1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến

79 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 462,5 KB

Nội dung

Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến

Trang 1

BẢNG LIỆT KÊ CÁC PHẦN CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐẢM NHIỆM Nội dung Thành viên thực hiện

1 CHƯƠNG 1 BÁ MỸ , NGỌC HÀ

2 CHƯƠNG 2

1 PHÂN TÍCH 7 CTY TRONG NGÀNH

VÕ THỊ BÍCH TRÂM – THỰC HIÊN 2 CTY QNS,BHS HOÀNG NGUYỄN NGỌC HÀ – CTY SEC

LÊ ĐỨC SƠN – CTY SBT NGUYỄN BÁ MỸ - CTY NHS NGUYỄN THỊ KIM YẾN – CTY KTS

PHAN THỊ THÙY DIỄM – 2CTY LSS, SEC

2 PHÂN TÍCH NGÀNH – BÍCH TRÂM , THÙY DIỄM

CHƯƠNG 3

1 PHẦN DỰ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH - BÍCH TRÂM ,

THÙY DIỄM

2 PHẦN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ DÀI HẠN – BÁ MỸ

3 PHẦN ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP TRONG NGÀNH – THÙY DIỄM

4 PHƯƠNG TRÌNH TĂNG TRƯỞNG, ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CTY – KIM YẾN

3 CHƯƠNG 4 THÙY DIỄM, KIM YẾN , BÁ MỸ

Điểm đánh giá cho cả

% đóng góp trong bài

Trang 2

được giao(%) 10 quá trình–

thang 10 tiểu luận PHAN THỊ THÙY DIỄM –

Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, nhu cầu con người ngày càng phong phú

và đa dạng, đi kèm với đó là sự phát triển của các ngành hàng nông, lâm, thủy sản … để đáp ứng lại nhu cầu đó cho cuộc sống Sau năm năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đã có những

Trang 3

biến chuyển lớn cả về chất và lượng Hoạt động sản xuất, thương mại các

ngành hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cũng chứng kiến những thay đổi cùng với sự hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trong

đó nông sản vẫn là một trong những ngành đứng đầu về sản lượng, nói tới nôngsản Việt Nam chắc chắn không thể thiếu lúa gạo, mía đường, cà phê, điều, chè,

Nông sản là một lĩnh vực không thể thiếu và chiếm phần lớn trong đóng góp GDP cho nước ta Trong đó, mía đường là một ngành không thể thiếu và đang được đề cập đến hiện nay do tính thực dụng của nó Mỗi sản phẩm của mỗi ngành hàng làm ra – không riêng mía đường đều cần thiết do vậy nhóm chọn mía đường và các công ty mía đường làm đề tài phân tích Mía đường là một sản phẩm thiết yếu và không kém phần quan trọng trong đời sống Từ lâu mía đường đã được đầu tư phát triển ở khắp nơi không chỉ riêng Việt Nam bới tính thực dụng của nó Sau một quá trình hình thành và phát triển ngành mía đường

đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có

từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển và vẫn còn rất non trẻ, khá lạc hậu so với khu vực và trên thế giới Hiện nay, ngành mía đường Việt Nam đang phải đối mặt với khó khăn lớn: về cả nguyên vật liệu, côngnghiệp sản xuất và cả thị trường tiêu thụ sản phẩm

Bài phân tích dưới đây của nhóm sẽ phân tích rõ và sâu hơn về sự phát triển, thực trạng và tình hình sản xuất kinh doanh của ngành mía đường và một số công ty sản xuất kinh doanh mía đường Đồng thời, làm đi sâu vào thực hiện dự

án tài chính cho công ty mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

I Phân tích môi trường kinh doanh của ngành mía đường Việt nam

1.Môi trường tổng quát

a Tình hình chính trị - pháp luật

Bằng sự phối hợp nhịp nhàng, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân đã cùng nhau mang lại

Trang 4

cho tình hình chính trị Việt Nam một sự ổn định, bền vững Việt Nam đang được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá rất cao ở khía cạnh này so với các nước khác trong khu vực.

Ngày 17/11, Grant Thomton Việt Nam đã công bố kết quả cuộc khảo sát tháng 11/2009 lấy ý kiến từ hơn 200 đại diện các nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn đầu tư tại Việt Nam Kết quả là 59% số người được hỏi có cái nhìn tích cực

về tình hình kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới Thêm vào đó, 67% người trả lời

đã tỏ ra tin tưởng rằng Việt Nam hiện đang là điểm đầu tư hấp dẫn hơn các điểmđầu tư khác

Cụ thể trích dẫn lời của ông Katsuto Momii - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, công ty Nihon Unisys và Nihon Unisys Solution Nhật Bản : “Tôi nhận thấy môi trường tại Việt Nam rất ổn định, an bình, Đảng cộng sản Việt Nam đã đảm nhận vai trò lãnh đạo đất nước rất tốt và bầu không khí chính trị ổn định là một trong những động lực để chúng tôi không phải lo lắng khi kinh doanh.”

Với một nền chính trị ổn định được các nhà đầu tư đánh giá rất cao trên thếgiới thì thực sự là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường tại Việt Nam ở tất cả các ngành hàng

b Tình hình kinh tế

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ năm 1976, do chỉ một đảng lãnh đạo đất nước, sự thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ai lãnh đạo và các chính sách của Đảng Cộng sản và Chính phủ đưa ra

Trong những tháng đầu năm 2012, nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả khá tích cực: Lạm phát ở mức thấp, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, an sinh xãhội được bảo đảm Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường giảm, tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 Năm

2012, đặc biệt trong nửa đầu năm, đã được cảnh báo như là một trong những

Trang 5

năm khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam và thế giới Thực tế 4 tháng đầu năm

2012 cho thấy những tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát

Điểm nhấn nổi bật của bức tranh toàn cảnh doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là

số lượng các doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, dừng hoạt động có thời hạn hoặc không phát sinh doanh thu, thua lỗ, phá sản, nợ nần chồng chất và thuhẹp sản xuất-kinh doanh, hàng tồn kho lớn, thị trường xuất khẩu khó khăn trong khi sức mua và thị phần trong nước thu hẹp Nhiều doanh nghiệp không nộp thuế, bỏ trốn hoặc không thực hiện nổi các nghĩa vụ tài chính, kéo theo nhiều hệ lụy kinh tế - xã hội ở cả cấp vĩ mô và vi mô

c Tình hình phát triển khoa học – công nghệ

Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành thước đo cho sự phát triển cho tất cả các lĩnh vực KHCN đóng góp rất lớn vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm KHCN chính là chìa khóa góp phần làm tăng trưởng kinh tế và cải thiện nhiều mặt trong đời sống con người.Trong thời gian vừa qua, Việt Nam luôn chú tâm đến việc phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ phục vụ cho tất cả các lĩnh vực Luôn trao dồi, học hỏi các tiến bộ khoa học trên thế giới đồng thời động viên, khích lệ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ

Ngoài ra, cũng thông qua sự phát triển KHCN mà ngày nay con người biết

những thực phẩm hay những thứ tốt và không tốt cho sức khỏe mình mà từ đó

có những thay đổi và chọn lựa tốt hơn cho sức khỏe của mình, loại bỏ đào thải dần những thứ không tốt cho sức khỏe, biết cách điều chỉnh một chế độ ăn uống

và tập luyện để có được sức khỏe tốt

d Tình hình văn hóa – xã hội

- Dân số

Nước ta có khoảng 85 triệu người, mật độ dân số lên tới 258 người/km2, cao gầngấp đôi Trung Quốc, gấp hơn 5 lần mật độ chung của thế giới và gấp 10 lần mật

độ dân số của các nước đã phát triển

Cơ cấu dân số đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu tuổi thuận lợi, với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay với 64,5% trong độ tuổi lao động và theo số liệu thống kê, sự gia tăng dân số thành thị đang có xu

hướng tăng nhanh hơn ở nông thôn

Trang 6

Như vậy có thể khẳng định Việt Nam là một nước đông dân có cơ cấu dân số trẻ, nhận định này đưa đến hai lợi thế cho ngành hàng thực phẩm.

Thứ nhất bởi với dân số đông như nước ta cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một nhu cầu khổng lồ đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm - những mặt hàngthiết yếu Đây sẽ là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực thực phẩm

Thứ hai là với cơ cấu dân số trẻ, người ta sẽ có thể dễ dàng thay đổi khẩu vị hơn so với tầng lớp cao tuổi, người trẻ thường có xu hướng dễ chấp nhận hơn,

có tính thích nghi tốt hơn điều đó sẽ tạo điều kiện cho các loại thực phẩm hương

vị mới lạ thâm nhập thị trường và thức ăn nhanh cũng không phải là ngoại lệ

Sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trong 4 năm qua cho thấy, sau gia nhập WTO sản xuất nông nghiệp tăng giảm thất thường trong điều kiện những thay đổi trong nước theo các cam kết WTO chưa thật mạnh mẽ Điều nàyphản ánh sự lệ thuộc mạnh của nông nghiệp Việt Nam vào thị trường thế giới trong điều kiện định hướng xuất khẩu sản phẩm nông sản đã mở rộng nhanh trong những năm vừa qua, đồng thời cho thấy tác động của gia nhập WTO đến nông nghiệp mang tính hai mặt, cả tích cực và tiêu cực

+ Tác động đến xuất khẩu nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng khá mạnh trong 4 năm qua, đặcbiệt ở những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nhưng chủ yếu là các sản phẩm gạo, mía, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, rau quả trong khi sản phẩm chăn nuôi hầu như chưa xuất khẩu Điều này phản ánh tác động thuận hay nghịch củagia nhập WTO phụ thuộc rất nhiều vào chính năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp

Trang 7

- Tác động đến hoạt động sản xuất trồng trọt trong nước

Về diện tích, trong 4 năm qua diện tích các loại cây trồng có định hướng xuất khẩu hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong nước đều tăng lên, như rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày tăng khoảng 2% - 4%/năm; cây công nghiệp lâu năm tăng 80 nghìn héc-ta trong 2 năm 2008 - 2009 Hình thành

rõ rệt hơn các vùng sản xuất tập trung phù hợp với yêu cầu sinh học của các loạicây và đã bước đầu ứng dụng công nghệ tiên tiến, thực hiện Việt GAP và global GAP

Về sản lượng, trong 4 năm qua, sản lượng các loại cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, như cà phê, cao su, mía, chè, điều đã tăng nhanh

Những cây trồng có định hướng phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản thay thế nhập khẩu không tăng, thậm chí giảm Đó là mía đường, bôngthuộc, cây thức ăn cho gia súc Những cây trồng này đã bị giảm cả về diện tích

và sản lượng trong điều kiện Nhà nước đã duy trì các chính sách hỗ trợ mạnh

- Đối với hoạt động dịch vụ nông nghiệp:

Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động này là không đáng kể và bản thân hoạt động này có quy mô rất nhỏ, chưa tận dụng được những lợi thế từ việc gia nhập WTO

Có thể nói rằng, hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã và đang là điểm hạn chế của ngành nông nghiệp Việt Nam những năm qua, chưa thể hiện vai trò tích cực đối với trồng trọt và chăn nuôi, chưa góp phần tích cực vào quá trình nâng cao năngsuất lao động trong nông nghiệp, mặc dù gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội lớn để gia tăng hoạt động dịch vụ trong toàn nền kinh tế

- Tác động mở rộng thị trường sản phẩm nông nghiệp

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu:

Sau 4 năm gia nhập WTO ngành nông nghiệp Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu, với kim ngạch xuất khẩu tăng 24%/năm, đạt 16.475 triệu USD vào năm 2008, tuynăm 2009 lại bị giảm

Trang 8

Cán cân xuất nhập khẩu nông nghiệp những năm qua là dương, trong khi cán cân xuất nhập khẩu của toàn nền kinh tế là âm Sản phẩm nông sản xuất khẩu không ngừng mở rộng về thị trường và chủng loại.

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước:

Thị trường nông sản nội địa đã và đang được mở rộng giữa các vùng, miền cả

về số lượng, chủng loại và mẫu mã Các doanh nghiệp thương mại nỗ lực đưa hàng hóa nông sản chế biến về tiêu thụ tại vùng nông thôn để kích cầu tiêu dùng

và chiếm lĩnh thị trường nông thôn trong nước trước khi các công ty nước ngoài

mở rộng hoạt động về nông thôn

Những thay đổi về diện tích, sản lượng và giá trị nông nghiệp trong 4 năm qua phản ánh tác động của gia nhập WTO về cơ bản là tích cực, tạo cơ sở thực tiễn cho việc định hình một cơ cấu SXNN phù hợp với nhu cầu của thị trường trong

và ngoài nước, phát huy cao nhất lợi thế tự nhiên của các vùng sinh thái, trên cơ

sở đó có thể thiết kế các chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp theo ngành sản phẩm và theo vùng sản xuất Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng cơ cấu SXNN hiện nay chưa ổn định, bộc lộ nhiều hạn chế

2 Môi trường ngành mía đường :

a Thực trạng ngành mía đường thế giới

Đường được coi là sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành phần chính tạo ra các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị Ngoài

ra, phế phẩm của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm

có thể được dùng để thay thế cho xăng

Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao Cho đến thế kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ

củ cải đường, đã mở ra một ngành cộng nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu Từ

đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá

Hiện nay trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 160 triệu tấn/năm Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc chiếm 50% sản lượng và 56% xuất khẩu của thế giới

Trang 9

Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội mía đường thế giới ISO, sau 2 năm nhu cầu tiêu thụ vượt tổng cung thế giới lên đến 15 triệu tấn, lượng đường tồn kho đang

ở mức rất thấp và phải cần ít nhất 2 năm để phục hồi lại mức tồn kho trước đây

b Môi trường ngành mía đường Việt Nam

Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1990, vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu so với khu vực và trên thế giới, hiện nay mía đường Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề như: thiếu nguồn nguyên liệu, công suất nhà máy thấp, tỷ lệ thu hồi đường không cao, máy móc công nghệ lạc hậu…

Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng( từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm Vì vậy nên chi phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành phẩm khá cao

Theo dòng cơ chế thị trường trong thời gian gần đây sản phẩm đường của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt với đường của các nước trong khu vực, hơn nữa do chưa có sự qui hoạch khoa học nên diện tích, năng suất, sản lượng mía của ViệtNam thường không ổn định

Cho đến giai đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể trở thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế

Trên cả nước hiện nay có khoảng 40 nhà máy sản xuất đường, tuy nhiên mới chỉđáp ứng được khoảng 70% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài, như vậy tiềm năng từ thị trường nội địa vẫn còn rất lớn

Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người Việt Nam thấp hơn so với mức trung bình thế giới là tiềm năng để tăng trưởng của ngành mía đường Việt Nam Và dùsản lượng đáp ứng được nhu cầu nhưng giá thành cao là rào cản, là lý do để các doanh nghiệp tiêu thụ đường hướng đến nguồn cung từ nước ngoài, gây khó khăn không nhỏ cho sự phát triển của ngành mía đường Việt Nam

Trang 10

Giá đường thế giới từ đầu năm 2011 đến nay diễn biến phức tạp và đang có xu hướng giảm, tuy nhiên giá đường trong nước vẫn duy trì khá cao mặc dù đang làmùa cao điểm của nguồn cung trong nước.

Giá mía đường trong nước tăng cao, với tổng cầu đường toàn quốc niên vụ

2008 - 2009 vào khoảng 1.3 - 1.4 triệu tấn, trong khi tổng sản lượng sản xuất năm nay cũng như tồn kho năm ngoái chỉ đạt khoảng hơn 1.15 triệu tấn Giá bánđường trong nước liên tục tăng, đặc biệt là thời gian trong tháng 12 này giá bán buôn đã tăng lên mức giá 16,000 - 16,500 đồng/kg, giá bán lẻ đạt mức từ 18,000-19,000 đồng/kg, mức giá cao nhất từ trước đến nay

3 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường Việt Nam

Ngành đường Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do giá thành sản xuất cao, một phần là do giá mua nguyên liệu mía cao hơn các nước trong khu vực khoảng 30%, đồng thời dây chuyền sản xuất mía nước ta chưa cao so với các nước trên thế giới

Ngành mía đường không chỉ cạnh trang với các doanh nghiệp trong ngành mà bản thân sản phẩm mía đường cũng cạnh tranh rất gay gắt với các loại đường nhập khẩu ( các công ty nước ngoài), đồng thời một lượng lớn đường được nhập lậu qua biên giới với giá rẻ hơn càng làm cho sự cạnh tranh của đường trong nước hiện nay cao hơn bao giờ hết

4 Áp lực từ phía nhà cung cấp nguyên liệu

Trong nhiều năm nay nhà nông trồng mía và nhà máy chế biến đường đã và đang có nhiều trăn trở - sản xuất, chế biến thua lỗ Có nơi do giá mía "rẻ như bèo" nên nông dân đốt, chuyển sang trồng cây khác (như sắn, ngụ ), có nơi bỏ hoang Nhà máy thiếu nguyên liệu nghiêm trọng

Ngành công nghiệp mía đường trong nước luôn trong tình trạng thiếu hụt

nguyên liệu,nguyên nhân:

Việc trồng mía là sự thỏa thuận giữa hai bên: người trồng mía và các chủ doanh nghiệp sản xuất mía.Chính vì yếu tố này mà diện tích trồng mía không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự cao.Chưa chủ động được nguồn cung mía nguyên liệu.Hầu hết các nhà máy đều thu mua mía trong dân mà chưa có các vùng trồng riêng.Do vậy,chất lượng mía và sản lượng đều chưa đáp ứng được

Trang 11

Vùng nguyên liệu mía liên tục bị thu hẹp, người trồng mía dần chuyển hướng chọn các cây cho giá trị kinh tế cao khác do chi phí trồng và thu hoạch mía khá cao; cộng với giá mía biến động thấ thường đôi khi không đủ bù đắp được tiền công thu hoạch, tạo tâm lý bấp bênh cho người trồng mía đã có những vụ mùa người trồng mía chỉ bán nhỏ lẻ cho các cơ sở làm mật, đường nhỏ lẻ thủ công thay vì bán cho nhà máy, do giá mía quá rẻ.

Diện tích mía trước thời điểm kết thúc chương trình 1 triệu tấn đường (năm 2000) đã đạt đỉnh 344.000 héc ta và sản lượng mía trên 15 tấn thì đến năm 2006cũng vẫn ở mức 288.000 héc ta và sản lượng mía vẫn là 16,7 triệu tấn, cho nênchỉ cần sản lượng mía tăng bình quân 3,9%/năm là đã có đủ mía nguyên liệu để đạt được mục tiêu 1,5 triệu tấn đường, do công suất của các nhà máy đường đã quá lớn

Do vậy, áp lực từ nhà cung cấp là tác lực mạnh đối với ngành mía đường

5 Áp lực từ những sản phẩm thay thế đường mía

Các loại đường có thể thay thế đường mía

- Đường nhân tạo

Đường nhân tạo có độ ngọt gấp nhiều lần đường kính, tổng hợp từ những chất

có trong tự nhiên, được dùng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm như bánh, nước ngọt, kẹo, thực phẩm đóng hộp, mứt và thạch, sản phẩm từ sữa, và hàng loạt thức ăn và uống khác

- Các loại đường nhân tạo

Aspartam: ngọt gấp 200 lần đường thông thường Loại đường này dễ bị huỷ bởi nhiệt nên không được dùng cho nấu nướng (có thể thêm vào thức ăn sau khi đã chế biến)

Saccharin: ngọt gấp 300 lần đường thông thường Không bị huỷ bởi nhiệt

Sucralose: ngọt gấp 600 lần đường thông thường Không bị huỷ bởi nhiệt độ (cả nóng và lạnh)

Acesulfam K: ngọt gấp 200 lần đường thông thường Không bị huỷ bởi nhiệt độ Khi sử dụng đơn độc thì có vị hơi đắng, do đó cần kết hợp các chất tạo ngọt khác

Trang 12

- Đường alcohol

Đường alcohol (Isomalt, Lactitol, Maltitol, Mannitol, Sorbitol, Xylitol) là

carbohydrate có trong các loại trái cây và thảo mộc được dùng để sản xuất

thành đường sử dụng Loại đường này không ngọt hơn đường mía

Khác với đường nhân tạo không chứa calorie, loại đường này có chứa một

lượng calorie nhất định Do đó, nhiều người đã dùng nó thay thế cho đường tinh thông thường Mặc dù tên gọi là “đường alcohol” nhưng nó không hề chứa cồn, không có ethanol như các loại rượu bia

- Chất tạo ngọt tự nhiên

Chất tạo ngọt tự nhiên (nước trái cây cô đặc, mật hoa, mật ong, mật đường, maple syrup) là các loại đường thay thế được xem tốt cho sức khoẻ hơn đường tinh thông thường hoặc các loại đường thay thế Chúng được sử dụng rất nhiều tại gia đình và cả trong công nghệ thực phẩm Chúng được dùng làm ngọt thức uống như trà và cocktail, các món bánh tráng miệng, cho vào ngũ cốc, và để làmbánh

6 Áp lực từ những đối thử cạnh tranh tiềm ẩn

Hiện tại, sản xuất đường trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ, phần

còn lại chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan

Nếu so với Thái Lan thì ngành mía đường của nước ta đi sau hàng chục năm Hiện tại, nông dân Thái Lan sản xuất mía theo mô hình công nghiệp, trang trại, quy mô lớn… bình quân mỗi hộ canh tác từ vài chục tới vài trăm hécta, họ áp dụng cơ giới hóa trên đồng mía; từ đó giảm mạnh chi phí giá thành, chất lượng mía đạt rất cao khoảng 13 chữ đường Ở nước ta ngược lại, sản xuất mía còn dạng nhỏ lẻ, chỉ 0,5 - 1 ha/hộ, làm theo dạng thủ công nên chi phí tăng cao, chất lượng mía thấp, bình quân chỉ 8 - 9 chữ đường

Cụ thể, các nhà máy ở ĐBSCL sản xuất ra 1kg đường phải tốn tới 12.500 đồng tiền mua mía; trong khi Thái Lan chỉ mất hơn 6.000 đồng tiền mua mía để cho ra 1kg đường (do chữ đường mía của Thái Lan cao) Về chi phí nhiên liệu, vận hành, lao động… để ra 1kg đường, các nhà máy trong nước phải tốn thêm 3.000đồng; ở Thái Lan chi phí này thấp do các nhà máy được điều khiển tự động

Trang 13

Như vậy, giá thành sản xuất 1kg đường trong nước khoảng 15.500 đồng (chưa

kể lãi ngân hàng); ở Thái Lan giá thành chưa tới 10.000 đồng Mức chênh lệch cao như vậy, nên các nhà máy đường trong nước luôn thua thiệt

Do đó lợi thế cạnh tranh của ngành mía đường đối với các nước khu vực là rất yếu, khó có thể cạnh tranh được Vì vậy đối thủ cạnh tranh tiềm ần là tác lực mạnh

II Cơ hội và thách thức của ngành mía đường Việt Nam

1 Cơ hội

Nước ta vẫn đang là 1 nước Nông nghiệp,đang trong quá trình Hiện đại và Côngnghiệp hóa.Mặt khác,với những yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi,rất phù hợp đối với phát triển Nông nghiệp.Vì vậy,Nông nghiệp vẫn là 1 nghành cần được ưutiên đầu tư từ trước đến nay Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi ở nước ta,nghành Mía đường là 1 trong những nghành có thuận lợi để phát triển và ưu tiên đầu tư hàng đầu.Đầu tư vào Mía đường,thứ nhất để đáp ứng trước mắt nhu cầu tiêu thụ đường trong nước đang dẫn được nâng cao theo điều kiện mức sống của người dân ngày càng được nâng lên.Thứ hai là để phục vụ cho xuất khẩu đường ra thế giới thu hút thêm lợi nhuận cho Quốc gia

Việt Nam cũng bắt đầu tham gia vào tiến tŕnh mở cửa, hội nhập và toàn cầu hoá bằng việc ra nhập AFTA và WTO Với đặc điểm của một nước nông nghiệp đangphát triển, Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về các sản phẩm nông sản Xuấtkhẩu nông sản đă và đang đóng góp một phần khá lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần thu ngoại tệ và cung cấp vốn cho nền kinh tế Nôngsản đă trở thành một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Mía đường có vị trí khá quan trọng trong ngành chế biến nông sản và là ngành sản xuất đă có từ lâu ở Việt Nam Nó đóng vai tṛ quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu khá lớn trong nước, giải quyết việc làm và trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Sản xuất đường ổn định và phát triển sẽ góp phần phát triển đồng bộ các ngành công nghệ chế biến khác

2 Thách thức

Hiện nay, dư lượng tồn kho tại các nhà máy đường còn hơn 108 nghìn tấn, cộngvới 70 nghìn tấn đường nhập khẩu theo cam kết WTO, cùng với đường nhập lậuđang tràn vào thị trường với số lượng lớn chưa thể kiểm soát được, khiến giá

Trang 14

đường trong nước giảm và chưa có dấu hiệu nhích lên Ngành mía đường nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, khó khăn lớn của ngành mía đường Việt Nam hiện nay là vấn đề nguyên liệu mía Công tác mía giống, kỹ thuật canh tác, công tác thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cho nên năng suất mía bình quân cả nước vụ 2011-2012 đạt thấp Với giá mía thấp như hiện nay là 900 nghìn đồng/tấn loại mía 10 CCS (10 chữ đường), và với giá bán đường trắng giảm xuống dưới 15.500 đồng/kg thì nhiều nhà máy đã và đang thua lỗ Một yếu

tố nữa ảnh hưởng không nhỏ là trong năm 2011 và đầu năm 2012, lãi suất ngân hàng cao khiến đường tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho tại các nhà máy nhiều.Trong khi đó, việc hỗ trợ lãi suất để dự trữ đường chưa được giải quyết Nhà nước cũng chưa có các văn bản có tính pháp lý cao để điều chỉnh các hoạt độngtrong ngành sản xuất mía đường Chúng ta vẫn chưa áp dụng đấu thầu cô-ta nhập khẩu đường, cơ chế xin cho về nhập khẩu tạo tâm lý mong ngóng được cho của một số doanh nghiệp sử dụng đường cho chế biến nên không mặn mà trong việc mua đường của các cơ sở sản xuất trong nước, mặc dù đường còn tồn kho nhiều Bên cạnh đó, đường nhập lậu và gian lận thương mại của việc tạm nhập, tái xuất làm cho giá đường trong nước giảm Ðường nhập lậu chưa được ngăn chặn có hiệu quả đã tác động lớn đến việc điều hành cung cầu và gây khó khăn cho đường sản xuất trong nước

Vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sảnxuất công nghiệp, còn mang yếu tố tự phát, không theo quy hoạch và kế hoạch,

đã làm ảnh hưởng dây truyền tới hiệu quả sản xuất và chế biến đường

Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh còn kém, chậm đổi mới về năng lực lãnh đạo, thiếu năng động, công tác đào tạo lao động lành nghề không được chú

ý, chậm phát triển và mở rộng quy mô các sản phẩm, công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại còn yếu,… đưa tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nhiều thua lỗ…

Ngành mía đường Việt Nam chịu tác động rất lớn bởi thời tiết hạn hán và bão lũ,các vùng nghuyên liệu phần lớn nằm ở các vùng trung du và miền núi, nông dân

và nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông…

Trang 15

Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn bởi quan hệ cung cầu

và giá đường của thị trường thế giới Ở Việt Nam những chính sách bảo trợ gí đường nội tiêu thông qua thuế nhập khẩu và chính sách hạn ngạch thuế quan không nhiều

III Chu kỳ phát triển của ngành mía đường Việt Nam

Lịch sử ngành mía đường Việt Nam cho thấy rằng mía đường là ngành có tính chu kỳ xấp xỉ 5 năm với giá cả và lợi nhuận của ngành có mối quan hệ nghịch biến với diện tích mía Mỗi lần diện tích mía từ 300 ngàn ha trở lên là dấu hiệu cảnh báo ngành mía đường đang ở đỉnh của chu kỳ, giá mía đường sẽ xuống thấp và ngành chuẩn bị đón một đợt sụt giảm lợi nhuận do hệ quả của nguồn cung dư thừa

Bất chấp nhu cầu tiêu thụ đường của các nhà máy nước giải khát, bánh kẹo và tiêu thụ đường trực tiếp gia tăng trong 10 năm qua (trung bình khoảng 3%/ năm),năng suất mía cũng gia tăng từ mức 50 tấn/ha trong năm 2003 lên 55 tấn/ha giaiđoạn 2007-2008 và đến 61-63 tấn/ha giai đoạn 2012-2013, nên diện tích mía có thể được xem là chỉ tiêu khá chuẩn mực để đánh giá tính chu kỳ của ngành mía đường Việt nam

Hình 1 : Diện tích và giá mía, 2003 – 2013E

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp, Hiệp Hội Mía Đường

Lưu ý: Diện tích niên vụ 2012-2013 (gọi tắt là niên vụ 2013) dựa trên kế hoạch sản xuất của 40 nhà máy đường Giá đường niên vụ 2013 được lấy ở thời điểm hiện tại của khu vực ĐBSCL để phản ánh xu hướng giảm giá đường, không đại diện cho cả niên vụ 2013

Niên vụ 2012, năng suất mía tăng nhẹ và diện tích mía tăng 12 ngàn ha so với

2011 đạt 283 ngàn ha, nằm ở giữa chu kỳ của ngành nên việc các doanh nghiệpmía đường gần đây công bố lợi nhuận gộp 3 quý năm 2012 sụt giảm so với cùng

kỳ năm trước cũng là một điều dễ hiểu, vẫn nằm trong chu kỳ của ngành mía

Hình 2: Diện tích mía và lợi nhuận gộp của SBT và BHS, 2003 – 2011

Để minh chứng biến động lợi nhuận của các doanh nghiệp mía đường với chu

kỳ ngành Nhóm 5, dùng lợi nhuận gộp của BHS và SBT với diện tích mía theo

Trang 16

thời gian vì (1) lợi nhuận gộp chỉ phản ánh mối quan hệ giữa nhà máy đường vớingười tiêu dùng và nông dân nên đánh giá chính xác hơn các chỉ tiêu lợi nhuận khác; (2) hai nhà máy đường SBT và BHS có dữ liệu tài chính quá khứ đủ dài vàđại diện được cho ngành mía đường.

Nhìn vào hình 2 có thể thấy mối quan hệ này rất rõ nét: lợi nhuận của SBT và BHS thấp nhất trong những năm diện tích mía ở vùng đỉnh (trên 300 ngàn ha) dẫn đến ngành đường dư thừa nguồn cung như niên vụ 2003 và 2008; và lợi nhuận cao nhất trong những năm ngành đường có diện tích ở vùng đáy (khoảng

260 ngàn ha) dẫn đến nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu như niên vụ 2006

và 2011

Hình 3: Giá đường thế giới (USD cents/lb), 2000 – 11T/2012

NGUỒN : FAO

Cần biết rằng, chu kỳ 5 năm của ngành mía đường không phải là đặc điểm riêng

có tại Việt Nam mà nó phổ biến trên thế giới do đặc điểm của cây mía có tính chu kỳ (trồng và thu hoạch trong 3 năm) Quan sát biến động giá đường thế giới (hình 3) có thể thấy giá đường đạt đỉnh vào các niên vụ 2001, 2006, 2011 và đạt đáy vào các niên vụ 2002, 2007

Theo Hiệp hội mía đường, bước sang niên vụ 2013, diện tích mía dự kiến đạt

300 ngàn ha, bên cạnh đó là 3.503 ha mà SBT và BHS đã ứng vốn cho các doanh nghiệp đối tác Campuchia trồng mới tại tỉnh Svay Riêng, nâng tổng diện tích mía tiêu thụ tại Việt Nam lên 303 ngàn ha (không tính diện tích mía 10 ngàn

ha của HAGL vì sản xuất tại Lào và Bộ Tài Chính không chấp nhận đề nghị của

Bộ Công Thương cấp hạn ngạch nhập khẩu đường riêng cho HAGL theo công văn 7043/BTC-CST, HAGL cũng phủ nhận thông tin xuất về Việt Nam)

Từ dữ liệu quá khứ, diện tích mía đang báo hiệu ngành ở vùng đỉnh của chu kỳ

Và thực vậy, diện tích này lớn hơn mốc cảnh báo 300 ngàn ha, nằm trong chu kỳ

5 năm của ngành mía 2003 – 2008 – 2013 (xem hình 1), trùng với triển vọng giá đường thế giới đang sụt giảm khi các nước sản xuất đường chính như Brazil, Ấn

Độ, Trung Quốc có vụ mùa bội thu và theo kế hoạch sản xuất của 40 nhà máy đường trong niên vụ 2013 thì sản lượng đường dự kiến đạt 1.6 triệu tấn, mức sản lượng kỷ lục của ngành đường Việt Nam!

Trang 17

Vì vậy, tương ứng với vùng đỉnh mía-đường, rõ ràng rằng “mía” của người nông dân, “đường” của các nhà máy và các DN niêm yết sẽ không còn ngọt trong năm

2013 khi nguồn cung đường sẽ trở nên thừa thãi và giá đường đang tiếp tục đi xuống Một lần nữa lịch sử ngành đường đang lặp lại chính nó và tương lai đã

có thể nhìn thấy trước!

Hình 4: diện tích trồng mía và lợi nhuận SBT ,LSS 2005-2012

Hình 5 : diện tích trồng mía Việt Nam 1999-2012

Một biểu đồ khác ở trên cũng cho thấy,chu kỳ kinh doanh của ngành mía đườngViệt Nam thường kéo dài từ 4-5 năm (xem hình 4) và mùa vụ trồng mía thường kéo dài chỉ 1 năm Khi chu kỳ này đạt đỉnh vào năm 2007 (hình 4) thì nguồn cung mía cũng đạt khối lượng cao nhất Do đó, lợi nhuận từ cây mía sẽ bắt đầu giảm dần do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa những người trồng mía Vì vậy, ngườitrồng mía thường chuyển sang các loại cây trồng khác với lợi nhuận cao hơn Năm 2009, khi diện tích mía nguyên liệu chạm đáy thì cũng là lúc nguồn cung mía nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu và lợi nhuận từ cây mía bắt đầu tăngtrở lại Sự tăng trưởng lợi nhuận từ cây mía sẽ thúc đẩy người trồng mía mở rộng diện tích để gia tăng lợi nhuận Nhờ vậy, diện tích mía nguyên liệu của Việt Nam đã được mở rộng đáng kể từ 2009-2012

Lợi nhuận cho cả người trồng mía và các công ty mía đường vì vậy bắt đầu sụt giảm trong năm 2012 khi chu kỳ của ngành mía đường đã đạt đỉnh Dữ liệu lịch

sử (hình 5) của ngành cho thấy sự sụt giảm diện tích mía nguyên liệu sau khi đạtđỉnh thường chỉ kéo dài từ 1-2 năm trước khi hồi phục trở lại Do đó, ngành đường có thể sẽ tiếp tục không thuận lợi trong năm 2013 và bắt đầu hồi phục trởlại từ năm2014

Trang 18

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÔNG QUA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

A Phân tích 7 công ty trong ngành

1 Công ty CP Đường Biên Hòa, mã CK: BHS, thành lập năm 1969, hiện đặt trụ sở chính tại Khu công nghiệp Biên Hòa I, tỉnh Đồng Nai, khu vực Đông Nam bộ (trâm)

1.1 Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009-2011: (phục lục 1)

1.2 Phân tích chỉ số và phân tích khối :

*/ Phân tích chỉ số :

- Bảng cân đối kế toán ( Phụ lục 1 – bảng 1.3)

Dựa vào bảng CĐKT, qua việc phân tích tài chính theo phương pháp phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang) ta có thể đánh giá được khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, cụ thể qua việc phân tích các chỉ tiêu của năm 2009-2011, ta thấy :

Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, bằng chứng là tổng tài sản tăng đều qua các năm, từ năm 2009 đến 2011, cụ thể :

Đối với tài sản thì năm 2010 TSNH tăng 16,03% so với năm 2009 chủ yếu là do hàng tồn kho tăng lên nhanh chóng với tỷ lệ tăng 48,67% và TSNH khác tăng với

tỷ lệ khá cao 34,76%, tuy nhiên năm 2010 tiền và các khoản tương đương tiền

có xu hướng giảm mạnh với tỷ lệ giảm 31,78% Qua năm 2011 TSNH tăng 21,82% so với năm 2010, trong năm này công ty đã điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản tương đương tiền tăng mạnh với tỷ lệ tăng 204,26% và hàng tồn kho tăng nhẹ với tỷ lệ tăng 11,31% Hàng tồn kho tăng lên thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp có sự tăng lên TSDH năm 2010 tăng 12,8% so với năm 2009 nguyên nhân là do TSCĐ tăng nhẹ (tăng 5,21%) và sự tăng lên của TSDH khác trong khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 14,95% Trongnăm 2011 TSDH tăng 33,16% so với năm 2010, doanh nghiệp đã tập trung vào việc đầu tư vào những máy móc, thiết bị nhà xưởng à TSCĐ tăng mạnh với tỷ lệ

Trang 19

tăng 46,5% , các khoản đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng tăng nhẹ với tỷ lệ tăng 5,33% Việc tăng TSCĐ và giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn chứng

tỏ doanh nghiệp đã quan tâm đến việc tăng năng lực công ty, mở rộng kinh doanh, à tăng sức mạnh cạnh tranh

Phần nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng 14,74% so với năm 2009, năm

2011 tăng 26,26% so với năm 2010 vì :

Đối với nợ phải trả của công ty năm 2010 tăng 13,66% so với năm 2009 cụ thể

là do nợ ngắn hạn của công ty tăng 21,55% trong khi nợ dài hạn giảm 7,4% Năm 2011 nợ phải trả tăng 41,41% trong đó nợ ngắn hạn tăng 55.,72% và nợ dài hạn giảm 8,72%

Đối với vốn chủ sở hữu thì năm 2010 tăng 16,74% so với năm 2009, năm 2011 tăng 10,43% so với năm 2010

Báo cáo hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 1 – Bảng 1.4)

Qua phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011của công ty ta thấy LNST năm 2010 tăng 21,47% so với năm 2009, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 tăng 68,52% so với năm 2009 vì thế tuy các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009 với tỷ lệ tăng 62,54% nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn tăng tương đương tỷ lệ là 68,53%

*/ Phân tích khối :

Bảng CĐKT ( Phụ lục 1 – Bảng 1.5)

Qua phân tích khối bảng CĐKT ta thấy:

Về tài sản: tỷ trọng TSNH chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn ½ tổng tài sản, năm

2009 chiếm 60,2%, năm 2010 chiếm 60,88%, năm 2011 chiếm 58,74% TSNH chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong TSNH à tính sinh lợi không cao Tuy nhiên, công ty đang có xu hướng giảm TSNH, chủ yếu là giảm những khoản phải thu ngắn hạn

để đầu tư cho TSDH bằng chứng là từ năm 2009-2011 công ty đang có xu

hướng tăng TSDH cụ thể là năm 2009 TSDH chiếm 39,8%, năm 2010 chiếm 39,12%, năm 2011 chiếm 41,26% Điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định giúp cho cơ sỏ vật chất của công ty ngày càng tăng cường và quy mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng

Trang 20

Về nguồn vốn: Nợ phải trả và nguồn vốn của công ty có tỷ trọng tương đương nhau cụ thể là NPT năm 2009 chiếm 51,56%, năm 2010 chiếm 51,08, năm 2011 chiếm 57,21%, Nguồn vốn năm 2009 chiếm 48,44%, năm 2010 chiếm 48,92%, năm 2011 chiếm 42,79% Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn có xu hướng tăng từ năm 2009-2011 điều này ảnh hưởng đếnkhả năng chi trả của doanh nghiệp vì các khoản nợ ngắn hạn đến thời hạn thanhtoán nhanh

Báo cáo hoạt động kinh doanh (Phụ lục 1 – Bảng 1.6)

Qua phân tích khối báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy GVHB chiếm

tỷ trọng cao trong tổng số doanh thu và tăng dần qua các năm, điều này cho thấyviệc quản lý các khoản chi phí trong GVHB của công ty không tốt tỷ trọng các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có xu

hướng giảm chứng tỏ công tác bán hàng và quản lý của công ty có hiệu quả càng cao Tỷ trọng lợi nhuận gộp và LNST của công ty có xu hướng giảm

nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng GVHB có xu hướng tăng chứng tỏ việc kinh doanh của công ty trong các năm gần đây không được tốt và hiệu quả kinh doanh đang có chiều hướng giảm

Nhận xét doanh thu thuần

Giai đoạn 2009-2011, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như: lạm phát tăng cao, lãi suất luôn đứng ở mức cao, giá đầu vào sản xuất cũng tăng khá mạnh, gây ra một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng doanh thu qua các năm

1.3 Phân tích thông số tài chính ( Phụ lục 1 – Bảng 1.7)

- Khả năng thanh toán:

Trang 21

Khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm do công ty đang chủ động gia tăng việc sử dụng vốn vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh để gia tăng sản lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng Từ năm 2009-2011, nhìn chung khả năng thanh toán của công ty có mức độ dao động không lớn Ngoài ra, hệ số thanh toán hiện hành >1 và hệ số thanh toán nhanh dao động từ 0,5-1 cho thấy công ty vẫn giữ được mức an toàn cao trong hoạt động.

- Hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động đang thể hiện sự cải thiện trong các nẳm qua, nổi bật nhất làvòng quay khoản phải thu với mức tăng từ 7,16 vòng năm 2009 lên 10,47 vòng năm 2011 cho thấy tiền thu được về quỹ càng nhanh chứng tỏ vị thế của công tyngày càng lớn so với khách hàng, sản lượng tiêu thụ càng lớn nhưng việc bán hàng trả chậm cho khách hàng ngày càng giảm Vòng quay hàng tồn kho cũng đang cải thiện rất tốt (tăng từ 5,61 vòng năm 2009 lên 7,26 vòng năm 2011) khi sản phẩm tiêu thụ của công ty đang có tiến triển tốt và việc dự trữ hàng tồn kho khá hợp lý Điều này chúng tỏ số ngày hàng lưu kho giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao Vòng quay tài sản cũng đang cải thiện tuy không mạnh nhưng cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty đang dần hiệu quả hơn

- Cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn của công ty từ năm 2009-2011 đang trong trạng thái khá không an toàn khi mà mức vay nợ chiếm khá cao và có xu hướng tăng trong các năm (năm 2009 tổng nợ/tổng TS chiếm 51,56%, năm 2010 chiếm 51,08%, năm 2011 chiếm 57,21%) làm cho tỷ lệ VCSH/Tổng TS đang giảm dần(từ 48,09% năm

2009 xuống còn 42,79% năm 2011) Hơn nữa tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng TS chiếm với tỷ trọng cao so với tỷ lệ nợ dài hạn/tổng TS Những điều này làm cho tình

Trang 22

hình kinh doanh của công ty sẽ dễ gặp nhiều rủi ro hơn vì khi đến hạn thanh toán nợ ngắn hạn mà công ty không đủ tiền để trả thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đếntình hình kinh doanh của công ty.

- Khả năng sinh lời

Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua tình hình kinh doanh của công ty không được tốt lắm khi mà lợi nhuận gộp biên đang có xu hướng giảm (năm 2009 là 13,61% giảm xuống 12,41% vào năm 2010 và giảm xuống còn 10,52% năm 2011) và lợi nhuận ròng biên cũng giảm (giảm từ 10,10% năm 2009 xuống 7,28%năm 2010

và năm 2011 giảm còn 5,74%) trong khi các chỉ số ROA và ROE có chỉ tăng trong năm 2010 nhưng tăng không đáng kể (năm 2009 ROA tăng từ 13,57% lên 14,37% vào năm 2010 và ROE năm 2009 28,22% năm 2009 tăng lên 29,37% năm 2010), đến năm 2011 các chỉ số này lại giảm xuống ( ROA giảm còn

11,49% và ROE giảm còn 26,85%)

2 Công ty CP Đường Kon Tum, mã CK: KTS, thành lập năm

1995, hiện đặt trụ sở chính tại Tp Kon Tum, tỉnh Kon Tum, khu vực Tây Nguyên (yến)

2.1 Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009 – 2011 (PHỤ LỤC 2)

2.2 Phân tích chỉ số và phân tích khối

2.2.1 Phân tích chỉ số

a Bảng cân đối kế toán ( Phụ lục 2 –Bảng 2.3)

Dựa vào bảng CĐKT, qua việc phân tích tài chính theo phương pháp phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang) ta có thể đánh giá được khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, cụ thể qua việc phân tích các chỉ tiêu của năm 2009 – 2011, ta thấy:

Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, bằng chứng là tổng tài sản tăng đều qua các năm, từ năm 2009 đến 2011, cụ thể:

Trang 23

Đối với tài sản thì năm 2010 TSNH tăng 11,87% so với năm 2009 chủ yếu là do Tiền và các khoản tương đương tiền tăng với tỷ lệ 28,70% và TSNH khác tăng lên với tỷ lệ tăng 65,08%, tuy nhiên năm 2010 các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm mạnh 30,93% Qua năm 2011 TSNH tăng 50,41%

so với năm 2010, trong năm này công ty đã điều chỉnh tăng mạnh các khoản phải thu ngắn hạn lên 100,97% và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lên 95%.TSDH năm 2010 giảm 0,2% so với năm 2009 nguyên nhân là do công ty đã tập trung vào việc tăng mạnh Tài sản cố định vô hình

Đối với nguồn vốn thì năm 2010 tăng nhẹ 12,78% so với năm 2009, năm

2011 tăng 60,64% so với năm 2010 vì:

Đối với nợ phải trả của công ty năm 2010 giảm 25,47% so với năm 2009

cụ thể là do nợ ngắn hạn của công ty giảm nhẹ 3,12% và nợ dài hạn của công tygiảm mạnh 66,85% Năm 2011 thì nợ phải trả tăng 58,54% trong đó nợ ngắn hạn tăng mạnh 79,32% và nợ dài hạn giảm đáng kể 53,94%

Đối với vốn chủ sở hữu thì năm 2010 tăng 64,38% so với năm 2009, năm

2011 tăng 61,93% so với năm 2010

b Báo cáo hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 2 – Bảng 2.4)

Qua phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011 của công ty ta thấy LNST năm 2010 tăng mạnh 174,08% so với năm 2009, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 42,26% so với năm 2009, các khoản giảm trừ doanh thu là không đáng kể nên doanh thu thuần của công ty tăng tương đương tỷ lệ 174,08%

2.2.2 Phân tích khối

Bảng cân đối kế toán – phụ lục 2 – bảng 2.5

Qua phân tích khối bảng CDKT ta thấy:

Về tài sản: tỷ trọng TSNH chiếm tỷ trọng rất cao, cao hơn ½ tổng tài sản, năm

2009 chiếm 80,78%, năm 2010 chiếm 82,99%, năm 2011 chiếm 77,70% TSNH chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do Tiền và các khoản tương đương tiền và Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong TSNH è tính sinh lợi không cao Tuy nhiên, công ty đang có xu hướng giảm TSNH, chủ yếu là giảm những khoản phải thu ngắn hạn để đầu tư cho TSDH bằng chứng là từ năm 2009-2011 công

ty đang có xu hướng tăng TSDH cụ thể là năm 2009 TSDH chiếm 19,22%, năm

Trang 24

2010 chiếm 17,01%, năm 2011 chiếm 22,30% Điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư tài sản cố định giúp cho cơ sở vật chất của công ty ngày càng tăng cường và quy mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng hơn.

Về nguồn vốn: Nợ phải trả và nguồn vốn của công ty có tỷ trọng tương đương nhau cụ thể là nợ phải trả năm 2009 chiếm 54,44%, năm 2010 chiếm 37,96%, năm 2011 chiếm 37,46% Nguồn vốn năm 2009 chiếm 42,56%, năm 2010 chiếm62.04%, năm 2011 chiếm 62,54% Nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là vốn chủ sở hữu trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là vốn đầu tư chủ sở hữu, vốn chủ

sở hữu có xu hướng tăng từ 42.56% năm 2009 lên 62.54% năm 2011 điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của công ty, khả năng thanh khoản của công ty cũng tăng

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - phụ lục 2- bảng 2.6

Qua phân tích khối báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh thu và giảm dần qua các năm, điều này cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong Giá vốn hàng bán của công ty

là tương đối tốt Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có xu hướng giảm chứng tỏ công tác bán hàng và quản lý của công ty cóhiệu quả

2.3 Phân tích thông số tài chính ( Phụ lục 2 – Bảng 2.7)

a Nhận xét doanh thu thuần

Giai đoạn 2009-2011, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như: lạm pháttăng cao, lãi suất luôn đứng ở mức cao, giá đầu vào sản xuất cũng tăng khá mạnh, gây ra một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng doanh thu, doanh thu năm

2010 tăng 42.26% so với năm 2009, doanh thu năm 2011 tăng 103.63% so với năm 2010

b Nhận xét thông số khả năng thanh toán

Trang 25

Khả năng thanh toán của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009,

nguyên nhân là do công ty giảm mạnh việc sử dụng vốn vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh Khả năng thanh toán của công ty năm 2011 giảm so với năm

2010 do trong năm công ty chủ động gia tăng mạnh việc sử dụng vốn vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh để gia tăng sản lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn hơn của khách hàng Trong các năm qua, nhìn chung khả năng thanh toán của công ty được giữ khá ổn định với mức độ dao động không lớn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1, cho thấy công ty vẫn giữ được mức an toàn trong hoạt động

c Nhận xét thông số hoạt động

Thể hiện sự cải thiện rất nhanh và mạnh trong các năm qua, nổi bật nhất

là vòng quay các khoản phải thu với mức tăng 2,1 lần trong 3 năm (tăng từ 6.95 vòng năm 2009 lên 14.51 vòng năm 2011), cho thấy vị thế của công ty ngày càng lớn so với khách hàng, sản lượng tiêu thụ ngày càng lớn nhưng việc bán hàng trả chậm cho khách ngày càng giảm Vòng quay hàng tồn kho cũng đang cải thiện rất tốt (tăng từ 2.9 vòng năm 2009 lên 4.1 vòng năm 2011) khi sản phẩm tiêu thụ của công ty đang có tiến triển tốt và việc dự trữ hàng tồn kho khá hợp lý Vòng quay tài sản cũng đang được cải thiện (từ 1.11 vòng năm 2009 lên 1.78 vòng năm 2011), cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty đang ngày càng

có hiệu quả

d Nhận xét cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn của công ty trong năm 2011 khá an toàn với mức vay nợ không quácao ( với hệ số nợ chỉ khoảng 37%) Đặc biệt, xét trong các năm qua, công ty đang có sự cải thiện tích cực rõ rệt trong cơ cấu vốn khi tỉ lệ vốn chủ sở

hữu/tổng tài sản đang tăng dần khá tốt ( từ 42.56% năm 2009 lên 62.54% năm 2011) khi nguồn vốn tích lũy của công ty đang ngày càng dồi dào hơn, giảm khámạnh việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là vốn vay dài hạn ( giảm từ 20.14% năm

2009 xuống còn 1.7% năm 2011)

e Nhận xét thông số khả năng sinh lời

Trang 26

Nhìn chung công ty đang cải thiện khá tốt trong các năm qua, đặc biệt chỉ

số ROA (tăng từ 12.52% năm 2009 lên 37.91% năm 2011) và ROE (tăng từ 29.41% năm 2009 lên 60.61% năm 2011) đang đứng ở mức rất cao Điều này cho thấy việc sử dụng vốn và tài sản của công ty rất hiệu quả Chỉ số lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận ròng biên có xu hướng tăng khá tốt (lợi nhuận gộp biên tăng từ 21.98% năm 2009 lên 29.92% năm 2011; lợi nhuận ròng biên tăng từ 11.23% năm 2009 lên 21.27% năm 2011)

3 Công ty CP Đường Lam Sơn, mã CK: LSS, thành lập năm 1986, hiện đặt trụ sở chính tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, khu vực Bắc Trung bộ (diễm)

3.1 Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009-2011 – PHỤ LỤC 3

3.2 Phân tích chỉ số và phân tích khối :

3.2.1 Phân tích chỉ số :

Bảng cân đối kế toán : ( Phụ lục 3 – Bảng 3.3)

Dựa vào bảng CĐKT, qua việc phân tích tài chính theo phương pháp phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang) ta có thể đánh giá được khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, cụ thể qua việc phân tích các chỉ tiêu của năm 2009-2011, ta thấy :

Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, bằng chứng là tổng tài sản tăng đều qua các năm, từ năm 2009 đến 2011, cụ thể :

Đối với tài sản thì năm 2010 TSNH tăng 102,63% so với năm 2009 tương ứng với 600,468 tỷ đồng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên nhanh chóng với tỷ lệ tăng 189,28%%, tương ứng với 303,141 tỷ đồng và TSNH khác tăng với tỷ lệ cao 461,84% tương ứng với 77,426 tỷ đồng, tuy nhiên năm

2010 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có xu hướng giảm mạnh với tỷ lệ giảm 51,16% tương ứng với giảm 63,671 tỷ đồng Qua năm 2011 TSNH tăng nhẹ 2,05% so với năm 2010, trong năm này công ty đã tăng mạnh các khoản phải thu ngắn hạn với tỷ lệ tăng 72,25%, tương ứng với 302,020 tỷ đồng, chứng

tỏ trong năm 2011 doanh nghiệp đã gia tăng lượng bán chịu, từ đó phải thu

Trang 27

khách hàng tăng đến 124,71%, đồng thời dự phòng nợ phải thu khó đòi cũng tăng cao theo một lượng 257,62% và tài sản ngắn hạn khác cũng tăng cao so với các chỉ tiêu khác với tỷ lệ tăng 56,75%, tương ứng 53,456 tỷ đồng TSDH năm 2010 giảm 11,75%% tương ứng giảm 48,517 tỷ đồng so với năm 2009 nguyên nhân là do sự giảm mạnh của các khoản đầu tư tài chính dài hạn, giảm đến 45,02% so với năm 2009, tương ứng giảm 92,563 tỷ đồng,nhưng chỉ tiêu khác chỉ ở mức tăng nhẹ, trong đó tăng cao nhất là tài sản dài hạn khác tăng 162,01% tương ứng với 5,449 tỷ đồng Trong năm 2011 TSDH tăng mạnh với mức tăng 169,46%, tương ứng với 617,448 tỷ đồng so với năm 2010, doanh nghiệp đã tập trung vào việc đầu tư vào TSCĐ vô hình như phần mềm máy tính,quyền sử dụng đất …, khiến cho TSCĐ vô hình tăng mạnh với tỷ lệ 501,88%, tương ứng 8,613 tỷ đồng à TSCĐ tăng mạnh với tỷ lệ tăng 274,27%, tương ứng 641,437 tỷ đồng, đồng thời doanh nghiệp cũng giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn một tỷ lệ 29,76% Việc tăng TSCĐ và giảm các khoản đầu tư tài chính dàihạn chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm đến việc tăng năng lực công ty, mở rộng kinh doanh, đầu tư các thiết bị, phần mềm hỗ trợ sản xuất, quản lý à tăng sức mạnh cạnh tranh.

Phần tổng nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng 55,31%, tương ứng với

551,951 tỷ đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 41,41% tương ứng với

641,799 tỷ đồng so với năm 2010 bởi những nguyên nhân sau :

Đối với nợ phải trả của công ty năm 2010 tăng 13,19% , tương ứng 41,873 tỷ đồng so với năm 2009 cụ thể là do nợ ngắn hạn của công ty tăng nhẹ 7,82%%, tương ứng với 21,235 tỷ đồng, trong khi nợ dài hạn lại tăng cao hơn với tỷ lệ 44,88%, tương ứng 20,637 tỷ đồng Năm 2011 nợ phải trả tăng 118,78% trong

đó nợ ngắn hạn tăng 70,21%, nhưng trong các khoản mục thuộc nợ ngắn hạn cóthể thấy các khoản vay ngắn hạn tăng mạnh đên 390,09% và nợ dài hạn lại còn tăng một mức khá cao 332,23% à đẩy nợ phải trả tăng khá cao trong năm 2011.Đối với vốn chủ sở hữu thì năm 2010 tăng cao 74,33%, tương ứng 499,217 tỷ đồng so với năm 2009 do sự tăng mạnh của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối với tỷ lệ khá cao 148,12%, đồng thời các nguồn kinh phí và quỹ khác năm 2010 tăng mạnh 387,92% so với năm 2009 à nguồn vốn tăng 74,71% Năm 2011vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 18,35%, tương ứng 214,902 tỷ đồng so với năm 2010 do

sự giảm vốn khác của chủ sở hữu với mức giảm 35,71%, bên cạnh đó nguồn kinh phí và quỹ khác lại giảm rất mạnh đến 87,33% à nguồn vốn chỉ tăng ở mức

Trang 28

nhẹ 17,99%, mặc dù có 2 chỉ tiêu giảm khá mạnh nhưng bù vào đó quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính tăng lần lượt so với năm 2010 là 96,63% và55,33%

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 3 – Bảng 3.4)

Qua phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011của công ty ta thấy LNST năm 2010 tăng 84,59%, tương ứng với 138,152 tỷ đồng so với năm

2009, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 tăng 21,71% so với năm 2009 Năm 2011 LNST của công ty vẫn duy trì mức tăng 36,99% tương ứng với 111,505 tỷ đồng là do doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá cao 51,35% Lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2010 tăng đến 79,78 % so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 thì lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty lại giảm nhẹ 5,09% so với năm 2010

3.2.2 Phân tích khối : Bảng cân đối kế toán ( Phụ lục 3 – Bảng 3.5)

Qua phân tích khối bảng CĐKT ta thấy:

Về tài sản: tỷ trọng TSNH chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn ½ tổng tài sản, năm

2009 chiếm 58,63%, năm 2010 chiếm 76,49%, năm 2011 chiếm 55,2% , trong

đó năm 2010 TSNH chiểm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm TSNH chiếm tỷ trọng cao, mà TSNH thì khả năng sinh lợi thấp hoặc không sinh lợi, nguyên nhân của việc tỷ trong TSNH cao: năm 2009,2010 do tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn khá cao, riêng 2011 các khoản phải thu ngắn hạn tăng rất mạnh đến 32,85% Tỷ trọng TSDH tăng giảm ko ổn định trong 3 năm 2009-2011bằng chứng là năm 2009 là 41,37%, đến năm 2010 giảmcòn 23,51%, năm 2011 tăng lại 44,8% Nguyên nhân là do năm trong năm 2010 thì các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm tương đối mạnh, từ 20,6% năm 2009còn 7,9% năm 2010, trong năm 2011, tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao đến 39,94% năm 2011(tăng rất cao so với 2010 là 15,09%) Điều này thể hiện, trong năm 2011 sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định giúp cho

cơ sỏ vật chất của công ty ngày càng tăng cường và quy mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng

Về tổng nguồn vốn: Nợ phải trả và nguồn vốn của công ty có tỷ trọng tăng giảm khác nhau trong tổng nguồn vốn qua 3 năm cụ thể là NPT năm 2009 chiếm 31,81%, năm 2010 chiếm 23,19%, năm 2011 chiếm 35,87%, Nguồn vốn chủ sơ

Trang 29

hữu năm 2009 chiếm 67,3%, năm 2010 chiếm 75,54%, năm 2011 chiếm

63,23% Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, cho thấy, doanh nghiệp chủ yếu dựa vào bên trong, mức độ phụ thuộc tài chính giảm, đáp ứng khả năng trả nợ dài hạn của doanh nghiệp

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 3 – bảng 3.6)

Qua phân tích khối báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm, ta thấy GVHB chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh thu và có xu hướng giảm so với năm 2009, điều này cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB của công ty đang được cố gắng làm tốt dần lên, đây là một điều khá tốt bởi lẽ khi giá vốn hàng bán giảm được thì doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng lên 1 cách đáng kể

Tỷ trọng khoản chi phí bán hàng của công ty có xu hướng giảm chứng tỏ công tác bán hàng có hiệu quả ngày càng cao nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại

có xu hướng tăng lên so với 2009 chứng tỏ doanh nghiệp đang chú trong tới việc thiết lập quản lý hiệu quả hơn Tỷ trọng lợi nhuận gộp và LNST của công ty

có xu hướng tăng lên so với năm 2009, mặc dù năm 2011 có giảm so với năm

2010 nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng GVHB có xu hướng giảm chứng tỏ việckinh doanh của công ty trong các năm gần đây khá tốt và hiệu quả kinh doanh đang có chiều hướng tăng

3.3 Phân tích các thông số tài chính : ( Phụ lục 3 – Bảng 3.7)

Một số các chỉ số tài chính sau :

Nhận xét doanh thu thuần :

Qua 3 năm ta có thể thấy doanh thu thuần của mía đường Lam Sơn tăng dần từ 2009-2011

Năm 2010 doanh thu tăng trưởng hàng năm 25% Đạt 1251 tỷ đồng, tăng 29%

Trang 30

Nhận xét thông số khả năng thanh toán :

Các thông số khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh có chiều hướng tăng đột biến vào năm 2010 và lại giảm mạnh ở năm 2011 , nhưng vẫn cao hơn năm 2009

Thông số khả năng thanh toán hiện thời năm 2009,2010 ở mức quanh 2 lần cho thấy trong 2 năm này được coi là hợp lý , cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hàng tốt Ở năm 2010 thì khả năng thanh toán hiện thời lại ở mức cao trên 4 lần,tăng một cách đột biến nguyên nhân của việc tăng đột biến này là do sự tăng mạnh của tài sản ngắn hạn, năm 2010 TSNH tăng gần như gấp đôi năm 2009,

nợ ngắn hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng nhanh không bằng

Thông số khả năng thanh toán nhanh cũng có sự biến động đột biến vào năm 2010(vì TSNH tăng mạnh, nợ Ngắn hạn tăng nhanh không bằng), tuy thông số này vẫn duy trì ở các mức trên 0.5 ,nhưng việc hệ số này biến động vượt quá khoảng từ 0.5-1 là điều bất thường ở đây Khả năng thanh toán nhanh vẫn ở mức cao cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn cỏ thể trả nợ bằng tiền và các khoản tương đương tiền

Tuy nhiên, hệ số thanh toán hiện thời >1 , khả năng thanh toán nhanh > 0.5 cho thấy doanh nghiệp vẫn giữ được mức an toàn trong hoạt động

Nhận xét thông số hoạt động :

Vòng quay khoản phải thu có xu hương giảm mạnh.Năm 2009 vòng quay khoản phải thu là 6,91 vòng nhưng năm 2010 lại giảm đi một nửa còn lại 3,2 vòng và năm 2011 tiếp tục giảm còn 2,81 vòng Lý do là do khoản phải thu ngắn hạn năm

2010 tăng gấp đôi năm 2009 từ 159,196 tỷ lên 418,018 tỷ đồng và tiếp tục tăng trong năm 2011 ở mức 720,038 tỷ đồng Trong khi đó doanh thu thuần có tăng nhưng tốc độ không nhanh bằng thời gian giải tỏa tồn kho ở mức không cao lắm

có xu hướng tăng vào năm 2010, nhưng 2011 lại giảm xuống thấp nhất trong 3 năm, vì trong năm này, giá đường tăng mạnh, là năm mà ngành đường ăn nên

Trang 31

làm ra, đặt biệt là đối với Lam Sơn, doanh thu năm 2011 là cao nhất, vì thế mà thời gian giải tỏa tồn kho giảm mạnh từ hơn 60 ngày năm 2010, còn 50 ngày năm 2011 Các kỳ thu tiền bình quân tăng khá mạnh vào năm 2011, có thể nhìn thấy chính sách bán tín dụng của doanh nghiệp được nới lỏng và bán chịu nhiềuhơn, nhưng kỳ trả tiền bình quân có xu hướng giảm.

Chỉ tiêu này có xu hướng giảm, cho thấy tốc độc chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền giảm dần chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ tiền thu về quỹ càng chậm,

kỳ thu tiền càng dài Đồng thời, Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên rất mạnh, có thể là do nguyên nhân chính sách giám sát các khoản nợ với khách hàng còn kém

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho không có biến động mạnh, chỉ giảm một lượng vào năm 2010 Năm 2009 là 7,01 vòng và năm 2010 là 5,76 vòng, năm 2012 là 7,1 vòng Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, số ngày hàng lưu thông trong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao Bên cạnh đó chỉ tiêu vòng quay tài sản cũng ổn định qua các năm

Nhận xét cơ cấu vốn :

Cơ cấu vốn của công ty trong năm 2011 vẫn mức khá an toàn, với mức vay nợ không quá cao (với hệ số nơ 35,87% năm 2011) Đặc biệt, xét trong các năm qua công ty có sự ổn định trong cơ cấu vốn khi tỷ lệ VCSH/ tổng tài sản là ổn định, tăng giảm với những mức không đáng kể, từ 67,3% năm 2009 tăng

75,54% năm 2010, và giảm còn 63,23 5 năm 2011 Năm 2011, tăng khá mạnh

về việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là vốn vay dài hạn, từ 4,3 % năm 2010 tăng gấp 3 lần lên đến 13,14 % Tổng nợ vay ngân hàng tính đến 31/12/2011 khoảng

455 tỷ đồng Trong đó, vay ngắn hạn là 290 tỷ đồng, vay dài hạn khoảng 165 tỷ đồng Sở dĩ, nợ vay tăng cao đột biến trong năm 2011 so với các năm 2010 do Công ty đang thực hiện một số dự án đầu tư lớn tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật Nợ vay tăng cùng với mức lãi suất chi trả cao hơn so với trung b.nh các năm trước là nguyênnhân dẫn đến chi phí lãi vay trong năm tăng

Nhận xét thông số khả năng sinh lợi :

Trang 32

Biểu đồ 1 : thông số khả năng sinh lời

Biểu đồ 2 : EPS

Biểu đồ 3 : lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận gộp

Lợi nhuận sau thuế là 413 tỷ đồng, tăng 111 tỷ (tương đương 37%) so với năm

2010 Lợi nhuận sau thuế tăng góp phần làm gia tăng lợi ích của cổ đông mẹ vớicùng tỷ lệ là 37% Nộp ngân sách hơn 200 tỷ đồng là công ty nằm trong Top

1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất của Việt Nam liên tục trong nhiều năm.Lợi nhuận gộp tăng qua 3 năm, cao nhất là năm 2011 do doanh thu thuần năm

2011 tăng mạnh Lợi nhuận gộp biên tăng mạnh trong năm 2010 ,từ 21% năm

2009 lên đến 36% năm 2010 Năm 2011,Lợi nhuận gộp tăng cao , tuy nhiên lợi nhuận gộp biên lại giảm từ 36% xuống còn 30%

EPS năm 2011 đạt 9.156 đồng thấp hơn năm 2010là 9.647 đồng cao hơn năm

2009 là 5633 đồng, do trong năm 2011 công ty thực hiện tăng vốn từ 400 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông.Lợi nhuận ròng biên tăng giảm không đáng kể, mặc dù doanh thu thuần năm

2011 tăng đột biến, hàm lượng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu tăng giảm không đáng kể qua 3 năm ( năm 2009 : 15%, 2010 : 23%, 2011 :20%)

Chỉ tiêu ROA có mức tăng nhẹ vào năm 2010 từ 16% năm 2009, tăng lên 19% năm 2010, và giữ nguyên đến năm 2011 ROA như vậy là tương đối ổn định Chỉ tiêu ROE tăng dần qua các năm, chỉ tiêu này của công ty càng tăng chứng tỏ khả năng sinh lợi của công ty ngày càng cao

Qua các biểu đồ trên, ta thấy tình hình kinh doanh của công ty mía đường lam sơn trong giai đoạn 2009-2011, tương đối ổn định Hầu hết các thông số khả năng sinh lợi đều ở mức tương đối tốt, có những biến động tăng giảm theo hướng tích cực

4 Công ty CP Đường Ninh Hòa, mã CK: NHS, thành lập năm 1994, hiện đặt trụ sở chính tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, khu vực duyên hải miền Trung (mỹ)

4.1 Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009-2011- PHỤ LỤC 4

Trang 33

4.2 Phân tích chỉ số và phân tích khối :

- Nhận xét về doanh thu thuần

Qua 3 năm ta có thể thấy doanh thu thuần của mía đường Ninh Hòa tăng dần từ 2009-2011.Nguyên nhân cơ bản tạo ra sự tăng trưởng doanh thu đột biến như năm 2011 là do giá đường tăng cao so với năm 2010 Cụ thể:

Năm 2010 doanh thu tăng 54,5% (tăng 154.275.230.375 đồng)so với năm 2009.Năm 2011, doanh thu bán hàng tăng 79,44%(tăng 347.365.224.214 đồng) so vớinăm 2010

4.2.1 Phân tích chỉ số

Phụ lục 4 – Bảng 4.3

Dựa vào bảng CĐKT, qua việc phân tích tài chính theo phương pháp phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang) ta có thể đánh giá được khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, cụ thể qua việc phân tích các chỉ tiêu của năm 2009-2011, ta thấy :

Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, bằng chứng là tổng tài sản tăng đều qua các năm, từ năm 2009 đến 2011, cụ thể :

Đối với tài sản thì năm 2010 TSNH tăng 56.84% so với năm 2009 chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên với tỷ lệ tăng 97.40% và TSNH khác tăng với tỷ lệ khá cao 122.77%, tuy nhiên năm 2010 tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm mạnh với tỷ lệ giảm 96.17% Qua năm 2011 TSNH tăng 123.10% so với năm 2010, đặc biệt hàng tồn kho tăng đến 468.74% Hàng tồn kho tăng lên thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp có sự tăng lên TSDH năm 2010 tăng 137.87% so với năm 2009 nguyên nhân là do tăng đều các khoản, như tài sản cố định tăng 122.54%, các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 181.30%, tài sản dài hạn khác tăng 197.01% Trong năm

2011 TSDH tăng 23.29% so với năm 2010, mức tăng này chủ yếu do các khoản đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng tăng với tỷ lệ tăng 88.74%

Trang 34

Phần nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng 48.30% so với năm 2009, năm

2011 tăng 25.27% so với năm 2010 vì :

Đối với nợ phải trả của công ty năm 2010 tăng 259.05% so với năm 2009 cụ thể

là do nợ dài hạn của công ty tăng lên đến 1006.07% trong khi nợ ngắn hạn tăng87,24% Năm 2011 nợ phải trả tăng 80.89% trong đó nợ ngắn hạn tăng 125.51%

và nợ dài hạn tăng 3.34%

Đối với vốn chủ sở hữu thì năm 2010 tăng 55.01% so với năm 2009, năm 2011 tăng 25.27% so với năm 2010

Báo cáo hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 4 – Bảng 4.4)

Qua phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011của công ty ta thấy LNST năm 2010 tăng 38.00% so với năm 2009, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 tăng 54,52% so với năm 2009 vì thế tuy các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009 nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn tăng

4.2.2 Phân tích khối

Bảng cân đối kế toán ( Phụ lục 4 – Bảng 4.5)

Qua phân tích khối bảng CĐKT ta thấy:

Về tài sản: tỷ trọng TSDH chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn ½ tổng tài sản, năm

2009 chiếm 53.62%, năm 2010 chiếm 63.68%, năm 2011 chiếm 67.69% TSNH chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong TSDH à thuận lợi cho việc sản xuất, phân phối… sản phẩm Tuy nhiên, công ty đang có xu hướng giảm TSNH, chủ yếu là giảm tồn kho bằng chứng là từ năm 2009-2011 lượng tồn kho giảm từ 16.34% xuống 6.09% Điều này thể hiện công

ty đang kinh doanh thuận lợi, tồn kho giảm giúp vốn được luân chuyển và giảm được các khoản chi phí

Về nguồn vốn: nguồn vốn chiểm tỷ trọng cao so với nợ phải trả, năm 2009

nguồn vốn chiếm 75.33% trong tổng nguồn vốn, từ năm 2009 đến năm 2011 nguồn vốn có xu hướng giảm mạnh, giảm từ 75.33% xuống 45.57% Còn nợ phải trả tăng 1 lượng lớn trong nguồn vốn, tăng từ 24.67% năm 2009 tăng lên 54.43% Điều nay cho thấy công ty có xu hướng sử dụng vốn vay để kinh doanh,rủi ro sẽ cao hơn

Trang 35

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 4 – Bảng 4.6)

Qua phân tích khối báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy GVHB chiếm

tỷ trọng cao trong tổng số doanh thu và tăng dần qua các năm, điều này cho thấyviệc quản lý các khoản chi phí trong GVHB của công ty không tốt tỷ trọng các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có xu

hướng giảm chứng tỏ công tác bán hàng và quản lý của công ty có hiệu quả càng cao Tỷ trọng lợi nhuận gộp và LNST của công ty có xu hướng giảm

nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng GVHB có xu hướng tăng chứng tỏ việc kinh doanh của công ty trong các năm gần đây không được tốt và hiệu quả kinh doanh đang có chiều hướng giảm

Phân tích thông số tài chính( Phụ lục 4 – Bảng 4.7)

- Khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm do công ty đang chủ động gia tăng việc sử dụng vốn vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh để gia tăng sản lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng

Hiệu quả hoạt động

- Cơ cấu vốn

2009 2010 2011

Nợ dài hạn/Tổng tài sản 4.6125 25.472 19.882

Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản 20.055 18.748 34.553 Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản 72.073 55.78 45.565

Trang 36

Cơ cấu vốn của công ty từ năm 2009-2011 đang trong trạng thái khá không an toàn khi mà mức vay nợ chiếm khá cao và có xu hướng tăng trong các năm (năm 2009 tổng nợ/tổng TS chiếm 24.66%, năm 2010 chiếm 44.22%, năm 2011 chiếm 54,43%) làm cho tỷ lệ VCSH/Tổng TS đang giảm dần(từ 72.07% năm

2009 xuống còn 45.57% năm 2011) Hơn nữa tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng TS chiếm với tỷ trọng cao so với tỷ lệ nợ dài hạn/tổng TS Những điều này làm cho tình hình kinh doanh của công ty sẽ dễ gặp nhiều rủi ro hơn vì khi đến hạn thanh toán nợ ngắn hạn mà công ty không đủ tiền để trả thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đếntình hình kinh doanh của công ty

Khả năng sinh lời

Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua tình hình kinh doanh của công ty không được tốt lắm khi mà lợi nhuận gộp biên tăng không đáng kể và còn đang có xu hướng giảm (năm 2009 là 26.99% tăng lên 27.65% vào năm 2010 và giảm xuống còn 18.26% năm 2011) và lợi nhuận ròng biên cũng có xu hướng giảm (giảm từ 22.70% năm 2009 xuống 20.27% năm 2010 và năm 2011 giảm còn

10.28%) Các chỉ số ROA và ROE đều giảm trong 3 năm (năm 2009 ROA giảm

từ 30.46% xuống 20.99% vào năm 2010 và giảm còn 13.46 % ở năm 2011, ROEnăm 2009 là 42.27% năm 2009 giảm xuống 37.63% năm 2010 và giảm còn 29.54% năm 2011

5 Công ty CP Đường Bourbon Tây Ninh, mã CK: SBT, thành lập năm 1995, hiện đặt trụ sở chính tại huyện Tân Châu, tỉnh tây Ninh, khu vực Đông Nam bộ (sơn)

5.1 Tình hình tài chính công ty giai đoạn 2009-2011 – PHỤ LỤC 5 5.2 Phân tích tài chính

Phân tích chỉ số và phân tích khối:

- Phân tích chỉ số:

Bảng cân đối kế toán ( Phụ lục 5 – Bảng 5.3 )

Trang 37

Dựa vào bảng CĐKT, qua việc phân tích tài chính theo phương pháp phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang) ta có thể đánh giá được khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, cụ thể qua việc phân tích các chỉ tiêu của năm 2009-2011, ta thấy :

Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, bằng chứng là tổng tài sản tăng đều qua các năm, từ năm 2009 đến 2011, cụ thể :

Đối với tài sản thì năm 2010 TSNH tăng 45,67% so với năm 2009 chủ yếu là do TSNH khác tăng với tỷ lệ khá cao 158,08%, tuy nhiên năm 2010 tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng mạnh với tỷ lệ tăng 249,35% Qua năm 2011 TSNH tăng 20,20% so với năm 2010, trong năm này lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm với tỷ lệ giảm 29,86% và hàng tồn kho giảm nhẹ với tỷ lệ giảm 3,92% TSDH năm 2010 giảm 11,99% so với năm 2009

nguyên nhân là do TSCĐ giảm nhẹ (giảm 9,22%) và sự giảm mạnh của TSDH khác trong khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng giảm theo với tỷ lệ giảm 17,82% Trong năm 2011 TSDH tăng 17,59% so với năm 2010, doanh nghiệp tập trung vào việc đầu tư các công ty con, các công ty lien kết => các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh với tỷ lệ tăng 67,19% Việc tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn và giảm TSCĐ chứng tỏ doanh nghiệp quan tâm đến việc mở rộng …

Phần nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng 6,01% so với năm 2009, năm 2011 tăng 18,71% so với năm 2010

Đối với vốn chủ sở hữu thì năm 2010 tăng 8,57% so với năm 2009, năm 2011 tăng 0,25% so với năm 2010

Báo cáo hoạt động kinh doanh( Phụ lục 5 – Bảng 5.4)

Qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011 của công ty ta thấy LNST năm 2010 tăng 64,38% so với năm 2009, nguyên nhân là

do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 tăng 43,27%

so với năm 2009 vì thế tuy các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 có tăng hơn

so với năm 2009 với tỷ lệ tăng 29,86% nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn tăng tương đương tỷ lệ là 43,29%

Phân tích khối

Trang 38

Bảng CĐKT ( Phụ lục 5 – Bảng 5.5)

Qua phân tích khối bảng CĐKT ta thấy:

Về tài sản: tỷ trọng TSDH chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn ½ tổng tài sản, năm

2009 chiếm 68,79%, năm 2010 chiếm 57,11%, năm 2011 chiếm 56,57% TSDH chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do TSCĐ chiếm tỷ trọng cao trong TSDH => tính sinh lợi cao Tuy nhiên, công ty đang có xu hướng giảm TSDH, chủ yếu là giảm các khoản đầu tư dài hạn bằng chứng là từ năm 2009-2011 công ty đang

có xu hướng tăng TSNH cụ thể là năm 2009 TSNH chiếm 31,21%, năm 2010 chiếm 42,89%, năm 2011 chiếm 43,43%

5.3 Phân tích thông số tài chính ( Phụ lục 5 – Bảng 5.7)

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009, trong đó năm

2009 khả năng thanh toán hiện thời là 3.41 và năm 2010 là 5.95 và khả năng thanh toán nhanh năm 2009 là 1.63 và năm 2010 là 3.88 Khả năng thanh toán của công ty năm 2011 giảm so với năm 2010, trong đó năm 2010 khả năng thanh toán hiện thời là 5.95 và năm 2011 là 2.00 và khả năng thanh toán nhanh năm 2010 là 3,88 và năm 2011 là 1.44.Nhìn chung các hệ số thanh toán biến đổikhông quá lớn Hệ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1, cho thấy công ty vẫn giữ được mức an toàn trong hoạt động

- Hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động đang thể hiện sự cải thiện trong các nẳm qua, nổi bật nhất làvòng quay tồn kho với mức tăng từ 2.44 vòng năm 2010 lên 5.06 vòng năm 2011cho thấy sản lượng tiêu thụ tăng và không có tồn kho trong thời gian lâu Vòng quay tài sản cũng đang cải thiện rất tốt (tăng từ 0.58 vòng năm 2010 lên 0.96 vòng năm 2011) Điều này chúng tỏ hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao và cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty đang dần hiệu quả hơn

Trang 39

Cơ cấu vốn

Nợ dài hạn/ Tổng tài sản 1,5449 1,3437 1,055

Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản 9,1636 7,2045 21,709 Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản 89,291 91,452 77,236

Cơ cấu vốn của công ty từ năm 2009-2011 đang trong trạng thái khá an toàn khi

mà mức vay nợ chiếm khá thấp và có xu hướng tăng chậm qua các năm (năm

2009 tổng nợ/tổng TS chiếm 10.709%, năm 2010 chiếm 8.55%, năm 2011 chiếm22.76%) làm cho tỷ lệ VCSH/Tổng TS ở mức khá cao(89.29% năm 2009 tăng lên 91.45% năm 2010 và 77.23% năm 2011) Điểu này giúp công ty giảm được rủi ro trong kinh doanh, có thể thực hiện được các chiến lược đề ra

- Khả năng sinh lời

Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua tình hình kinh doanh của công ty không ồn định khi mà lợi nhuận gộp biên tăng từ năm 2009 là 26.33% tăng lên 34.76% vàgiảm còn 29.43% ở năm 2011 và lợi nhuận ròng biên cũng không ổn định, cụ thể là năm 2009 là 27.25% tăng ở năm 2010 đạt 31.26% và giảm ở 2011 còn 26.97% trong khi các chỉ số ROA và ROE tăng đều qua các năm Chỉ số ROA

Ngày đăng: 30/03/2014, 15:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG LIỆT KÊ CÁC PHẦN CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐẢM NHIỆM - Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến
BẢNG LIỆT KÊ CÁC PHẦN CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐẢM NHIỆM (Trang 1)
Bảng cân đối kế toán - Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến
Bảng c ân đối kế toán (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w