Nguyên nhâ n:

Một phần của tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 38 - 42)

1/ Nguyên nhân tích cực:

- Môi trường chính trị trong nước tiếp tục ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, đặc biệt nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là việc nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã đặt ra. Ngoài ra các sự kiện lớn diễn ra trong năm 2006 như Đại hội Đảng toàn quốc khoá X và việc Việt Nam tổ chức thành công hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC cũng góp phần tăng đáng kể vị thế của Việt Nam trên thế giới. Sự hợp tác quốc tế tạo ra khả năng mở cửa cho nền kinh tế, tiếp thu được kinh nghiệm cũng như nền khoa học tiên tiến của các nước phát triển.

- Có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu chính sách để ngày càng phù hợp với thực tế. Nhà nước ta đã có hàng loạt các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư như: ban hành luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước

ngoài…, các chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phân bổ lại nguồn lực, nguồn vốn, nguồn ngân sách…

- Trình độ của đội ngũ lao động ngày càng được nâng cao do kết quả của những chính sách đầu tư cho giáo dục và dạy nghề của Nhà nước trong thời gian qua. Từ đó nâng cao khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, thúc đẩy sự gia tăng các ngành công nghiệp dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, tạo ra sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

- Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng , nguồn lao động dồi dào, cần cù thông minh

2/ Nguyên nhân các yếu kém:

- Nguyên nhân sâu xa là do nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua thời gian dài chiến tranh phá hoại, khiến chúng ta tụt hậu so với các nước trên thế giới. Nền tảng khoa học kĩ thuật của nước ta còn yếu, hơn nữa trình độ của đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế nên khả năng tiếp nhận công nghệ cao gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu lao động có quá ít thay đổi, vẫn chủ yếu là lao động thủ công chưa có tay nghề cao, không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá. Vấn đề chuyển dịch lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng thêm chưa cao và chưa có quan điểm rõ ràng, thiếu tầm nhìn xa.

- Các cơ chế, chính sách tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn chưa thông thoáng gọn nhẹ, còn tồn tại rất nhiều bất cập.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta thiếu vốn, máy móc, thiết bị hiện đại.

- Do chưa tập trung phát triển cho những ngành mũi nhọn có khả năng đạt hiệu quả kinh tế cao, đầu tư còn dàn trải, thiếu hiệu quả. Trong ngành

công nghiệp chính sách cơ cấu ngành và phân ngành chưa hợp lí nên chưa có những đóng góp tương xứng với tiềm năng cho tăng trưởng chung.

- Sản phẩm của ta chưa có sức cạnh tranh trên thị trường do chất lượng chưa thuyết phục, chủ yếu dựa vào lợi thế giá rẻ.

III/

Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch 2006-2010:

Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quí báu. Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển tương đối nhanh chóng, gây ấn tượng mạnh với thế giới. Tiến trình hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng đưa lại những vận hội mới cho công cuộc cải cách và phát triển của Việt Nam. Những yếu tố này cùng với những thành tựu đạt được trong năm 2006, 2007 sẽ là động lực to lớn cho việc thực hiện Kế hoạch 2006-2010 trong ba năm còn lại. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế bất cập trong năm 2006 và 2007 nhưng nhìn chung các chỉ tiêu đề ra đều đã được hoàn thành và vượt chỉ tiêu trong hai năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010.

Trong những năm tới chúng ta sẽ vẫn phải đối mặt với những biến động khó lường của nền kinh tế như giá dầu, thiên tai, dịch bệnh…đây sẽ là những thách thức đối với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2008 cũng như năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, với xu thế phát triển nhanh như trong những năm trở lại đây thì việc đạt được mục tiêu là hoàn toàn có thể, thậm chí một số lĩnh vực sẽ có khả năng vượt chỉ tiêu. Qua hai năm thực hiện kế hoạch chúng ta đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quí giá, vì vậy việc tìm ra được những giải pháp để tiếp tục phát huy các mặt mạnh và khắc phục được những mặt yếu kém hạn chế là vô cùng quan trọng để thực hiện thắng lợi kế hoạch 2006-2010 trong ba năm còn lại. Phần tiếp theo của đề án xin đưa ra một số kiến nghị giải pháp, kiến nghị cho việc thực hiện kế hoạch 2006-2010 trong thời kì tiếp theo.

PHẦN IV

CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐỂ THỰC HIỆN THẮNG LỢI KẾ HOẠCH 2006-2010 TRONG THỜI KÌ TIẾP THEO LỢI KẾ HOẠCH 2006-2010 TRONG THỜI KÌ TIẾP THEO

Một phần của tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 38 - 42)