Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009-2011 PHỤ LỤC 6 6.2 Phân tích chỉ số và phân tích khối :

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến (Trang 40 - 43)

5. Công ty CP Đường Bourbon Tây Ninh, mã CK: SBT, thành lập năm 1995, hiện đặt trụ sở chính tại huyện Tân Châu, tỉnh tây Ninh, khu

6.1. Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009-2011 PHỤ LỤC 6 6.2 Phân tích chỉ số và phân tích khối :

6.2. Phân tích chỉ số và phân tích khối :

- Nhận xét về doanh thu thuần:

Qua 3 năm ta có thể thấy doanh thu thuần của mía đường Quãng Ngãi tăng dần từ 2009-2011. Cụ thể:

Năm 2010 doanh thu tăng 40,64% (tăng 723.695.635.398 đồng) so với năm 2009.

Năm 2011, doanh thu bán hàng tăng 58,97%(tăng 1.476.918.634.208 đồng) so với năm 2010.

- Phân tích chỉ số :

Bảng cân đối kế toán ( Phụ lục 6 – Bảng 6.3)

Dựa vào bảng CĐKT, qua việc phân tích tài chính theo phương pháp phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang) ta có thể đánh giá được khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, cụ thể qua việc phân tích các chỉ tiêu của năm 2009-2011, ta thấy :

Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, bằng chứng là tổng tài sản tăng đều qua các năm, từ năm 2009 đến 2011 (năm 2010 tăng 17,69% so với năm 2009, năm 2011 tăng 92,34% so với năm 2010), cụ thể :

Đối với tài sản thì năm 2010 TSNH tăng 17,06% so với năm 2009 chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên nhanh chóng với tỷ lệ tăng 57,51% và hàng tồn kho tăng với tỷ lệ khá cao 19,16%. Qua năm 2011 TSNH tăng mạnh với tỷ lệ tăng 63,49% so với năm 2010, trong năm này công ty tăng các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn một cách nhanh chóng với tỷ lệ tăng 186,03% và hàng tồn kho tăng nhẹ với tỷ lệ tăng 11,31%, tuy nhiên trong năm này công ty lại giảm nhẹ các khoản phải thu ngắn hạn với tỷ lệ 7,94%. Hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng lên thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp có sự tăng lên. TSDH năm 2010 tăng 18,89% so với năm 2009 là do TSCĐ tăng (tăng 14,24%) và sự tăng lên của TSDH khác. Trong năm 2011 TSDH tăng mạnh với tỷ lệ tăng 146,13% so với năm 2010 nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đã tập trung mạnh mẽ vào việc đầu tư những máy móc, thiết bị nhà xưởng à TSCĐ tăng mạnh với tỷ lệ tăng 158,93% , các khoản đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng tăng mạnh mẽ với tỷ lệ tăng 130,54%. Việc doanh nghiệp đột nhiên tăng mạnh TSDH trong năm 2011 chứng tỏ doanh nghiệp đang quan tâm đến việc tăng năng lực công ty, mở rộng kinh doanh, nhằm mục đích tăng tính sinh lợi.

Phần nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng 17,69% so với năm 2009, năm 2011 tăng 92,34% so với năm 2010 vì :

Đối với VCSH thì năm 2010 tăng 113,84% so với năm 2009 nhưng nợ phải trả của công ty năm 2010 giảm 7,59% so với năm 2009 cụ thể là do nợ ngắn hạn giảm 36,53% trog khi nợ dài hạn tăng 40,32%. Điều này chứng tỏ công ty muốn tăng quy mô kinh doanh nên đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ, việc tài trợ này sẽ đem lại sự an toàn về mặt tài chính. Năm 2011 công ty tăng mạnh cả về nợ phải trả và VCSH, cụ thể là về nợ phải trả năm 2011 công ty tăng 64,53% so với năm 2010 nguyên nhân là do năm 2011 nợ ngắn hạn tăng 130,99% và nợ dài hạn tăng 14,76% so với năm 2010. Về VCSH năm 2011 công ty tăng

138,50% so với năm 2010, việc tăng mạnh VCSH trong năm 2011 chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối để lại tăng lên, điều này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh trong năm đem lại hiệu quả.

Báo cáo hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 6 – Bảng 6.4)

Qua phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011 của công ty ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong các năm qua khá tốt vì LNST năm 2010 tăng 126,98% so với năm 2009, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 tăng 38,95% so với năm 2009 vì thế tuy các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009 với tỷ lệ tăng 14,49% nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn tăng tương đương tỷ lệ là 40,64%, ngoài ra, năm GVHB năm 2010 tăng nhẹ với tỷ lệ tăng 31,73% so với

năm 2009. Năm 2011, LNST của công ty tăng 135,91% là do doanh thu thuần năm 2011 tăng 58,97% so với năm 2010 và GVHB năm 2011 chỉ tăng 50,67% so với năm 2010.

- Phân tích khối : Bảng CĐKT ( Phụ lục 6 – Bảng 6.5)

Qua phân tích khối bảng CĐKT ta thấy:

Về tài sản: tỷ trọng TSNH chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn ½ tổng tài sản, năm 2009 chiếm 65,43%, năm 2010 chiếm 65,09%, năm 2011 chiếm 55,33% TSNH chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do tồn kho và các khoản phải thu tài ngắn hạn và các khoản đàu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong TSNH à tính sinh lợi không cao. Tuy nhiên, công ty đang có xu hướng giảm TSNH, chủ yếu là giảm những khoản phải thu ngắn hạn và giảm tồn kho để đầu tư cho TSDH bằng chứng là từ năm 2009-2011 công ty đang có xu hướng tăng TSDH cụ thể là năm 2009 TSDH chiếm 34,55%, năm 2010 chiếm 34,91%, năm 2011 chiếm 44,67% mà chủ yếu là tăng TSCĐ. Điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định giúp cho cơ sỏ vật chất của công ty ngày càng tăng cường và quy mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng.

Về nguồn vốn: Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng công ty đang có xu hướng giảm dần các khoản nợ phải trả cụ thể là NPT năm 2009 chiếm 78,73%, năm 2010 chiếm 61,82%, năm 2011 chiếm 52,88%. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là nợ ngắn hạn tuy nhiên nợ ngắn hạn cũng đang có xu hướng giảm xuống (năm 2009 NNH chiếm 49,09%, năm 2010 chiếm 26,47%, năm 2011 chiếm 31,79%) nhằm đáp ứng tốt hơn khả năng chi trả của doanh nghiệp vì các khoản nợ ngắn hạn đến thời hạn thanh toán nhanh, công ty cũng đang co xu hướng giảm các khoản nợ dài hạn (năm 2009 NDH chiếm 29,64%, năm 2010 chiếm 35,35%, năm 2011 chiếm 21,09%). VCSH của công ty đang tăng lên một cách khá nhanh cụ thể là năm 2009 VCSH chiếm 20,91%, năm 2010 chiếm 38%, năm 2011 chiếm 47,12%. Điều này chứng tỏ mức độ rủi ro của công ty đang thấp dần. Điều này đồng nghĩa với mức tự chủ trong kinh doanh của công ty càng tăng.

Qua phân tích khối báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy GVHB chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh thu và giảm dần qua các năm (năm 2009 GVHB chiếm 82,62%, năm 2010 chiếm 77,39%, năm 2011 chiếm 73,35%), điều này cho thấy công ty đang cố gắng trong việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB giảm xuống, tỷ trọng các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có xu hướng tăng nhẹ. Tỷ trọng lợi nhuận gộp và LNST của công ty có xu hướng tăng nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng GVHB có xu hướng giảm chứng tỏ việc kinh doanh của công ty trong các năm gần đây kinh doanh đang có hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w