Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhà nước về đất đai; đánh giá thực tiễn công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thànhphần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xâydựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ,nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất nhưngày nay Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá, tuy vậy nó lại là tài nguyên có hạn
về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyểnđược theo ý muốn chủ quan của con người Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụngtài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sựphát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và pháttriển xã hội
Xuất phát từ vai trò của đất đai, trong điều kiện hiện nay khi chuyển sangnền kinh tế thị trường, những yếu tố thị trường trong đó có sự hình thành và pháttriển của thị trường bất động sản thì đất đai và nhà ở là nhu cầu vật chất thiết yếucủa con người, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất đaiđược bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng có hiệu quả tài nguyênđất, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội
Đối với xã Mỹ Sơn với diện tích đất tự nhiên là 12.856,40 ha trong đó diện
tích đất là núi đá nhiều, hiệu quả sử dụng thấp Trong những năm qua, đặc biệttrong giai đoạn từ năm 2010 tới nay, tình hình kinh tế - xã hội của xã Mỹ Sơn cũng
có bước phát triển mạnh, do đó quá trình biến động về đất đai lớn để phục vụ nhucầu phát triển, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất Tuy nhiên quá trìnhquản lý chưa theo kịp với tốc độ phát triển, công tác quản lý nhà nước về đất đaicòn nhiều hạn chế, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường,giải phóng mặt bằng, các thủ tục hành chính về đất đai; nguồn lực về đất đai chưađược phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội; việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình hình khiếu nại, tố cáo,tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp Vì vậy nâng cao hiệu quả Quản lýNhà nước về đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn là cần thiết nhằmgiảm bớt những khó khăn trong quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền xã
Mỹ Sơn
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với phương châm học đi đôi với hành, lýluận gắn với thực tiễn Được sự quan tâm của UBND Huyện Ninh Sơn, chínhquyền địa phương xã Mỹ Sơn và sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Chính trịtỉnh, của Khoa Nhà Nước và Pháp Luật và giáo viên hướng dẫn thầy TS Trương
Trang 2Tiến Hưng, đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn” được lựa chọn làm khóa luận tốt
nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị hành chính khóa 46 Đề tài nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ vấn đề: Thế nào là quản lý nhà nước về đất đai? Làm gì để hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhà nước về đất đai; đánh giáthực tiễn công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn, đề tài sẽ đề xuất các giảipháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã MỹSơn
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, nội dung, các công
cụ quản lý đất đai
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai và tình hình sửdụng đất tại xã Mỹ Sơn trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2017; từ đó đánh giánhững kết quả đạt được và những tồn tại trong quản lý nhà nước về đất đai củachính quyền xã Mỹ Sơn
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi cao hoàn thiện công tácquản lý nhà nước về đất đai tại xã Mỹ Sơn và kiến nghị một số vấn đề đối vớichính sách đất đai của Nhà nước
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập thông tin tại đơn vị Kết hợp vớicác phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để đưa ra nhận xét, đánhgiá về các dữ liệu thu thập được cũng như đề xuất hệ thống các giải pháp thựchiện
5 Ý nghĩa đề tài
Khóa luận góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương về tăngcường công tác quản lý nhà nước về đất đai Từ đó, nâng cao hiệu quả công tácquản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn
6 Phạm vi nghiên cứu
Với khuôn khổ của đề tài khóa luận tốt nghiệp về thời gian và trình độ hạnchế, do đó khóa luận chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quanđến quản lý nhà nước địa phương về đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn giai đoạn 2014– 2017 (sau khi luật đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014), do chính quyền
Trang 3cấp xã quản lý và đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lýnhà nước về đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn đến 2020.
7 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về quản
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề quản lý đất đai trên thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu, thể hiện ởnhiều công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các bài viết trên các tạp chí và hộithảo quốc gia, quốc tế, sách chuyên khảo, tham khảo Một số các công trình tiêubiểu sau:
- Cuốn sách của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007): “Quản lý nhà nước vềđất đai ”, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội đã cung cấp những kiến thức cơ bản
về quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam; chỉ rõphương pháp, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về đất đai; Cuốn sách của tácgiả Nguyễn Đình Bồng (2012), “quản lý đất đai ở Việt Nam 1945 - 2010), Nhàxuất bản chính trị Quốc gia đã đề cập đến vấn đề quản lý đất đai ở Việt Nam quacác thời kỳ từ Phong kiến và Pháp thuộc cho đến năm 2010, đặc biệt là giai đoạn
1986 - 2010 Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay khi mà luật đất đai 2013 có hiệulực cần tìm hiểu và áp dụng vào quản lý đất đai thuộc một địa bàn cụ thể nhằm đạthiệu quả cao nhất
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn(2006), “Đánh giá thực trạng và những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhànước về đất đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Trường Đại học Nônglâm Đề tài đã hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản của quản lý nhà nước về đấtđai, làm rõ những quan hệ trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; xây dựng và đánh giá quản lý nhà nước về đất đai của chínhquyền huyện Đồng Hỷ bằng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, từ đó đề xuất biện phápquản lý thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai của chínhquyền cấp huyện
- Nguyễn Hữu Hoan (2014), “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụngđất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” Luận văn thạc sỹ Trường Đại họcThương mại của tác giả Nguyễn Đức Quý (2014), “Quản lý nhà nước về đất đaitrên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” Hai công trình đều tập trungnghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn khác nhau thuộc haihuyện của thành phố Hà Nội Các tác giả đã chỉ rõ được thực trạng quản lý nhànước về đất đai, đánh giá được những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân củanhững hạn chế từ đó làm cơ sở cho định hướng và những giải pháp nhằm hoànthiện quản lý đất đai tại địa phương
Trang 5- Hoàng Nguyệt Ánh (2011), “Nghiên cứu giá đất ở phục vụ công tác quản lýtài chính về đất đai và phát triển thị trường bất động sản tại thành phố Lạng Sơn,tỉnh Lạng Sơn”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Tác giả đãtổng hợp cơ sở lý luận và phương pháp xác định giá đất, phân tích tác động của giáđất đối với công tác quản lý tài chính đất đai và phát triển thị trường bất động sảntại thành phố Lạng Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp về giá đất ở đô thị phục vụcông tác quản lý tài chính đất đai và phát triển thị trường bất động sản trên địa bànnghiên cứu.
- Nguyễn Văn Xuyền (2012), “Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhànước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”, luận văn thạc sỹ, TrườngĐại học Quốc gia Hà Nội Tác giả đã đưa ra những lý luận cơ bản, các quy địnhcủa pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai, phân tích các vấn đề pháp lý vàthực tiễn để tìm ra nguyên nhân thành công và những bất cập trong thực tiễn thihành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh BắcGiang, từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý nhà nước đối với đất đai trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Tóm lại, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về đấtđai ở nhiều địa phương khác nhau Mỗi đề tài đều đề cập đến một địa phương cụthể, nhìn chung đều đã chỉ ra những bất cập nhất định trong công tác quản lý đấtđai và trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và những giải pháp nhằm tăng cường quản
lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu Nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vềđất đai đối với địa bàn xã Mỹ Sơn, cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Cần làm rõ điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của huyện NinhSơn nói chung và xã Mỹ Sơn nói riêng đến công tác quản lý đất đai tại đây
- Cần làm rõ thực trạng quản lý đất đai tại xã Mỹ Sơn, những kết quả đạt được
và những hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân của nó và những giải pháp khả thiđưa ra
- Như vậy, đề tài nghiên cứu về quản lý đất đai ở các địa phương có nhiều tácgiả đã đề cập, tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu phân tích quản lý về đất đai trênđịa bàn xã Mỹ Sơn Vì vậy, trong khóa luận này, tác giả đã tiếp tục kế thừa có chọnlọc những nghiên cứu trước đó và tập trung vào vấn đề cơ bản trong quản lý nhànước về đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn nhằm góp phần vào sự phát triển chungcủa huyện
1.2 Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai
1.2.1 Khái niệm và vai trò quản lý nhà nước về đất đai
1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Trang 6* Khái niệm đất đai:
Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới Trongquá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nềnvăn minh đều xây dựng trên nền tảng cơ bản là đất đai
Hội nghị quốc tế về môi trường tại Rio de Janerio, Brazil, 1993: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại’’.
Theo khái niệm trên, đất đai có một số đặc điểm sau:
- Đất đai có vị trí cố định: Con người không thể di chuyển đất đai theo ýmuốn, vị trí cố định đã quy định tính chất vật lý, hóa học, sinh thái của đất đai.Tính cố định của vị trí đất đai đã buộc con người phải sử dụng đất tại chỗ Mỗimảnh đất có đặc điểm khác nhau về tính chất, khả năng sử dụng nên chúng có giátrị riêng
- Đất đai có hạn về diện tích: Đất đai do lịch sử tự nhiên hình thành, diện tích
có tính bất biến Hoạt động của con người có thể cải tạo được tính chất của đất, cảibiến tình trạng đất đai nhưng không thể làm thay đổi diện tích đất đai theo ý muốn
Do tính hữu hạn về diện tích nên yêu cầu đặt ra là phải sử dụng đất có hiệu quả
- Tính lâu bền: Đất đai không bị hao mòn theo thời gian Trong điều kiện sửdụng và bảo vệ hợp lý, chất lượng đất có thể nâng cao không ngừng và giá trị đấtđai luôn có xu hướng tăng theo thời gian
- Đất đai có tính đa dạng, phong phú tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất đai
và phù hợp với từng vùng địa lý
* Khái niệm quản lý nhà nước
- Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Mỗi ngành khoahọc đều đưa ra một khái niệm về quản lý dưới góc độ riêng của ngành mình Tuy
nhiên, về cơ bản Quản lý là một quá trình, trong đó chủ thể quản lý tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa học và nghệ thuật vào khách thể quản lý nhằm đạt kết quả tối ưu theo mục tiêu đã đề ra thông qua việc
sử dụng các phương pháp và công cụ thích hợp.
Quản lý nhà nước trung ương là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyềncủa cơ quan quản lý cấp trung ương lên các mặt đời sống xã hội của đất nướcnhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra Đây làquản lý mang tính quyền lực cao nhất, làm cơ sở cho quản lý nhà nước địa phương
Trang 7thực hiện theo.
Quản lý nhà nước địa phương là quá trình chính quyền địa phương triển khaithực hiện các quy định do cơ quan quản lý cấp trung ương ban hành, đồng thời banhành các văn bản quy định về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động cần quản
lý theo thẩm quyền sao cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của địaphương
* Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Xuất phát từ việc tìm hiểu khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước, ta có kháiniệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hành vi của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai nhằm duy trì và phát triển các quan hệ đất đai theo trật tự pháp luật quy định.
Như vậy quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quanNhà nước về đất đai: Đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sửdụng đất đai; trong việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng theo chủ trươngcủa Nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất
Quản lý nhà nước về đất đai là một công việc phức tạp, với sự tham gia quản
lý trực tiếp và gián tiếp bởi nhiều cơ quan quản lý khác nhau từ trung ương đến địaphương:
Quản lý nhà nước cấp trung ương đối với đất đai là quản lý quyền lực caonhất, điều chỉnh mọi quan hệ trong quản lý đất đai
Quản lý nhà nước địa phương đối với đất đai là hoạt động quản lý dựa theonguyên tắc phục tùng từ quản lý trung ương Quản lý nhà nước địa phương đối vớiđất đai là sự triển khai thực hiện các quy định quản lý từ trung ương sao cho phùhợp với tình hình cụ thể của địa phương Vì vậy, khái niệm quản lý nhà nước địaphương về đất đai được hiểu như sau:
Quản lý nhà nước địa phương về đất đai là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền, trên cơ sở quyền lực lên các mối quan hệ về đất đai của chính quyền địa phương dựa theo thẩm quyền được pháp luật quy định nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
1.2.1.2 Vai trò quản lý nhà nước về đất đai
Có thể khẳng định rằng, đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thay thếđược nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trò của nó dưới những tác động tích cựccủa con người một cách thường xuyên Ngược lại, đất đai không phát huy tác dụng
Trang 8nếu con người sử dụng đất một cách tùy tiện Dù trong thực tế, mỗi quốc gia đều
có cách tiếp cận riêng, thống nhất với đặc điểm chung của đất đai và hoàn cảnhlịch sử của mình song mọi cách tiếp cận đều nhằm mục tiêu bảo đảm nguồn lực đấtđai để phát triển kinh tế đất hiệu quả và xác lập quyền bình đẳng về sử dụng đất đai
để tạo ổn định kinh tế - xã hội Do đó, đất đai trở thành mối quan tâm hàng đầu củamỗi quốc gia Chính vì vậy, vai trò của nhà nước trong việc quản lý đất đai thểhiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Đất đaiđược sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn chế về mặt diệntích nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý Nhờ cóquy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, từng diện tích đất sẽ được giao cho các đốitượng cụ thể để thực hiện các mục tiêu quan trọng của nhà nước địa phương
Thứ hai, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các đối tượng sử dụng đấtđai trong quan hệ về đất đai thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật
về đất đai Bằng công cụ pháp luật, cơ quan quản lý điều chỉnh hành vi của các đốitượng sử dụng đất, khuyến khích việc sử dụng đất đúng mục đích, phát huy nguồnlực đất Bên cạnh đó, pháp luật sẽ là cơ sở để phát hiện những hành vi gây tổn hạiđến tài nguyên đất, đưa ra các chế tài xử lý đối với những hành vi này
Thứ ba, nâng cao khả năng sinh lời của đất để góp phần thực hiện mục tiêukinh tế xã hội của địa phương và bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện cácchính sách về đất đai như chính sách giá đất, chính sách thuế, chính sách đầutư, Chính sách về đất đai là công cụ để cơ quan nhà nước thực hiện vai trò quản lýcủa mình trong từng giai đoạn nhất định
Thứ tư, thông qua việc giám sát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai, cơ quanquản lý sẽ nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụngđất Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyếtnhững sai phạm, kịp thời sửa chữa những sai sót gây ách tắc trong quá trình thựchiện
1.2.2 Nội dung, công cụ và phương pháp quản lý nhà nước địa phương về đất đai
1.2.2.1 Nội dung quản lý nhà nước địa phương về đất đai
Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước địa phương về đất đai Đó
là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việcphân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước củađịa phương, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ
Trang 9quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả tráchnhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thểchế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dungquản lý nhà nước về đất đai Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủnghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai Mụcđích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhấttiềm năng của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước,của địa phương Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch
và pháp luật, cụ thể:
+ Ban hành văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng đất đai
+ Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
+ Quản lý giao đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Quản lý tài chính về đất đai
+ Quản lý thị trường quyền sử dụng đất
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo về đất đai
1.2.2.2 Công cụ quản lý nhà nước địa phương về đất đai
* Công cụ pháp luật
Pháp luật là công cụ không thể thiếu của các cơ quan quản lý nhà nước từ cấptrung ương xuống cấp chính quyền địa phương Cơ quan quản lý nhà nước luônthực hiện quyền lực của mình bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tác độngvào ý chí, điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý Trong công tác quản lý đấtđai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Cấp trung ương: Các văn bản luật do Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhấtnhà nước ban hành theo hình thức và thủ tục được quy định trong Hiến pháp, đó lànhững văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất Hoặc các văn bản dưới luật như Pháplệnh và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh và Quyết định của Chủtịch nước; Nghị Quyết và Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủtướng Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng;
- Cấp địa phương: Các văn bản dưới luật là công cụ có vai trò quan trọng nhất
và được sử dụng phổ biến để duy trì trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực đất đai.Các văn bản dưới luật về đất đai của chính quyền địa phương gồm có Nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân; Quyết định, chỉ thị của Ủy Ban nhân dân các cấp Các vănbản được ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lýnhà nước cấp trung ương hoặc văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành để thi hành
Trang 10Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
* Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho việc lãnh đạo, chỉ đạo củachính quyền địa phương có sự thống nhất trong quản lý về đất đai Quy hoạch, kếhoạch khi được phê duyệt là cơ sở pháp lý để quyết định mục đích sử dụng đất.Đây là công việc khó khăn và tốn kém cần có sự phối hợp thực hiện của nhiều cơquan quản lý Từ đó, chính quyền địa phương sẽ kiểm soát được mọi diễn biến vềtình hình đất đai, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí Đồngthời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép
sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình Quy hoạch đất đai được lập theo vùnglãnh thổ và theo các ngành
* Công cụ chính sách
Chính sách là một công cụ quan trọng để chính quyền địa phương thực hiệnquản lý về đất đai sao cho hiệu quả Các chính sách chủ yếu liên quan đến đất đaiđược áp dụng là chính sách thuế, chính sách giá đất, chính sách đầu tư, Các chínhsách liên quan đến đất đai tác động đến các đối tượng sử dụng đất làm cho họ thấyđược nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc sử dụng đất đai Đây còn là công cụ quản
lý đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng
sử dụng đất và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích Vì vậy, hệ thống chính sách đất đaicần được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm vàđảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
1.2.2.3 Phương pháp quản lý nhà nước địa phương về đất đai
* Phương pháp hành chính
Phương pháp quản lý hành chính về đất đai là cách thức tác động trực tiếp của
cơ quản quản lý thông qua các quyết định dứt khoát có tính chất bắt buộc bằng cácmệnh lệnh hành chính lên các chủ thể quản lý và đối tượng sử dụng đất trong quan
hệ đất đai Nó đòi hỏi người sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu viphạm sẽ bị xử lý theo pháp luật
Trong quản lý nhà nước địa phương về đất đai, phương pháp hành chính cóvai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội Là khâu nối liền hoạtđộng giữa các bộ phận có liên quan và giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tácquản lý một cách nhanh chóng, kịp thời
Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt chẽ quyền hạn và tráchnhiệm của các cấp quản lý nhà nước về đất đai khi ra quyết định, đồng thời phảilàm rõ, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nướctại địa phương và từng cá nhân Mọi cấp quản lý, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi ra
Trang 11quyết định phải hiểu rõ quyền hạn của mình đến đâu và trách nhiệm của mình nhưthế nào khi sử dụng quyền hạn đó Các quyết định hành chính do con người đặt ra,muốn có kết quả và hiệu quả cao cần phải có tính khoa học, có đầy đủ thông tinliên quan cần thiết, tuyệt đối không thể là ý kiến chủ quan của con người.
* Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế về quản lý đất đai là cách thức tác động gián tiếp của cơquan nhà nước vào đối tượng sử dụng đất thông qua các lợi ích kinh tế Mặt mạnhcủa phương pháp kinh tế ở chỗ nó tác động vào lợi ích của đối tượng bị quản lýlàm cho họ phải suy nghĩ, tính toán và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quảnhất vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội Từ đó,đối tượng chịu sự tác động sẽ tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao, không cần có sự tác động thường xuyên như phương pháp hành chính
Chính quyền địa phương tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở các phạmtrù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật như miễn giảm tiền
sử dụng đất, ghi nợ tiền sử dụng đất, hạn mức giao đất Phương pháp kinh tế giúpnâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nhànước giảm bớt được nhiều công việc hành chính như kiểm tra, đôn đốc có tính chất
sự vụ hành chính Vì vậy, sử dụng phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phíquản lý, vừa giảm được tính cứng nhắc hành chính, vừa tăng cường tính sáng tạocủa các cơ quan, tổ chức, cá nhân
* Phương pháp tuyên truyền, giáo dục
Là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của conngười nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong quản lý đất đainói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói chung Tuyên truyền, giáo dục làmột trong các phương pháp không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước bởi vìđối tượng quản lý là con người mà con người là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xãhội và ở họ có nhiều đặc điểm tâm lý đa dạng Do đó, cần phải có nhiều phươngpháp tác động khác nhau trong đó có phương pháp tuyên truyền giáo dục
Trong thực tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục được sử dụng kết hợp vớicác phương pháp khác, hỗ trợ cùng phương pháp khác để nâng cao hiệu quả côngtác Nếu tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp khác, tách rời giáodục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với cưỡng chế bắt buộc thìhiệu quả của công tác quản lý sẽ không cao, thậm chí không thể thực hiện được.Nhưng nếu kết hợp tốt, kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục vớicác phương pháp khác thì hiệu quả công tác quản lý sẽ rất cao
1.3 Các quan điểm, chính sách đất đai của Đảng và Nhà Nước
Trang 12• Giai đoạn (1981 – 1992): triển khai về chính sách đất đai
Đây là thời kỳ mô hình kinh tế tập trung bao cấp bộc lộ một cách toàn diệnmặt tiêu cực của nó, mà hậu quả là cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc vàocuối những năm 70 đầu những năm 80 Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và rút kinhnghiệm qua các thí điểm, ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương đảng
khóa V đã ra Chỉ thị số 100/CT-TƯ về công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100) Chỉ
thị 100 đã hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ giađình và người lao động; xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và
hưởng trọn phần vượt khoán Ngày 05-04-1988, Nghị quyết 10/NQ- TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp được ban hành (hay còn gọi “Khoán 10”): Nghị
quyết 10 đề ra cơ chế khoán mới, xác định hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị chủquản, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ nhận khoán với hợp tác xã Tuynhiên, “Khoán 10" chưa đề cập quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân và việcxây dựng hợp tác xã mới
Văn bản đầu tiên do Nhà nước ban hành về đất đai và ruộng đất thể hiện tinhthần đổi mới của Đại hội VI là Luật Đất đai năm 1987 Sau Luật Đất đai năm
1987, Thông tư liên bộ số 05-TT/LB ngày 18-12-1991 của Bộ Thủy sản và Tổngcục Quản lý ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch trong vườn nằmgọn trong đất thổ cư cho hộ gia đình
Chính sách đất đai giai đoạn 1981-1992 chủ yếu: (1) Thể hiện tinh thần đổi mới nhưng rất thận trọng, thực hiện từng bước chậm, chủ yếu là mang tính thăm
dò, thí điểm; (2) Chủ yếu là điều chỉnh trong nông nghiệp và các đơn vị tập thể như nông, lâm trường, hợp tác xã và (3) Quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của cá nhân vẫn chưa được thừa nhận.
• Giai đoạn đẩy mạnh thực hiện chính sách đất đai (1993 đến nay)
Trước những kết quả khả quan của “Khoán 100” và “Khoán 10”, Hội nghị lần
thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VII ra Nghị quyết về Tiếp tục đổi mới
và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Nghị quyết là cơ sở cho việc thông qua Luật
Đất đai, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa IXngày 14-07- năm 1993 Luật Đất đai 1993 thực chất là thể chế hóa chính sách đấtđai cho phù hợp với yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra
Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ và các bộ, ngành đã có vănbản triển khai Luật này Nghị định 64/CP ngày 27-9-1993 về đất nông nghiệp.Nghị định 88/CP ngày 17-8-1994 về đất đô thị Nghị định 02/CP ngày 15-1-1994
về đất lâm nghiệp
Trang 13Như vậy, Luật Đất đai năm 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân vànguyên tắc giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân.Đồng thời giao quyền sử dụng đất và kèm theo các quyền khác như: quyền chuyểnđổi, quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng nhằmtăng cường tính tự chủ và lợi ích kinh tế được đảm bảo về mặt pháp lý cho nhữngngười sử dụng đất Tuy nhiên, kinh tế thị trường phát triển kéo theo các quan hệ xãhội trở nên phức tạp hơn, nhu cầu sử dụng và mua bán quyền sử dụng đất (thựcchất là mua bán đất đai) trở nên thường xuyên đã làm phát sinh rất nhiều vấn đề
mà Luật Đất đai năm 1993 khó giải quyết Vì thế, ngày 02-12-1998 Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Đất đai được ban hành và Ngày 01-10-2001 tiếp tụcsửa đổi một số điều của Luật Đất đai Luật sửa đổi lần này là chú trọng đến khía
cạnh kinh tế của đất đai và vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai Điều đó được
thể hiện bởi những qui định về khung giá các loại đất, thuế chuyển quyền sử dụngđất, tính giá trị tài sản khi giao đất hoặc khi nhà nước bồi thường, qui hoạch và kếhoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Ngày 10-12-2003 Luật Đất đai năm 2003 lại tiếp tục sửa đổi cho phù hợp vớinền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được ban hành và có hiệu lực
ngày 01-07- 2004, thể hiện trong Điều 61, 62, 63 của Luật Đất đai đã thừa nhận quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Ngày 29 tháng 11 năm 2013 Luật Đất đai năm 2013 ra đời: Chuyển từ khái
niệm “quản lý đất đai” sang thể chế “quản trị đất đai”; thay đổi căn bản trong cơchế Nhà nước thu hồi đất nhằm triệt để loại bỏ nguy cơ tham nhũng trong thu hồi,giao, cho thuê đất; phải lấy ý kiến của dân đối với từng cấp quy hoạch sử dụngđất… Đây là những điểm tiến bộ lớn được ghi nhận trong Luật Đất đai sửa đổi vàđược thông qua năm 2013
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đưa ra Nghịquyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai đã thể hiện
rõ quan điểm chỉ đạo của đảng về đất đai gồm:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thốngnhất quản lý;
- Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các quyền chuyểnđổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốnbằng quyền sử dụng đất và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tuỳ theotừng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu
Trang 14quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứngyêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tácnông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia;
- Chính sách, pháp luật về đất đai phải góp phần ổn định chính trị - xã hội,đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế;huy động tốt nhất nguồn lực từ đất để phát triển đất nước; bảo đảm hài hoà lợi íchcủa Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư; bảo đảm cho thị trườngbất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, phát triển lành mạnh, ngăn chặn tìnhtrạng đầu cơ Sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản lý đất đainhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; đẩy mạnh cải cáchhành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý đất đai Phát triển đadạng các loại hình dịch vụ về đất đai Xây dựng hệ thống quản lý đất đai tiên tiến,
ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai tròcủa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn dân trong thực hiện chínhsách, pháp luật về đất đai Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cấp Trungương về đất đai, đồng thời phân cấp phù hợp cho địa phương, có chế tài xử lýnghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai Kiên quyết lập lại trật
tự trong quản lý, sử dụng đất đai
Như vậy, chính sách đất đai giai đoạn 1993 đến nay: (1) Về ưu điểm: quyền
sử dụng đất lâu dài của cá nhân đã được thừa nhận và đảm bảo thực hiện; đồng
thời, có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn; (2) Về khuyết điểm:
chính sách thiếu tầm chiến lược, không có khả năng dự báo dài hạn, thay đổithường xuyên thể hiện tính đối phó và xử lý tình huống
Trang 15CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
MỸ SƠN GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 2.1 Khái quát tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Mỹ Sơn
Công tác quản lý đất đai ở nước ta có từ rất sớm, song nó thật sự đi vàotrọng tâm từ đầu thập kỷ 80 trở lại đây Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xãhội, công tác quản lý đất đai cũng có sự thay đổi, nhất là từ khi có Luật Đất đai rađời năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003 và LuậtĐất đai 2013 ra đời đã làm cho công tác quản lý đất đai ngày càng hoàn thiện và ổnđịnh
2.1.1 Hiện trạng quỹ đất
- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mỹ Sơn là: 12.856,40 ha , trong đó:
- Nhóm đất nông nghiệp: 10.986,89 ha;
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 6.285,97 ha
+ Đất lâm nghiệp: 4.700,92 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 0 ha
+ Đất nông nghiệp khác: 0 ha
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 1.369,57 ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 36,73 ha
+ Đất phi nông nghiệp khác: 0 ha
+ Đất có mặt nước chuyên dùng: 14,97 ha
Trang 16Xã Mỹ Sơn là xã trung du miền núi, nằm về phía Đông Bắc của huyện NinhSơn, cách trung tâm huyện 16 km gồm có 6 thôn: thôn Tân Mỹ, thôn Phú Thuận,thôn Phú Thạnh, thôn Phú Thủy, thôn Mỹ Hiệp, thôn Nha Húi; ranh giới xã đượcgiới hạn như sau:
+ Phía Đông giáp xã Nhơn Sơn và Phước Trung của huyện Bác Ái
+ Phía Tây giáp xã Hòa Sơn và một phần của xã Quảng Sơn
+ Phía Nam giáp xã Nhơn Sơn và Phước Vinh của huyện Ninh Phước
+ Phía Bắc giáp xã Quảng Sơn và một phần của huyện Bác Ái
2.2.2 Tình hình kinh tế, xã hội của xã Mỹ Sơn
2.1.2 1 Tình hình kinh tế của xã Mỹ Sơn
Giá trị sản xuất: 281.412 triệu/281.260 triệu, Trong đó:
- Nông nghiệp 251.954 triệu chiếm tỷ lệ 89,5% gồm: Trồng trọt: 159.459
triệu và Chăn nuôi: 92.495 triệu
- Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ: 29.458 triệu chiếm tỷ lệ10,5% Trong đó: Tiểu thủ Công nghiệp 2.202 triệu; Thương mại là 21.472 triệu;Dịch vụ 5.784 triệu
- Tỷ trọng cơ cấu ngành: Ngành trồng trọt chiếm 56,66%; ngành Chăn nuôichiếm 32,87%; ngành Tiểu thủ Công nghiệp chiếm 0,78%; ngành Thương mại7,63%; ngành Dịch vụ: 2,06%
2.2.3 Tình hình xã hội của xã Mỹ Sơn
Dân số: Dân số của xã Mỹ Sơn năm 2017 là 11.120 người, gồm 2.815 hộ.
Tỷ lệ tăng dân số năm 2017 là 1,05%
Đặc điểm phân bố dân cư và dịch chuyển theo đơn vị hành chính vùng trọngđiểm: Xã Mỹ Sơn gồm 6 thôn dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ởkhu vực trung tâm xã và dọc các đường quốc lộ, đường giao thông chính của xã vàcác đường liên liên thôn khác thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá và đilại của nhân dân
Lao động - việc làm: Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động
của xã không ngừng tăng lên Duy trì các nguồn vốn cho vay giảm nghèo qua cácchương trình, giải quyết việc làm cho 1.746 lao động Trong 3 năm từ 2014-2017 đã
mở được 3 lớp dạy nghề cho 90 người Hiện nay tổng hộ nghèo cuối năm 2017:
915 hộ/3.616 khẩu; chiếm tỷ lệ 32.5%; Hộ thoát cận nghèo: 127 hộ chiếm 24,9%;
Trang 17Hộ tái cận nghèo: 1 hộ chiếm 0,2%; Hộ phát sinh cận nghèo: 110 hộ chiếm21,57%; Tổng hộ cận nghèo cuối năm 2017: 494 hộ/1.885 khẩu; chiếm tỷ lệ17.55%.Trong những năm qua được sự quan tâm của xã về công tác giải quyếtviệc làm cho người lao động thông qua thực hiện các chương trình dự án phát triểnkinh tế - xã hội và xuất khẩu lao động.
Nguồn lao động của xã khá dồi dào, nhưng số lao động hầu hết chưa đượcđào tạo và chuyên sâu Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của xã chiếm 36,0% Trong
đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 35,0% Lao động qua đào tạo phần lớn
là cán bộ làm việc trong cơ quan quản lý Nhà nước và hoạt động trong các ngànhphi nông nghiệp Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về giảiquyết việc làm; tạo điều kiện về vốn, môi trường, kinh nghiệm, thông tin thị trườngcho người lao động thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyếnlâm
Tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân có liên quan đến việc sử dụng đất: Xã Mỹ Sơn là xã trung du miền núi Đây là vùng đất được hình thành từ
lâu Trên điạ bàn xã có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, có nền văn hoá bảnsắc, truyền thống Ở xã Mỹ Sơn, người dân sinh sống bằng nhiều hoạt động kinh tếkhác nhau, nhưng chủ yếu trên hai lĩnh vực: sản suất nông nghiệp và dịch vụ trong
đó Nông nghiệp góp một phần quan trọng trong tổng giá trị sản phẩm Hoạt độngdịch vụ của người dân ở xã chưa thực sự đa dạng, còn mang nặng tính truyền thống Các dân tộc ở đây đặc biệt là người Raglai có đời sống văn hóa, văn nghệ dângian phong phú Những truyện cổ tích, những câu tục ngữ, ca dao phản ánh đờisống lao động nương rẫy, phong tục tập quán, đấu tranh chống thiên tai thú dữ, vềtình yêu quê hương xứ sở, tình yêu lứa đôi… Những năm gần đây trong sinh hoạtđời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân có nhiều thay đổi theohướng tích cực
Đánh giá khái quát tình hình dân số, lao động, việc làm, tập quán sản xuất tác động đến việc sử dụng đất.
Mỹ Sơn là một xã miền núi, có địa hình núi non hiểm trở, dân cư trung bình,
tỷ lệ gia tăng dân số ở mức tháp, trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều gia đình chưa
có khu vệ sinh riêng, trạm xá xã chưa có khu xử lý rác thải tác động xấu lên môitrường của nhân dân
Mỹ Sơn có số lượng lao động dồi dào song trình độ lao động vẫn còn thấp sovới các xã của huyện Trình độ lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động Vì vậy
Xã Mỹ Sơn cần có chủ trương chính sách đào tạo nghề ngắn hạn, xuất khẩu laođộng, tạo việc làm, thành lập các làng nghề… Nhằm nâng cao trình độ của ngườilao động phấn đấu làm giàu trên quê hương mình
Trang 182.1.2.3 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý đất đai của xã Mỹ Sơn
Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền xã là chủ thể quản lý đấtđai trên địa bàn gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là đơn vị hành chínhtrực tiếp quản lý nhà nước về đất đai do Hội đồng nhân dân bầu ra Xã Mỹ Sơn có
01 biên chế công chức địa chính - xây dựng Ngoài ra được tăng cường thêm 01cán bộ hợp đồng để thực hiện công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã về lĩnhvực Địa chính - Xây dựng – Nông nghiệp
2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn giai đoạn 2014 – 2017
2.3.1 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã
Mỹ Sơn giai đoạn 2014 – 2017
2.3.1.1 Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Mỹ Sơn giai đoạn 2014 – 2017
Công tác triển khai, thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Nhằm tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã trong công tác quản lýđất đai đối với các loại đất công, đất nhỏ lẻ, đất xen kẽ trong khu dân cư và từngbước khai thác, sử dụng có hiệu quả quỹ đất công, đất chưa sử dụng vào mục đíchcông cộng của xã và sự phát triển của Huyện
Ngày 29/11/2011, Đảng ủy xã Mỹ Sơn ban hành Nghị quyết số 12-NQ/ĐUngày về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lýđất đai trên địa bàn xã; UBND xã Mỹ Sơn đã xây dựng kế hoạch số 33/KH-UBNDngày 05/12/2011 về việc thực hiện nghị quyết số 12-NQ/ĐU ngày 29/11/2011 củaĐảng ủy xã Mỹ Sơn về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối vớicông tác quản lý đất đai trên địa bàn xã
Song song với việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật Ủy ban nhândân xã đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, các chính sách pháp Luật Đất đai chocác tầng lớp nhân dân; tổ chức hội nghị tập huấn cho các báo cáo viên của xã vềLuật đất đai 2013 Giao cho Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luậttuyên truyền Luật đất đai 2013 trên tất cả 06 thôn của xã Mỹ Sơn Ngoài ra xã còn
cử các cán bộ đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Qua đó đãnâng cao được nhận thức pháp Luật đất đai Việc thực hiện các văn bản pháp Luậtđất đai ngày càng có hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đấtđai trên địa bàn xã ngày càng tốt hơn
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất: UBND xã tổ chức thực hiện quy trình về tổ chức
Trang 19phân khai công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụngđất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) Tổ chức họp dân để lấy ý kiến về điều chỉnh bổsung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối(2016-2020) chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kế hoạch sử dụng đất: UBND xã đã triển khai thực hiện đăng ký danh
mục các công trình dự án có thu hồi đất, kế hoạch sử dụng năm 2018, gồm:Công trình Dự án Điện mặt trời Hoàng Sơn, diện tích 189ha (giai đoạn 1 là 80ha); Dự án điện mặt trời của Cty CMX 201 ha; dự án Hồ thủy điện 198ha; dự áncầu Dân sinh (WB 5); dự án đường thi công D6 và D7, diện tích 46,2ha; Thaotrường huấn luyện tổng hợp Núi đỏ 351,9ha; diện mặt trời Miền Trung 86 ha;
dự án diện mặt trời công ty Lam Sơn 120 ha; dự án diện mặt trời công ty HoànLộc Việt 200ha; Trường mẫu giáo Mỹ Sơn, diện tích 0,28ha…
Thực hiện công tác rà soát nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất nôngnghiệp sang sử dụng vào mục đích đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên cơ sởđiều chỉnh quy hoạch giai đoạn đến năm 2020 (5 năm kỳ cuối 2016-2020)
Quy hoạch nông thôn mới:
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Hiện nay Đồ án quy hoạch chung xâydựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đồ án quy hoạch Trungtâm hành chính xã và 6 điểm dân cư nông thôn xã đang hoàn chỉnh để trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt
Nhìn chung việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nền nếp, hàng năm
Ủy ban nhân dân xã đều lập kế hoạch sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân huyệnphê duyệt Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sửdụng đất đều thực hiện theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn xã cơ bản được triển khai theođúng trình tự, thủ tục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó đãhạn chế và khắc phục các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất
Nhìn chung việc giao đất, cho thuê đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sửdụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quantrọng của nhà nước nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng đất kém hiệu quả,đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất vàkinh doanh Bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế,tạo bước phát triển mới cho các ngành
Việc thu hồi đất của các cá nhân và tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích
và không đúng thẩm quyền đã được tiến hành thường xuyên liên tục Song vấn đề