của phe xã hội chủ nghĩa Liên Xô cũng là nướcđầu tiên có tên lửa vượt đại châu và phóng vệ tinh nhân tạo của trái đất Sự pháttriển của phe xã hội chủ nghĩa về mọi mặt càng làm thay đổi lực lượng so sánhgiữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới Ưu thế về quân sự của Liên Xô
đã ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của tình hình thế giới có lợi cho hoà bình,làm cho lực lượng bảo vệ hoà bình có thêm sức mạnh Xu hướng hoà bình, trunglập, xu hướng không tin vào Mỹ ngày càng tăng lên, mâu thuẫn nội bộ các nước đếquốc ngày càng sâu sắc
Hội nghị của các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân họp ở Matxcơva (tháng
11 năm 1957) đã thể hiện rõ sự hợp tác anh em giữa các nước xã hội chủ nghĩa,
Trang 6giữa các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân các nước, thể hiện sự lớn mạnh củaphong trào cộng sản quốc tế Điều đó đã góp phần tăng cường hơn nữa các lựclượng đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Chínhsách hoà bình dân chủ và tiến bộ xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa phù hợpvới lợi ích của nhân dân thế giới, ngày càng được nhân dân yêu chuộng hoà bìnhtất cả các nước ủng hộ.
Sự tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã thức tỉnh, cổ
vũ các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên chống đế quốc giành độc lập
Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển mạnh mẽ Cho đến thời giannày đã có trên 1.300 triệu người thoát khỏi ách thực dân, 25 nước thuộc địa và nửathuộc địa đã giành được độc lập dân tộc Phong trào phát triển rộng khắp cả châu
Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh Cuối năm 1956, nhân dân Ai Cập, được sự đồngtình ủng hộ của nhân dân các nước Ả Rập và nhân dân thế giới, đã đánh bại cuộcchiến tranh xâm lược của Anh, Pháp Cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dânAngiêri, Ôman, Inđônêxia thu nhiều thắng lợi Nhiều chính quyền độc tài thân Mỹ
ở châu Mỹ La tinh lần lượt bị lật đổ Khuynh hướng chống chủ nghĩa thực dân vàhoà bình trung lập đã phát triển trong chính sách của nhiều chính phủ các nướcchâu Mỹ La tinh Các chính phủ này đã thực hiện một số biện pháp nhằm bảo vệtài nguyên, bảo vệ ngoại thương, xây dựng kinh tế dân tộc độc lập, gạt bỏ dân sựkhống chế nô dịch của chủ nghĩa đế quốc Xu hướng đòi giải quyết các vấn đềtranh chấp giữa các nước bằng phương pháp hoà bình đã có tác dụng nhất địnhngăn chặn những âm mưu gây chiến của chủ nghĩa đế quốc Tình hình trên làmcho mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ độc lập, chống chiếntranh, bảo vệ hoà bình trên thế giới được hình thành và củng cố vững chắc
Cùng với sự phát triển của phe xã hội chủ nghĩa, của phong trào giải phóngdân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong nội
bộ các nước tư bản cũng phát triển mạnh
Trang 7Tuy nhiên, vào thời gian này phong trào cộng sản quốc tế và ở một số nước xãhội chủ nghĩa đã xuất hiện xu hướng hoà bình vô nguyên tắc, muốn thương lượnghoà bình, gây ảnh hưởng nhất định đến phong trào cách mạng thế giới.
Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng thế giới, chủ nghĩa đế quốcđứng đầu là đế quốc Mỹ, ra sức chạy đua vũ trang, chống phá cách mạng, đặc biệt
là phong trào giải phóng dân tộc, mà Việt Nam là một tiêu điểm Những nhân tốtích cực và khó khăn trên đây đã có tác động ảnh hưởng đến cách mạng Việt Namnói chung và cách mạng miền Nam nói riêng
1.1.2 Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau
* Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Sau ngày giải phóng, nhân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái
ra sức phấn đấu thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Đó là điều kiện thuận lợi cho cách mạng cả nước nói chung và cách mạng miềnNam nói riêng
Đặc điểm của tình hình miền Bắc khi bước vào giai đoạn mới là từ chiến tranhchuyển sang hoà bình, từ nông thôn chuyển vào thành thị, từ phân tán chuyển đếntập trung Trước đây, trong chiến tranh, mọi cố gắng phấn đấu của nhân dân ta đềunhằm giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Đến nay, chúng ta
có điều kiện công tác trong hoà bình
Tuy nhiên, miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế trong điều kiện khó khăn vềnhiều mặt của một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, vừa trải qua cuộc chiếntranh tàn phá nghiêm trọng và đang chuyển sang giai đoạn cách mạng mới Nềnkinh tế chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ Do chiến tranh,một số ruộng đất bị bỏ hoang, một số công trình thuỷ lợi bị phá huỷ Nhiều thànhphố, thị xã bị tàn phá Tàn dư của nền văn hoá nô dịch còn hiện hữu Do hậu quảcủa chiến tranh và thiên tai liên tiếp, nạn đói đã diễn ra liên tiếp… Đó là nhữngkhó khăn đòi hỏi Đảng phải có chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình mới
Trang 8* Đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp tiến hành xâm lược miền Nam và xây dựng chế độ thuộc địa kiểu mới
Từ lâu, đế quốc Mỹ đã nuôi dưỡng âm mưu xâm chiếm khu vực Đông Dương
và Đông Nam Á Nhưng khi Việt Nam là thuộc địa của Pháp, thì đế quốc Mỹ chưa
có dịp bộc lộ tham vọng này Tuy nhiên, Mỹ không bỏ lỡ cơ hội nào để tìm cáchxâm lược Việt Nam
Sau khi nhân dân ta kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tháng 5 năm 1954), chớp lấy cơhội thuận lợi này, Mỹ đã kịp thời hành động, để nhanh chóng thay chân thực dânPháp ở Việt Nam và Đông Dương Điều đó thể hiện rõ ở thái độ phái đoàn Mỹkhông ký tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ Mỹ dựa vào đó để ngangnhiên không chấp nhận các điều khoản của hiệp định, xúc tiến kế hoạch xâm nhậpvào miền Nam nước ta để thay thế thực dân Pháp, xâm chiếm miền Nam bằngchính sách thực dân mới
Ngay sau Hội nghị Giơnevơ, ngoại trưởng Mỹ Đalét tuyên bố: "Sự thất bại ởViệt Nam sẽ dẫn đến sự phát triển chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á và Tây TháiBình Dương Điều quan trọng nhất không phải là khóc than cho quá khứ mà phảikiếm lấy cơ hội tương lai nhằm ngăn cản không để mất miền Bắc Việt Nam, đểcuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản có ưu thế trên toàn cõi Đông Nam Á vàTây nam Thái Bình Dương" [36, tr.53]
Tháng 7 năm 1954, sau thời gian nuôi dưỡng và đào tạo, Mỹ đưa Ngô ĐìnhDiệm từ Mỹ về, lập chính phủ bù nhìn thân Mỹ đầu tiên ở miền Nam Việt Nam
Từ đây thực sự bắt đầu cho quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ởViệt Nam
Phái đoàn quân sự Mỹ (S.M.M) được thành lập ở Sài Gòn Hội đồng an ninhquốc gia Mỹ xúc tiến "Chương trình khẩn cấp" về viện trợ kinh tế và quân sự; thay
cố vấn Pháp bằng cố vấn Mỹ cho Diệm Thực chất là gạt Pháp ra khỏi bộ máynguỵ quyền, thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam Điều đó đã làm mất
Trang 9đi một bên cam kết thực hiện Hiệp định Giơnevơ về điều khoản tổng tuyển cử sau
2 năm để thống nhất nước Việt Nam
Cùng với những hành động trên, Mỹ còn lôi kéo một số nước đế quốc và chưhầu thành lập khối liên minh quân sự Đông Nam Á (SEATO) Theo đó, miền NamViệt Nam, Lào, Căm-pu-chia được đặt trong "khu vực bảo hộ" của khối quân sựĐông Nam Á (tháng 9 năm 1954)
Tháng 11 năm 1954, đế quốc Mỹ cử tướng Côlin đến Sài Gòn nhằm thực hiện
kế hoạch 6 điểm của chính quyền Aixenhao Đây là kế hoạch thống trị của chủnghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địakiểu mới Bản kế hoạch này chỉ rõ: Chỉ ủng hộ Ngô Đình Diệm và viện trợ thẳngcho Diệm không qua tay Pháp; thành lập quân đội quốc gia Sài Gòn; lập quốc hộiViệt Nam cộng hoà; thi hành cải cách điền địa; thay đổi các thứ thuế (dọn đườngcho tư bản Mỹ vào miền Nam Việt Nam); gấp rút đào tạo cán bộ [44, tr.27] Đây là
kế hoạch xâm lược đầu tiên của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam được thực hiệnthống qua chính quyền và quân đội tay sai, một hình thức cai trị theo kiểu thực dângiấu mặt, trá hình vô cùng nguy hiểm của đế quốc Mỹ
Tháng 6 năm 1955, theo sự thoả thuận giữa Pháp và Mỹ, quân viễn chinh Pháprút hết khỏi miền Nam Việt Nam Đội quân nguỵ do Pháp xây dựng được Mỹ cải
tổ thành quân đội tay sai, công cụ thực hiện chính sách xâm lược, thống trị thựcdân mới của Mỹ
Cùng với quá trình hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ ráo riết tạodựng củng cố chế độ tay sai đủ sức chống cộng ở miền Nam
Từ năm 1954, Mỹ đã đưa đại tá CIA, E.Lênxđên đến Việt Nam, tổ chức cưỡng
ép người di cư từ Bắc vào Nam tới 85.000 người [6, tr.110] Phần lớn trong sốnhững người này là giáo dân, một số là địa chủ, tư sản Họ được đưa đến những vịtrí chiến lược, trên những trục đường dẫn đến Sài Gòn Đây là lực lượng được coi
là nòng cốt làm chỗ dựa cho chế độ Ngô Đình Diệm
Trang 10Ngô Đình Diệm được quan thày Mỹ ủng hộ, đã thực hành hàng loạt các cuộcthanh trừng nội bộ, đưa người trong gia đình và thân tín nắm giữ các vị trí chủ chốttrong chính quyền.
Tháng 10 năm 1955, Mỹ - Diệm tổ chức "trưng cầu dân ý" phế truất Bảo Đại, đưaNgô Đình Diệm lên làm tổng thống nguỵ quyền - chế độ tay sai của Mỹ ở miền NamViệt Nam Ngô Đình Diệm thành lập "Đảng cần lao nhân vị" và "Phong trào cách mạngquốc gia" làm cơ sở tư tưởng, chính trị cho chế độ tay sai Mỹ
Sau khi thâu tóm được quyền lực, Ngô Đình Diệm ra dụ số 2 tước quyền sởhữu ruộng đất của nông dân, buộc nông dân phải làm khế ước ruộng đất với địachủ Với dụ số 2 này, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tự phơi bày bản chất giaicấp địa chủ phong kiến, tay sai, phản bội của một tập đoàn bán nước
Tiếp theo dụ số 2, Ngô Đình Diệm ra dụ số 7, nhằm hoàn chỉnh việc cướp đấtcủa nông dân Thực chất của "quốc sách cải cách điền địa" của chính quyền NgôĐình Diệm là xác nhận chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, chiếm đoạt lại sốruộng đất mà chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân
Để bảo vệ chế độ, Ngô Đình Diệm gấp rút cải tổ, xây dựng "quân đội quốc gia"trên cơ sở đội quân bù nhìn bại trận do Pháp để lại Đây cũng là điều mà Mỹ đang épNgô Đình Diệm thực hiện để làm then chốt cho sự ổn định tình hình Chính vì vậy,năm 1955 Mỹ đã viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn 234,8 triệu đô la, năm
1956 là 180,0 triệu đô la [4, tr.500], nhằm xây dựng lực lượng thường trực đầu tiêncủa quân nguỵ trong những năm 1955 - 1956 Ngoài ra Ngô Đình Diệm còn tổ chứclực lượng bảo an, dân vệ đông đảo được lập lên ở các xã, ấp Cuối năm 1955, NgôĐình Diệm đã hoàn thành việc tiêu diệt các lực lượng tay sai của Pháp Quân đội từđây nằm trọn trong tay Ngô Đình Diệm
Cho tới cuối năm 1955, "Mỹ đã xây dựng được một đội quân nguỵ dưới quyềnđiều khiển trực tiếp của Mỹ, gồm 10 sư đoàn bộ binh và hàng chục trung đoàn độclập, với một bộ tổng tham mưu hoàn toàn là tay sai Mỹ Hệ thống cố vấn Mỹkhông những được cắm ở Phủ tổng thống, ở Bộ tổng tham mưu, Nha cảnh sát, ở
Trang 11các Bộ của nguỵ quyền Sài Gòn mà còn cắm sâu vào các đơn vị quân đội nguỵ,xuống các địa phương" [45, tr.35].
Sau khi đã gạt được Pháp ra khỏi guồng máy cai trị, độc chiếm miền Nam ViệtNam; nắm được quân đội, công an - công cụ thống trị chủ yếu, Mỹ - nguỵ hướngmũi nhọn đàn áp về phía cách mạng Bộ máy kìm kẹp của chúng được tổ chức đếntận ấp, xã, phường, khóm Mỹ - Diệm thực hiện biện pháp chiến lược "tố cộng, diệtcộng" để đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, trả thù những người kháng chiến
cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam Với khẩu hiệu "giết nhầm còn hơn bỏsót", chúng coi "tố cộng, diệt cộng" là quốc sách hàng đầu Chúng huy động mọi lựclượng quân sự, an ninh, tình báo, thông tin tuyên truyền, chính trị, tâm lý, kinh tế thực hành khủng bố, đàn áp một cách toàn diện, nhằm tiêu diệt hết những ngườicộng sản, tiêu diệt tổ chức và tư tưởng cộng sản Chúng tiến hành nhiều cuộc "hànhquân càn quét" qui mô lớn và dài ngày như "chiến dịch Thoai Ngọc Hầu" từ tháng 5năm 1956 đến tháng 2 năm 1957, tại 18 tỉnh miền Tây Nam bộ; "chiến dịch TrươngTấn Bửu" trong 7 tháng ( từ tháng 7 năm 1956 đến tháng 2 năm 1957), ở 8 tỉnh miềnĐông Nam bộ" để triệt phá cách mạng
Tháng 7 năm 1955, đến thời điểm theo qui định của Hiệp định Giơnevơ, haibên Nam - Bắc Việt Nam gặp nhau để bàn bạc các vấn đề hiệp thương tổng tuyển
cử Ngô Đình Diệm tuyên bố chính quyền Sài Gòn không ký Hiệp nghị nên không
bị ràng buộc Điều đó có nghĩa là không có hiệp thương tổng tuyển cử Tháng 4năm 1956, chính quyền Diệm chính thức tuyên bố không có tổng tuyển cử ở ViệtNam Từ phía tây bán cầu, Tổng thống Mỹ Aixenhao tuyên bố "cam kết" ủng hộchính quyền Diệm
Mặt khác, đế quốc Mỹ hiểu rõ muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địakiểu mới của Mỹ, phải xoá bỏ phong trào cách mạng miền Nam Trên thực tế cuộc
"chiến tranh đơn phương" bắt đầu từ năm 1954 đã trở nên vô cùng tàn bạo trongnhững năm tiếp theo
Sau một khoảng thời gian ngắn, đế quốc Mỹ đã thực hiện việc thay thế chủnghĩa thực dân cũ của Pháp và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới vào miền Nam Việt
Trang 12Nam Miền Nam từ xã hội thuộc địa kiểu cũ của Pháp trở thành xã hội thuộc địakiểu mới của Mỹ.
Đế quốc Mỹ quyết tâm áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam ViệtNam, vì theo học thuyết Đôminô, Mỹ cho rằng nếu mất Việt Nam thì có thể mấtnhiều nơi trên thế giới, trước hết là Đông Nam Á, nơi Mỹ có nhiều lợi ích chiếnlược về chính trị, quân sự, kinh tế do đó sẽ làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của
Mỹ Chúng cho rằng chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở Việt Nam sẽ tràn xuống ĐôngNam Á, vì thế cần phải tập trung lực lượng chiếm giữ miền Nam Việt Nam, đánhbại phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội
ở vùng này
Trong bài diễn văn đọc ngày 01 tháng 8 năm 1956, thượng nghị sĩ MỹG.Kennơdi tuyên bố: "Việt Nam là đứa con của chúng ta, chúng ta không thể bỏrơi nó và không làm ngơ trước những nhu cầu của nó" [36, tr.12]
Đến đây, diễn biến của lịch sử cho thấy Việt Nam thực sự đã trở thành nơiđụng đầu lịch sử quyết liệt giữa phong trào độc lập dân tộc và chủ nghĩa đếquốc, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Ngay từ Hội nghị lần thứ 8 củaBan Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 8 năm 1955, Đảng đã chỉ rõ: "Quyềnthống trị ở miền Nam Việt Nam hiện nay căn bản là quyền thống trị của đế quốc
Mỹ và của phái thân Mỹ" [18, tr.571] Hội nghị lần thứ 15 (tháng 1 năm 1959),của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ hơn: "Với một hệ thống "cố vấn"chặt chẽ, dựa vào quyền lực của vũ khí, đô la và hàng "viện trợ", đế quốc Mỹcan thiệp ngày càng sâu vào miền Nam; chúng quyết định từ đường lối, chínhsách cho đến các công việc cụ thể của chính quyền miền Nam trên các mặtchính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao" [22, tr.71]
Khi áp đặt được chủ nghĩa thực dân kiểu mới, nắm quyền kiểm soát miền NamViệt Nam, đế quốc Mỹ tin rằng: Với bộ máy chính quyền và đội quân nguỵ độc lậpgiả hiệu hơn hẳn chế độ thực dân cũ của Pháp, sẽ tạo điều kiện cho Mỹ đè bẹp cáchmạng Việt Nam, như Mỹ đã từng thắng ở một số nơi trên thế giới Nhưng trên thực
tế, cuộc "chiến tranh một phía" do Mỹ - Diệm tiến hành ở miền Nam Việt Nam đã
Trang 13không thu được kết quả như mong muốn của chúng Ngược lại, đã gây nên sự côngphẫn cao độ trong mọi tầng lớp đồng bào Việt Nam nói chung, và ở miền NamViệt Nam nói riêng, làm dấy lên các phong trào đấu tranh mạnh mẽ, báo hiệu sựthất bại không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân kiểu mới do Mỹ áp đặt thựchiện ở miền Nam.
Do đó, để chống lại bộ máy bạo lực phản cách mạng khổng lồ do Mỹ cầm đầu, tấtyếu chúng ta phải sử dụng đến phương pháp cách mạng bạo lực Mác xít
* Phong trào cách mạng miền Nam đặt ra yêu cầu lựa chọn phương pháp cách mạng bạo lực.
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hưởng ứng lời kêu gọi củaĐảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương,khắp nơi ở miền Nam Việt Nam, nhân dân đã đấu tranh sôi nổi đòi thi hành Hiệpnghị Giơnevơ
Đi đầu và làm nòng cốt cho phong trào là giai cấp công nhân Ngày 01 tháng 8năm 1954, trên 50.000 công nhân và nhân dân Sài Gòn; 25.000 công nhân và nhândân Đà Nẵng; 15.000 công nhân và nhân dân Huế biểu tình hoan nghênh Hiệp nghịGiơnevơ [39, tr.72]
Thực hiện chủ trương của Thành uỷ, ngày 01 tháng 8 năm 1954, một số đồngchí thuộc Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn, trong đó có luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã tổchức phong trào hoà bình Sài Gòn - Chợ Lớn Đây là một hình thức mặt trận đấutranh đòi thi hành Hiệp nghị Giơnevơ Thanh thế của phong trào phát triển rấtnhanh, lan ra Huế và các thành phố khác ở miền Nam Hoảng sợ trước sự pháttriển của phong trào, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu đàn áp phong trào từngày 07 tháng 11 năm 1954 Hành động khủng bố của chính quyền Diệm càng thổibùng phong trào đấu tranh của quần chúng Đây là đòn tiến công đầu tiên vàochính sách hiếu chiến phát xít của Mỹ - Diệm ngay sau khi chúng bắt tay xây dựngchế độ thống trị theo kiểu thực dân mới
Trong khi "phong trào hoà bình Sài Gòn - Chợ Lớn" bị đàn áp, thì phong tràođòi hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất Tổ quốc lại nổi lên mạnh mẽ Phong
Trang 14trào diễn ra liên tục thống nhất toàn Nam bộ, từng miền, từng tỉnh và sâu rộng từQuảng Trị đến Cà Mau Phong trào bao gồm mọi tầng lớp nhân dân, các tín đồ tôngiáo, đồng bào dân tộc ít người, đồng bào miền Bắc bị cưỡng ép di cư vào Nam với nhiều hình thức đấu tranh phong phú Phong trào này được coi như một caotrào đấu tranh chính trị rộng lớn diễn ra suốt hai năm 1955 - 1956 Tính chung toànmiền Nam số người tham gia các cuộc đấu tranh ở các địa phương chiếm từ 50 đến90% dân số Riêng đợt ngày 20 tháng 7 năm 1955, ở Nam bộ đã có trên 500.000lượt người tham gia Cả đợt tháng 7 năm 1955, khắp các thành thị miền Nam đã cóhàng triệu đồng bào tham gia Các cuộc tổng bãi công ở Sài Gòn và Mỹ Tho ngày
10 tháng 7 năm 1955; ở Đà Nẵng ngày 23 tháng 8 năm 1955; ở Nha Trang ngày 28tháng 8 năm 1955, đã làm tê liệt hoạt động của các thành phố này trong nhiều giờ.Tại Đà Nẵng, trước sự khủng bố của địch, quần chúng đã nổi dậy đốt đồn VõTánh, phá kho bạc [35, tr.74]
Cùng với các phong trào khác, thời kỳ này còn xuất hiện: "Phong trào hoà bìnhSài Gòn - Chợ Lớn", "Phong trào đòi hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất Tổquốc" diễn ra sôi nổi Những phong trào này đã hình thành một mặt trận rộng lớnchống Mỹ - Diệm Nó đã giáng những đòn mạnh mẽ vào chế độ Mỹ - Diệm, nângcao uy thế của nhân dân, phân hoá hàng ngũ kẻ thù Tuy vậy, ở nhiều địa phươngmiền Nam, do các cuộc đấu tranh kéo dài quá lâu, lại thiếu kế hoạch đề phòng địchkhủng bố, đã để bộc lộ lực lượng, nên bị kẻ thù đàn áp làm cho phong trào gặpnhiều khó khăn và tổn thất lớn
Trong thời gian này, cuộc đấu tranh chống chính sách "tố cộng, diệt cộng",chính sách được Mỹ - Diệm coi là "quốc sách" trong âm mưu tập trung toàn lựcđàn áp phong trào cách mạng miền Nam, diễn ra quyết liệt nhất, dai dẳng nhất.Nguyên nhân bùng nổ phong trào, do Mỹ - Diệm lập bộ máy chỉ đạo từ trungương đến cơ sở xã, ấp Ở trung ương có "Hội đồng chỉ đạo tố cộng", phối hợp với
Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Tổng nha cảnh sát Mỗi bộ, mỗi tỉnh có một "Uỷ banchỉ đạo tố cộng" Đội quân tình báo Mỹ do Lansdale cầm đầu, gồm hàng trăm tên,với nhiều phương tiện hoạt động Để phục vụ cho việc "tố cộng", Mỹ - Diệm tổ
Trang 15chức tới 100 đoàn gồm 3.986 "cán bộ" chuyên nghiệp, hơn 1 vạn "cán bộ" khôngchuyên nghiệp ở các cấp huyện, xã, khu phố [32, tr.262] Như vậy, Mỹ - Diệm đãhuy động cả một bộ máy nguỵ quân, nguỵ quyền được Mỹ nuôi dưỡng và trang bị
để thực hiện "quốc sách tố cộng" Kẻ thù đã sử dụng những hình thức tra tấn cácchiến sĩ cách mạng và đồng bào ta cực kỳ tàn bạo với những nhục hình man rợchưa từng có, hòng đè bẹp tinh thần cách mạng của nhân dân miền Nam Căm thùquân cướp nước, cuộc đấu tranh "chống tố cộng", giữ gìn và củng cố cơ sở cáchmạng ngay từ đầu đã thu hút hầu khắp đồng bào tham gia Cuộc khủng bố "tốcộng, diệt cộng" của Mỹ - Diệm đã đặt toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dânmiền Nam trước những thử thách rất lớn về lập trường và khí tiết cách mạng Hàngngàn tấm gương hy sinh oanh liệt của người cộng sản đã xuất hiện Trong thửthách ác liệt nhất, đồng bào miền Nam vẫn đấu tranh kiên cường, bất khuất vàtuyệt đối tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cùng các phong trào đấu tranh chính trị, trong những năm 1954 - 1957 ở miềnNam còn xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh không kém phần sôi nổi Đó làphong trào cứu đói ở Thừa Thiên, Quảng Trị sau trận lụt năm 1955, đã được đôngđảo các tầng lớp nhân dân tham gia Trong đó có cả một số tư sản, địa chủ, nhânviên chính quyền và binh lính tham gia
Phong trào cứu tế nạn nhân Sài Gòn - Chợ Lớn, tháng 6 năm 1955 Các "Uỷban cứu tế" hoạt động công khai, thu hút nhiều tổ chức hợp pháp trong chế độ nguỵtham gia Phong trào đã lôi cuốn được hàng vạn người tham gia Thông qua phongtrào, truyền thống đoàn kết chống kẻ thù chung của nhân dân ta càng được pháttriển
Phong trào chống cướp đất, đuổi nhà diễn ra cũng rất quyết liệt Trước sức đấutranh mạnh mẽ của nông dân, đến năm 1956 ở Vĩnh Long, Sa Đéc, Chợ Lớn, bọnDiệm mới cướp được 1/3 ruộng đất công; ở Quảng Trị, Thừa Thiên: 40%; ở QuảngNgãi: 20% [40, tr.38] Nhiều địa phương trong toàn miền, nông dân còn đấu tranhquyết liệt chống chính quyền Ngô Đình Diệm đốt, đổi nhà để xây căn cứ quân sự
Trang 16Ngày 04 tháng 12 năm 1956, có tới gần 10 vạn nhân dân ở khu lao động Vân Đồn,Chương Dương đấu tranh chống đuổi nhà [40, tr.81].
Như vậy, sau khi có Hiệp nghị Giơnevơ, phong trào đấu tranh chính trị ở miềnNam đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia, vớinhiều hình thức đấu tranh phong phú Từ phong trào đấu tranh hoà bình đòi thihành Hiệp nghị Giơnevơ, đòi quyền dân sinh dân chủ; phong trào đấu tranh đòihiệp thương thống nhất nước nhà; phong trào đấu tranh chống khủng bố, đán áp,chống chính sách "tố cộng, diệt cộng" đến các phong trào khác, đều diễn ra rộngkhắp, tính chất ngày càng quyết liệt, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia Từnăm 1955 đến 1958, có tới 12 triệu lượt quần chúng đã tham gia đấu tranh chính trịdưới những hình thức và mức độ khác nhau [4, tr.145]
Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại cuộc chiến tranh một phíacủa kẻ thù, Đảng bộ và nhân dân miền Nam đã chịu nhiều hy sinh tổn thất
Vào thời gian này, Nam bộ chỉ còn khoảng 5.000 đảng viên [45, tr.95] Cuốinăm 1956 đầu năm 1957, hầu hết các tổ chức đảng ở liên khu V bị tan vỡ: 70% sốđảng uỷ viên xã, 60% huyện uỷ viên, 40% tỉnh uỷ viên và đại bộ phận đảng viên bịbắt, bị giết hại Các cơ sở đảng ở đồng bằng hầu như không còn Ở Sài Gòn - GiaĐịnh, cơ sở đảng, cơ sở cách mạng cũng bị tan vỡ nặng trước sự khủng bố của địch.Cuối năm 1956 toàn thành phố có 85 chi bộ đảng với 750 đảng viên Nhưng đến cuốinăm 1959, chỉ còn 1 chi bộ, nhiều nơi còn đảng viên nhưng không còn chi bộ [39,tr.87] Trước khi bùng nổ Đồng Khởi, Đảng bộ tỉnh Bến Tre chỉ còn 162 đảng viên,Đảng bộ tỉnh Tiền Giang còn 92 đảng viên
Tháng 3 năm 1959, Ngô Đình Diệm tuyên bố "đặt miền Nam trong tình trạngchiến tranh"
Ngày 06 tháng 5 năm 1959, Mỹ - Diệm ra đạo luật 10/59 Điều 12 của đạo luậtnày cho phép toà án quân sự đặc biệt có quyền đưa thẳng bị can ra xét xử, khôngcần mở cuộc thẩm cứu
Theo con số ước tính, tính đến năm 1959 ở miền Nam có 466.000 người bị bắt,400.000 người bị tù đày, 68.000 người bị giết hại Theo số liệu của địch, trong
Trang 17vòng 10 tháng (tháng 7 năm 1955 đến tháng 5 năm 1956) chúng đã bắt, giết108.835 người [45, tr.98].
Trước những hành động khủng bố ngày càng tàn bạo, dã mãn của kẻ thù, khắpnơi quần chúng nhân dân phẫn uất, căm hờn Mỹ - Diệm đòi tiếp tục nổi dậy nhưnăm 1953 - 1954, và yêu cầu cán bộ báo cáo khẩn cấp tình hình lên Trung ươngĐảng và Hồ Chí Minh, khẩn thiết xin Đảng xuống lệnh thay đổi hình thức, phươngpháp đấu tranh ở mức độ cao hơn Yêu cầu của cán bộ, đảng viên và quần chúngđược vũ trang chống khủng bố ngày càng trở nên bức bách Nhiều nơi quần chúngtìm móc vũ khí chôn giấu từ năm 1954, cướp súng địch, rèn mã tấu bí mật thủ tiêunhững tên địa chủ, cảnh sát, chỉ điểm ác ôn nguy hiểm nhất
Cuối năm 1955, hầu hết các cơ quan lãnh đạo khu và tỉnh ở miền Nam đều tổchức các đơn vị bảo vệ Ở những vùng căn cứ kháng chiến cũ, một số cán bộ, bộđội tự tổ chức nhau lại, vừa sản xuất tự túc vừa chống địch
Việc xây dựng các khu căn cứ cũng được đặt ra Các địa bàn đứng chân củacác cơ quan lãnh đạo, vấn đề xây dựng cơ sở, giáo dục chính trị cho quần chúngđược xúc tiến mạnh mẽ Các căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nướcđược hình thành, phần lớn ở các vùng căn cứ thời kỳ kháng chiến chống Pháp như:Chiến khu Đ, chiến khu Đồng Tháp, căn cứ U minh, phía tây các tỉnh miền Trung
và Tây Nguyên được xây dựng khẩn trương
Từ thực tế trên cho thấy: khả năng duy trì đấu tranh thực hiện những điềukhoản chính trị của Hiệp định Giơnevơ không còn phù hợp nữa; chúng ta khôngthể chỉ sử dụng đấu tranh chính trị đơn thuần, trong khi kẻ thù Mỹ - Diệm ngay từđầu đã dùng cả một bộ máy bạo lực phản cách mạng khổng lồ, dùng "chiến tranhđơn phương" để đánh phá phong trào cách mạng một cách dã man và tàn bạo Tìnhhình đó đòi hỏi Đảng ta phải sáng tạo ra phương pháp và hình thức đấu tranh thíchhợp nhằm đáp ứng nguyện vọng quần chúng, đẩy mạnh phong trào cách mạng pháttriển đi lên, đánh bại âm mưu thâm độc và dã man của Mỹ - Diệm
1.2 Sự hình thành phương pháp cách mạng bạo lực của Đảng ở miền Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược
Trang 181.2.1 Chủ trương của Đảng duy trì đấu tranh chính trị kết hợp " vũ trang tự vệ" nhằm giữ gìn lực lượng, từng bước hình thành phương pháp cách mạng bạo lực ở miền Nam
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, việc duy trì hình thức đấu tranh chínhtrị ở miền Nam đã đưa lại những thắng lợi quan trọng cho cách mạng Nhưng loạihình đấu tranh chính trị đã tỏ ra không đủ mạnh để đối phó có hiệu quả với địch vàtạo chuyển biến cơ bản tình hình miền Nam trước sự phản kích điên cuồng và tànbạo của kẻ thù
Trước tình hình đó, tháng 6 năm 1956, Bộ Chính trị đã họp nhận định tìnhhình, đề ra nhiệm vụ, phương châm của cách mạng và phương hướng củng cốĐảng ở miền Nam Về nhận định tình hình, Bộ Chính trị chỉ ra: "Chế độ miềnNam là chế độ độc tài, phát xít của tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ phảnđộng nhất đội lốt dân chủ" [19, tr.220] "Tính chất của cuộc vận động cáchmạng ở miền Nam là dân tộc dân chủ, nhiệm vụ của cách mạng là phản đế vàphản phong" [19, tr.224] Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị xác định: "Hình thức đấutranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải là đấutranh vũ trang, nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự
vệ trong những hoàn cảnh nhất định hoặc không tận dụng những lực lượng vũtrang của các giáo phái chống Diệm mà chúng ta duy trì và phát triển được Cầncủng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ địa làmchỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện cănbản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang Tổ chức tự vệ trong quần chúngnhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng và giải thoát cán bộ khi cầnthiết" [19, tr.225]
Như vậy, Nghị quyết Bộ Chính trị sớm hình thành tư tưởng sử dụng phươngpháp cách mạng bạo lực bằng việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũtrang
Cụ thể thêm một bước, ngày 18 tháng 8 năm 1956, Bộ Chính trị có thư gửi Xứ
uỷ Nam bộ nêu rõ một số công tác cụ thể ở miền Nam: "Trong tình hình hiện nay,
Trang 19cần tổ chức ra những đội tự vệ ở các thôn xã, nhà máy, đường phố, trường học.Nhiệm vụ của những đội tự vệ này là giữ gìn trật tự và bảo vệ các cuộc đấu tranhcủa quần chúng, thông tin báo hiệu, canh gác các cuộc hội nghị của cán bộ và giảithoát cán bộ khi cần thiết Các đội viên phải là thanh niên lao động hoặc đảngviên, tổ chức thành từng tổ và đội, có đội trưởng đội phó" [19, tr.372].
Cũng trong tháng 8 năm 1956, đồng chí Lê Duẩn đã viết bản "Đề cương cáchmạng miền Nam" Sau khi chỉ ra tính chất xã hội miền Nam, nhiệm vụ cách mạngmiền Nam đồng chí Lê Duẩn đã vạch ra con đường cách mạng miền Nam là dựavào sức mạnh của quần chúng để đánh đổ chế độ thống trị của kẻ thù, xây dựngchế độ mới do nhân dân làm chủ để thực hiện mục tiêu cách mạng Bản đề cươngkhẳng định: Nhân dân miền Nam chỉ có một con đường cứu nước và tự cứu lấymình là con đường cách mạng không còn một con đường nào khác
Bản "Đề cương cách mạng miền Nam" do đồng chí Lê Duẩn viết có giá trị lớn,chỉ đạo cách mạng miền Nam phát triển Song vẫn chưa đề ra được những biệnpháp cụ thể, thích đáng, để đối phó có hiệu quả với địch, giảm bớt tổn thất củaquần chúng
Quán triệt Nghị quyết Bộ Chính trị, xứ uỷ Nam bộ họp mở rộng (tháng 12 năm1956), đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Nguyễn Văn Linh chủ trì hội nghị Hội nghịthông qua Nghị quyết về tổ chức và phương thức hoạt động của lực lượng vũ trang
tự vệ do đồng chí Nguyễn Minh Đường, Bí thư Liên tỉnh uỷ miền Trung Nam bộsoạn thảo Nghị quyết xác định nhiệm vụ của Đảng bộ là lãnh đạo hoạt động vũtrang tuyên truyền, chứ chưa phải là phát động chiến tranh du kích: "Đội vũ trangtuyên truyền là đội vũ trang công tác Cán bộ, đội viên tuyên truyền vạch mặt địch,phát động căm thù, xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng, khống chế ác ôn
và tình báo địch, tranh thủ sự đồng tình của nguỵ quân, nguỵ quyền Về tổ chứcmới ở qui mô tiểu đội, trung đội, nhưng mọi hoạt động nên phân tán theo từng tổ,từng tiểu đội Trang bị gọn nhẹ Chú trọng giáo dục nâng cao hiểu biết về Đảng vàmột số kỹ thuật quân sự" [44, tr.64]
Trang 20Cuối năm 1957, Hội nghị Khu uỷ Liên khu V cụ thể hoá thêm một bước vềphương pháp đấu tranh và đề ra phương hướng: Vừa đẩy mạnh đấu tranh chính trị,vừa phải chuẩn bị cho khả năng chiến tranh, trước mắt cần nắm chắc ba biện phápcần thiết: vũ trang tự vê, diệt ác, trừ gian và xây dựng căn cứ.
Sau khi có chủ trương của Đảng về duy trì đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ
hỗ trợ, các địa phương ở miền Nam đã đẩy mạnh xây dựng và phát triển các tổchức vũ trang Các đội tự vệ có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan tỉnh uỷ, huyện uỷ và cáctiểu đội, trung đội vũ trang bí mật được tổ chức ở nhiều tỉnh Trước yêu cầu đòihỏi của phong trào cách mạng và yêu cầu bảo vệ cơ sở cách mạng, một số tỉnh
uỷ, huyện uỷ đã chỉ đạo tổ chức đội hành động diệt trừ những tên tề, điệp nguyhiểm Tiêu biểu ở một số địa phương như: Rạch Giá, Cà Mau, Kiến Tường, BếnTre Những vụ diệt tề, điệp, cảnh sát ác ôn đã cổ vũ tinh thần quần chúng, phânhoá hàng ngũ kẻ thù và hạn chế sự khủng bố của địch
Miền Đông Nam bộ, Xứ uỷ tập trung các đội, các nhóm vũ trang và điều độngthêm hai đại đội, hai trung đội từ miền Tây và Trung Nam bộ lên thành lập sáu đạiđội vũ trang (59, 60, 70, 80, 200, 300) [44, tr.66]
Tháng 10 năm 1957, tại chiến khu Đ, một căn cứ chủ yếu của cách mạng, đạiđội 250 được thành lập, đến năm 1958 đơn vị đã phát triển thành tiểu đoàn Ngaysau khi thành lập, đơn vị đã lập nhiều thành tích chiến đấu, bảo vệ căn cứ và mởrộng phong trào ở miền Đông Nam bộ "Đến năm 1957, ở Nam bộ đã có 37 đại đội
vũ trang cách mạng" [44, tr.97]
Nhiệm vụ của các đơn vị là vũ trang tuyên truyền diệt ác ôn, vận động tổ chứcquần chúng củng cố phát triển lực lượng, bảo vệ căn cứ và cơ quan lãnh đạo củaĐảng Các đơn vị này còn giành thời gian học chính trị, quân sự Các tài liệuhọc tập chính trị là "Đề cương cách mạng miền Nam", Nghị quyết Xứ uỷ Nam
bộ Về quân sự, học tập kinh nghiệm chiến đấu của bộ đội ta trong kháng chiếnchống Pháp, tập kỹ thuật bắn súng và chiến thuật tập kích, phục kích
Về bảo đảm sinh hoạt, các đơn vị dựa vào nhân dân địa phương và tự tăng giasản xuất để duy trì hoạt động Ở miền Đông Nam bộ, từng đơn vị lập ra các khu
Trang 21sản xuất, xây dựng thành căn cứ và mở đường lên Bình Long, Phước Long nối vớiNam Tây Nguyên Để giải quyết khó khăn về lương thực, vũ khí và gây ảnh hưởngtrong quần chúng, một số đơn vị đã tổ chức những trận phục kích nhỏ vào xe chởlương thực, vũ khí, đạn dược, tiền bạc của địch thu chiến lợi phẩm như: Trận MinhThạnh (Thủ Dầu Một), ngày 10 tháng 8 năm 1957, trận Trại Be (Biên Hoà) ngày 10tháng 9 năm 1957; trận Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một) ngày 10 tháng 10 năm 1958, gâycho địch nhiều tổn thất nặng nề.
Nhằm đối phó với các cuộc hành quân càn quét của địch, liên tỉnh uỷ miềnTrung Nam bộ đã kịp thời rút các cơ quan lãnh đạo vào sâu trong căn cứ ĐồngTháp Mười, chỉ thị cho các đơn vị vũ trang tránh các mũi tiến công của địch bảotồn lực lượng; đồng thời phân tán một bộ phận vào các ấp, xã hỗ trợ quần chúngchống địch khủng bố
Đầu năm 1958, đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị gặp một số đồng chílãnh đạo của Liên khu V Đồng chí Lê Duẩn chỉ ra: "Liên k hu V có ba vùng: đôthị, đồng bằng và Tây Nguyên Tây Nguyên là vùng có ý nghĩa và giá trị lớn vềchính trị, quân sự Tây Nguyên vững là đồng bằng Liên khu V vững Trên cơ sởthực lực chính trị, phải nhanh chóng tổ chức lực lượng vũ trang với qui mô tiểuđội, cao nhất là trung đội hoạt động độc lập nhằm giữ buôn rẫy Khi tình hình chophép, phát triển thành phong trào du kích kết hợp với lối đánh đặc công một cáchlinh hoạt Phải khẩn trương xây dựng những khu vực tương đối an toàn làm căn cứđịa cho phong trào Đồng thời phải đưa phong trào đấu tranh chính trị ở đồng bằng
và thành thị lên" [44, tr.69]
Mùa hè năm 1958, Liên khu uỷ Liên khu V họp dưới sự chủ trì của đồng chíTrần Lương, Bí thư Liên khu uỷ Liên khu uỷ đã quyết định: "Đẩy mạnh xây dựngcăn cứ Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh Trung Bộ; bước đầu xây dựng lực lượngnửa vũ trang, thành lập một số trung đội tập trung và tổ chức tự vệ ở các buôn, xãbảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng, giải thoát cán bộ bị địch bắt, diệt nhữngtên ác ôn, phục hồi và mở rộng cơ sở chính trị" [46] Rõ ràng đây là chủ trương
Trang 22đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa quyết định đối với việc khôi phục và phát triển lựclượng vũ trang ở Liên khu V.
Vào các năm 1957 - 1958, từ lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị ở miềnNam đã xuất hiện ngày càng nhiều các đội tự vệ chiến đấu "Tính đến năm 1959,lực lượng tự vệ ở miền Nam đã có 139 trung đội ở Nam bộ, 34 trung đội ở miềnnúi Liên khu V, hàng trăm tổ, đội tự vệ mật" [44, tr.70] Đồng thời, các lực lượng
vũ trang đó đã phát huy hiệu quả to lớn làm chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấutranh chính trị của quần chúng
Như vậy, từ năm 1954 - 1958, tình hình cách mạng miền Nam gặp muôn vànkhó khăn do phải đương đầu với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ vô cùng tàn bạo, dãman Nhưng từ trong khó khăn gian khổ, Đảng bộ và nhân dân miền Nam đã anhdũng đứng lên chống trọi ngoan cường với kẻ thù, qua chiến đấu quần chúng cáchmạng đã sáng tạo ra nhiều hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, hiệu quả.Qua đó đã giúp cho Đảng từng bước hình thành phương pháp cách mạng thíchhợp Chủ trương nhất quán của Đảng thời kỳ này là phát động quần chúng đấutranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến tới hiệp thương tổng tuyển
cử thống nhất đất nước Khi kẻ thù lật lọng, tráo trở ngang nhiên trà đạp lên cácđiều khoản Hiệp định Giơnevơ, tăng cường chống phá cách mạng điên cuồng thìcác tổ chức đảng ở từng địa phương đã chủ động chuyển đổi hình thức đấu tranhmới, bằng việc xây dựng các đội du kích và phát triển đấu tranh vũ trang từ thấplên cao, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị của quần chúng Trên cơ sở đó đã làm hạnchế tổn thất và giữ gìn được lực lượng cách mạng ở miền Nam
Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta còn mắc phải một số khuyết điểm như: Đảngchậm chỉ đạo chiến lược, chưa xác định rõ ràng hình thức, bước đi của bạo lựccách mạng Kéo dài hình thức đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp địnhGiơnevơ khi không còn phù hợp Chưa có phương án và phương thức tổ chức đấutranh hiệu quả khi kẻ thù thay đổi thủ đoạn đàn áp phong trào cách mạng
Nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế trên: Do Đảng chưa theo kịptình hình cách mạng miền Nam, chưa thấy hết âm mưu thủ đoạn xâm lược của Mỹ
Trang 23- Diệm, chậm tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung vào đường lối vàphương pháp tiến hành cách mạng Mặt khác, do kẻ thù đột ngột thay đổi hìnhthức, biện pháp thống trị với âm mưu và hành động khủng bố trắng tàn bạo dãman, làm cho chúng ta chưa có biện pháp đối phó kịp thời Bên cạnh đó, còn xuấthiện một số quan điểm lệch lạc trong phong trào cộng sản quốc tế về vấn đề miềnNam Việt Nam, làm ảnh hưởng nhất định đến nhận thức và quyết tâm của chúngta.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là, từ những thành công và hạn chế, khuyếtđiểm đã giúp cho Đảng ngày càng nhận rõ bản chất phản động, âm mưu nhamhiểm của kẻ thù, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân miền Nam mongmuốn được vũ trang chống khủng bố Qua đó Đảng ta đã kịp thời rút kinh nghiệm,từng bước bổ sung, phát triển đường lối và phương pháp cách mạng nhằm đưacách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo
1.2.2 Sự hình thành phương pháp cách mạng bạo lực của Đảng góp phần quyết định đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, tiến hành khởi nghĩa từng phần
Ở miền Nam, từ cuối năm 1958 thời kỳ "ổn định" tạm thời của chế độ Mỹ Diệm đã chấm dứt, thời kỳ bão táp cách mạng bắt đầu Làn sóng quật khởi củaquần chúng nhân dân đang dâng lên Trước sự phát triển của cách mạng miềnNam, khiến cho Mỹ - Diệm ngày càng điên cuồng khủng bố, đàn áp phong tràocách mạng Mỹ - Diệm thực sự vứt bỏ chiếc mặt nạ "thực thi dân chủ" mà chúngrêu rao từ mấy năm trước, thẳng tay dùng chính sách phát - xít, khủng bố trắnghòng ngăn chặn phong trào cách mạng
-Trại giam Phú Lợi cách Sài Gòn hơn 30 km về phía Bắc, ngày 01 tháng 12năm 1958, kẻ thù đã đầu độc 6.000 chiến sĩ và đồng bào yêu nước Có hơn 1.000người bị trúng độc ngay, hơn 4.000 người bị trúng độc nặng Vụ thảm sát tàn bạo
vô lương tâm đó của bè lũ Mỹ - Diệm đã làm dấy lên phong trào đấu tranh mạnh
mẽ dâng lên khắp miền Nam, trong cả nước và một số nước trên thế giới
Trang 24Dã man hơn, tháng 4 năm 1959, Mỹ - Diệm thúc ép "quốc hội" Sài Gòn thôngqua đạo luật số 91 Tháng 5 năm 1959 đạo luật này được ban hành lấy tên là luật10/59 về sự thành lập các toà án quân sự đặc biệt Theo đó luật này qui định chỉ cóhai mức hình phạt: tử hình và khổ sai chung thân.
Thực hiện luật 10/59, Mỹ - Diệm lê máy chém khắp các vùng nông thôn vàthành thị miền Nam, tàn sát đồng bào, giết hại những người yêu nước với nhữnghình thức man rợ thời trung cổ Ngày 14 tháng 5 năm 1959, Đại tướng Võ NguyênGiáp gửi điện phản đối tới Chủ tịch Uỷ ban Quốc tế giám sát về kiểm soát ởViệt Nam Bức điện vạch rõ: "Chế độ pháp lý của đạo luật 10/59 là một chế độ vôcùng tàn bạo chưa từng có và chưa áp dụng trong bất cứ một nước nào ngay cả dướichế độ dã man của Hítle trong thời kỳ chiến tranh" [39, tr.115]
Cùng với luật 10/59, kẻ thù tăng cường những cuộc hành quân càn quét khủng
bố, đàn áp phá hoại cách mạng một cách khốc liệt với phạm vi rộng lớn hơn nhữngnăm 1957, 1958
Đầu năm 1959, Ngô Đình Diệm tuyên bố miền Nam Việt Nam đang nằm trongtình trạng chiến tranh Tháng 4 năm 1959, Diệm lại tuyên bố: đặt miền Nam trongtình trạng khẩn cấp; "Đừng nhẹ tay với cộng sản, không nên xem cộng sản làngười, phải bắn cộng sản không run tay súng" [39, tr.115]
Trong năm 1959, có hơn 20 tiểu đoàn địch luân phiên nhau càn quét nhiều lầnchiến khu Đ, chiến khu Dương Minh Châu, vùng Cà Mau, Trà Vinh, Rạch Giá Ở
Cà Mau, trong hai tháng 3 và 4 (năm 1959), 2000 quân chủ lực nguỵ cùng quân địaphương hành quân càn quét vùng Sông Đốc, Cái Nước, Đầm Rơi, Năm Căn
Mỹ - Diệm còn tăng cường kiện toàn bộ máy đàn áp của chúng từ trung ươngxuống cơ sở; gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang; thành lập những trại tập trungtrá hình: "Khu trù mật", "Làng kiểu mẫu", "Trại người Thượng" Như vậy, khiphải thống trị nhân dân ta bằng khủng bố trắng vô cùng tàn bạo dã man, qua đóchứng tỏ chính quyền Mỹ - Diệm không thể cai trị như cũ được nữa Đồng thời đãđến lúc nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi ách thống trị phát xít Sựchín muồi của tình thế cách mạng cho khởi nghĩa từng phần bắt đầu
Trang 25Cách mạng miền Nam sau hơn bốn năm trải qua thực tiễn đấu tranh, đồngbào ta đã có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng phương châm và các hìnhthức đấu tranh của bạo lực cách mạng Qua thực tế đấu tranh chính trị, chốngkhủng bố, "tố cộng, diệt cộng", lực lượng cách mạng được giữ gìn và có chiềuhướng phát triển Đã xuất hiện hình thức đấu tranh vũ trang tự vệ diệt ác, trừgian, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị đạt hiệu quả cao Những kinh nghiệm và kếtquả bước đầu từ thực tiễn cách mạng ở miền Nam sau hơn bốn năm đấu tranhkiên cường (1954 - 1958), đã giúp cho Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển đườnglối và phương pháp cách mạng giải phóng miền Nam.
Sát cánh cùng đồng bào miền Nam chống Mỹ, nhân dân miền Bắc đã giànhđược những thắng lợi to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủnghĩa, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Những thành tựu bước đầu của cáchmạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc ngày càng phát huy tác dụng đối với cuộc đấutranh của nhân dân miền Nam
Cách mạng miền Nam thời gian này đang thu hút sự chú ý của nhân dân thếgiới, của lương tri nhân loại Bởi cuộc đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai ở ViệtNam là một bộ phận của phong trào độc lập và bảo vệ hoà bình của nhân dân Á -Phi và thế giới Vì thế, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của chúng tasớm nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới Ngày 20 tháng 7 năm
1959 là "ngày Việt Nam" đầu tiên được nhân dân trên 20 nước tổ chức trọng thể,đòi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, đòi huỷ bỏ căn cứ quân sự của chúng ởmiền Nam, đòi chính quyền miền Nam phải chấm dứt ngay mọi hành vi hãm hạinhân dân, phải huỷ bỏ ngay tất cả các luật phát - xít
Để đáp ứng yêu cầu cách mạng Việt Nam, đặc biệt trước khí thế vùng dậy củađồng bào miền Nam, tháng 01 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khoá II) đã họp tại Thủ đô Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minhchủ trì Hội nghị Trung ương 15 đã ra một nghị quyết quan trọng có ý nghĩa to lớnđối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
Trang 26Nghị quyết đã đề cập đến đặc điểm tình hình Việt Nam, chỉ ra mâu thuẫn cơbản mà cách mạng Việt Nam phải giải quyết; xác định nhiệm vụ cách mạng ở haimiền Nam, Bắc và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền
Về đường lối cách mạng ở miền Nam, Nghị quyết chỉ ra: miền Nam đã trởthành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ Chính quyền NgôĐình Diệm là đại biểu cho lợi ích của Mỹ, của bọn phong kiến, bọn tư sản mại bảnthân Mỹ phản động nhất ở miền Nam Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ởmiền Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam và bọn
đế quốc xâm lược; mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam, trước hết là nông dân vớigai cấp địa chủ phong kiến Nghị quyết cũng chỉ rõ lực lượng và động lực của cáchmạng Việt Nam là giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp tiến bộ
Trên cơ sở xác định tính chất xã hội miền Nam, mâu thuẫn xã hội, lực lượng
và động lực của cách mạng, Nghị quyết xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạngmiền Nam là: "Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phongkiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dântộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thốngnhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" [22, tr.81] Nhiệm vụ trước mắt của cáchmạng miền Nam là: "Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹxâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay saicủa đế quốc Mỹ, thành lập một chính phủ liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam,thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân,giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ,tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới" [22, tr.82]
Về phương pháp cách mạng, Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ươngchỉ rõ: "Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởinghĩa giành chính quyền về tay nhân dân Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiệnnay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lựclượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh
Trang 27đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạngcủa nhân dân" [22, tr.82].
Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương còn dự kiến: đế quốc Mỹ là tên
đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong bất kỳ tình huống nào, cuộc khởi nghĩa củanhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trangtrường kỳ và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta
Như vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng đã khẳng định:Phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từđấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang Sự rađời Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đánh dấu sự hình thànhcăn bản phương pháp cách mạng bạo lực của Đảng đối với cách mạng miền Nam
Nó đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng; nguyện vọng của quần chúng, làmdấy lên phong trào "đồng khởi" trên toàn miền Nam (1960), góp phần quyết địnhđưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công Nghị quyết
đã được nhân dân miền Nam tự giác đón nhận và thực hiện, thoả lòng mong đợi từbấy lâu nay, bởi lẽ ý Đảng và lòng dân gặp nhau một điểm Sự ra đời của nó đápứng nguyện vọng của đồng bào miền Nam được ví như "nắng hạn gặp mưa rào",hứa hẹn những thắng lợi liên tiếp thuộc về ta
Thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng và đáp ứng nhu cầu mới củacách mạng miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương lập đơn vị vậntải quân sự dọc Trường Sơn, gọi tắt là Đoàn 559, đơn vị vận tải vượt biển đông gọitắt là Đoàn 759 Trong hai năm 1959 - 1960, hai con đường này đã đưa vào Namhàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và hàng chục tấn hàng quân sự đầu tiên tiếp sức chophong trào cách mạng miền Nam [45, tr.105]
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, ngày 07tháng 5 năm 1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị cho Xứ uỷ Nam bộ: "Cần
sử dụng một cách linh hoạt hoạt động vũ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho đấutranh chính trị; trong những trường hợp cần thiết, để phục vụ cho phong trào đấu
Trang 28tranh chính trị, lực lượng vũ trang tuyên truyền có thể tiêu diệt bộ phận gian ácnhất" [43, tr.158].
Theo hướng dẫn chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Xứ uỷ Nam bộ đãkhẩn trương triển khai Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng tới các tổ chức cơ sởđảng trong Đảng bộ miền Nam và các tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang Vìvậy, Nghị quyết đã nhanh chóng thâm nhập vào phong trào cách mạng, thổi bùnglên ngọn lửa "đồng khởi", mở ra quá trình khởi nghĩa từng phần ở miền Nam.Thực tiễn chứng minh, ở Liên khu V từ tháng 02 đến tháng 4 năm 1959, nhândân Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ ở
60 làng, với 5.000 dân
Sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, nhân dân huyện Bắc ái đãtiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt bền bỉ bằng nhiều hình thức, kết hợp đấu tranhchính trị với vũ trang tự vệ, chống địch càn quét dồn dân Tháng 9 năm 1959, nhândân đã đánh bại cuộc càn quét lớn vào phía đông Bắc ái, giết chết 300 tên địch.Lực lượng vũ trang tập trung của ta tiến công tiêu diệt và bức rút một số đồn bốttrong huyện Căn cứ được củng cố, mở rộng trong toàn huyện Cuộc nổi dậy củanhân dân Bắc ái thực chất là một cuộc khởi nghĩa từng phần, phá kìm, giữ vữngquyền làm chủ bằng lực lượng chính trị của quần chúng, có lực lượng vũ trang hỗtrợ Điều này đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào cách mạng miềnnúi, tạo ra tiền đề và kinh nghiệm cho cao trào khởi nghĩa từng phần ở miền Nam.Cùng với các cuộc nổi dậy của nhân dân Vĩnh Thạnh, Bắc ái, nhân dân làng TàBoóc (Công Tum), cùng các cuộc nổi dậy ở các địa phương khác, đã góp phần thúcđẩy mạnh mẽ phong trào Đồng khởi ở miền núi Liên khu V Trong đó nổi bật làcuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi
Đến giữa năm 1959, Trà Bồng đã có tổ chức Đảng ở cơ sở và huyện, có lựclượng chính trị mạnh, có tự vệ du kích rộng khắp, có bộ đội địa phương và kếhoạch sẵn sàng khởi nghĩa Ngày 28 tháng 8 năm 1959, nhân dân tẩy chay cuộcbầu cử quốc hội bù nhìn của Mỹ – Diệm Với sự có mặt của 16.000 đồng bào TràBồng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và các Huyện uỷ, được trung đội vũ trang 339
Trang 29của tỉnh hỗ trợ đã nổi dậy đánh đổ chế độ Mỹ – Diệm ở địa phương Chỉ sau 4ngày nổi dậy, nhân dân Trà Bồng đã quét sạch nguỵ quyền ở 16 xã, bức rút 7 đồn,diệt 161 tên địch, bắt sống 63 tên Trong toàn huyện đã lập nên chính quyền cáchmạng ở thôn, xã, chỉ trừ 1 xã và 1 đồn sát huyện lỵ.
Sau cuộc nổi dậy, nhân dân Trà Bồng đẩy mạnh chiến tranh du kích, tăngcường xây dựng lực lượng mọi mặt, chống lại âm mưu càn quét và bao vây kinh
tế của địch, giữ vững và mở rộng căn cứ địa liên hoàn với các huyện lân cận.Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi là một cuộc khởi nghĩalớn nhất, tiêu biểu cho sức quật khởi ở miền núi Liên khu V vào cuối năm 1959.Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của cuộc khởi nghĩa, trong báo cáo chính trị tại Đại hộiĐảng bộ Quảng Ngãi, tháng 02 năm 1960 đã khẳng định: "Cuộc khởi nghĩa TràBồng mở đầu trang sử đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang song song, đó làđỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi trongthời kỳ bấy giờ, nó là thắng lợi đầu lòng Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng có giá trị lớn
vì đã cung cấp được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc vận dụng Nghị quyết
15 không những ở Quảng Ngãi mà ở trong toàn khu" [39, tr.136]
Phong trào "đồng khởi" ở Liên khu V sang năm 1960 càng phát triển mạnh mẽ.Các đội vũ trang tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận đẩy mạnhhoạt động hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá vỡ từng mảng lớn chính quyền địch.Tháng 4 năm 1960, Liên khu uỷ họp bàn biện pháp đẩy mạnh phong trào đấutranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, tạo bước phát triển mới cho phongtrào cách mạng toàn khu Liên khu đã chỉ thị mở rộng căn cứ địa, xây dựng lựclượng vũ trang tập trung khu, tỉnh Đến giữa năm 1960, Khu V đã xây dựng được
12 đội đặc công, đại đội bộ binh Mỗi tỉnh trong Khu đều tổ chức được từ 1 đến 2đại đội đặc công hoặc bộ binh, cùng hàng ngàn chiến sĩ du kích
Tháng 7 năm 1960, Khu uỷ Khu V chủ trương mở đợt hoạt động vũ trangtrong toàn Khu trên cơ sở lực lượng đã có Mở đầu đợt hoạt động này, đêm 31tháng 7 năm 1960, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận tiến công đồn Bắc Ruồng,quận Hoài Đức; lực lượng vũ trang Ninh Thuận diệt đồn Tà Lú
Trang 30Ở Đồng bằng Khu V, lực lượng vũ trang của ta đã đánh một số trận ở DuyXuyên (Quảng Nam), Tuy Hoà (Phú Yên)
Quan phong trào "đồng khởi", lực lượng vũ trang được xây dựng, phát triểnkhông ngừng Tháng 6 năm 1960, Ban cán sự Khu V được thành lập nhằm giúp Khu
uỷ đưa phong trào cách mạng ở Khu V phát triển không ngừng
Cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân Khu V (Trung Bộ), phong trào
"đồng khởi" và khởi nghĩa từng phần ở các tỉnh Nam bộ diễn ra rất sôi nổi và quyếtliệt Ở đây các tổ chức Đảng và nhân dân các địa phương đã tiếp thu và triển khaithực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng một cách toàn diện, triệt để TạiĐồng Tháp Mười, Đảng uỷ các cấp ráo riết chuẩn bị xây dựng lực lượng vũ trang,tiểu đoàn 502 được chấn chỉnh; bố phòng căn cứ được tăng cường vũ khí Tháng 9năm 1959, địch mở cuộc càn quét vào căn cứ huyện Hồng Ngự theo đường kênhvới lực lượng cấp trung đoàn Tiểu đoàn 502 vừa đánh thuỷ vừa phục kích trên
bộ ở Giồng Thị Đam - Gò Quảng Cung, diệt gần 1 tiểu đoàn địch, hỗ trợ tíchcực cho quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp
Ngày 24 tháng 9 năm 1959, một đơn vị vũ trang Rạch Giá diệt gọn địch ở chikhu Xẻo Rô, giải phóng nhiều tù chính trị
Tháng 10 năm 1959, nhân dân các huyện Thới Bình, Cái Nước, Năm Căn nổidậy giành chính quyền làm chủ Phối hợp với nổi dậy của quần chúng, tháng 11 năm
1959, đại đội 1, đại đội 2 Đinh Tiên Hoàng diệt đồn quân Sông Ông Đốc Các đơn
vị Ngô Văn Sở diệt địch ở chi khu Đầm Dơi và Bình Hương
Tháng 12 năm 1959, Khu uỷ Khu VIII (Trung Nam bộ) họp mở rộng có đạibiểu các tỉnh dự để phổ biến Nghị quyết 15 của Trung ương và Nghị quyết IV của
Xứ uỷ Nam bộ Hội nghị đã quyết định: "Phát động quần chúng nổi dậy, phá thếkìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ nông thôn Các tỉnh tiếp giáp Đồng ThápMười phải đẩy mạnh đấu tranh chính trị kết hợp với hoạt động vũ trang hỗ trợ quầnchúng mở rộng căn cứ du kích, đánh địch càn quét, bảo vệ căn cứ, ra sức pháttriển lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị chuẩn bị khởi nghĩa đồng loạt" [39,tr.140]
Trang 31Tiêu biểu là phong trào Đồng khởi ở Bến Tre (Nam bộ), ngay sau khi Nghịquyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến với Bến Tre, Tỉnh uỷ đã tổchức quán triệt tới các tổ chức đảng cơ sở và đề ra nhiều chủ trương, biện phápmang tính vận dụng sáng tạo, hiệu quả Sau đó Hội nghị cán bộ tỉnh được triệu tậpbàn phương hướng hành động thiết thực Hội nghị quyết định phát động tuần lễtoàn dân nổi dậy từ 17 tháng 01 đến 25 tháng 01 năm 1960 Mục tiêu của Đồngkhởi được xác định là: Nổi dậy phá kìm, giành quyền làm chủ cho nhân dân; pháttriển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; củng cố phát triển cơ sở Đảng.Phương châm là: Tấn công liên tục không cho địch kịp thời đối phó, khi đã nổi dậyphải kiên quyết tiến công Ba xã: Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộchuyện Mỏ Cày là nơi yếu nhất trong hệ thống cai trị của Mỹ - Diệm ở nông thôn,
vì vậy được chọn làm điểm đột phá Đồng khởi của tỉnh Từ đây Đồng khởi nhanhchóng như một phản ứng dây chuyền lan rộng ra các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm,Thạch Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại
Sau tuần Đồng khởi, nhân dân đã diệt 300 tề điệp ác ôn, diệt và bức rút 47 đồn,thu 150 súng, đạn; phá nhiều "khu trù mật"; giải phóng hoàn toàn hàng chục xã
Bị bất ngờ trước làn sóng nổi dậy của quần chúng, kẻ thù phản kích điêncuồng Ngày 26 tháng 01 năm 1960, địch đưa 1 tiểu đoàn lính bảo an về xã PhướcHiệp để đàn áp Ngày 26 tháng 3 năm 1960, chúng huy động 13.000 quân gồmthuỷ quân lục chiến, dù, biệt động, có 70 xe quân sự, 17 tàu, 15 pháo 105 ly, cómáy bay yểm trợ càn quét vào 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh, hòngtiêu diệt chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng vừa được thành lập Tuynhiên, với tinh thần Đồng khởi, anh dũng, sáng tạo, khéo sử dụng sức mạnh tổnghợp của bạo lực cách mạng, kết hợp ba mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận;kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng, của đội quân tóc dài với những hoạtđộng của các đơn vị vũ trang xung kích, nhân dân Bên Tre đã đánh bại các cuộccàn quét của kẻ thù
Thắng lợi của đợt Đồng khởi đã mang lại cho quần chúng niềm tin vào phươngpháp cách mạng bạo lực của Đảng, diễn ra theo phương thức khởi nghĩa vũ trang,
Trang 32bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự Phát huythắng lợi, tháng 4 năm 1960, Tỉnh uỷ Bến Tre họp bàn kế hoạch chuẩn bị mở đợtĐồng khởi tiếp theo.
Đồng khởi ở Bến Tre thật sự là một cuộc khởi nghĩa điển hình theo phươngpháp cách mạng bạo lực Mác - Lênin: Dùng sức mạnh của quần chúng, có lựclượng vũ trang hỗ trợ, kết hợp ba mũi giáp công để chiếm đồn, đoạt bốt, phá vỡtừng mảng lớn bộ máy cai trị của kẻ thù giành lấy chính quyền về tay nhân dân TừĐồng khởi Bến Tre đã để lại cho Đảng những kinh nghiệm quí báu có giá trị lớn vềphương pháp bạo lực cách mạng, về phương thức giành chính quyền để chỉ đạocách mạng miền Nam trong những năm tiếp theo
Để đẩy mạnh phong trào Đồng khởi, phát triển khởi nghĩa từng phần, phá vỡquốc sách dồn dân lập ấp của Mỹ - Diệm, đầu tháng 01 năm 1960, Xứ uỷ Nam bộtriệu tập Hội nghị quân sự miền Đông - Nam bộ, bàn nhiệm vụ xây dựng và đẩymạnh hoạt động của lực lượng vũ trang hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy làm chủ ởnhững vùng nông thôn và thông qua phương án đánh Tua Hai (Tây Ninh) Dưới sựchỉ huy trực tiếp của Ban quân sự Miền, trận đánh được thực hiện vào ngày 26tháng 01 năm 1960 Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã làm chủ hoàn toàn căn cứ:diệt và bắt sống 500 tên, trên 1.000 sĩ quan binh lính địch đầu hàng, thu 1.500súng, phá huỷ nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh
Đây là thắng lợi lớn của lực lượng vũ trang cách mạng trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước Chiến thắng này mở ra thời kỳ kết hợp đấu tranh chính trị vớiđấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần trên qui mô rộng lớn toàn miềnNam
Sau Bến Tre là Tây Ninh, một tỉnh có phong trào Đồng khởi sớm của miềnĐông - Nam bộ Nếu như ở Bến Tre, Đồng khởi bắt đầu từ sự nổi dậy của quầnchúng, từ lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với tiến công quân
sự Thì ở Tây Ninh, Đồng khởi bắt đầu từ tiến công quân sự kết hợp với nổi dậycủa quần chúng Rõ ràng việc quán triệt phương pháp cách mạng bạo lực của Đảng
và vận dụng trong tổ chức thực tiễn cách mạng miền Nam đã diễn ra rất phong
Trang 33phú Điều đó chứng tỏ năng lực sáng tạo của quần chúng và các tổ chức cơ sởĐảng là vô tận.
Cùng với các địa phương được coi là quê hương của Đồng khởi như Bến Tre,Tây Ninh, Quảng Nam phong trào "đồng khởi" ở miền Nam phát triển mạnh mẽvào cuối năm 1959 và nổ ra đồng loạt năm 1960, ở hầu hết các tỉnh Đến cuối năm
1960, phong trào "Đồng khởi" của quân và dân miền Nam đã căn bản làm tan dãchính quyền địch ở nông thôn, miền núi và các vùng ven đô, thay vào đó là hìnhthức chính quyền cách mạng của dân Sức mạnh tiến công của phong trào đã làmcho địch lâm vào thế bị động đối phó và tập trung mọi nỗ lực lo chống đỡ với ngọnlửa Đồng khởi của nhân dân ta "Thực chất là cao trào khởi nghĩa của quần chúng
để giành thế mạnh về chính trị, xây dựng một hình thức chính quyền cách mạng ởthôn xã, hình thành bước đầu lực lượng vũ trang của nhân dân Những cuộc khởinghĩa từng phần đầu tiên như thế chỉ có thể là kết quả của phong trào đấu tranhchính trị lâu dài, quyết liệt của quần chúng, của một phong trào cách mạng sâurộng, không phải chỉ trong mấy xã, mà tạo thành thế liên hoàn bao gồm nhiềuhuyện, nhiều tỉnh; có như thế thành quả của khởi nghĩa mới giữ được" [11, tr.49]
Từ trong cao trào "Đồng khởi", ngày 20 tháng 12 năm 1960, "Mặt trận dân tộc giảiphóng miền Nam Việt Nam" đã ra đời
Trong những năm 1954 đến 1960, nhân dân miền Nam đã trải qua biết bao khókhăn, thử thách nghiêm trọng Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã không từ một thủđoạn, chính sách dã man, tàn bạo nào để thiết lập một chế độ thống trị thực dânmới điển hình ở miền Nam, nhằm đè bẹp phong trào cách mạng miền Nam, vàthực hiện cuồng vọng tiến công miền Bắc Cách mạng miền Nam đã gặp những hysinh tổn thất nặng nề, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối và phươngpháp cách mạng đúng đắn, cùng với tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất,lòng trung thành vô hạn của cán bộ, đảng viên và đồng bào miền Nam, đã đưa cáchmạng vượt qua một chặng đường đầy chông gai, khó khăn gian khổ, giữ gìn vàphát triển lực lượng cách mạng, chuyển cách mạng sang thế tiến công, đánh địchtoàn diện
Trang 34Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9 năm 1960) của Đảng, mộtlần nữa Đảng ta khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết 15 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khoá II) Đồng thời Đại hội III của Đảng hoàn chỉnh đường lốicách mạng Việt Nam nói chung và đường lối, phương pháp cách mạng miền Namnói riêng Trong đó Đại hội III tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng củaphương pháp cách mạng bạo lực ở miền Nam do Nghị quyết 15 đã đề ra Như vậy,
cả hai văn kiện quan trọng của Đảng là Nghị quyết 15 và Nghị quyết Đại hội lầnthứ III, đều thống nhất quan điểm sử dụng phương pháp cách mạng bạo lực và coi
đó là con đường duy nhất đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam
Đó là: Bạo lực cách mạng phải dựa trên lực lượng cách mạng của quần chúng làm
cơ sở, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang cùng với các hình thứcđấu tranh khác tạo thành sức mạnh tổng hợp; kết hợp khởi nghĩa với chiến tranhcách mạng, kết hợp xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang với duy trìcác hình thức đấu tranh từ thấp đến cao; giữ vững thế chủ động tiến công địch liêntục, lâu dài, tạo chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho ta, tiến lên đánh đổ hoàntoàn ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai
Rõ ràng, sự hình thành phương pháp cách mạng bạo lực của Đảng đã tạo điềukiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam tiến lên vững chắc, đẩy địch vào thếphòng ngự bị động Đồng thời, qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phươngpháp cách mạng bạo lực đã giúp cho Đảng ngày càng trưởng thành, tích luỹ đượcnhiều kinh nghiệm lãnh đạo, trước hết là khả năng hoạch định đường lối và rènluyện tư duy sáng tạo trong vận dụng phương pháp cách mạng bạo lực của chủnghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng miền Nam, chống lại hiệuquả bộ máy bạo lực phản cách mạng khổng lồ của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.Theo đó mở ra nhiều triển vọng phát triển cho cách mạng và sự hoàn chỉnh phươngpháp cách mạng bạo lực của Đảng trong giai đoạn tiếp theo của cách mạng miềnNam
Chương 2
Trang 35BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG BẠO
LỰC CỦA ĐẢNG Ở MIỀN NAM TỪ 1961 ĐẾN 1964 2.1 Chủ trương và chỉ đạo của Đảng đưa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị ở miền Nam
2.1.1 Đảng chủ trương chuyển cách mạng miền Nam phát triển lên chiến tranh cách mạng, đưa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị
Trước sự phát triển của tình hình thế giới, sau thắng lợi của cao trào Đồng khởi
ở miền Nam, cùng với thắng lợi của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc(1958 - 1960) đã đưa cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ
Hệ thống xã hội chủ nghĩa bước vào một giai đoạn phát triển mới, đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng Sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao Đếnđầu những năm 60 của thế kỷ XX, nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩachiếm 38% nền kinh tế thế giới [45, tr.152] Nền chính trị của các nước xã hội chủnghĩa tương đối ổn định, chính quyền nhân dân không ngừng được củng cố; nềnkhoa học, kỹ thuật giành được những thành tựu quan trọng, nhất là về mặt quân sự.Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa
đã có những biểu hiện duy ý chí, làm hạn chế tốc độ phát triển Trong quan hệ giữacác nước xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản quốc tế xuất hiện nhữngbất đồng về quan điểm trên một số vấn đề của thời đại Đặc biệt là mâu thuẫn Liên
Xô - Trung Quốc, thời kỳ này đã có lúc trở nên gay gắt Tuy vậy, sức mạnh của hệthống xã hội chủ nghĩa vẫn có sức ngăn chặn những âm mưu đen tối của chủ nghĩa
đế quốc, làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam.Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đã trở thành một dòng tháccách mạng mới, tiến công vào chủ nghĩa đế quốc ở cả châu Á, châu Phi, châu Mỹ
La tinh, điển hình như Việt Nam, Angiêri, Cu Ba… Tính đến cuối năm 1964, đã có1,5 tỷ người của ba châu lục này được giải phóng khỏi ách thống trị thực dân; cóhơn 60 nước độc lập trẻ tuổi đã bước lên vũ đài chính trị quốc tế với tư cách lànhững quốc gia có chủ quyền [45, tr.153] Phong trào giải phóng dân tộc đã làm
Trang 36sụp đổ tận gốc chủ nghĩa thực dân cũ, dẫn đến khủng hoảng chủ nghĩa thực dânmới trên thế giới.
Phong trào không liên kết dù còn nhiều mặt chưa hoàn toàn độc lập, còn có bấtđồng trong nội bộ nhưng đã tập hợp một khối lớn các nước độc lập trong phongtrào (tính đến tháng 10 năm 1964 là 47 nước) [45, tr.153], đánh dấu sự thay đổi sosánh lực lượng trong quan hệ quốc tế giữa lực lượng tiến bộ và chủ nghĩa đế quốc,
có lợi cho cách mạng thế giới
Trong nội bộ các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đấu tranh đòi cải thiện dânsinh, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội của giai cấp công nhân và các tầng lớpnhân dân nổ ra liên tiếp, dồn dập Những phong trào đã đánh vào chính sách phảnđộng, hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là đế quốc Mỹ
Đối với đế quốc Mỹ, khó khăn lớn nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế 1960
-1961 Cuộc khủng hoảng này dẫn đến 5,5 triệu người thất nghiệp, dự trữ vànggiảm xuống 15,8 tỷ USD năm 1963 [45, tr.153] Khuynh hướng muốn tách khỏi sựkhống chế của Mỹ ở Tây Âu và Nhật Bản xuất hiện
Trước tình hình trên, đế quốc Mỹ buộc phải điều chỉnh chiến lược của mình.Khi chính thức bước vào Nhà Trắng (tháng 01 năm 1961), Kennơdi là Tổng thốngthứ 35 của nước Mỹ đã xem xét, đánh giá tình hình thế giới và trong nước, đề racái gọi là "chiến lược vì hoà bình" nhằm chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, chia rẽmặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với các lực lượng xã hội chủ nghĩa, lực lượngđộc lập dân tộc Kennơdi cho công bố chính sách đối ngoại "những biên giới mới"nhằm dàn xếp mâu thuẫn nội bộ khối tư bản chủ nghĩa để tìm lối ra cho khủnghoảng kinh tế Mỹ, viện trợ để duy trì đồng minh tay sai, gạt bỏ những chính phủtiến bộ, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
Về mặt quân sự, Mỹ đề ra chiến lược "phản ứng linh hoạt" thay cho chiến lược
"trả đũa ào ạt" Mục tiêu chiến lược mới của Mỹ vẫn là khẳng định vai trò bá chủthế giới của Mỹ Nhưng trong tình hình mới, mục tiêu chiến lược trung tâm toàncầu của Kennơdi là đàn áp, chống phá phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới,trước hết là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc có chiều hướng đi lên chủ nghĩa
Trang 37xã hội Theo quan điểm của Mỹ: "Biết chắc rằng các nước đang trỗi dậy sẽ là
"chiến địa chính", trong đó các lực lượng tự do và chủ nghĩa cộng sản sẽ đọ sức,chính quyền Mỹ đã chú ý nhiều đến việc phát triển khả năng phản ứng có hiệu quảvới chiến tranh du kích - một căn bệnh quốc tế mà Mỹ phải tìm cách tiêu diệt" [36,tr.97] Mỹ chuẩn bị và chỉ đạo ba kiểu chiến tranh: chiến tranh hạt nhân thế giới,chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt Trong đó chiến tranh cục bộ, chiếntranh đặc biệt được xem là "chiến tranh hạn chế" Như vậy, "chiến tranh đặc biệt"
là một trong ba kiểu chiến tranh của chiến lược quân sự toàn cầu "phản ứng linhhoạt" của đế quốc Mỹ Mục đích của "chiến tranh đặc biệt" là chống lại chiến tranh
du kích, chống lại chiến tranh giải phóng của nhân dân các dân tộc bị áp bức Đặcđiểm chủ yếu của "chiến tranh đặc biệt" là không có chiến tuyến cố định, thôngqua chính quyền và quân đội tay sai làm công cụ tiến hành chiến tranh, với vũkhí, phương tiện chiến tranh tài chính Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy Về hìnhthức là phối hợp đầy đủ các hành động quân sự, chính trị, kinh tế và tâm lý
Ở Việt Nam thời kỳ này, cùng với thắng lợi của phong trào Đồng khởi củanhân dân miền Nam, miền Bắc cũng đã giành những thắng lợi lớn trong công cuộccải tạo xã hội chủ nghĩa Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thực sự trởthành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước, với một chế độ chính trị ưuviệt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng ngày càng được củng cố vững chắc Với
sự lớn lên của cách mạng Việt Nam và cay cú vì thất bại trong phong trào Đồngkhởi ở miền Nam, Mỹ cho rằng Việt Nam là một trong những đối tượng "cứngđầu", đe doạ trực tiếp âm mưu chiến lược toàn cầu của Mỹ Nếu Mỹ đánh bạiđược cách mạng Việt Nam, Mỹ "hạ được ngọn cờ" tiêu biểu của phong trào giảiphóng dân tộc, đồng thời ngăn chặn được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ởkhu vực Đông Nam Á, sẽ làm gương để răn đe các lực lượng cách mạng thế giới
Vì vậy, đế quốc Mỹ đã chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí nghiệm cho chiếnlược "chiến tranh đặc biệt" của chúng
Chiến lược "chiến tranh đặc biệt", mà đế quốc Mỹ thực hiện ở miền Nam ViệtNam là một hình thức đặc thù của chủ nghĩa thực dân mới Chúng "dùng người
Trang 38Việt đánh người Việt", kết hợp những thủ đoạn chiến tranh xâm lược tàn bạo có vũkhí, kỹ thuật hiện đại với những biện pháp khủng bố, đàn áp dã man của bè lũ taysai; phục thù phong kiến, tư sản mại bản thân Mỹ ở miền Nam Chúng sử dụng cácthế lực phản động đại biểu cho giai cấp địa chủ phong kiến, tư sản mại bản thân Mỹ
là kẻ trực tiếp làm chiến tranh Lực lượng chủ yếu tiến hành là quân đội nguỵ quyềnSài Gòn do đế quốc Mỹ tổ chức, trang bị, huấn luyện, nuôi dưỡng và chỉ huy Đâythực sự là một chiến lược nguy hiểm, thâm độc, gây nhiều khó khăn cho cuộc chiếnđấu của nhân dân ta
Ngày 06 tháng 4 năm 1961, Kennơdi và Thủ tướng Anh - Macmilơn gặp nhau
để quyết định chính sách chung của Mỹ - Anh ở miền Nam Việt Nam Ngày 04tháng 5 năm 1961, Kennơdi quyết định tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho tay sai ởmiền Nam
Thông cáo chung Giôn xơn - Diệm (ngày 13 tháng 5 năm 1961) đã xác nhậnnhững chủ trương biện pháp đã được Mỹ quyết định từ trước Đó là tăng cườngviện trợ kinh tế, phát triển các lực lượng chính qui nguỵ; tăng cố vấn quân sự; kêugọi các nước chư hầu theo Mỹ xâm lược miền Nam; đẩy mạnh công tác "bìnhđịnh" nông thôn, chống du kích, lập "ấp chiến lược" Đây thực chất là hiệp ướcquân sự đen tối, đầy tội ác giữa Mỹ và nguỵ quyền miền Nam Việt Nam
Mỹ - Diệm coi việc lập ấp chiến lược là "quốc sách", là "xương sống" củachiến lược "chiến tranh đặc biệt" Lập ấp chiến lược là một chính sách bình địnhnông dân, được xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm của quá trình thực hiệnchủ nghĩa thực dân mới của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới, cũng như của Mỹ vàtay sai đã làm ở miền Nam
Từ đó Mỹ - nguỵ tiến hành xây dựng các ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam,nhưng với qui mô lớn, kỹ thuật cấu trúc bố phòng kiên cố, phức tạp, đa dạng, bổsung bằng những thủ đoạn chính trị, tâm lý hết sức tinh vi, thâm độc với nhữngphương tiện chiến tranh hiện đại
Mục đích của việc lập ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhằm:
Trang 39"Tách dân ra khỏi cộng sản", giành lấy nông dân và địa bàn nông thôn, triệtphá cơ sở của chiến tranh du kích, để cô lập tiêu diệt lực lượng cách mạng Nghĩa
là tiêu diệt "tận gốc" hạ tầng cơ sở của chiến tranh du kích R.Hilsman, cố vấn củaTổng thống Kennơdi tuyên bố mục đích cuối cùng của ấp chiến lược là "biến Việtcộng thành những băng cướp đói rách ngoài vòng pháp luật, phải dồn sức để duytrì cuộc sống, và buộc họ phải rời khỏi nơi ẩn náu, phải chiến đấu theo cách thứccủa quân đội Việt Nam cộng hoà" [36, tr.111] Mc.Namara - Bộ trưởng Bộ Quốcphòng Mỹ tuyên bố: "Chương trình bình định được lập ra nhằm mở rộng an ninhtới vùng nông thôn và giành lấy trái tim và khối óc của người dân Nam Việt Nam điều cốt yếu để đánh bại được Việt cộng" [41,tr.243]
Lập ra ấp chiến lược, Mỹ và chính quyền Sài Gòn còn nhằm xây dựng hạ tầng
cơ sở cho chế độ thực dân mới ở miền Nam, làm cho lực lượng cách mạng mất lợithế chiến tranh không có giới tuyến; biến vùng nông thôn thành nơi cung cấpngười và của cho chiến tranh xâm lược của Mỹ Ngô Đình Nhu từng cho rằng:thôn ấp là một vấn đề sinh tử, quyết định thắng bại
Xây dựng ấp chiến lược, Mỹ - nguỵ còn nhằm thiết lập những điểm tựa choquân đội, bảo đảm an ninh cho quân đội thực hiện hành quân, tiến công các lựclượng cách mạng và phòng thủ
Kẻ thù thực hiện "bình định" miền Nam bằng việc lập ấp chiến lược, thời điểmnày được nâng lên tầm chiến lược Chúng coi ấp chiến lược là một cuộc cách mạngthu hẹp phạm vi quốc gia vào mỗi làng ấp Vì thế, Mỹ và chính quyền Sài Gòn quyếtbằng mọi giá để thực hiện "cuộc cách mạng" này với mục tiêu "lập 16.000 ấp trongtổng số 17.000 ấp ở toàn miền Nam" [3, tr.46]
Để thực hiện "quốc sách" ấp chiến lược, kẻ thù đã tiến hành nhiều thủ đoạn,biện pháp khốc liệt và đẫm máu Chúng đã mở hàng chục nghìn cuộc hành quân vàcàn quét dài ngày, dùng bom đạn đánh phá ác liệt, chà đi sát lại từng khu vực đểlùa dân vào ấp Trong năm 1962, Mỹ - nguỵ đã tiến hành 2.577 cuộc hành quâncàn quét, tăng gấp 2 lần so với năm 1961, đốt phá 24.188 nhà dân, tàn phá 30.000mẫu hoa màu liên tiếp mở hàng loạt cuộc hành quân càn quét và hành quân bình
Trang 40định lớn [38, tr.40] Tháng 3 năm 1962, mở cuộc hành quân "Mặt trời mọc" đánhvào Bến Cát (Bình Dương) và một phần tỉnh Tây Ninh Tháng 4 năm 1962, mởcuộc hành quân "Đồng tiến" với lực lượng 15 tiểu đoàn đánh vào vùng giải phóngBình Định
Cùng với những cuộc hành quần dài ngày, Mỹ - nguỵ tiến hành những cuộchành quân chớp nhoáng với chiến thuật mới của Mỹ như "Bủa lưới phóng lao",
"Trên đe dưới búa", "Phương hoàng vồ mồi" với sự hỗ trợ của vũ khí hiện đại đánhvào các vùng căn cứ cách mạng Những cuộc hành quân càn quét bất thần của địchđánh sâu vào các căn cứ kháng chiến, đã gây cho cách mạng không ít khó khăntrong việc bảo vệ hậu phương, căn cứ tại chỗ, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo, chỉhuy
Mặc dù triển khai quốc sách ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam, nơi nhândân có tinh thần cách mạng, có kinh nghiệm đấu tranh, có tổ chức lãnh đạo sángsuốt, sẽ không phải là nơi thuận lợi cho chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹphát huy tác dụng Tuy nhiên, "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ thực sự làmột chiến lược chiến tranh thâm độc và nguy hiểm; cùng với "quốc sách" ấp chiếnlược là "xương sống", một sản phẩm của những chuyên gia hàng đầu "chống cộng"của bộ máy chiến tranh đế quốc trên thế giới Vì thế, đây là một thử thách gay go,quyết liệt đặt ra trước cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới
Sớm nhận biết được những âm mưu, thủ đoạn trong mưu đồ chiến lược mớicủa kẻ thù, trên cơ sở phân tích thực lực của cách mạng miền Nam, tháng 01 năm
1961, Bộ Chính trị chủ trương chuyển cách mạng giải phóng miền Nam từ khởinghĩa từng phần thành cuộc chiến tranh cách mạng trên qui mô toàn miền Nam Đó
là sự phát triển hợp qui luật của phương pháp cách mạng bạo lực Bởi lẽ đế quốc
Mỹ và tay sai đã thay đổi hình thức, thủ đoạn thống trị nhân dân miền Nam, chúng
sử dụng lực lượng quân sự là chủ yếu, do Mỹ trang bị và chỉ huy, sử dụng chiếnthuật cơ động bằng trực thăng vận và thiết giáp để tiêu diệt lực lượng vũ trang cáchmạng, lập hệ thống ấp chiến lược để ngăn chặn phong trào nổi dậy của quần chúng
Rõ ràng, kẻ thù đã và đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược với qui mô lớn,