Chương 1 GIỚI THIỆUBên cạnh việc xác định doanh thu, lợi nhuận một cách chính xác thông quacông tác hạch toán các khoản chi phí phù hợp, đúng nguyên tắc, đúng chuẩn mựcthì việc thường xu
Trang 1NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NGỌC
Mã số SV : 4054191 Lớp: KTNN 1 K31
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LIÊN DOANH
THUỐC LÁ VINASA
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
Tháng 05/2009
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Qua bốn năm học tập và nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm và tậntình giảng dạy của Quý thầy cô trường Đại học Cần thơ, em đã lớn dầnthêm về kiến thức, tư cách và đạo đức Và “học phải đi đôi với hành” vì thếđược sự giới thiệu của Khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường Đại họcCần Thơ và sự chấp thuận của công ty mà em có cơ hội tiếp xúc thực tế,vận dụng những lý thuyết đã học để thực nghiệm
Trong thời gian thực tập làm khóa luận văn tốt nghiệp, em được sự hướngdẫn giúp đỡ tận tình của cô Phan Thị Ngọc Khuyên và các cô chú trongcông ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa đã tạo điều kiện cho em hoànthành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tâm giảng dạy, truyền đạtkiến thức quý báo cho em trong suốt thời gian học tập ở trường Cám ơn sựgiúp đỡ của Ban lãnh đạo công ty, các phòng ban
Cuối cùng em xin chúc Cô và toàn thể Thầy-Cô Khoa Kinh Tế Quản TrịKinh Doanh, các cô chú trong công ty dồi dào sức khỏe và luôn thành côngtrong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiệnNguyễn Hoàng Phương Ngọc
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thuthập và kết quả phân tích trong bài làm là trung thực, đề tài này không trùnglắp và không giống với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào
Cần thơ, ngày…… tháng …… năm
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Hoàng Phương Ngọc
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần thơ, ngày…… tháng …… năm
Cơ quan thực tập
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Cần thơ, ngày…… tháng …… năm
Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
Phan Thị Ngọc Khuyên
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần thơ, ngày…… tháng …… năm
Giáo viên phản biện
Trang 7MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian và đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU 4
2.2.1 Khái niệm 4
2.1.2 Nội dung và vai trò của doanh thu 4
2.1.3 Nội dung và vai trò của doanh thu 4
2.1.4 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu 5
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 5
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN 6
2.2.1 Khái niệm 6
2.2.2 Nội dung và vai trò của lợi nhuận 6
2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận 7
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 8
2.2.5 Tác động của đòn bẩy kinh doanh 8
2.2.6 Phân tích điểm hòa vốn 9
2.2.7 Phân tích khả năng sinh lời 10
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 11
Trang 8CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TNHH LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA 13
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 13
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 14
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 15
3.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 15
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 15
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 17
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 19
4.1PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 19
4.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và doanh thu thực tế 19
4.1.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV 19
4.1.1.2 Đánh giá thực hiện doanh thu thực tế 21
4.1.2 Phân tích doanh thu theo thị trường 23
4.1.2.1 Đánh giá doanh thu thị trường xuất khẩu 23
4.1.2.2 Đánh giá doanh thu thị trường nội địa 22
4.1.3 Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng và theo tỷ trọng 27
4.1.3.1 Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng các thành phần 28
4.1.3.2 Phân tích doanh thu theo tỷ trọng các thành phần 29
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU 30
4.2.1 Khối lượng sản xuất và tiêu thụ 30
4.2.2 Giá cả sản phẩm 31
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 33
4.3.1 Đánh giá tình hình kế hoạch và lợi nhuận thực tế của công ty 33
4.3.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 33
4.3.1.2 Đánh giá thực hiện lợi nhuận thực tế 34
Trang 94.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 36
4.3.2.1 Tác động của doanh thu 36
4.3.2.2 Tác động của chi phí 37
4.3.3 Phân tích điểm hoà vốn 38
4.3.4 Phân tích khả năng sinh lời 40
4.4 TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 44
4.4.1 Môi trường bên trong 44
4.4.2 Môi trường bên ngoài 46
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 49
5.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 49
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 49
5.2.1 Những giải pháp tăng doanh thu 50
5.2.2 Những giải pháp tăng lợi nhuận 51
5.2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 53
5.2.4 Các giải pháp khác 55
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
6.1 KẾT LUẬN 56
6.2 KIẾN NGHỊ 56
6.2.1 Đối với Ban lãnh đạo công ty 56
6.2.2 Đối với Nhà nước 57
Tài liệu tham khảo 58
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1 Tình hình nhân sự của công ty năm 2008 17
Bảng 2 Doanh thu BH và CCDV, lợi nhuận qua 3 năm 2006 – 2008 18
Bảng 3 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV qua 3 năm 2006 – 2008 19
Bảng 4 Tình hình doanh thu BH và CCDV năm 2006 – 2008 21
Bảng 5 Kết cấu doanh thu BH và CCDV qua 3 năm 2006 – 2008 22
Bảng 6 Doanh thu bán hàng theo thị trường 24
Bảng 7 Cơ cấu thị trường xuất khẩu qua 3 năm 2006 – 2008 25
Bảng 8 Doanh thu bán hàng nội địa qua các năm 2006 – 2008 26
Bảng 9 Tổng các khoản doanh thu của công ty qua 3 năm 27
Bảng 10 Tỷ trọng các loại doanh thu qua 3 năm 2006 – 2008 29
Bảng 11 Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất 30
Bảng 12 Giá trị của sản phẩm tồn kho cuối kỳ năm 2006 – 2008 31
Bảng 13 Giá mặt hàng thuốc lá các loại qua 3 năm 32
Bảng 14 Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2006 – 2008 33
Bảng 15 Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2006 – 2008 34
Bảng 16 Bảng tính đòn bẩy hoạt động của công ty năm 2006 – 2008 36
Bảng 17 So sánh chênh lệch doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 37
Bảng 18 Giá trị các chỉ tiêu tại điểm hòa vốn 38
Bảng 19 So sánh giá trị các chỉ tiêu tại điểm hòa vốn 38
Bảng 20 Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động 39
Bảng 21 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 40
Bảng 22 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 41
Bảng 23 Bảng tính đòn cân nợ 42
Bảng 24 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 43
Bảng 25 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế 2007/2006 44
Bảng 26 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế 2008/2007 44
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 15
Hình 2 Kết cấu doanh thu BH và CCDV qua các năm 23
Hình 3 Biểu đồ tốc độ doanh thu 3 năm 23
Hình 4 Tổng các khoản doanh thu của công ty qua 3 năm 29
Hình 5 Biểu diễn mối quan hệ doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 35
Hình 6 Chỉ số lợi nhuận hoạt động qua 3 năm 40
Hình 7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm 41
Hình 8 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản qua 3 năm 42
Hình 9 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm 43
Trang 12Chương 1 GIỚI THIỆU
Bên cạnh việc xác định doanh thu, lợi nhuận một cách chính xác thông quacông tác hạch toán các khoản chi phí phù hợp, đúng nguyên tắc, đúng chuẩn mựcthì việc thường xuyên quan tâm phân tích kết quả kinh doanh nói chung, phân tíchdoanh thu và lợi nhuận nói riêng giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá mức độ tăngtrưởng và mức độ hoàn thành kế hoạch, tìm ra những nhân tố tích cực, khắc phụchay loại bỏ nhân tố tiêu cực, nhằm huy động tối đa các nguồn lực, nâng cao nănglực cạnh tranh không ngừng nâng cao doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nên em chọn đề tài “ Phân
tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa”
làm luận văn để nghiên cứu
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Luận văn chỉ tập trung xoay quanh việc phân tích doanh thu và lợi nhuận củacông ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa.Thông qua quá trình phân tích, đánh giá
Trang 13nhuận Để từ đó, đề ra một số giải pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng của công ty.
* Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của
doanh thu và lợi nhuận
* Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận nâng
cao hiệu quả kinh doanh của công ty
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian và đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn về mặt thời gian cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế, nên trongphần phân tích nội bộ của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa Em chỉ tậptrung đi vào phân tích doanh thu, lợi nhuận là chủ yếu
1.3.2 Thời gian
Việc phân tích số liệu của 3 năm 2006 – 2008 dựa vào thời điểm cuối kỳ mỗinăm để so sánh tăng giảm
Thời gian thực hiện đề tài từ 02/02/2009 đến 25/4/2009
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
* Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Agifish An Giang, Võ
Văn Thành, nội dung chính:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được qua 3 năm 2003,
2004, 2005 thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận
- Phân tích các yếu tố nội tại và khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanhcủa công ty
- Phân tích các tỷ số tài chính cơ bản để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa công ty
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty
Trang 14* Phân tích hiệu quả hoạt đông kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và
thương mại - Dic, Hồ Khánh Toàn, nội dung chính:
- Phân tích những tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh của công tynăm 2003, 2004, 2005
- Đánh giá thực trạng, năng lực và những tiềm năng của công ty trong thời gianqua về tình hình doanh thu và lợi nhuận
- Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khảnăng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động…
Trang 15Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU
2.1.1 Khái niệm
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làtiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi Tiêu thụ sản phẩm là quátrình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theohợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp
có doanh thu bán hàng
Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽthu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
2.1.2 Nội dung và vai trò của doanh thu
Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau:
- Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những
hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho kháchhàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh thụ từ tiêu thụ khác, bao gồm:
* Doanh thu do liên doanh mang lại.
* Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về tiền lãi
gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư cổphiếu, trái phiếu
* Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã
chuyển vào thiệt hại
* Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố
định; giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát minh, sángchế; tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm
Vai trò của doanh thu:
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này khôngnhững có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối vớinền kinh tế quốc dân
Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của
Trang 16doanh nghiệp Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổchức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trảicác khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích Bảo hiểm xãhội, nộp thuế theo luật định…Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán hàng có ảnhhưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
2.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu
Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể khai tháccác tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn.Việc đánh giá đúng tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặthàng, giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trìnhthực hiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng, giảm doanh thu Từ đó,hạn chế những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực nhằmphát huy thế mạnh của doanh nghiệp
Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Bởi vậy, chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi (lỗ) sau một quátrình sản xuất kinh doanh Do đó, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiêncần phải quan tâm đến là doanh thu
2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Doanh thu bán hàng hàng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định.Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là:
* Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ,
dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn Tuy nhiên, khốilượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất màcòn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như: việc ký kếthợp đồng tiêu thụ với các khách hàng, tiếp thị, việc xuất giao hàng, vận chuyển vàthanh toán tiền hàng,…Tất cả các việc trên nếu làm tốt đều có tác động nâng caodoanh thu bán hàng Phân tích hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất =
Giá trị sản phẩm sản xuất
Trang 17* Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất tương
đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao Nhưng cũng
có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp Do
đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bánhàng Vì mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định nhằm thoảmãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội
* Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được
nâng cao không những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng tới khối lượngtiêu thụ Sản phẩm có chất lượng cao, giá bán sẽ cao Nâng cao chất lượng sảnphẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch
vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền
bán hàng và tăng doanh thu bán hàng
* Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc thay
đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng.Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao chogiá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động
và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN
2.2.1 Khái niệm
Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền.Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốncủa hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Lãi gộp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ giá vốn hàng bán
Lợi nhuận trước thuế: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra đểđạt được doanh thu đó
Lợi nhuận sau thuế: là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhậpdoanh nghiệp
2.2.2 Nội dung và vai trò của lợi nhuận
Nội dung của lợi nhuận
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau,lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:
* Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận có được từ hoạt
Trang 18động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp.
* Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết.
* Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền gửi, thu lãi
bán ngoại tệ, thu từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu
* Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận thu được từ những hoạt động bất thường.
Những khoản này thường phát sinh không đều đặn như: Thu tiền phạt, tiền bồithường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà trướcđây đã chuyển vào thiệt hại, thu các khoản nợ không xác định được chủ, các khoảnlợi nhuận bị sót những năm trước nay mới phát hiện
Vai trò của lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinhdoanh Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanhnghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như: lao động, vật
2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích cácnhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đếnlợi nhuận giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên
cơ sở đó đề ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủyếu đến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năngtiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũycho Nhà nước và cho nhân viên của doanh nghiệp
Trang 192.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnhhưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Các nhân tố chủ yếu là:
* Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có tiêu
thụ được mới xác định được lãi (lỗ) và lãi (lỗ) ở mức độ nào Sản phẩm, hàng hoáphải được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượng tiêu thụ càngnhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn
* Giá thành sản xuất của sản phẩm: Giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong
chiến lược cạnh tranh về giá Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp ápdụng giá bán thấp hơn đối thủ, để thu được lợi nhuận cao hơn Giá thành sản xuất
có tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn vàngược lại
* Giá bán sản phẩm: Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phảiđảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thoả đáng để tái đầu tư.Trong chính sách giá của doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có mốiquan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hoá bán tăng thì giá bán có thể giảm và
ngược lại.
* Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp có
một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế,…rất khác nhau.Bởi vậy, khi doanh nghiệp có cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnhhưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
* Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính
sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịpthời các sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợinhuận, hạn chế tổn thất
2.2.5 Tác động của đòn bẩy kinh doanh đến doanh lợi của doanh nghiệp
Đòn bẩy kinh doanh: là việc sử dụng chi phí cố định trong hoạt động kinhdoanh
Đo lường sức mạnh đòn bẩy kinh doanh thông qua độ nghiêng (DOL)
Trang 20- DOL : Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh - Q : Sản lượng tiêu thụ
- P : Giá bán một đơn vị sản phẩm - V : Biến phí một đơn vị sản phẩm
- F : Định phí
DOL: đo lường sự thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) khidoanh số biến động Bản thân DOL không tạo rủi ro do việc sử dụng chi phí cố địnhlớn, mà phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu.Vì: chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ củadoanh thu cũng làm EBIT sụt giảm rất lớn
2.2.6 Phân tích điểm hoà vốn
- Khái niệm điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó khối lượng sản
phẩm tiêu thụ ở thị trường đạt được doanh thu đủ bù đắp toàn bộ chi phí sản xuấtkinh doanh với giá cả thị trường đã xác định trước
Tại điểm hoà vốn, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ Khi đó lãigộp bằng với chi phí bất biến Phương pháp xác định điểm hoà vốn:
DTHV =
- DTHV: Doanh thu hoà vốn - CPBB : Chi phí bất biến
- DTTH : Doanh thu thực hiện - CPKB : Chi phí khả biến
Phân tích khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn là tính toán khối lượng sảnphẩm tiêu thụ và doanh thu tại điểm mà ở đó doanh nghiệp có khả năng bù đắpđược những chi phí vật chất trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Trên cơ sở đó, xácđịnh khối lượng tiêu thụ tung vào thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất
- Thời gian hoà vốn: Là thời gian cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn
trong một kỳ kinh doanh
- TGHV: Thời gian hoà vốn (tháng)
- DTTH: Doanh thu thực hiện
DTHV
DTTH CPBB
Trang 21- Doanh thu an toàn: Là phần doanh thu vượt qua điểm hoà vốn, là phần doanh thu
bắt đầu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp Doanh thu an toàn càng lớn, điểm hoà vốncàng gần hơn, độ rủi ro giảm đi
DT an toàn = DTTH – DTHV
2.2.7 Phân tích khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Lợi nhuận được mọi ngườiquan tâm và cố gắng tìm hiểu Cho nên phải phân tích để kịp thời cung cấp thôngtin theo yêu cầu
2.2.7.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cứ mộtđồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận thuần, và được tính dựa vào côngthức sau:
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanhChỉ số lợi nhuận hoạt động =
Doanh thu thuần2.2.7.2 Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Thể hiện cứ một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận, chỉ số nàylớn thì tốt
Lợi nhuận ròngChỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu =
Doanh thu thuần2.2.7.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêulợi nhuận ròng Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ, quản lý tài sảnhợp lý và hiệu quả
Tổng tài sản Tổng tài sản Doanh thu thuần
= Hệ số vòng quay vốn x ROS
Trang 222.2.7.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Thể hiện trong thời gian nhất định một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêulợi nhuận cho họ Vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn của doanhnghiệp để hình thành nên tài sản, cho nên ROE lệ thuộc vào ROA Ý tưởng trênđược thể hiện:
Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
= ROA x Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính =
Vốn chủ sở hữu
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập thông tin từ các báo cáo tài chính của công ty.
* Kết hợp các lý thuyết đã học và thực tế tại công ty.
* Tham khảo ý kiến của cán bộ nhân viên trong công ty.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
* Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh
Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tàichính Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằngcách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)
So sánh tuyệt đối: So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch
và thực tế, giữa những thời gian khác nhau,… để thấy được mức độ hoàn thành kếhoạch, qui mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó
* Mức chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch = số thực tế - số kế hoạch
* Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = số năm sau - số năm trước.
So sánh tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kì phân tích so với kì gốc.
Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các loại công thức sau:
* Số tương đối hoàn thành kế hoạch = số thực tế (tt)/ số kế hoạch (kh)
* Tốc độ tăng trưởng = (số năm sau – số năm trước)/ số năm trước x 100 %.
* Số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo
Trang 23chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấucủa từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào
* Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so
sánh
Phân tích các tỷ số tài chính: là việc sử dụng các tỷ số tài chính (cụ thể các tỷ
số về khả năng sinh lợi) để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty
* Đối với mục tiêu 3: sử dụng phương pháp phân tích chi tiết.
Chi tiết theo thời gian phát sinh:
Các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là một quá trìnhtrong từng khoảng thời gian nhất định Mỗi khoảng thời gian khác nhau có nhữngnguyên nhân tác động không giống nhau Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánhgiá chính xác và đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có các giải pháphiệu lực trong từng khoảng thời gian
Trang 24Chương 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TNHH LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tên đơn vị: Công ty TNHH liên doanh thốc lá Vinasa
Địa chỉ: Cây số 8 – Quốc lộ 1 – Quận Cái Răng – TP.Cần Thơ
* Xí nghiệp Liên doanh Thuốc lá Tây Đô: 37,5%
* Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Hậu Giang: 12,5%
Bên nước ngoài: Ông Nguyễn Tiết Liên, có trú sở tại Singapore: 50%
Đến tháng 5/1993, Công ty có sự chuyển nhượng vốn đầu tư theo giấy phép187/GPĐC do Ủy Ban Nhà nước về Hợp tác Đầu tư cấp ngày 6/5/1993 Theo đócác bên có sự thay đổi và tỷ lệ góp vốn như sau:
Bên Việt Nam (Giữ nguyên đối tác), vốn góp 25%
Bên nước ngoài: Công ty Vinasa Investment Corporation, có trụ sở tạiSingapore, vốn góp 75%
Từ năm 1993 đến năm 2003, hoạt động kinh doanh của Công ty trong thờigian này chưa đạt được hiệu quả, kết quả kinh doanh hàng năm đều bị lỗ Trướctình hình trên một lần nữa Công ty có sự chyển nhượng vốn giữa các đối tác theoGiấy phép điều chỉnh số 187/GPĐC2 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày29/04/2003 Theo đó cơ cấu góp vốn thay đổi như sau:
Vốn đầu tư và vốn pháp định của công ty lần lượt là 4.073.000 USD và
Trang 25* Bên Việt Nam: Tổng công ty thuốc lá Việt nam: 1.020.000 USD
* Bên nước ngoài: Công ty Vinasa Investment Cooporation: 980.000 USD
Cùng với việc ban hành giấy phép điều chỉnh trên, thời gian hoạt động hiệnnay của công ty là 20 năm kể từ ngày của giấy phép điều chỉnh Từ ngày 09/7/2008căn cứ theo nghị định số 101/2006/NĐ – CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quyđịnh việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Quy định của Luật doanh nghiệp vàLuật đầu tư Giấy chứng nhận đầu tư mới số 571022000017 do Ủy Ban Nhà nướcthành phố Cần thơ cấp ngày 09/7/2008
Tên cũ: Công ty Liên doanh Thuốc lá Vinasa
Tên mới: Công ty TNHH Liên doanh Thuốc lá Vinasa
Hiện nay công ty đang sản xuất kinh doanh và gia công các nhãn hiệu chínhnhư: Golden Eagle, Icell, Djisamsoe, Bastion Mọi hoạt động của công ty từng bướcđược cải thiện và đi vào ổn định
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH Liên doanh Thuốc lá Vinasa trực tiếp sản xuất và kinh doanhsản phẩm thuốc lá điếu phục vụ cho nhu cầu của thị trường Cần thơ nói riêng và chothị trường cả nước nói chung
Ngoài việc sản xuất và tiêu thụ trong nước các sản phẩm mang nhãn hiệu như:Golden Eagle, Icell Công ty còn xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên phụ liệu thuốc lá
và thành phẩm nhãn hiệu Djisamsoe
Để tháo gở khó khăn trong những buổi đầu liên doanh, công ty cũng cố gắngnhận sản xuất gia công sản phẩm thuốc lá điếu cho các đơn vị bạn, tận dụng hếtmáy móc thiết bị hiện có
Hoạt động liên doanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công ty đã góp phầnkhông nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước
Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đưa nhữngẩn phẩm mangnhãn hiệu mới tham gia vào thị trường làm cho thị trường thuốc lá điếu nội địa đượcphong phú và đa dạng hơn, góp phần ổn định thị trường, ổn định giá Bảo toàn vàphát triển vốn khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, mở rộng sản xuấtkinh doanh, hoàn thiện nộp ngân sách nhà nước, tăng dần tích luỹ
Tuân thủ mọi chủ trương, chính sách và luật pháp của nhà nước, thực hiện
Trang 26nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty ký kết với các hợp đồng kinh tếkhác, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân trong công ty có công ăn việc làm vàmức thu nhập ổn định.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Liên Doanh Thuốc lá Vinasa theokiểu trực tuyến Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội đồng quản trị (HĐQT) Việcquản lý, điều hành công ty là Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là người trực tiếp raquyết định lãnh đạo các phòng ban chức năng Các bộ phận chức năng này cónhiệm vụ tham mưu, tư vấn, thu thập và cung cấp những thông tin hỗ trợ, giúpGiám đốc trong việc ra quyết định kịp thời, chính xác, tìm những giải pháp tốt nhấtcho hoạt động sản xuất kinh doanh
3.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Ký hiệu: Thông tin từ trên đưa xuống
Thông tin phản hồi từ dưới lên
Hình 1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Phòng TổChức HànhChính
Phòng Kế
Toán Phân XưởngMay Phân XưởngThủ Công PhòngKCS
BAN TỔNGGIÁM ĐỐC
Trang 27hiện mọi liên hệ giao dịch ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm trước HĐQT vềhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người quyết định bộ máy tổ chứccủa công ty.
* Phòng tổ chức hành chính:
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ cán bộ, côngnhân của công ty Chịu trách nhiệm về văn thư, tổ chức thực hiện các chính sách laođộng tiền lương, khen thưởng, kỷ luật Đồng thời có nhiệm vụ cố vấn cho BanGiám đốc trong mọi công việc lập hế hoạch sản xuất kinh doanh
Ngoài ra, Phòng tổ chức hành chính còn có them chức năng giáo dục tư tưởng
tổ chức chính trị, đạo đức và nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ công nhân viên
về nghiệp vụ, về văn hoá
*Phòng quản lý chất lượng sản phẩm (KCS):
Phòng KCS là phòng chuyên môn chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp củaTổng Giám đốc Phòng KCS thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát chất lượng củasản phẩm từ nguyên phụ liệu đầu vào cho đến thành phẩm sau cùng Xây dựng,quản lý và kiểm soát chính sách tiêu chuẩn chất lượng đề ra Bàn bạc, tham mưucho Ban Giám đốc về việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm
* Bộ phận quản lý phân xưởng máy:
Bộ phận quản lý phân xưởng có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sản xuấtthuốc lá bao cứng của công ty Cải tiến kỹ thuật tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu
về số lượng cũng như chất lượng với tỷ lệ hao hụt đạt mức thấp nhất Giúp BanGiám đốc trong công tác quản lý và điieù hành độ ngũ công nhân, hoàn thành kếhoạch sản xuất công ty đề ra
Trang 28* Bộ phận quản lý phân xưởng thủ công:
Bộ phận quản lý phân xưởng vấn tay có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sảnxuất thuốc lá xuất khẩu của công ty Cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho độingũ công nhân của xưởng, đảm bảo kế hoạch xuất khẩu hàng của công ty
3.3.3 Tình hình nhân sự của công ty:
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là: 139 người Trong đó:
nữ 45 người, trình độ đại học 43 người, cao đẳng 3 người, trung cấp 16 người Chi
bộ Đảng Công ty trực thuộc Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ, gồm
16 đảng viên ( có 04 nữ, 02 đảng viên dự bị) Tổ chức Công đoàn trực thuộc Liênđoàn Lao động thành phố Cần thơ, gồm 139 đoàn viên chiếm tỷ lệ 100% lao độngtrong công ty
Bảng 1 Tình hình nhân sự của công ty năm 2008
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trải quanhiều bước thăng trầm Những năm trước đây, do ngành công nghiệp chế biến thuốc
lá chưa phát triển mạnh, việc sản xuất và tiêu thụ thuốc lá của công ty tăng chậm.Những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang trên đường phát triển, các chính sáchkinh tế ngày một đổi mới thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện cho Việt Nam hòanhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới Theo đà trên mức tăng trưởng củangành công nghiệp chế biến tăng lên đáng kể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việcsản xuất, kinh doanh thuốc lá của công ty Bên cạnh đó, công ty luôn xem việc nộp
Quản lý và phục vụ phân xưởng Trực tiếp sản xuất trên máy Sản xuất DSS “234”
Công nghệ KCS Nhà ăn
Tạp vụ
01 21 27 4 68 0 9 4 5
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty)
Trang 29ngân sách nhà nước là nghĩa vụ trọng tâm hàng đầu, công ty luôn nộp thuế đủ,đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ thuế tồn đọng.
Trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nổ lực phát huy thuận lợi, khắcphục khó khăn, những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt đượcmột số kết quả sau:
Bảng 2 Doanh thu BH và CCDV, lợi nhuận qua 3 năm 2006, 2007, 2008
Trang 30Chương 4 PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
4.1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008
Doanh thu và lợi nhận là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động Để đạt kết quả cao nhất trong sản xuấtkinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích doanh thu vàlợi nhuận Trên cơ sở đó, đánh giá mặt mạnh mặt yếu trong công tác quản lý, và tìm
ra biện pháp sát thực để hạn chế, khắc phục mặt yếu tăng cường phát huy các mặtmạnh, khai thác triệt để mọi khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh
4.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và doanh thu thực tế của công ty
4.1.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV
Sản phẩm của công ty bao gồm một phần bán thuốc lá và một phần gia công chokhách hàng Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, ta lập bảng sau:
Bảng 3 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV năm 2006 - 2008
hiện
Kế hoạch Thựchiện Thực%
hiện
Bán
thuốc lá 70.280.000 68.129.873 96,9 86.071.160 91.734.052 106,6 114.590.234 164.168.898 143,3Gia công
thuôc lá 1.500.000 1.459.411 97,3 711.000 1.558.460 219,2 150.000 284.007 189,3
Tổng 71.780.000 69.589.284 97 86.782.160 94.195.324 108,5 114.740.234 164.888.021 143,7
( Nguồn: Kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2008)
Chú thích: Doanh thu khác là doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ Hạch toán doanh
thu hàng khuyến mãi theo hướng dẫn của Cục Thuế Cần Thơ
Qua bảng số liệu ta thấy:
Năm 2006, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cả năm chỉ đạt 97% sovới kế hoạch, xét cụ thể từng sản phẩm:
Trang 31* Gia công thuốc lá: doanh thu thực hiện bằng 97,3 % kế hoạch đề ra.
* Khác: Doanh thu thực hiện bằng 0, do năm này chưa có văn bản hướng dẫn
của Cục Thuế, nên công ty cũng không lập kế hoạch cho hoạt động này
Như vậy, lượng bán thuốc lá thấp hơn kế hoạch đề ra là do: công tác điều tranghiên cứu thị trường chưa sát thực tế, còn chủ quan nhiều nên lập kế hoạch kháchquan Mặc khác công tác thị trường chưa làm tốt, công tác bán hàng chưa đượcquan tâm nhiều, đội ngũ tiếp thị còn ít và yếu Lượng gia công thuốc lá cũng thấphơn kế hoạch đề ra do: công ty là đơn vị gia công nên không chủ động được về sốlượng gia công, gia công nhiều hay ít là do đơn vị thuê gia công Nói tóm lại là tùythuộc vào điều kiện bên ngoài
Năm 2007, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty vượt kếhoạch đề ra đạt 108,5% tăng 8,5 % so với kế hoạch Đạt kết quả khả quan này là do:
* Bán thuốc lá: doanh thu đạt 106,6% kế hoạch do trong năm này công ty tăng
sản lượng sản xuất
* Gia công thuốc lá: doanh thu đạt 219,2% kế hoạch Nguyên nhân là do, rút
kinh nghiệm từ năm trước công ty đã đề ra chỉ tiêu giảm kế hoạch, nhưng do đơn vịthuê gia công với số lượng nhiều đã làm doanh thu tăng lên đáng kể
* Khác: đạt 902.812 nghìn đồng, tuy không nhiều nhưng đã góp phần giúp tổng
doanh thu vượt mức kế hoạch Năm 2007 có hạch toán doanh thu hàng khuyến mãinội bộ là do quy định của cơ quan Thuế
Năm 2008, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 143,7%, vượt mức
kế hoạch 43,7% Cụ thể:
* Bán thuốc lá: doanh thu đạt 143,3% kế hoạch.
* Gia công thuốc lá: doanh thu đạt 189,3% kế hoạch.
* Doanh thu khuyến mãi hàng nội bộ là 435.116 nghìn đồng.
Doanh thu tăng hơn kế hoạch thể hiện những nỗ lực của công ty trong khâutiêu thụ sản phẩm khi mà thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt Lượng vượt
kế hoạch của bán thuốc lá, gia công thuốc lá và phần doanh thu phát sinh từ doanhthu khác đã giúp cho tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kỳ thực hiệnkhông chỉ đạt mà còn vượt kế hoạch
Như vậy, qua 3 năm 2006, 2007, 2008 tình hình thực hiện kế hoạch doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ là khá tốt Trừ năm 2006 doanh thu bán hàng và cung
Trang 32cấp dịch vụ đạt gần mức kế hoạch, các năm sau đều vượt mức kế hoạch đề ra Sở dĩ,đạt được kết quả khả quan này là do công ty nắm bắt được nhu cầu tăng lên của thịtrường, đẩy mạnh khâu tiêu thụ như khuyến mãi, tiếp thị,…Sản phẩm thuốc lá docông ty sản xuất dần tìm được chỗ đứng trên thị trường, có khả năng cạnh tranhcùng với các sản phẩm cùng ngành khác.
4.1.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Ta đánh giá tình hình thực hiện doanh thu thực tế của công ty thông qua bảng sau:
Bảng 4 Tình hình doanh thu BH và CCDV qua 3 năm 2006, 2007, 2008
ĐVT: 1000 đ
Chênh lệch Năm
thuốc lá 1.459.411 1.558.460 284.007 99.049 6,8 (1.274.453) (81,8)
Tổng 69.589.284 94.195.324 164.888.021 24.606.040 35,4 70.692.697 75,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Qua số liệu bảng trên , ta thấy:
Năm 2007 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 35,4% tương ứngvới 24.606.040 nghìn đồng so với năm 2006 Việc tăng là do:
* Đối với sản phẩm bán thuốc lá: doanh thu năm 2007 tăng hơn năm 2006 là
23.604.179 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 34,6%
* Đối với gia công thuốc lá: doanh thu năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 99.049
nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 6,8%
* Khác: đạt 902.812 nghìn đồng, tăng 902.812 nghìn đồng so với năm 2006.
Sang năm 2008, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng70.692.697 nghìn đồng tức tăng 75,1% Nguyên nhân là do doanh thu bán thuốc látăng mạnh, mặc dù doanh thu từ gia công thuốc lá và doanh thu từ khuyến mãi hàngnội bộ giảm, cụ thể:
* Bán thuốc lá: doanh thu tăng 72.434.846 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 79%.
* Gia công thuốc lá: doanh thu giảm 1.274.453 nghìn đồng, tỷ lệ giảm là 81,8%.
* Khác: giảm 467.696 nghìn đồng, tỷ lệ giảm là 51,8%.
Doanh thu bán thuốc lá tăng khá cao vào năm này là do: công tác thị trường
Trang 33bộ phận tiếp thị được cải thiện và chăm sóc kỹ về mọi mặt, công ty có chính sách
hỗ trợ các đại lý trong tiêu thụ hàng hóa Bên cạnh đó, tất cả các mặt hàng thuốc láđều tăng giá bán Doanh thu gia công thuốc lá thấp vì năm nay hàng công ty bánđược nhiều nên ưu tiên sản xuất hàng của công ty, do lợi nhuận từ bán thuốc lá sẽcao hơn gia công Doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ cũng giảm vì năm 2008 công
ty hỗ trợ các đại lý bằng hiện vật rất ít, chủ yếu thưởng cuối năm (thay đổi chínhsách bán hàng cho phù hợp với tình hình mới)
Nhìn chung, với việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng nămcho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả Tất cả những kết quả trên có được là do
đà phát triển chung của đất nước, ngành công nghiệp chế biến trong tỉnh và trongkhu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển khá mạnh Mặt khác việc tăngdoanh thu của công ty còn do công ty mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ mới, chấtlượng sản phẩm lại tương đối tốt,…
Bảng 5 Kết cấu doanh thu BH và CCDV năm 2006, 2007, 2008
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Qua bảng trên, ta thấy:
Doanh thu bán thuốc lá luôn chiếm tỷ trọng rất cao, thường chiếm từ 97% trởlên trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tỷ trọng doanh thu từ giacông thuốc lá chiếm trong khoảng từ 0,17% đến 2,1% Tỷ trọng này năm 2006 là2,1%, giảm xuống còn 1,65% vào năm 2007, và tiếp tục giảm còn 0,17% vào năm2008
Doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ thường không ổn định và không có kếhoạch nên tăng giảm không đều Năm 2007 tỷ trọng của doanh thu này là 0,96%,giảm xuống còn 0,26% vào năm 2008
Trang 34Hình 2 Biểu đồ kết cấu doanh thu BH và CCDV qua các năm
Ta có thể thấy rằng, doanh thu của công ty đều tăng qua các năm nhưng tốc độ
tăng doanh thu giữa các năm không đều, thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3 Biểu đồ tốc độ doanh thu BH và CCDV 3 năm
Đường biểu diễn doanh thu đi lên thể hiện sự gia tăng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ qua các năm Từ năm 2006 đến năm 2007 độ dốc đường doanh
thu không cao do doanh thu tăng với tốc độ 35,4% Đến năm 2008 độ dốc tăng cao
rõ rệt chứng tỏ doanh thu đã tăng nhanh, với tốc độ 75,1%
So với năm 2007, năm 2008 tốc độ tăng doanh thu do bán sản phẩm thuốc lá
tăng lên đáng kể Trong khi đó, tốc độ doanh thu của gia công thuốc lá và hàng
khuyến mãi nội bộ giảm Việc tốc độ tăng doanh thu do bán sản phẩm thuốc lá tăng
44,4% Tốc độ tăng doanh thu do gia công thuốc lá giảm 75% vì việc thực hiện gia
công tùy thuộc vào bên thuê gia công và doanh thu do hàng khuyến mãi nội bộ