Tình hình biến động giá mía đường trong năm 2012 Khó khăn của ngành mía đường

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến (Trang 62 - 65)

- CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI (QNS)

6. Dự toán báo cáo tài chính

6.1. Tình hình biến động giá mía đường trong năm 2012 Khó khăn của ngành mía đường

Khó khăn của ngành mía đường

Ngành mía đường đang gặp khó khăn lớn trong tiêu thụ sản phẩm, không chỉ ở thời điểm này mà có thể trong cả năm tới.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đến hết tháng 11, đã có 32/41 nhà máy đường vào vụ ép 2012/2013. Và trong tháng 12 này, tất cả các nhà máy còn lại cũng sẽ bước vào niên vụ mới. Đến ngày 1/12, các nhà máy đã ép được

190.092 tấn đường. Cộng với 44.585 tấn đường tinh luyện của Nhà máy đường Biên Hòa, thì sản lượng đường từ đầu niên vụ 2012/2013 đến đầu tháng 12 đã đạt 234.677 tấn. Trong đó, có 109.307 tấn vẫn tồn trong kho các nhà máy và 5.033 tấn tồn kho tại các công ty thương mại là thành viên của Hiệp hội Mía đường Việt Nam.

Hiện nay, giá đường trên thị trường thế giới vẫn đang có xu hướng liên tiếp giảm. Ngày 2/11, giá đường trắng tại London giao tháng 12/2012 là 537,1

USD/tấn, thì đến ngày 3/12 chỉ còn 510,1 USD/tấn. Đường lậu vẫn tiếp tục được tuồn vào Việt Nam với giá khá thấp. Đường lậu Thái Lan ngày 3/12 tại TP.HCM giá 14.000 đ/kg, tại biên giới Tây Nam giá 13.600 đ/kg, tại Lao Bảo giá 14.500

đ/kg, tại Đông Hà giá 14.700 đ/kg. Trước 2 sức ép nói trên, giá đường do các nhà máy bán ra tiếp tục giảm mạnh và hiện chỉ còn phổ biến ở mức trên 14.000 đ/kg, thấp hơn tới 4.000 đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Do giá đường giảm mạnh, nên giá mía mua tại ruộng mà các nhà máy đang áp dụng đã giảm

khoảng 200 ngàn đ/tấn so với năm 2011, và hiện chỉ ở mức phổ biến từ 800.000 - 900.000 đ/tấn tại ruộng với mía 10 CCS.

Dự báo trong thời gian tới, nhiều khả năng giá đường vẫn có thể tiếp tục ở mức thấp. Ngoài những nguyên nhân như giá đường thế giới có xu hướng giảm do thặng dư đường tăng cao trên toàn cầu, đường lậu tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam…, có nguyên nhân quan trọng từ việc sản lượng đường trong nước niên vụ 2012/2013 sẽ vượt xa so với nhu cầu. Theo Bộ NN-PTNT, sản lượng đường niên vụ này có thể đạt khoảng 1,5 triệu tấn. Cộng với 178 ngàn tấn từ niên vụ trước chuyển sang và 70 ngàn tấn phải nhập khẩu theo cam kết WTO, cùng với lượng đường nhập lậu, thì tổng lượng đường ở nước ta trong niên vụ 2012/2013 sẽ vào khoảng trên 1,8 triệu tấn. Trong khi đó, do kinh tế khó khăn, sức mua giảm, nên nhu cầu tiêu dùng đường tăng chậm, chỉ vào khoảng 1,4 triệu tấn. Thành ra, trong niên vụ 2012/2013, nước ta có thể bị dư tới trên 400 ngàn tấn đường.

Trong 9 tháng đầu năm giá đường tại thị trường trong nước theo chiều hướng giảm, giảm khoảng 12% so với thời điểm giáp tết. Giá bán lẻ đường RE tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh trong tháng 9 phổ biến ở mức 20.000-

21.000đ/kg giảm 3.000- 4.000đ/kg so với tháng 1/2012.

Giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy trên cả nước trong tháng 9 hiện ở mức 15.000-16.000đồng/kg, giảm 3.000đ/kg so với cuối năm 2011.

Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào niên vụ sản xuất mía đường 2012- 2013 nhưng nghịch lý là cả giá mía lẫn giá đường đều giảm và khó tiêu thụ. Đầu vụ giá mía từ 1.050 - 1.100 đồng/kg, đến ngày 21/9, giá thu mua nguyên liệu mía tại các nhà máy giảm còn 900- 950 đồng/kg.

Nguyên nhân dẫn tới giá mía giảm dưới 1.000 đồng/kg như cam kết của các nhà máy đường là bất khả kháng. Cốt lõi của việc này là ảnh hưởng giá đường cát chỉ còn 15.000 - 16.000 đồng/kg và khó tiêu thụ nên nhà máy sản xuất không hiệu quả. Ngoài sức mua trên thị trường yếu dần thì vấn đề khó nhất là ảnh hưởng từ lượng đường cát Thái Lan nhập lậu khá nhiều qua biên giới Tây Nam, bán chỉ 14.700-14.800 đồng/kg, thấp hơn giá đường trong nước.

Dự báo, tổng lượng đường có hiện nay đảm bảo dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng đường tháng 9 và 10/2012. Dự báo vụ mới nếu như đường nhập lậu không được ngăn chặn, nguồn cung dư thừa làm giá đường trong nước có nguy cơ tiếp tục giảm.

Kết quả kinh doanh Q3/2012.LSS vừa công bố KQKD quý 3/2012 của công ty mẹ, theo đó doanh thu đạt 512tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ 2011 và lợi nhuận sau thuế đạt 28,6 tỷ đồng, giảm 62,5% so với cùng kỳ năm 2011. KQKD của LSS trong Q2/20122 không khả quan do giá bán đường giảm trong khi giá thu mua mía tăng lên và chữ đường giảm mạnh.

Năm 2012 kết quả hoạt động kinh doanh của LSS sẽ khó khăn do giá bán đường giảm, trong khi chi phí sản xuất tăng cao do giá thu mua mía tăng, chữ đường giảm và chi phí khấu hao tăng. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của LSS năm 2012 được dự báo ở mức là 1.945 và 225 tỷ đồng.

Sản lượng : LSS đã kết thúc vụ mía 2011/2012 với sản lượng mía đạt khoảng hơn 940.000 tấn, tăng 23% so với vụ 2010/2011. Tuy nhiên, chữ đường giảm mạnh từ 11 CCS vụ 2010/2011 xuống còn khoảng 9 CCS cho vụ mía 2011/2012. Do vậy, lượng đường sản xuất vụ 2011/2012 ước đạt 86.900 tấn, giảm khoảng 3% so với vụ mía 2010/2011. Sản lượng đường tiêu thụ trong năm 2012 (75% sản lượng là của niên vụ 2011/2012 và 25% của niên vụ 2012/2013) ước đạt 101.000 tấn.

Giá đường : Đường sản xuất trong nước cũng đáp ứng đủ nhu cầu nên giá bán đường bình quân của LSS được dự báo sẽ ổn định quanh mức 16,5 triệu

đồng/tấn.

Giá thu mua mía: LSS tính giá mía cho người nông dân dựa trên giá đường tại thời điểm đầu mỗi niên vụ. Giá đường RS trung bình trong quý 2/2011 cao hơn khoảng 5% so với quý 2/2012 trong khi đó khoảng 75% lượng mía sản xuất

trong năm 2012 đến từ niên vụ 2011/2012 nên mặc dù giá mía niên vụ

2012/2013 giảm, giá thu mua mía bình quân của LSS năm 2012 vẫn ở mức cao.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w