- CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI (QNS)
6. Dự toán báo cáo tài chính
6.2. Dự toán báo cáo tài chính 2012 & 2013 của LSS
Năm 2012 kết quả hoạt động kinh doanh của LSS sẽ gặp một số khó khăn do giá bán đường giảm, trong khi chi phí sản xuất tăng do giá thu mua mía ở mức cao, chữ đường giảm và chi phí khấu hao tăng. Doanh thu năm 2012 được dự báo ở mức là 1.950 giảm 3,7%, lợi nhuận trước thuế của LSS là 203 tỷ đồng giảm 60% và lợi nhuận sau thuế là 148 tỷ đồng giảm 64% vì LSS là doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực chế biến nông sản nên được giảm 30% thuế TNDH năm 2012.
Năm 2012, chi phí giá vốn gia tăng khoảng 12,3% so với năm 2011 do chi phí thu mua nguyên liệu cao hơn cùng kỳ năm trước, chi phí khấu hao cũng gia tăng do việc nâng cấp nhà máy đường số 2 đã hoàn thành và đi vào hoạt động, chữ đường thấp do yếu tố thời tiết và việc phải lưu trữu dài ngày trong những tháng đầu năm do LSS chỉ hoạt động với nhà máy số 1 đã ảnh hưởng đến chất lượng mía.
Lợi nhuận gộp năm 2012 giảm mạnh 41,1% so với năm 2011 do giá bán đường giảm trong khi giá vốn tăng do chi phí mua mía tăng, chữ đường thấp cà chi phí khấu hao tăng ( vì nhà máy 2 đi vào hoạt động đầu tháng 3/2012 với tổng công suất 8000 tấn mía ngày, tổng chi phí đầu tư của nhà máy mới là khoảng 800 tỷ đồng, vì vậy chi phí khấu hao ước tính sẽ tăng 60 tỷ đồng so với năm 2011).
Thoái vốn bớt khoản đầu tư tài chính
LSS thông báo đã bán bớt 54% trong tổng số 2,97 triệu chứng chỉ quỹ VFMVF4. Vào ngày 30/6/2012, giá trị sổ sách của số chứng chỉ quỹ này ở mức 10.150 đồng/đơn vị. Tuy nhiên, LSS đã bán số chứng chỉ quỹ này với mức giá khoảng 4.100 đồng/đơn vị (khoảng 40% giá trị sổ sách), vì vậy LSS chịu lỗ khoảng 9,7 tỷ đồng từ giao dịch này. Lưu ý rằng LSS đã trích lập dự phòng đầy đủ cho khoản đầu tư này trong năm nay nên việc bán bớt số chứng chỉ quỹ này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả của LSS trong năm 2012.
Doanh thu tài chính năm 2012 giảm khoảng 78,8% so với năm 2011 do lãi suất huy động tiền gửi VND giảm và tiền chuyển sang đầu tư vào TSCĐ. Chi phí tài chính tăng khoảng 45,4% do tăng chi phí lãi vay không còn được vốn hóa.
LSS vốn có lợi thế hơn các doanh nghiệp đường đang niêm yết về quy mô vùng trồng nguyên liệu, sản lượng mía và sản lượng đường sản xuất hàng năm. LSS cũng thuộc nhóm có chỉ số EPS cao và P/E thấp (EPS 2011 đạt hơn 9000
đồng/cp, P/E chỉ cở mức 2-3 lần). Tuy nhiên, với những khó khăn từ đầu niên vụ 2011/2012 đến nay, dự báo EPS 2012 sẽ giảm mạnh còn khoảng 3000 đồng/cp. Lượng đường tồn kho của LSS năm 2012 tăng cao (ước tính tăng 133% so với năm 2011) vì nhu cầu tiêu thụ chủ yếu của ngành đường trong năm 2012 do tăng trưởng kinh tế yếu, vụ mía thu hoạch chậm và tiến độ nâng công suất nhà máy số 2 bị chậm đã làm cho lượng đường tồn kho tại các công ty mía đường tăng mạnh. Tại ngày 30/09/2012, lượng đường tồn kho của LSS tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 6000 tấn. Hơn nữa, vụ mía ép 2011-2012 bắt đầu vào tháng 11 vừa qua sẽ làm cho lượng đường tồn kho của LSS thậm chí lớn hơn. Điều này cho thấy rằng vấn đề hàng tồn kho của LSS sẽ tiếp tục ít nhất đến khi mùa vụ ép kết thúc vào tháng 4 năm 2013.
Theo MBKE, tình trạng hàng tồn kho cao đã buôôc Mía đường Lam Sơn phải tăng nguồn vốn vay ngắn hạn thêm 420%, lên 878 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2012. Điều này sẽ tạo gánh nặng chi phí lãi vay cho công ty trong quý IV/2012 và quý I/2013.
Tính đến quý III/2012, Chi phí lãi vay tăng 122,2%, chủ yếu do nợ vay ngắn hạn tăng hơn 111%,mà nợ ngắn hạn tăng là do:
· Tài trợ cho các khoản phải thu và tồn kho: tính từ Q4 năm trước đến hết Q3 năm nay, LSS đã tăng mức nợ vay ngắn hạn từ 290 tỷ lên hơn 870 tỷ đồng. Năm 2012 dường như đã phải sử dụng đến nợ vay để cho trả cho người nông dân, mua mía lưu kho và vận hành nhà máy.
· Việc LSS hoàn thành nâng cấp nhà máy đường số 2 đã giúp công suất nhà máy tăng từ 4,000 tấn/ngày lên 8,000 tấn/ ngày. Tổng công suất nhà máy của LSS đã tăng lên 10,500 tấn/ngày, cao nhất trong các công ty hoạt động trong ngành. Tổng số tiền đầu tư dự
kiến lên đến 240 tỷ đồng trong khi trên BCTC từ Q4/2011 đến Q3/2012, mức nợ vay dài hạn lại không thay đổi nhiều (Quý I
khoảng 170 tỷ, quý II tăng lên hơn 190 tỷ, quý III giảm còn 144 tỷ) à việc đầu tư vào TSCĐ cũng như nhu cầu vốn lưu động sẽ tăng, làm tăng các khoản vay ngắn hạn à như vậy, có nhiều khả năng công ty đã dùng hơn 50 tỷ đồng nợ ngắn hạn phục vụ cho mục đích này. Trong khi nợ ngắn hạn tăng mạnh thì các khoản nợ dài hạn tăng nhẹ (ước tính tăng khoảng 8% so với năm 2011) nguyên nhân chủ yếu là do tăng mạnh khoản phải trả dài hạn khác.
Năm 2012, công ty mía đường Lam Sơn đã đầu tư xây dựng, lắp ráp bổ sung hơn 4000 tấn thiết bị nhà máy đường số 2 và trang bị thêm những máy móc, sửa sang lại nhà xưởng do đó TSCĐ dự kiến tăng hơn 55% so với năm 2011.
Vốn chủ sở hữu năm 2012 so với năm 2011 không có thay đổi lớn, tính đến quý III/2012 VCSH giảm nhẹ (giảm hơn 94 tỷ) vì vậy năm 2012 VCSH dự tính giảm khoảng 7% so với năm trước.
Triển vọng ngành đường cho năm 2013
Sự sụt giảm của giá đường trong năm 2012 đã ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của LSS, nhưng điều này có thể sẽ kết thúc trong năm 2013. Việc mở rộng diện tích vùng nguyên liệu và công suất nhà máy sẽ cũng cố triển vọng tăng trưởng của LSS. Hơn nữa, nhà máy điện mới sẽ giúp LSS hoàn thành chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất mía đường. Chỉ số định giá rẻ (PER 2,6x) và lợi tức cổ tức cao (11 %).
Sản lượng đường sản xuất tăng 14% n/n trong vụ tới. Diện tích vùng nguyên liệu của LSS tăng 14% n/n lên 17.500 ha cho vụ ép 2012-2013 đang diễn ra. Ngoài ra, năng suất mía và chữ đường (tỷ lệ thu hồi đường) cũng được dự báo ổn định ở mức 70 tấn/ha và 10%. Vì vậy, chúng tôi ước tính sản lượng đường sản xuất của LSS sẽ tăng 14% lên 122.500 tấn trong vụ 2012-2013.
Mở rộng công suất ép mía thêm 60% n/n. LSS đã mở rộng công suất ép mía thêm 61% từ 6.500 lên 10.500 tấn mía/ngày trong vụ 2012-2013. Nhờ vậy, công suất ép mía của LSS hiện tại đã vượt rất xa so với ngưỡng công suất từ 6.000- 8.000 tấn mía ngày mà nhà máy đường có thể đạt hiệu quả hoạt động theo quy mô (economies of scale).
Giá mía nguyên liệu giảm giúp lợi nhuận hồi phục. Do lợi nhuận năm 2012 bị ảnh hưởng mạnh vì giá đường giảm 11%, LSS đã giảm giá mua mía nguyện liệu 17,4% n/n xuống còn 950.000 đồng/tấn trong vụ 2012-2013. Chi phí mía nguyên liệu chiếm khoảng 80% giá thành sản xuất nên việc giảm giá mía giúp LSS giảm giá thành sản xuất khoảng 14% trong năm 2013. Với chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung dự tính sẽ giảm trong năm 2013 vì vậy giá vốn hàng bán dự tính sẽ giảm khoảng 4% so với năm 2012. Dựa vào giả định giá đường không đổi trong năm tới nên ước tính lợi nhuận gộp biên của LSS sẽ hồi phục từ khoảng 15% trong năm 2012 lên khoảng 33% trong năm 2013.
Theo báo cáo phân tích của công ty cổ phần chứng khoán MayBank Kim Eng (MBKE), cổ phiếu LSS của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn được dự báo nhiều tín hiệu tốt vào năm 2013. Trong đó, tăng trưởng doanh thu dự kiến đạt 8,5%, tương đương hơn 2.100 tỷ đồng nhờ sản lượng đường tiêu thụ có thể tăng 14%.
Ngoài ra, chi phí tài chính ròng của mía đường Lam Sơn cũng được dự báo giảm từ 38% năm 2012 xuống còn 17% năm 2013 nhờ việc điều chỉnh lãi suất thị trường à lợi nhuận ròng năm 2013 của mía đường Lam Sơn có thể tăng 61%, lên gần 240 tỷ đồng à điều này dự báo EPS năm 2013 sẽ tăng khoảng 5000 đồng/cp. Tuy nhiên, yếu tố rủi ro vẫn có thể xuất hiện và gây tác động khi giá đường có nguy cơ giảm thêm 5-10% vào năm tới.
Giá mía có xu hướng giảm trong năm 2013, điều này sẽ giúp công ty giảm bớt được lượng hàng tồn kho trong năm cũ, tuy nhiên, vì vụ ép mía 2012-2013 bắt đầu vào tháng 11 vừa qua, nên vấn đề hàng tồn kho vẫn phải chịu ít nhất là đến tháng 4 năm 2013 à dự tính hàng tồn kho năm nay sẽ giảm nhẹ khoảng 25% so với năm 2012.
Vì năm 2012, LSS đã tập trung mạnh vào việc gia tăng tài sản cố định nên khả năng trong năm 2013 TSCĐ dự đoán sẽ giảm nhẹ (giảm khoảng 10%) so với năm trước.
Năm 2012, gánh nặng trong việc vay nợ ngắn hạn tăng cao nên từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013 LSS đang triển khai kế hoạch phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi nhằm tìm vốn cho dự án nâng công suất nhà máy đường
số 2 và bổ sung vốn lưu động (có lẽ là trả bớt nợ vay ngắn hạn) à khả năng là nợ ngắn hạn năm 2013 ước tính sẽ giảm khoảng 25% so với năm trước.
Năm 2013, Kế hoạch phát hành 200 tỷ trái phiếu chuyển đổi
Với mục đích giảm gánh nặng chi phí tài chính cho năm sau, LSS có kế hoạch phát hành 200 tỷ trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 12% và kỳ hạn 2 năm. Nguồn tiền thu được sau đó được dùng để thanh toán khoản nợ vay 150 tỷ đồng lãi suất cao từ Ngân hàng Quân đội (MBB). Kế hoạch phát hành ban đầu là vào cuối năm 2012 nhưng chúng tôi nghĩ việc phát hành này có thể hoãn lại đến đầu năm sau. Việc chuyển đổi trái phiếu bắt buộc sẽ được thực hiện vào ngày đáo hạn, có thể vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Giá chuyển đổi được quy định ở mức 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 22% so với giá cổ phiếu LSS hiện hành. Trong số 200 tỷ trái phiếu chuyển đổi, 150 tỷ sẽ được phát hành cho cổ đông hiện hữu, 30 tỷ cho người trồng mía và 20 tỷ cho nhân viên của LSS. Tăng trái phiếu à vốn chủ sở hữu tăng
Dùng trái phiếu trả nợ thanh toán nợ vay hạn à vay dài hạn giảm
Triển vọng ngành đường cho năm 2013
Hiệp hội Mía đường Việt Nam ước tính sản lượng sản xuất của toàn ngành trong vụ 2012-2013 sẽ tăng 22% n/n đạt 1,59 triệu tấn nhờ diện tích mía nguyên liệu tăng 12%. Hơn nữa, 74.000 tấn đường nhập khẩu theo hạn ngạch sẽ nâng tổng nguồn cung đường trong nước trong năm 2013 lên 1,7 triệu tấn. Trong khi đó, tổng nhu cầu tiêu thụ đường được dự báo chỉ tăng nhẹ lên 1,4 triệu tấn do triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn còn yếu trong năm 2013. Vì vậy, ngành đường được dự báo sẽ dư thừa khoảng gần 300.000 tấn.
Khả năng hồi phục giá đường khó xảy ra
Những khó khăn của ngành đường Việt Nam đã được phản ánh vào giá đường trong nước (giảm bình quân khoảng 14% trong năm nay). Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ giá đường sẽ khó giảm thêm cho đến sau Tết nguyên đán vào đầu năm sau. Điều này là bởi vì các công ty thực phẩm và đồ uống thường đẩy mạnh hoạt động sản xuất sản phẩm phục vụ Tết vào cuối năm và sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng đường.
Tuy nhiên, khả năng hồi phục của giá đường trong năm 2013 cũng dường như khó xảy ra bởi vì 2 nguyên nhân: (1) kỳ vọng dư thừa nguồn cung đường như đã
đề cập và (2) triển vọng kém thuận lợi của thị trường đường thế giới. Tổ chức FAO ước tính nguồn cung đường toàn cầu sẽ vượt quá nhu cầu trong năm 2013. Nguồn cung đường ước tính tăng 2,2% n/n lên 177 triệu tấn và sản lượng tiêu thụ ước tính chỉ tăng 1,9% n/n đạt 172 triệu tấn. Vì vậy, lượng đường tồn kho toàn cầu được dự báo tăng 4,8% n/n lên 62 triệu tấn trong năm 2013.
Bảng dự toán cho năm 2012 & 2013 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Mã số 31/12/2011 30/09/2012 Tỷ lệ % (so với 2011) 31/12/2012 Tỷ lệ %(so với 2012) 31/12/2013 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.025.682.020.659 1.368.401.090.397 ↓ 3,7 1.950.731.785.895↑ 8,5 2.116.543.987.696 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 194.080.725 1.333.526.125 ↓ 3,7 186.899.738↑ 8,5 202.786.216 10 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 2.025.487.939.934 1.367.067.564.272 ↓ 3,7 1.950.544.886.156↑ 8,5 2.116.341.201.480 11Giá vốn hàng bán 1.417.667.990.177 1.171.184.716.713 ↑ 12,3 1.592.041.152.969↓ 4 1.528.359.506.850 20 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 607.819.949.757 195.882.847.559 ↓ 41,1 358.503.733.188 587.981.694.630