Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA " ppt (Trang 57 - 69)

4.4.2.1 Kinh tế

Nền kinh tế nước ta tuy chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng với sự chỉ đạo và điều hành đúng đắn của Nhà nước nên nền kinh tế của nước ta vẫn cầm cự được trong cơn khủng hoảng, ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến nói riêng vẫn được ưu tiên phát triển. Bên cạnh đó, nước ta cũng rơi vào tình trạng lạm phát, làm cho giá cả hàng hóa tăng cao hơn so với năm trước nên làm cho doanh thu bán hàng tăng cao.

4.4.2.2 Nhà cung ứng

Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp. Chính những nhà cung cấp này đã mang lại những mặt hàng chất lượng, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, giúp cho công ty tiêu thụ được số lượng lớn hàng hóa.

Bên cạnh đó một số nhà cung cấp còn tạo điều kiện để cung cấp hàng cho công ty bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá để công ty mua hàng nhiều hơn. Song cũng có không ít những nhà cung cấp gây sức ép bằng cách họ tăng giá bán, và cắt giảm cả các chương trình khuyến mãi, dịch vụ đi kèm,…làm cho công ty tổn thất không ít.

Vì vậy, công ty cần phải thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp khác nhau, nhằm tránh trường hợp bị ép giá gây thiệt hại cho công ty. Hơn nữa khâu bán thuốc lá là hoạt động chủ lực của công ty chiếm trên 97% doanh thu bán hàng. Do đó chúng ta phải thận trọng hơn khi lựa chọn nhà cung cấp. Để quá trình kinh doanh của công ty được thuận lợi và ngày càng phát triển thì công ty cần phải duy trì những mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp hiện tại và bên cạnh đó cũng nên tìm kiếm thêm những nhà cung cấp mới.

4.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay với xu hướng phát triển nhanh và bền vững cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhanh chóng hội nhập vào thị trường thế giới. Do đó, các công ty và doanh nghiệp ngày một nhiều hơn, song để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không ngừng cải thiện chính mình, cạnh tranh gay gắt để đánh bại các doanh nghiệp khác. Vinasa cũng nằm trong số đó, hiện đang có rất nhiều công ty và doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành ở các tỉnh khác, họ sẵn sàng đưa ra những chiến lược như giảm giá, hay khuyến mãi, tặng phẩm,… để thu hút khách hàng, cùng với tình trạng buôn lậu thuốc lá làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá.

Do đó, công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của bộ phận marketing, vì sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có nghĩa rất quan trọng đối với công ty. Có nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh thì

chiến lược phù hợp để cạnh tranh với các công ty khác. 4.4.2.4 Khách hàng

Đa số khách hàng của công ty là các đại lý, tất cả đều thực hiện hợp đồng mua bán rất chặt chẽ và đảm bảo khả năng thanh toán. Các khách hàng đều được xem xét kỹ lưỡng trước khi đi đến ký hợp đồng nên giảm thiểu được nguy cơ khách hàng không thanh toán hóa đơn. Khách hàng có mong muốn khi mua hàng hóa của công ty: giá rẽ, giao hàng tận nơi, đúng thời gian, được biết đầy đủ thông tin về sản phẩm và nguồn gốc. Để phục vụ nhu cầu của khách hàng công ty đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng khắp đồng bằng sông Cửu Long và nhờ vào uy tín của công ty nên số lượng khách hàng đến với công ty ngày càng cao, làm cho doanh thu bán hàng tăng lên qua các năm.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU LÀM TĂNG DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY

5.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI

*Xây dựng phương thức kinh doanh linh hoạt.

* Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công ty, chú ý phát triển thị trường bán lẻ.

*Phục hồi, mở rộng thị trường Indonesia, Hàn Quốc.

*Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong Hội nghề nghiệp: trao đổi mua bán với tất cả các đối tác hiện có và tìm kiếm thêm đối tác mới có tiềm năng kinh tế trong lĩnh vực thuốc lá cho kế hoạch sắp tới, trao đổi thông tin thị trường.

* Sản lượng và doanh số thực hiện năm sau phải cao hơn năm trước, hoàn thành tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

* Sử dụng nguồn vốn một cách tốt nhất, tăng nhanh vòng quay vốn, dự trữ hàng hóa , thành phẩm thích hợp, đồng thời mở rộng thị trường.

* Phát động phong trào thi đua, khen thưởng để phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp của Cán bộ công nhân viên. Đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ của Cán bộ công nhân viên.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, Vinasa đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để duy trì và phát triển, ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tập thể Cán bộ công nhân viên công ty đã nỗ lực phấn đấu để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, công ty cũng thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần đóng góp ngân sách tỉnh nhà, nâng cao đời sống cho Cán bộ công nhân viên.

Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận 3 năm 2006, 2007, 2008 đã cho thấy: với những kết quả hoạt động trong các năm qua, xu hướng phát triển của

nước. Dựa trên phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận, em xin được đề ra một số giải pháp chủ yếu làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

5.2.1 Những giải pháp tăng doanh thu

Quá trình công ty có được doanh thu bán hàng là quá trình xuất giao hàng cho người mua, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Nhằm tăng doanh thu, trước hết phải đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ, đồng thời phải xúc tiến các chiến lược kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, theo em công ty cần chú trọng những vấn đề sau:

* Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm:

Sản xuất sản phẩm trước tiên phải nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường với mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa. Qua phân tích tình hình doanh thu lợi nhuận 3 năm 2006, 2007, 2008 sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt khoảng 80% công suất thiết kế của hệ thống dây chuyền công nghệ mới.

Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến nói chung của tỉnh nhà đang trên đà phát triển. Do đó, công ty cần phát huy hơn nữa năng lực sản xuất để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra, từ đó phối hợp với công tác tiếp thị để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Điều cơ bản nhất, sản xuất phải đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất, đáp ứng kịp thời đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ.

* Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn quy định:

Trong quá trình sản xuất, công ty cần áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, tăng sản lượng để có thể đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường. Bên cạnh chất lượng thuốc lá, công ty cũng nên chú trọng đến bao bì. Bao bì đẹp, mẫu mã ấn tượng. Từ đó, sẽ góp phần vào việc tăng chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm.

* Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm:

Công tác tiêu thụ sản phẩm được coi trọng hàng đầu vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm nhà máy mới có doanh thu và lợi nhuận. Nhưng hiện nay, công ty chưa có đội ngũ Marketing riêng biệt nên phần nào chưa nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường.

Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đề ra, duy trì các quan hệ và

trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Với sự cần thiết hiện nay và đặc biệt là trong hoàn cảnh công ty muốn vươn đến mục tiêu mở rộng thêm thị trường, thì việc thành lập bộ phận Marketing là điều cần phải làm. Công ty tuyển chọn một bộ phận Marketing cụ thể để thu thập thông tin về thị trường chính xác, nhanh chóng, từ đó xúc tiến khâu sản xuất cũng như đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ tạo điều kiện tăng doanh thu.

Như vậy, mục tiêu của việc đẩy mạnh khâu tiêu thụ là phương thức kinh doanh linh hoạt, mở thêm thị trường nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng sao cho kinh doanh có hiệu quả và người tiêu dùng hài lòng với sản phẩm.

5.2.2 Những giải pháp tăng lợi nhuận

Ngoài doanh thu, lợi nhuận còn chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố khác như: chi phí, tình hình dự trữ, vốn sử dụng …Do đó để tăng lợi nhuận cần chú trọng đến rất nhiều vấn đề:

* Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm:

Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại. Do vậy, để tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu.

Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Bởi vì qua tiêu thụ công ty thu hồi được tổng số phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ, đồng thời thực hiện được lợi nhuận. Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng số lượng hàng hóa được bán ra, tránh ứ đọng vốn trong hàng tồn kho. Các giải pháp cụ thể để tăng tiêu thụ là:

-- Tăng tiêu thụ cả về chất lượng lẫn khối lượng.

+ Mở rộng đại lý phân phối sản phẩm các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đối với công tác vận chuyển: làm tốt công tác vận chuyển và đảm bảo hàng hóa trong quá trình vận chuyển có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ. Cần phục vụ khách hàng theo phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

-- Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý.

+ Tồn kho nguyên phụ liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. Tồn kho thành phẩm đảm bảo tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, giúp công ty không vi

lợi nhuận vì sẽ làm cho số lần quay vòng hàng tồn kho thấp, số hàng hóa này sẽ không sinh lợi cho công ty cho đến khi chúng được xuất bán mà còn làm phát sinh chi phí lưu kho cao. Thậm chí nếu tồn kho quá lâu hàng hóa bị hỏng không sử dụng được công ty còn có thể bị lỗ. Do đó phải có kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm một cách hợp lý, có sự cải tiến trong sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt giảm thấp.

Về nguyên vật liệu: dự trữ trong kho với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất sao cho có hiệu quả, không mua quá nhiều Đặc biệt khi nhập nguyên vật liệu vào kho cần kiểm tra, phân tích có đúng chất lượng theo yêu cầu của công ty.

Về công cụ, dụng cụ: kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đo đếm trong sản xuất, thường xuyên kiểm tra chế độ hoạt động của dây chuyền sản xuất, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn. Mua sắm kịp thời, đúng quy cách chất lượng thiết bị, phụ tùng và dụng cụ phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc đảm bảo sản xuất liên tục đúng tiến độ.

Về thành phẩm: thuốc lá xuất kho phải đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, do đó phải bảo quản cẩn thận khi lưu kho, phải kiểm kê thường xuyên để kịp thời phát hiện những sản phẩm hư hỏng, không đúng khối lượng, chất lượng, đảm bảo tồn kho đủ dùng cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác phải đẩy mạnh tiêu thụ, tăng số vòng quay kho.

+ Về công tác lập kế hoạch hàng tồn kho: kế hoạch tồn kho phải bám sát nhu cầu thực tế, dự toán chính xác nhằm đảm bảo đủ cho sản xuất không bị đình trệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo hợp đồng và cả những nhu cầu tiêu thụ bất thường của khách hàng, nhưng không được quá lớn vì không có lợi cho công ty.

* Quản lý tốt chi phí:

Tiết kiệm nguyên phụ liệu tiêu hao:

Nguyên phụ liệu được sử dụng chính là thuốc sợi và phụ liệu. Nguồn thuốc sợi được công ty mua từ các công ty ở Miền Bắc, ở Tây Ninh và nhập khẩu một số thuốc sợi từ Brazin, Trung Quốc. Giá nguyên phụ liệu nhập khẩu rất đắt và hiện nay giá thuốc sợi đang gia tăng. Do đó, phải tiết kiệm chi phí nguyên phụ liệu nhằm giảm bớt hao phí trong sản xuất. Các biện pháp cần thiết là xây dựng định mức tiên tiến và hiện thực nhằm hạn chế mức tiêu hao.

xuyên nhắc nhở, tổ chức thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tránh lãng phí của công. Qua đó, công ty sẽ giảm được những khoản tiêu hao bất hợp lý.

Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng:

Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng là nhiệm vụ mà công ty phải luôn hết sức cố gắng thực hiện, chỉ nên chi cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lý những khoản chi phí văn phòng, tiếp khách, giao dịch…

Đối với chi phí bán hàng chẳng hạn như chi phí, khuyến mãi, tiếp thị… khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng xét về khía cạnh khác sẽ làm tăng doanh thu, tăng thị phần cho công ty. Những khoản chi này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Qua kế hoạch cụ thể, các nhà lãnh đạo có thể quản lý, đánh giá các khoản phát sinh này có đem lại được lợi nhuận nhiều hơn hay không?

Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, không lãng phí tài sản chung, đòi hỏi sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá nhân đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo.

* Hoàn thiện chế độ phân phối lợi nhuận:

-- Trong thực tế hiện nay, việc kích thích vật chất thông qua quan hệ phân chia cho nguời lao động còn chưa thỏa đáng, chưa gắn được thu nhập của họ vào hiệu quả kinh doanh. Điều này dễ dẫn đến cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, công nhân sản xuất có tay nghề cao chạy sang những đơn vị khác có điều kiện kích thích vật chất tốt hơn.

5.2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: * Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Trước hết, phải xác định một cơ cấu vốn hợp lý, thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô kinh doanh. Cơ cấu vốn được coi là tối ưu khi đáp ứng đầy đủ vốn cho kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Sau đó phải xác định được các điểm hòa vốn ngắn hạn, điểm hòa vốn dài hạn trong toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như trong từng giai đoạn kinh doanh. Có như vậy mới xác định được chính xác sản lượng và doanh thu cho lãi, thời gian cho lãi, mức lãi và các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến lãi.

* Tận dụng công suất máy móc thiết bị:

Hiện nay, công ty chưa sử dụng hết công suất thiết kế của dây chuyền công

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA " ppt (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)