Ngành nông nhiệp:

Một phần của tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 47 - 51)

I/ NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG:

4.Ngành nông nhiệp:

Rà soát lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới; phát huy, khai thác được lợi thế tự nhiên, kinh tế của từng vùng sinh thái, nâng cao khả năng cạnh tranh của những loại nông sản, ngành hàng sản xuất mà ta có thế mạnh. Hình thành vùng sản xuất tập trung, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến. Khắc phục tình trạng xây dựng cơ sở chế biến nhưng thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc phát triển vùng nguyên liệu nhưng chưa có nhà máy chế biến.

Phát triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông cơ sở hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo quy hoạch,đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, áp

dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào canh tác, chăn nuôi. Gắn lợi ích và trách nhiệm đôi bên giữa nhà nước và người dân.

Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất; tăng đầu tư cho thuỷ lợi và công trình bổ sung nước ngầm để có đủ năng lực khắc phục nhanh chóng hạn hán, đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu nước cho nông nghiệp, cấp nước cho công nghiệp dân sinh và nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai; xây dựng đồng bộ hệ thống phòng chống dịch gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu chuyển đổi sang phát triển các loại cây con có yêu cầu nước thấp hơn ở những vùng khô hạn.

Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn để tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển tổng hợp các ngành công nghiệp trên địa bàn nông thôn.

Hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cả về hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội ở nông thôn; đầu tư xoá đói, giảm nghèo, trước hết đối với vùng miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm vốn ODA, FDI, vốn của dân và doanh nghiệp, ngân sách nhà nước chỉ tập trung trên một số lĩnh vực chính: thủy lợi, giao thông, cung cấp nước sạch, một số cơ sở hạ tầng về giống, nghiên cứu khoa học cơ bản, quan trọng.

Tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực phát triển sản xuất gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hoàn thành việc sắp xếp và đổi mới tổ chức sản xuất của hệ thống các nông, lâm trường quốc doanh. Hoàn thành cơ bản

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong ngành nông nghiệp. Chú trọng phát triển kinh tế trang trại; củng cố và phát triển khu vực hợp tác xã; tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp để giảm bớt áp lực đối với đầu tư nhà nước.

Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản, làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn có hiệu quả. Đồng thời với việc phát triển thị trường ngoài nước, coi trọng phát triển thị trường trong nước, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong cả nước. Hỗ trợ phát triển các hình thức liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng. Có cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn.

Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân và doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện thông suốt và có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường và sản xuất, bao gồm thu thập, phân tích, nghiên cứu, nhất là dự báo, hướng dẫn cơ sở thực hiện. Xây dựng chiến lược thị trường các thị trường lớn, dài hạn và tin cậy. Tổ chức hoạt động tiếp thị có hiệu quả, xây dựng các chợ bán buôn, bán lẻ, các cụm kho phù hợp ở các vùng; khuyến khích, thúc đẩy mạng lưới khuyến nông, các tổ chức dựa vào cộng đồng và tổ nhóm nông dân, cung cấp thông tin qua nhiều kênh, nhất là các vùng có nông sản hàng hoá lớn, vùng sâu, vùng xa.

Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm. Rà soát, bổ sung và nghiên cứu xây dựng mới các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy định về nhãn, mác sản phẩm… Tổ chức kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm để bảo vệ

người tiêu dùng và giữ tín nhiệm hàng nông, lâm sản Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

Xây dựng chính sách bảo trợ cho nông dân, như bảo trợ xã hội, bảo trợ do thiên tai, bảo trợ khi bị rủi ro về giá do biến động của thị trường. Có các giải pháp kịp thời giảm tác động của hội nhập đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Chú trọng chăm lo đời sống và việc làm cho nông dân vùng thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ công nghiệp hoá và đô thị hoá cơ chế chi trả tiền đền bù đất sản xuất nông nghiệp theo hướng dùng một phần tiền đền bù đất để đào tạo, hỗ trợ, bồi dưỡng kiến thức cho nữ nông dân và đào tạo nghề mới cho những lao động trẻ.

Bãi bỏ chính sách hạn điền, đưa công cụ thuế vào điều tiết mọi hoạt động liên quan đến sử dụng đất.

Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường đưa cán bộ về nông thôn. Hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề, phát triển giáo dục, dạy nghề cho nông dân.

Tổng kết để sửa đổi bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, Chương trình hỗ trợ phát triển các xã đặc biệt khó khăn. Thực hiện lồng ghép với các Chương trình quốc gia, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn khác thiết thực thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn.

PHẦN V: KẾT LUẬN

Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội và chủ động đương đấu với những thách thức để hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra, phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020

Một phần của tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 47 - 51)