1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010

51 868 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 217,5 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010

Trang 1

6 Lê Thị Huyền Trang

7 Lương Huyền Trang

Trang 2

PHẦN I:

LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Để hiểu rõ về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước tiên ta tìmhiểu về cơ cấu kinh tế là gì?

I.CƠ CẤU KINH TẾ:

1/ Khái niệm:

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành mộttổng thể kinh tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ, những tácđộng qua lại cả về số lượng và chất lượng Mối quan hệ này được hình thànhtrong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, luôn vận động và hướng vàonhững mục tiêu cụ thể

Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nóphản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, phản ánh số lượng

và chất lượng các phần tử hợp thành trong mối liên kết chặt chẽ với nhau đểtạo nên hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng Sự liên kếtphối hợp giữa các bộ phận hợp thành hệ thống càng chặt chẽ, quan hệ tương

Trang 3

tác giữa các bộ phận hợp thành ở trình độ càng cao thì sự phát triển hài hòađược đảm bảo, hệ thống càng phát triển và cơ hội đem lại kết quả càng lớn,hiệu quả càng cao.

2/ Phân loại:

Để dễ phân tích và xem xét,cơ cấu của nền kinh tế được phân thànhnhiều loại dưới các giác độ khác nhau:

- Cơ cấu ngành- xét dưới giác độ phân công sản xuất

- Cơ cấu vùng- xét dưới giác độ hoạt động kinh tế xã hội theo lãnh thổ

- Cơ cấu thành phần kinh tế- xét hoạt động kinh tế theo quan hệ sởhữu

- Cơ cấu đối ngoại- xét trình độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế

- Cơ cấu tích luỹ- xét tiềm năng để phát triển kinh tế…

II CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ:

1/ Các khái niệm :

1.1/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :

Là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái kháccho phù hợp với môi trường phát triển, là quá trình tất yếu gắn liền với sựphát triển kinh tế của một quốc gia

Về nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càngtiến bộ hơn, hiện đại hơn, hiệu quả hơn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xuấtphát từ sự thay đổi của những ngành chủ lực, đáp ứng yêu cầu ngày càngtăng về qui mô, chất lượng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trên

cơ sở phát huy có hiệu quả các lợi thế so sánh có tính tới điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế, toàn cầu hoá và tiến bộ khoa học kĩ thuật

1.2/ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

Là sự thay đổi trong các yếu tố cấu thành cơ cấu ngành, làm cho nóchuyển từ dạng này sang dạng khác tinh vi hơn, hiện đại hơn

Trang 4

Đây là quá trình khách quan vì phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố cấuthành cơ cấu thành ngành như: sự phát triển của sản xuất, sự thay đổi cungcầu, sự thay đổi của các yếu tố nguồn lực… Sự thay đổi của cơ cấu kinh tếphản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội, biểu hiện chủ yếu trênhai mặt: thứ nhất là lực lượng sản xuất càng phát triển thì càng tạo điều kiệncho quá trình phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc, thứ hai là, sự pháttriển của phân công lao động xã hội đến lượt nó lại càng làm cho các mốiquan hệ kinh tế thị trường càng củng cố và phát triển Như vậy, sự thay đổi

về số lượng và chất lượng của cơ cấu ngành phản ánh trình độ phát triển củasức sản xuất xã hội

Cấu thành cơ cấu ngành( theo SNA), có ba khu vực:

-Khu vực I : nông nghiệp

-Khu vực II : công nghiệp

Trang 5

2/ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

Xu hướng chung là: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọngcông nghiệp và dịch vụ Trong đó tốc độ tăng của dịch vụ phải nhanh hơntốc độ tăng của công nghiệp Vì trong điều kiện của khoa học công nghệhiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất.Tức là tỉ trọng các ngành có năng suất lao động cao, chứa đựng hàm lượngcông nghệ cao và chất xám cao ngày càng lớn và tỉ trọng của những ngành

có năng suất lao động thấp sẽ giảm đi trong toàn bộ lao động xã hội Xuhướng tăng giảm này diễn ra càng nhanh càng tốt Trong nội bộ các ngành, tỉtrọng sản xuất hàng hóa tăng lên, làm cho độ mở của nền kinh tế lớn lên Độ

mở của nền kinh tế càng lớn càng chứng tỏ nền kinh tế hội nhập càng mạnhvới bên ngoài

III KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ:

1/ Khái niệm và nhiệm vụ:

Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một bộ phận trong kếhoạch phát triển kinh tế xã hội, nó đặt ra các mục tiêu chuyển dịch cơ cấungành cần đạt được và các giải pháp chính sách cần thiết để đạt được cácmục tiêu đó trong thời kì kế hoạch

Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

- Xác định các điều kiện, yếu tố và các quan điểm chi phối sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế Đây chính là cơ sở để đưa ra các hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế Nó bao gồm cả các vấn đề về kinh tế xã hội, khoa học côngnghệ, các mối quan hệ kinh tế quốc tế và các nguồn lực của đất nước

- Xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cụ thể hóa bằng cácquan hệ tỉ lệ giữa các ngành sao cho đảm bảo phù hợp với xu thế biến đổichung và phản ánh được đặc điểm của nền kinh tế trong những điều kiện cụthể

Trang 6

- Xác định hướng huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào đặc biệt là

cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu lao động nhằm đảm bảo được cơ cấu đầu ratheo hướng đã xác định

- Đề xuất các chính sách, biện pháp kinh tế xã hội cần thiết để hướngdẫn hoạt động nền kinh tế sao cho đáp ứng được các yêu cầu của sự chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế

vụ là hàng hoá cao cấp.Quá trình nghiên cứu, ông cho rằng, trong qu á trìnhtăng thu nhập, tỉ lệ chi tiêu cho các hàng hoá thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ

lệ chi tiêu cho hàng hoá lâu bền có xu hướng tăng nhưng có mức độ tăngnhỏ hơn mức tăng của thu nhập, còn tỉ lệ chi tiêu cho hàng hoá dịch vụ ngàycàng tăng, tốc độ của đường Engel đối với hàng hoá này tăng Tốc độ tăngtiêu dung của ngành này lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập

Trang 7

Cung: Tuân theo chuyển dịch lao động của Fisher Lao động trongngành nông nghiệp dễ bị thay thế nhất Lao đ ộng trong nganh công nghiệpkhó bị thay thế hơn và lao động trong ngành dịch vụ là khó bị thay thế nhất.Quy luật này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động VD:khi xét đến tình hình chuyển dịch của Việt Nam nếu chỉ quan tâm đến

“cung” của thị trường thì nước ta có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế rấtđơn giản là do nước ta vẫn con trên 70% lao động thuộc ngành nôngnghiệp.Mà lao động trong ngành nông nghiệp lại dễ bị thay thế

b/ Sự phát triển của khoa học công nghệ

c/ Xu hướng phát triển của hệ thống thế giới

d/ Xu hướng mở cửa của nền kinh tế thể hiện ở giá cả chất lượng thị trường

3.2/ Phương pháp tiếp cận:

Sử dụng mô hình I/O: nghiên cứu những mối quan hệ tỉ lệ cân đối đặctrưng cho việc phân phối sản phẩm giữa các ngành và mối quan hệ giữa khốilượng sản phẩm và chi phí để sản xuất ra những sản phẩm này

a/ Giới thiệu mô hình:

Nội dung của mô hình: nguyên lý của bảng cân đối liên ngành là phântích quá trình giao lưu của hàng hoá từ khi ra đời cho đến khi tiêu dùng cuốicùng

b/ Bảng cân đối IO

c/ Cách cân đối cơ bản:

Tổng đầu vào từng ngành bằng tổng đầu ra từng ngành

GO từng ngành bằng nhau

Trang 8

GDP tính theo phương pháp tiêu dùng bằng GDP tính theo phươngpháp phân phố.

PHẦN II:

NHỮNG MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006-2010

I CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐÉN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH 2006-2010:

1 Tình hình thế giới:

Trong thời đại mà khoa học-công nghệ tiến bộ như vũ bão, nền kinh tếthế giới phát triển mạnh trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá thì cơ cấukinh tế của các quốc gia phụ thuộc, tương tác nhau cùng phát triển Mỗiđộng thái của nền kinh tế thế giới đều có tác động tới sự phát triển của mỗiquốc gia Trong tương lai các tập đoàn kinh tế lớn, sự di chuyển các dòngvốn, thành tựu về trí tuệ và công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với sự pháttriển cơ cấu kinh tế của mỗi nước

Tăng trưởng kinh tế thế giới đã đạt kết quả khả quan trong năm 2006,

2007 Giá các mặt hàng phi nhiên liệu sẽ hạ nhiệt, trong khi giá dầu thô được

dự đoán sẽ diễn biến vô cùng phức tạp Giá dầu tăng cùng với tốc độ tăngtrưởng cao của nền kinh tế thế giới sẽ ít nhiều làm tăng áp lực lên giá cả và

Trang 9

lạm phát trên nền kinh tế thế giới Sự phát triển của thương mại quốc tế cũng

sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Cách mạngkhoa học và công nghệ nhất là công nghệ sinh học và công nghệ tin học, tiếptục phát triển theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến việc cơ cấu lại nền kinh

tế theo khả năng tiếp thu trình độ công nghệ của mỗi nền kinh tế và theo đó

là sự phân công lao động toàn cầu

Tất cả các yếu tố trên sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam

nói chung và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng Chuyển dịch cơ

cấu kinh tế (CCKT) theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường

đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là hướng đi tất yếu để phát triển kinh

tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành mộtquốc gia văn minh, hiện đại

2 Tình hình trong nước:

Ở trong nước, thành tựu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 và 20 nămđổi mới làm cho thế và lực chủa nước ta lớn mạnh hơn rất nhiều Đời sốngchính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triểnkinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Sự ổn định chính trị kinh tế xãhội tiếp tục được giữ vững tạo niềm tin cho toàn dân,các doanh nghiệp vàcác nhà đầu tư trong và ngoài nước Thể chế, cơ chế chính sách đã ban hànhtừng bước đi vào cuộc sống, phát huy tích cực, thu hút mạnh hơn các nguốnvốn đầu tư toàn xã hội, nguồn nội lực đã được khai thác cao, do đó tạo điềukiện chủ động đầu tư hướng vào các mục tiêu then chốt, nhất là đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế đã

có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, pháthuy thế mạnh từng vùng, từng ngành Kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởngcao và khá ổn định qua các năm Kinh tế đối ngoại của nước ta cũng có

Trang 10

những bước tiến quan trọng trong năm 2006 và 2007 Nhiều dự án đầu tưlớn với công nghệ cao và có tiềm năng chuyển giao công nghệ đã được phêduyệt Những thành tựu cải cách và phát triển kinh tế của Việt Nam cùng vớiviệc chúng ta trở thành thành viên chính thức của WTO đã tạo dựng niềm tinđối với các nhà đầu tư, khiến Việt Nam trở thành một trong những địa điểmđầu tư được đánh giá là có nhiều triển vọng nhất Những yếu tố trên sẽ gópphần tăng tỉ trọng các ngành có năng suất lao động cao chứa đựng hàmlượng công nghệ và chất xám cao Ngoài ra nó cũng sẽ tác động tới thu nhậpcủa từng cá nhân, khiến mức sống của đại bộ phận dân cư được cải thiệnđáng kể, tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển.

Tuy nhiên sức cạnh tranh và khả năng hộ nhập kinh tế quốc tế củacác doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn yếu so với yêu cầu và so với thếgiới Cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng vùng chưa chuyển dịch kịp thờitheo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế Trình

độ công nghệ còn lạc hậu, năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ cònhạn chế Công tác cải cách hành chính được tiến hành chậm, tình trạng quanliêu tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn, hiệu lực quản lí của nhànước còn hạn chế…Những yếu kém này nếu không được giải quyết kịp thời

sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện kế hoạch 2006-2010

II NHỮNG NHIỆM VỤ ĐẶT RA CHO KH GIAI ĐOẠN 2006-2010:

Căn cứ vào tình hình hiện nay của thế giớ cũng như tình hình thựchiện kế hoạch 5năm 2001 – 2005 của nước ta Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X của Đảng Cộng sản VN đã ban hành Nghị quyết thông qua Báo cáo vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 Quốchội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã ban hành Nghị quyết số 56/2006/QH11 ngày29-6-2006 thông qua báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

Trang 11

2006-2010 nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2001-2010, xâydựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại.

Chính phủ ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội khóa XI về Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 Chương trình hành động gồmnhững nội dung sau:

A Những mục tiêu chủ yếu :

1 Nông nghiệp:

Tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triểnmạnh kinh tế nông thôn, đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng kim ngạch xuấtkhẩu Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa sạch đa dạng, phát triểnnhanh, bền vững có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệuquả và tăng trình độ công nghệ thông qua ứng dụng khoa học, công nghệvào sản xuất, bảo quản và chế biến Đẩy mạnh liên kết công nông nghiệp đểnâng cao hiệu quả sản xuất Xây dựng nông thôn mới có hạ tầng phát triểntheo hướng hiện đại, gắn với đô thị hoá Phát triển đa dạng các ngành nghề,nhất là những ngành có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao Nâng caomức sống cho nông dân Đến năm 2010, không còn hộ đói, giảm mạnh tỷ lệ

hộ nghèo

Mục tiêu cơ bản trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp nông thôn từ nay đến năm 2010 là: Phải bảo đảm an ninh lương thựcquốc gia với dân số khoảng 80 triệu người năm 2000 và 91 đến 94 triệu

Trang 12

người năm 2010 Với đời sống vật chất và tinh thần tăng lên không ngừng.Đến năm 2010 thu nhập của nông dân tăng gấp 2 lần, giảm tỷ lệ hộ nghèoxuống dưới 10%, nâng cấp cơ sở hạ tầng bảo đảm 100% xã có đường ô tôtới khu trung tâm, có trường học, trạm y tế Bảo vệ môi trường sinh thái,giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững, bảo đảm độ che phủ của rừng năm

2000 đạt 33% và năm 2010 là 43%

Từ nay đến năm 2010 phải giữ tốc độ tăng trưởng về sản lượng lương thực

ít nhất là 2% năm, và duy trì cho được 4,2 triệu ha sản xuất lúa Phát triểnkhoảng 3 triệu ha cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, khoảng 1,2 triệu

ha cây công nghiệp Đến năm 2010 cà phê: 400.000 ha, cao su 700.000 ha,chè 100 đến 120.000 ha, lạc 500.000 ha, cây ăn quả 1 triệu ha Ngoài việcđáp ứng đủ nhu cầu trong nước bảo đảm kim ngạch xuất khẩu đạt 6 đến 6,5

tỷ USD vào năm 2010 Hình thành các vùng chuyên canh lớn cùng với côngnghệ chế biến hiện đại để bao tiêu và nâng cao chất lượng và giá trị sảnphẩm nông sản

Mục tiêu đề ra đến năm 2010 đạt được khoảng 10 triệu con trâu bò, 24triệu con lợn, khoảng 300 triệu con gia cầm, với gần 4 triệu tấn thịt hơi cácloại, sữa tươi là 200.000 tấn Ngành chăn nuôi phấn đấu đạt khoảng 40%GDP trong nông nghiệp

Đến năm 2010 đảm bảo chế biến công nghệp 100% cao su, cà phê, chèđiều, 90% mía, 30% rau quả và thịt

2 Công nghiệp:

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khuvực kinh tế, trong đó khu vực công nghiệp nhà nước giữ vai trò định hướng

Trang 13

- Phát triển công nghiệp theo hướng hình thành cân đối động, đảm bảo sự ưutiên phát triển các ngành, vùng phù hợp với nguồn lực và lợi thế trong từngthời kỳ và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

- Phát triển công nghiệp phải bảo đảm tham gia một cách chủ động và hiệuquả vào liên kết công nghiệp và hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp,giữa các ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới

- Phát triển công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch vụ; phát triển côngnghiệp nông thôn, tạo động lực trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá

- Phát triển công nghiệp gắn kết với các yêu cầu của phát triển bền vững,tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

- Phát triển công nghiệp kết hợp với yêu cầu củng cố quốc phòng và an ninhquốc gia

- Phấn đấu đến năm 2010, giá trị xuất khẩu các sản phẩm phần mềm đạt

300-400 triệu USD, hình thành một số trung tâm đúc, rèn, luyện, tạo phôi cócông nghệ tiên tiến, đáp ứng 50% nhu cầu chế tạo thiết bị trong nước, đưa tỷtrọng giá trị sản xuất công nghiệp của lĩnh vực cơ khí chế tạo tăng lên9,47%; xây dựng ngành công nghiệp hóa dược đáp ứng 40-45% nhu cầuthuốc kháng sinh, 30-35% nhu cầu nguyên liệu sản xuất Vitamin C, 20%nhu cầu về tá dược, 100% nhu cầu về hoạt chất từ nguồn nguyên liệu thiênnhiên (cây có dầu)

3 Dịch vụ:

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển dịch vụ, đẩy nhanhquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tỷ trọng tương xứng với tiềm

Trang 14

năng vào tăng trưởng kinh tế chung, gia tăng khả năng cạnh tranh của cácsản phẩm dịch vụ, thu hút mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia của mọi thành phầnkinh tế, đầu tư nước ngoài vào khu vực dịch vụ, gia tăng xuất khẩu, đáp ứngyêu cầu đổi mới kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

- Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch,bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, kho bãi, chuyển tải, tài chính,ngân hàng, kiểm toán, bưu chính viễn thông, xây dựng, xuất khẩu lao động khuyến khích phát triển dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao; phấn đấu đạt tốc

độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 cao hơn tốc độ tăng trưởngchung của nền kinh tế; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành và nội ngànhdịch vụ, tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP của cả nước, tiến tới đạtkhoảng 45% vào năm 2010

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh củacác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực vàquốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ,tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và pháttriển

- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông quacác hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính - ngân hàng, thu kiều hối và bánhàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảmthâm hụt cán cân dịch vụ

- Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế,thể dục thể thao, dịch vụ việc làm, theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầungày càng cao của nhân dân và từng bước hội nhập quốc tế

Trang 15

- Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại

và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loạitrừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dànhđãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài

Trang 16

B Những nhiệm vụ chủ yếu

Tập trung cho mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, phát triển nhanhcác ngành kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấusản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêuthụ các sản phẩm làm ra; nâng cao rõ rệt chất lượng hiệu quả và sức cạnhtranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế

a) Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân

Phát triển nông nghiệp ổn định, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu trong nướcđồng thời tăng nhanh khối lượng xuất khẩu Cơ cấu nông nghiệp và kinh tếnông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng hiệu quả và trình độ côngnghệ thông tin qua ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản vàchế biến Thực hiện liên kết công, nông nghiệp ngày càng chặt chẽ để nângcao giá trị nông sản xuất khẩu Chuyển tăng trưởng từ số lượng sang tăngtrưởng về giá trị, trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai để tăng giá trịsản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và thu nhập trên một đơn vị diện tích

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển bền vững đối với các ngành nghềtruyền thống, các làng nghề, các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và cácdịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, đời sống của nông dân,gắn với việc bảo vệ môi trường

Ðẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Trang 17

Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi

Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0 - 4,5% Ðến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16 -17%; tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên

khoảng 25% Thuỷ sản đạt sản lượng 3,0 - 3,5 triệu tấn (trong đó khoảng 1/3

là sản phẩm nuôi, trồng) Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành

chương trình trồng 5 triệu ha rừng Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9 -10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ đồng

b) Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo khả năng trang bị lại vànâng cao trình độ công nghệ trong các ngành kinh tế quốc dân để đẩy nhanhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệuquả sản xuất công nghiệp, bảo đảm công nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh

và đáp ứng yêu cầu thị trường Coi trọng đầu từ chiều sâu, đổi mới thiết bịcông nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuấtcông nghiệp Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao; tăng hàmlượng kỹ thuật trong các sản phẩm công nghiệp Xây dựng ngành côngnghiệp hỗ trợ có lợi thế so sánh, bao gồm các ngành cơ khí chế tạo thiết bị,linh kiện phụ tùng thay thế Ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ

Trang 18

tầng phục vụ sản xuất, nhất là ở các tỉnh và thành phố lớn, các khu côngnghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện trongnước, các quy định và cam kết quốc tế để khuyến khích đầu tư phát triển cácngành sản xuất nguyên vật liệu quan trọng, công nghệ cao, công nghệ thôngtin, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa;đồng thời, chú trọng phát triển các ngành, nghề truyền thống, tạo ra các sảnphẩm đáp ứng yêu cầu của đời sống, xã hội và sản xuất

Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, sảnphẩm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùngnguyên liệu; khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trongnước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp

c) Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ

Khai thác tốt các dư địa phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ

hỗ trợ cho sản xuất, tăng nhanh giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trong tổngGDP của cả nước Tiếp tục phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng đểphát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch, hàng không, vận tảibiển, tài chính, ngân hàng, đồng thời phát triển mạnh dịch vụ du lịch, chấtlượng cao, góp phần tạo việc làm Chú trọng mở rộng các dịch vụ mới, nhất

là các dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinhdoanh Phát triển mạnh mẽ thương mại, gồm cả nội thương và ngoại thương,bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưubuôn bán với nước ngoài Mở rộng mạnh mẽ tất cả các loại thị trường, cả thịtrường thành thị, thị trường nông thôn, thị trường miền núi

Trang 19

Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi chodoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ

C Những chỉ tiêu chủ yếu :

- Tống sản phẩm trong nước GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2 lần

so với năm 2000 Tốc độ tăng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 đạt7.5-8%, phấn đấu đạt trên 8%.Qui mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1690-

1760 nghìn tỷ đồng( theo giá hiện hành), tương đương 94-98 tỷ USD vàGDP bình quân đầu người khoảng 1050-1100 USD

Cơ cấu ngành trong GDP dự kiến tỷ trọng nông lâm thủy sản đạt 15-16%,công nghiệp-xây dựng chiếm 43-44%, dịch vụ chiếm 40-41%

Trang 20

7,5-Để hoàn thành mục tiêu nói trên vào năm 2010, công nghiệp phải tập trungvào 3 nhóm ngành trọng điểm:

2.1 Đối với nhóm ngành có lợi thế cạnh trạnh:

Dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD;

Da giầy đáp ứng 86% nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD

và chiếm tỷ trọng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp

Cơ khí đóng tàu, nôị địa hoá 60%, đóng mới tàu dầu 100 nghìn tấn, sửa chữađược tàu 400 nghìn tấn; Điện tử xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng2,48% giá trị sản xuất toàn ngành

Chế biến nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng 30,43% giá trị sản xuất toànngành

2.2 Đối với nhóm ngành tư liệu sản xuất

Ngành điện: đạt 112,6-117,3 tỷ kWh vào năm 2010, điện thương phẩm đạt97,1-101,1 tỷ kWh, đáp ứng cơ bản nhu cầu, đạt 4,48% giá trị sản xuất toànngành

Dầu khí: sản lượng khai thác đạt 19,86 triệu tấn vào 2010 đáp ứng nhu cầunhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 6 triệu tấn, còn lại để xuất khẩu Năm

2009, dự báo nhà máy Dung Quất sẽ cho sản lượng 4,74 triệu tấn và 2010ước đạt 5,92 triệu tấn, đáp ứng 30-35% tổng nhu cầu xăng dầu vào 2010 là17,6 triệu tấn Sản lượng khí vào năm 2010 ước đạt 11 tỷm3

Trang 21

Ngành than: đến 2010 sản xuất 40 triệu tấn than sạch, đáp ứng đủ nhu cầu;Ngành thép: sản xuất đạt 6,3-6,5 triệu tấn thành phẩm, đáp ứng 100% nhucầu thép xây dựng và 50% nhu cầu phôi.

Hoá chất cơ bản: sản xuất 1,7 triệu tấn lân đáp ứng 100% nhu cầu, 3 triệutấn NPK và 2 triệu urê

Xi măng: tăng trưởng 10%/năm, tương đương sản lượng 45 triệu tấn vào2010…

2.3 Đối với nhóm công nghiệp tiềm năng

Sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, hoá dược, hoá mỹ phẩm, chất tẩy, cơkhí chế tạo… phấn đấu đến năm 2010, giá trị xuất khẩu sản phẩm phần mềm300-400 triệu USD

Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cơ khí chế tạo lên 9,47% và tỷtrọng giá trị sản xuất công nghiệp hoá dược lên 3,96% so với toàn ngành…

Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp ở mức trên10,2 %/năm giai đoạn 2006 - 2010 và trên 10,3%/năm giai đoạn sau 2010.Tốc độ đổi mới công nghệ ngành công nghiệp đạt trung bình 12 - 15%/năm.Xây dựng đội ngũ lao động khoa học công nghệ trong ngành công nghiệpđảm bảo về số lượng, trình độ để nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận, vận hành,khai thác có hiệu quả các công nghệ, trang thiết bị của ngành

Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng trung bình 16 - 18%/năm

3 Dịch vụ:

Trang 22

- Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng 7.7-8.2%.

D Định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành:

1/ Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách tăng cường đầu tư chiềusâu để tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản; phát triển nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng và khảnăng cạnh tranh cao

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành; hìnhthành và phát triển các vùng sản xuất áp dụng công nghệ cao, các vùngnguyên liệu tập trung; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng có lợi thế, gắnvới việc phát triển công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp,phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản có năng suất vàchất lượng cao; tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyếnngư; nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai, dịch bệnh cho cây trồng, vậtnuôi

Thực hiện có hiệu quả các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế - xã hội nông thôn, bao gồm các chương trình mục tiêu, các dự

án lớn, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi

Trang 23

cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên sản xuất các loại sảnphẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển bền vững đối với các ngànhnghề truyền thống, các làng nghề, các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn vàcác dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, đời sống của nôngdân, gắn với việc bảo vệ môi trường

Chú trọng và tăng cường công tác đào tạo cán bộ, dạy nghề, nhất làđối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; qua đó, tạo ra nhiềuviệc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nôngdân

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hóa, nâng cao trình độ nghiên cứu, tăng hiệu quả

và nâng cao trình độ công nghệ thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học vàcông nghệ vào sản xuất Đẩy mạnh liên kết công nông nghiệp để nâng caohiệu quả sản xuất Phát triển đa dạng các ngành nghề, nhất là những ngành

có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao Hình thành các khu sản xuất nôngnghiệp công nghệ cao và phát triển trên qui mô rộng

2/ Phát triển nhanh công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá:

Phát triển công nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ; tạo bước tiến

rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số ngành và sảnphẩm công nghiệp Mỗi ngành lựa chọn một số sản phẩm chủ yếu, mũi nhọn

để có chính sách khuyến khích phát triển thành sản phẩm có năng lực cạnhtranh cao

Trang 24

Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượngsản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh củangành công nghiệp để giữ vững và mở rộng thị phần trong nước và nướcngoài Tập trung phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp có tiềmnăng, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất tưliệu sản xuất, chú trọng phát triển các ngành thu hút nhiều lao động, thúc đẩyphát triển cơ sở hạ tầng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Phấnđấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15-15.5% , giá trị tăng thêmtrong công nghiệp tăng 9.5-10.2%/năm Đến 2010 công nghiệp khai thácchiếm tỷ trọng 7.6% giá trị sản xuất, công nghiệp chế biến chiếm 88.6%,công nghiệp điện nước ga chiếm 3.8% Công nghiệp khai thác dự kiến tăngtrưởng bình quân khoảng 11%/năm, công nghiệp chế biến tăng 16.1%, côngnghiệp điện ga nước tăng 5.1%

3/ Phát triển các ngành dịch vụ:

Tập trung khai thác thế mạnh của các ngành dịch vụ cò nhiều tiềmnăng Phát triển mạnh các ngành dịch vụ giá trị cao như bưu chính viễnthông, hàng không, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, du lịch, đồngthời phát triển mạnh dịch vụ du lịch chất lượng cao, góp phần tạo nhiều việclàm Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu Tiếp tục phát triển các ngànhvận tải, thương mại; mở rộng và nâng cao sức mua của thị trường nội địa

Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuậnlợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực dịchvụ; ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để

Trang 25

nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn xã hội, bảo đảm cung ứng các dịch vụ xãhội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo vàcác đối tượng chính sách.

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụcông cộng; thực hiện tích cực, đồng bộ theo lộ trình chủ trương xã hội hóadịch vụ công cộng theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trước hết là cácdịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, khoa học, công nghệ, thể dục và thểthao

Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triểncác ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao, chú trọng pháttriển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, phát triển cácdịch vụ mới, nhất là những dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợkinh doanh Phát triển và tăng khả năng cạnh tranh những ngành dịch vụ cótiềm năng

PHẦN III:

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRONG NĂM 2006 VÀ 2007:

Ngày đăng: 15/12/2012, 10:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tăng trưởng giá trị tăng thêm và đóng góp của các khu vực dịch vụ vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ năm 2004-2005-2006 - Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 1 Tăng trưởng giá trị tăng thêm và đóng góp của các khu vực dịch vụ vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ năm 2004-2005-2006 (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w