Sản xuất và tiêu thụ là hai giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm tiêu thụ nhanh chóng thúc đẩy sản xuất phát triển, sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá bán đủ sức cạnh tranh trên thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh chóng. Tiêu thụ nhanh chóng khối lượng lớn tạo điều kiện tăng doanh thu.
Thực hiện tính toán số liệu, ta lập bảng hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất của công ty 3 năm 2006, 2007, 2008: Bảng 11 Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất ĐVT: 1000 đ Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 48.340.198 65.571.272 112.602.976
Giá trị sản phẩm sản xuất 40.556.855 56.002.099 101.477.455
Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất 1,19 1,17 1,12
( Nguồn: Bảng tồn kho thành phẩm 2006, 2007, 2008)
Hệ số tiêu thụ sản phẩm của 3 năm đều lớn hơn 1, đây là biểu hiện rất tốt chứng tỏ nhịp điệu sản xuất của công ty phù hợp với nhịp điệu tiêu thụ. Điều này phản ánh sản xuất ra chưa đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường. Do đó, công ty cần mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm.
*Phân tích tình hình tồn đọng sản phẩm:
Bảng 12 Giá trị của sản phẩm tồn cuối kỳ 3 năm 2006, 2007, 2008
ĐVT: 1000 đ Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % Tồn đầu kỳ 2.289.684 1.450.150 1.007.247 (839.534) (36,67) (442.903) (30,54) Nhập trong kỳ 40.556.855 56.002.099 101.477.455 15.445.244 38,08 45.475.346 81,20 Xuất tiêu thụ 41.396.329 56.445.002 100.982.128 15.048.673 36,35 44.537.126 78,90 Tồn cuối kỳ 1.450.150 1.007.247 1.502.564 (442.903) (30,54) 495.317 49,18 ( Nguồn: Bảng tồn kho thành phẩm 2006, 2007, 2008)
Từ kết quả trên cho thấy, giá trị sản lượng tồn kho giảm vào năm 2007, nhưng lại tăng vào năm 2008. Đây không phải là sự yếu kém trong tiêu thụ mà là do công ty tăng cường sản xuất để một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong kỳ, mặt khác dự trữ phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm kỳ sau. Xét cụ thể:
* Năm 2006, giá trị sản lượng tồn kho đầu kỳ cao, nhưng việc sản xuất nhập kho ít hơn lượng xuất tiêu thụ nên làm cho giá trị sản lượng tồn kho cuối kỳ giảm. Do đó giá trị sản lượng dự trữ đầu kỳ năm 2007 giảm 36,67%.
*Sang năm 2007, giá trị sản lượng dự trữ đầu kỳ giảm nên việc sản xuất được đẩy mạnh, cùng lúc khâu tiêu thụ cũng được tiến hành tốt, cụ thể giá trị sản lượng nhập trong kỳ tăng 38,08% và giá trị sản lượng xuất tiêu thụ tăng 36,35%. Bên cạnh đó, do tiêu thụ nhiều hơn sản xuất nên giá trị sản lượng tồn kho cuối kỳ giảm, so với giá trị sản lượng dự trữ năm 2006 thì năm này giảm 30,54%.
* Năm 2008, giá trị sản lượng sản xuất được điều chỉnh tăng 81,2% do nhu cầu tiêu thụ tăng, giá trị sản lượng tiêu thụ cũng tăng lên 78,9%. Do sản xuất nhiều hơn tiêu thụ nên giá trị sản lượng tồn kho cuối kỳ tăng lên 49,18%, lượng dự trữ này không phải là xấu vì nhu cầu tiêu thụ đang tăng nhanh nên phải tăng dự trữ đảm bảo cho tiêu thụ kỳ sau. Việc tăng lượng dự trữ này một phần do công ty dự đoán nhu cầu tiêu thụ sẽ vẫn còn cao vào những năm sau nữa.