Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA " ppt (Trang 30 - 69)

Sản phẩm của công ty bao gồm một phần bán thuốc lá và một phần gia công cho khách hàng. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, ta lập bảng sau:

Bảng 3 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV năm 2006 - 2008

ĐVT: 1000 đ

Năm

2006 2007 2008

Chỉ tiêu doanh

thu hoạchKế Thựchiện Thực%

hiện Kế hoạch Thựchiện Thực% hiện Kế hoạch Thựchiện Thực% hiện Bán thuốc lá 70.280.000 68.129.873 96,9 86.071.160 91.734.052 106,6 114.590.234 164.168.898 143,3 Gia công thuôc lá 1.500.000 1.459.411 97,3 711.000 1.558.460 219,2 150.000 284.007 189,3 Khác 0 0 0 902.812 0 435.116 Tổng 71.780.000 69.589.284 97 86.782.160 94.195.324 108,5 114.740.234 164.888.021 143,7

( Nguồn: Kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2008) Chú thích:Doanh thu khác là doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ. Hạch toán doanh thu hàng khuyến mãi theo hướng dẫn của Cục Thuế Cần Thơ.

Qua bảng số liệu ta thấy:

*Gia công thuốc lá: doanh thu thực hiện bằng 97,3 % kế hoạch đề ra.

* Khác: Doanh thu thực hiện bằng 0, do năm này chưa có văn bản hướng dẫn của Cục Thuế, nên công ty cũng không lập kế hoạch cho hoạt động này.

Như vậy, lượng bán thuốc lá thấp hơn kế hoạch đề ra là do: công tác điều tra nghiên cứu thị trường chưa sát thực tế, còn chủ quan nhiều nên lập kế hoạch khách quan. Mặc khác công tác thị trường chưa làm tốt, công tác bán hàng chưa được quan tâm nhiều, đội ngũ tiếp thị còn ít và yếu. Lượng gia công thuốc lá cũng thấp hơn kế hoạch đề ra do: công ty là đơn vị gia công nên không chủ động được về số lượng gia công, gia công nhiều hay ít là do đơn vị thuê gia công. Nói tóm lại là tùy thuộc vào điều kiện bên ngoài.

-- Năm 2007, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty vượt kế hoạch đề ra đạt 108,5% tăng 8,5 % so với kế hoạch. Đạt kết quả khả quan này là do:

* Bán thuốc lá: doanh thu đạt 106,6% kế hoạch do trong năm này công ty tăng sản lượng sản xuất.

* Gia công thuốc lá: doanh thu đạt 219,2% kế hoạch. Nguyên nhân là do, rút kinh nghiệm từ năm trước công ty đã đề ra chỉ tiêu giảm kế hoạch, nhưng do đơn vị thuê gia công với số lượng nhiều đã làm doanh thu tăng lên đáng kể.

*Khác: đạt 902.812 nghìn đồng, tuy không nhiều nhưng đã góp phần giúp tổng doanh thu vượt mức kế hoạch. Năm 2007 có hạch toán doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ là do quy định của cơ quan Thuế.

-- Năm 2008, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 143,7%, vượt mức kế hoạch 43,7%. Cụ thể:

*Bán thuốc lá: doanh thu đạt 143,3% kế hoạch.

*Gia công thuốc lá: doanh thu đạt 189,3% kế hoạch.

*Doanh thu khuyến mãi hàng nội bộ là 435.116 nghìn đồng.

Doanh thu tăng hơn kế hoạch thể hiện những nỗ lực của công ty trong khâu tiêu thụ sản phẩm khi mà thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Lượng vượt kế hoạch của bán thuốc lá, gia công thuốc lá và phần doanh thu phát sinh từ doanh thu khác đã giúp cho tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kỳ thực hiện không chỉ đạt mà còn vượt kế hoạch.

Như vậy, qua 3 năm 2006, 2007, 2008 tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khá tốt. Trừ năm 2006 doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ đạt gần mức kế hoạch, các năm sau đều vượt mức kế hoạch đề ra. Sở dĩ, đạt được kết quả khả quan này là do công ty nắm bắt được nhu cầu tăng lên của thị trường, đẩy mạnh khâu tiêu thụ như khuyến mãi, tiếp thị,…Sản phẩm thuốc lá do công ty sản xuất dần tìm được chỗ đứng trên thị trường, có khả năng cạnh tranh cùng với các sản phẩm cùng ngành khác.

4.1.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Ta đánh giá tình hình thực hiện doanh thu thực tế của công ty thông qua bảng sau:

Bảng 4 Tình hình doanh thu BH và CCDV qua 3 năm 2006, 2007, 2008

ĐVT: 1000 đ Chênh lệch Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu doanh thu 2006 2007 2008 Mức % Mức % Bán thuốc lá 68.129.873 91.734.052 164.168.898 23.604.179 34,6 72.434.846 79 Gia công thuốc lá 1.459.411 1.558.460 284.007 99.049 6,8 (1.274.453) (81,8) Khác 0 902.812 435.116 902.892 0 (467.696) (51,8) Tổng 69.589.284 94.195.324 164.888.021 24.606.040 35,4 70.692.697 75,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua số liệu bảng trên , ta thấy:

-- Năm 2007 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 35,4% tương ứng với 24.606.040 nghìn đồng so với năm 2006. Việc tăng là do:

* Đối với sản phẩm bán thuốc lá: doanh thu năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 23.604.179 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 34,6%.

*Đối với gia công thuốc lá: doanh thu năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 99.049 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 6,8%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Khác: đạt 902.812 nghìn đồng, tăng 902.812 nghìn đồng so với năm 2006. -- Sang năm 2008, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng 70.692.697 nghìn đồng tức tăng 75,1%. Nguyên nhân là do doanh thu bán thuốc lá tăng mạnh, mặc dù doanh thu từ gia công thuốc lá và doanh thu từ khuyến mãi hàng nội bộ giảm, cụ thể:

*Bán thuốc lá: doanh thu tăng 72.434.846 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 79%.

*Gia công thuốc lá: doanh thu giảm 1.274.453 nghìn đồng, tỷ lệ giảm là 81,8%.

bộ phận tiếp thị được cải thiện và chăm sóc kỹ về mọi mặt, công ty có chính sách hỗ trợ các đại lý trong tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, tất cả các mặt hàng thuốc lá đều tăng giá bán. Doanh thu gia công thuốc lá thấp vì năm nay hàng công ty bán được nhiều nên ưu tiên sản xuất hàng của công ty, do lợi nhuận từ bán thuốc lá sẽ cao hơn gia công. Doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ cũng giảm vì năm 2008 công ty hỗ trợ các đại lý bằng hiện vật rất ít, chủ yếu thưởng cuối năm (thay đổi chính sách bán hàng cho phù hợp với tình hình mới).

Nhìn chung, với việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng năm cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả. Tất cả những kết quả trên có được là do đà phát triển chung của đất nước, ngành công nghiệp chế biến trong tỉnh và trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển khá mạnh. Mặt khác việc tăng doanh thu của công ty còn do công ty mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ mới, chất lượng sản phẩm lại tương đối tốt,…

Bảng 5 Kết cấu doanh thu BH và CCDV năm 2006, 2007, 2008

ĐVT: 1000 đ

Năm

2006 2007 2008

Chỉ tiêu doanh

thu Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Bán thuốc lá 68.129.873 97,90 91.734.052 97,39 164.168.898 99,56 Gia công thuốc lá 1.459.411 2,10 1.558.460 1,65 284.007 0,17

Cung cấp dịch vụ 0 0 902.812 0,96 435.116 0,26

Tổng 69.589.284 100,00 94.195.324 100,00 164.888.021 100,00

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng trên, ta thấy:

Doanh thu bán thuốc lá luôn chiếm tỷ trọng rất cao, thường chiếm từ 97% trở lên trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tỷ trọng doanh thu từ gia công thuốc lá chiếm trong khoảng từ 0,17% đến 2,1%. Tỷ trọng này năm 2006 là 2,1%, giảm xuống còn 1,65% vào năm 2007, và tiếp tục giảm còn 0,17% vào năm 2008.

Doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ thường không ổn định và không có kế hoạch nên tăng giảm không đều. Năm 2007 tỷ trọng của doanh thu này là 0,96%, giảm xuống còn 0,26% vào năm 2008.

Hình 2 Biểu đồ kết cấu doanh thu BH và CCDV qua các năm

Ta có thể thấy rằng, doanh thu của công ty đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu giữa các năm không đều, thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3 Biểu đồ tốc độ doanh thu BH và CCDV 3 năm

Đường biểu diễn doanh thu đi lên thể hiện sự gia tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm. Từ năm 2006 đến năm 2007 độ dốc đường doanh thu không cao do doanh thu tăng với tốc độ 35,4%. Đến năm 2008 độ dốc tăng cao rõ rệt chứng tỏ doanh thu đã tăng nhanh, với tốc độ 75,1%.

So với năm 2007, năm 2008 tốc độ tăng doanh thu do bán sản phẩm thuốc lá tăng lên đáng kể. Trong khi đó, tốc độ doanh thu của gia công thuốc lá và hàng khuyến mãi nội bộ giảm. Việc tốc độ tăng doanh thu do bán sản phẩm thuốc lá tăng 44,4%. Tốc độ tăng doanh thu do gia công thuốc lá giảm 75% vì việc thực hiện gia công tùy thuộc vào bên thuê gia công và doanh thu do hàng khuyến mãi nội bộ giảm 51,8%. 69589284 94195324 164888021 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 140000000 160000000 180000000 2006 2007 2008 Năm Nghìn đồng Năm 2008 99.56% 0.26%0.17% Bán thuốc lá Gia công thuốc lá Cung cấp dịch vụ Năm 2006 98% 2% N ăm 2007 9 7 % 2 % 1 %

2008 rất khả quan, công ty không ngừng nâng cao doanh số, mỗi năm mỗi tăng. Trừ doanh thu từ gia công thuốc lá và doanh thu khác có giảm nhưng không ảnh hưởng đáng kể vì đây là hoạt động phát sinh thêm chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

4.1.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo thị trường

Doanh thu trong hoạt động kinh doanh của công ty được chia thành hai nguồn:

*Doanh thu bán hàng từ thị trường trong nước

*Doanh thu bán hàng từ xuất khẩu

Bảng 6 Doanh thu bán hàng theo thị trường

ĐVT: 1000 đ Chênh lệch Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % Doanh thu nội địa 58.856.110 81.931.541 153.795.203 23.075.431 39,2 71.863.662 87,7 Doanh thu xuất khẩu 9.273.763 9.802.511 10.373.695 528.748 5,7 571.184 5,8 Tổng doanh thu 68.129.873 91.734.052 164.168.898 23.604.179 34,6 72.434.846 79,0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ Bảng 9, ta nhận thấy tổng doanh thu bán hàng luôn có sự thay đổi, cụ thể : -- Tổng doanh thu bán hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 23.604.179 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 34,6%, do:

* Doanh thu bán hàng từ thị trường nội địa tăng 39,2% tương ứng 23.075.431 nghìn đồng.

* Doanh thu bán hàng từ thị trường xuất khẩu tăng 5,7% tương ứng 528.748 nghìn đồng.

-- Tổng doanh thu bán hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng 72.434.846 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 79%, do:

* Doanh thu bán hàng từ thị trường nội địa tăng 87,7 % tương ứng 71.863.662 nghìn đồng.

* Doanh thu bán hàng từ thị trường xuất khẩu tăng 5,8% tương ứng 571.184 nghìn đồng.

Nhìn chung, doanh thu bán hàng từ xuất khẩu tăng đều qua các năm là do chất lượng hàng hóa được ổn định, giá cả hợp lý, cùng với phương thức mua bán nhanh chóng đã tạo thuận lợi cho đôi bên. Doanh thu bán hàng nội địa cũng tăng mạnh đặc biệt là năm 2008, do công ty đã mở rộng thêm được thị trường tiêu thụ ở một số

tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đồng thời kết hợp tăng giá bán các loại mặt hàng thuốc lá.

4.1.2.1 Đánh giá doanh thu bán hàng thị trường xuất khẩu Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường các nước sau:

Bảng 7 Cơ cấu thị trường xuất khẩu qua 3 năm 2006, 2007, 2008

ĐVT: 1000 đ

Năm

2006 2007 2008

Thị trường

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Trung quốc 4.969.262 53,58 7.870.261 80,29 10.028.619 96,67

Indonesia 3.659.416 39,46 1.722.858 17,58 0 0

Hàn quốc 645.085 6,96 209.392 2,14 0 0

Úc 0 0 0 0 345.076 3,33

Tổng 9.273.763 100,00 9.802.511 100,00 10.373.695 100,00

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng 7, ta thấy:

* Trung quốc là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất và doanh thu bán hàng ở thị trường này cũng tăng đều qua 3 năm. Nguyên nhân là do: giá bán tương đối thấp, người tiêu dùng chấp nhận (giá thấp phù hợp với người lao động ở Trung Quốc). Chất lượng sản phẩm thích hợp với người dân Trung Quốc cụ thể nhãn Icell.

* Doanh thu bán hàng ở thị trường Indonesia năm 2007 giảm 1.936.558 nghìn đồng với tỷ lệ 21,88% so với năm 2006 và bằng không vào năm 2008, là do: trước đây Vinasa sản xuất thuốc Djiamsoe chỉ xuất cho Indonesia. Năm 2007 tại đất nước Indonesia cũng sản xuất loại thuốc này để bán trong nước. Sang năm 2008, họ không mua thuốc Djiamsoe của công ty nữa, mục đích là để giúp cho nền sản xuất trong nước họ.

* Doanh thu bán hàng ở thị trường Hàn Quốc năm 2007 cũng giảm 435.693 nghìn đồng với tỷ lệ 4,82% so với năm 2006 và bằng không vào năm 2008, là do: Hàn Quốc là thị trường khó tính nhất ở Đông Nam Á. Do đó thuốc lá của Vinasa không thể cạnh tranh với các loại thuốc cao cấp khác đang có mặt tại Hàn Quốc (khó tính về các thông số kỹ thuật của ngành thuốc lá).

* Năm 2008, công ty đã mở rộng thị trường sang Úc doanh thu bán hàng đạt 345.076 nghìn đồng chiếm 3,33% trong tổng doanh thu bán hàng từ thị trường xuất khẩu. Năm 2008, cán bộ của Vinasa có dịp đi công tác nước ngoài nhiều hơn các năm trước. Do đó, qua các hội thảo thương mại, xúc tiến thương mại của ngành

cơ sở đó cơ hội làm ăn cũng được tăng lên.

4.1.2.2 Đánh giá doanh thu bán hàng thị trường nội địa

Trước đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là ở Tây Nguyên, tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ,…Đến nay công ty đã mở rộng thêm thị trường ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Giá trị sản lượng theo địa bàn của công ty được trình bày qua bảng sau:

Bảng 8 Doanh thu bán hàng nội địa qua 3 năm 2006, 2007, 2008

ĐVT: 1000 đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm

2006 2007 2008

STT Thị trường

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Cần Thơ 9.055.200 15,39 9.094.400 11,10 11.806.975 7,68 2 Hậu Giang 8.432.086 14,33 11.050.930 13,49 14.892.485 9,68 3 Trà Vinh 646.800 1,10 1.421.000 1,73 1.908.000 1,24 4 An Giang 1.045.600 1,78 793.800 0,97 169.800 0,11 5 Long An 112.524 0,19 0 0 0 0 6 Bến Tre 88.200 0,15 372.400 0,45 226.800 0,15 7 Đồng Tháp 203.000 0,34 942.200 1,15 2.156.200 1,40 8 Đồng Nai 36.900 0,06 0 0 0 0 9 Vũng Tàu 774.900 1,32 1.522.600 1,86 2.752.500 1,79 10 Bạc Liêu 607.600 1,03 1.146.600 1,40 2.179.975 1,42 11 Sóc Trăng 588.000 1,00 539.000 0,66 554.860 0,36 12 Cà Mau 122.500 0,21 161.700 0,20 0 0 13 Tây Ninh 196.000 0,33 441.000 0,54 213.100 0,14 14 Tây Nguyên 36.943.800 62,77 52.664.514 64,28 93.318.371 60,68 15 TP HCM 0 0 1.560.897 1,91 21.128.937 13,74 16 Tiền Giang 0 0 220.500 0,27 137.500 0,09 17 Kiên Giang 0 0 0 0 2.349.700 1,53 Tổng 58.856.110 100 81.931.541 100 153.795.203 100

(Nguồn: Bảng giá trị sản lượng tiêu thụ theo địa bàn năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng 8, ta có một số nhận xét sau:

* Thị trường Tây Nguyên chiếm tỷ trọng cao nhất qua 3 năm, doanh thu bán hàng năm 2008 lại tăng mạnh so với 2 năm còn lại, do công tác tiếp thị tốt, công ty có chính sách hỗ trợ khen thưởng các đại lý, giá bán hợp lý và đặc biệt là nhãn Golden Eagle đã quá quen thuộc với thị trường này qua nhiều năm.

* Thị trường An Giang lại giảm qua các năm, đặc biệt năm 2008 doanh thu bán hàng chỉ còn 169.800 nghìn đồng, do có quá nhiều nhãn thuốc cùng cấp với thuốc lá của Vinasa, nên đã diễn ra cạnh tranh gay gắt liên tục và thuốc nhập lậu cũng nhiều làm ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.

máy thuốc lá Long An, Sài Gòn hoạt động rất tốt, đã ảnh hưởng đến mạng lưới tiêu thụ của công ty.

* Thị trường Cà Mau năm 2008 doanh thu bán hàng cũng bằng không, do người dân vùng này không ưa chuộng thuốc lá của công ty. Nếu duy trì đầu tư sẽ tốn kém, không hiệu quả nên công ty chưa quan tâm nhiều hiện nay.

* Riêng thị trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 doanh thu tăng quá nhiều so với năm 2007 do sản lượng chủ yếu là thuốc lá Ray bán cho công ty thành phố Hồ Chí Minh để công ty này xuất ra nước ngoài.

4.1.3 Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng và theo tỷ trọng các thànhphần phần

4.1.3.1 Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng các thành phần

Khái quát về tình hình tổng các khoản doanh thu của công ty, tổng các khoản

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA " ppt (Trang 30 - 69)