Công ty CP Đường Ninh Hòa, mã CK: NHS, thành lập năm 1994, hiện đặt trụ sở chính tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, khu vực

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến (Trang 32 - 35)

hiện đặt trụ sở chính tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, khu vực duyên hải miền Trung. (mỹ)

4.2. Phân tích chỉ số và phân tích khối :

- Nhận xét về doanh thu thuần

Qua 3 năm ta có thể thấy doanh thu thuần của mía đường Ninh Hòa tăng dần từ 2009-2011.Nguyên nhân cơ bản tạo ra sự tăng trưởng doanh thu đột biến như năm 2011 là do giá đường tăng cao so với năm 2010. Cụ thể:

Năm 2010 doanh thu tăng 54,5% (tăng 154.275.230.375 đồng)so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu bán hàng tăng 79,44%(tăng 347.365.224.214 đồng) so với năm 2010.

4.2.1. Phân tích chỉ số

Phụ lục 4 – Bảng 4.3

Dựa vào bảng CĐKT, qua việc phân tích tài chính theo phương pháp phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang) ta có thể đánh giá được khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, cụ thể qua việc phân tích các chỉ tiêu của năm 2009-2011, ta thấy :

Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, bằng chứng là tổng tài sản tăng đều qua các năm, từ năm 2009 đến 2011, cụ thể :

Đối với tài sản thì năm 2010 TSNH tăng 56.84% so với năm 2009 chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên với tỷ lệ tăng 97.40% và TSNH khác tăng với tỷ lệ khá cao 122.77%, tuy nhiên năm 2010 tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm mạnh với tỷ lệ giảm 96.17%. Qua năm 2011 TSNH tăng 123.10% so với năm 2010, đặc biêôt hàng tồn kho tăng đến 468.74%. Hàng tồn kho tăng lên thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp có sự tăng lên. TSDH năm 2010 tăng 137.87% so với năm 2009 nguyên nhân là do tăng đều các khoản, như tài sản cố định tăng 122.54%, các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 181.30%, tài sản dài hạn khác tăng 197.01% . Trong năm 2011 TSDH tăng 23.29% so với năm 2010, mức tăng này chủ yếu do các khoản đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng tăng với tỷ lệ tăng 88.74%.

Phần nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng 48.30% so với năm 2009, năm 2011 tăng 25.27% so với năm 2010 vì :

Đối với nợ phải trả của công ty năm 2010 tăng 259.05% so với năm 2009 cụ thể là do nợ dài hạn của công ty tăng lên đến 1006.07% trong khi nợ ngắn hạn tăng 87,24%. Năm 2011 nợ phải trả tăng 80.89% trong đó nợ ngắn hạn tăng 125.51% và nợ dài hạn tăng 3.34%.

Đối với vốn chủ sở hữu thì năm 2010 tăng 55.01% so với năm 2009, năm 2011 tăng 25.27% so với năm 2010.

Báo cáo hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 4 – Bảng 4.4)

Qua phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011của công ty ta thấy LNST năm 2010 tăng 38.00% so với năm 2009, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 tăng 54,52% so với năm 2009 vì thế tuy các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009 nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn tăng .

4.2.2. Phân tích khối

Bảng cân đối kế toán ( Phụ lục 4 – Bảng 4.5) Qua phân tích khối bảng CĐKT ta thấy:

Về tài sản: tỷ trọng TSDH chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn ½ tổng tài sản, năm 2009 chiếm 53.62%, năm 2010 chiếm 63.68%, năm 2011 chiếm 67.69% TSNH chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong TSDH à thuận lợi cho việc sản xuất, phân phối… sản phẩm . Tuy nhiên, công ty đang có xu hướng giảm TSNH, chủ yếu là giảm tồn kho bằng chứng là từ năm 2009-2011 lượng tồn kho giảm từ 16.34% xuống 6.09%. Điều này thể hiện công ty đang kinh doanh thuận lợi, tồn kho giảm giúp vốn được luân chuyển và giảm được các khoản chi phí.

Về nguồn vốn: nguồn vốn chiểm tỷ trọng cao so với nợ phải trả, năm 2009 nguồn vốn chiếm 75.33% trong tổng nguồn vốn, từ năm 2009 đến năm 2011 nguồn vốn có xu hướng giảm mạnh, giảm từ 75.33% xuống 45.57%. Còn nợ phải trả tăng 1 lượng lớn trong nguồn vốn, tăng từ 24.67% năm 2009 tăng lên 54.43%. Điều nay cho thấy công ty có xu hướng sử dụng vốn vay để kinh doanh, rủi ro sẽ cao hơn.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 4 – Bảng 4.6)

Qua phân tích khối báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy GVHB chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh thu và tăng dần qua các năm, điều này cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB của công ty không tốt. tỷ trọng các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có xu hướng giảm chứng tỏ công tác bán hàng và quản lý của công ty có hiệu quả càng cao. Tỷ trọng lợi nhuận gộp và LNST của công ty có xu hướng giảm

nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng GVHB có xu hướng tăng chứng tỏ việc kinh doanh của công ty trong các năm gần đây không được tốt và hiệu quả kinh doanh đang có chiều hướng giảm.

Phân tích thông số tài chính( Phụ lục 4 – Bảng 4.7) - Khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm do công ty đang chủ động gia tăng việc sử dụng vốn vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh để gia tăng sản lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.

Hiệu quả hoạt động

- Cơ cấu vốn

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị tài chính 2 Phân tích tình hình kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam sau khi gia nhập WTO, giáo viên hồ tấn tuyến (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w