Những mặt yếu kém, hạn chế:

Một phần của tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 34 - 38)

D. Định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành:

2/Những mặt yếu kém, hạn chế:

Tuy đạt được một số kết quả tích cực như trên nhưng về mặt chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Tăng trưởng kinh tế thiên về phát triển theo chiều rộng, thiếu sự thay đổi về chất, phần phát triển theo chiều sâu còn chiếm tỷ trọng nhỏ (tăng trưởng do yếu tố vốn và do yếu tố lao động còn chiếm tới trên 78%, còn yếu tố năng suất lao động tổng hợp (TFP) chỉ chiếm dưới 22%). Ngay cả việc phát triển theo chiều rộng, trong hai yếu tố vốn và lao động, thì tác động của các yếu tố vốn- là yếu tố mà nước ta còn thiếu, còn phải đi vay và dễ bị thất thoát-cao hơn nhiều so với yếu tố lao động- là thứ mà nước ta rất dồi dào tới mức dư thừa. Nền kinh tế nước ta còn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, gây thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng và trong sản xuất. Nhìn một cách tổng quát, cơ cấu ngành kinh tế Việt nam năm 2006-2007 cũng chỉ tương đương với cơ cấu các nước trong khu vực cách đây vài chục năm. Thứ hạng trong khu vực, ở Châu á và trên thế giới về nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản và nhóm ngành công nghiệp –xây dựng thường cao hơn của nhóm ngành dịch vụ. Cụ thể trong 11 nước ở khu vực, tỉ trọng nông lâm-thuỷ sản của Việt nam đứng thứ 5, tỉ trọng công nghiệp cao đứng thứ 5, còn dịch vụ đứng mãi thứ 8. Trong 34 nước và vùng lãnh thổ Châu Á, thứ hạng tương ứng của Việt nam là 15, 9, và 26.Trong

148 nước vùng lãnh thổ trên thế giới, thứ hạng của Việt nam tuâong ứng là 49, 21, và 126.

Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu còn chậm, chưa tận dụng được lợi thế của từng ngành, từng địa phương.Chuyển dịch cơ cấu ngành chỉ chú trọng tới việc tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP mà chưa quan tâm đúng mức tới chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, phát triển mạnh công nghệ kĩ thuật tiên tiến trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Nhiều cơ sở công nghiệp có công nghệ lạc hậu, chi phí lớn, hiệu quả kinh tế thấp và đòi hỏi bảo hộ cao. Trong một số lĩnh vực vẫn tồn tại xu hướng phát triển hướng nội, nhằm vào một số ngành được bảo hộ. Điều này có nguy cơ làm hạn chế khả năng cạnh tranh trong tương lai của nền kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế. Năng suất cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững. Đó là tổng thu đóng góp cho ngân sách nhà nước từ dầu thô chiếm tới 30.5% tổng thu ngân sách; từ XNK chiếm 16.2%, tổng cộng hai nguồn này chiếm tới 46.7% tổng thu ngân sách nhà nước.Tổng thu của ngân sách nhà nước chủ yếu từ những nguồn xuất khẩu nhưng chủ yếu là những mặt hàng công nghiệp chưa qua chế biến, là những ngưyên liệu thô ( như dầu thô, than đá,…), những mặt hàng nông sản chưa qua chế biến, hoạc mới sơ chế như gạo, cà phê, hạt điều, cáo su, hạt tiêu, rau, quả, lạc,…chiếm tỷ trọng còn lớn. Những mặt hàng chế biến tăng, nhưng những mặt hàng có tính gia công nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu (như dệt may, giày dép, điện tử máy tính, đồ nhựa, sản phẩm gỗ…, nên giá trị tăng thêm và thực thu ngoại tệ thấp. Nhập siêu tuy giảm về tỷ lệ, nhưng kim ngạch tuyệt đối vẫn còn tới 4.085 triệu USD, tăng trên 5.8% so với năm trứơc. Nhìn một cách tổng quát, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta năm nay cũng chỉ tương đương với cơ cấu của các nước trong khu vực cách đây vài chục năm.

Tỷ trọng GDP của nhóm ngành nông-lâm- thuỷ sản giảm tuy nằm trong xu hướng tích cực nhưng giảm nhanh cũng là vấn đề cần xem xét kĩ lưỡng về nguyên nhân. Đó là tỷ trọng đầu tư cho nông nhgiệp quá thấp, thấp hơn cả tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành này: tỷ trọng trong GDP là trên 20%, nhưng trong tỉ trọng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ 8,5%, còn vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước cũng chỉ chiếm 8.7%. Đó là do ”cánh kéo tỉ giá” giữa giá lương thực và giá phi lương thực còn lớn. Sự đầu tư cho các lĩnh vực vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành, như vậy năng suất lao động giảm mạnh là do tiêu hao vật chất tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra chậm : tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tới 78.04% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 so với 80.08% năm 2001. Xu hướng chuyển đổi cây trồng tự phát vẫn phổ biến, trong đó đáng quan tâm là đã xuất hiện “xu hướng chuyển dịch ngược” từ diện tích trồng màu, nuôi tôm sang trồng lúa ở một số vùng, nhất là phía nam. Sản xuất lâm nghiệp vẫn tăng chậm và chưa ổn định. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng không đạt kế hoạch và Quốc hội phải điều chỉnh mục tiêu, kéo dài thời gian. Đối với ngành thuỷ sản, tuy có sự tăng trưởng khá nhưng đầu tư khuyến ngư, đầu tư cho giống và chế biến, tiêu thụ chưa cân đối.

Trong công nghiệp tốc độ tăng trưởng thấp hơn 2005, có nhiều sản phẩm công nghiệp giảm. Công nghiệp khu vực nhà nước tăng chậm, nhất là công nghiệp nhà nước do địa phương quản lí. Một số tỉnh thành phố có tỷ trọng công nghiệp lớn lại tăng chậm. Chênh lệch giữa tốc độ tăng giá trị sản xuất và tốc độ tăng giá trị tăng thêm còn lớn 6.6% bằng năm 2005. Điều đó chứng tỏ công tác quản lí sản xuất công nghiệp chưa chuyển biến tích cực, chi phí trung gian vẫn còn cao và chưa giảm so với năm 2005. Tỷ trọng công nghiệp gia công, tỷ trọng doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao ngày thấp nên giá trị gia tăng chưa cao, chủ yếu dựa vào nguồn nhân công rẻ, công

nghiệp hỗ trợ tăng chậm nên không đáp ứng được nhu cầu trong nước, nguyên vật liệu phải phụ thuộc vào nước ngoài. Tỷ trọng công nghiệp chế biến có tăng nhưng không đáng kể, các ngành công nghiệp gia công láp ráp chiếm tỷ trọng khá lớn, tốc độ đổi mới công nghệ trong hầu hết các ngành còn chậm và đang ở mức trung bình là phổ biến.

Chuyển dịch cơ cấu trong dịch vụ cũng còn chậm, xu hướng giảm tỉ trọng dịch vụ trong GDP mới được chặn lại trong vài năm nay, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Một số ngành dịch vụ động lực như tài chính-tiền tệ, khoa học-công nghệ, công nghệ thông tin…tỷ trọng trong GDP còn quá thấp, ngành tài chính ngân hàng bảo hiểm chiếm chưa tới 2% trong GDP năm 2006. Tốc độ tăng tỷ trọng dịch vụ còn chậm, tính kiêm nhiệm chưa cao, tính chuyên nghiệp còn thấp, nên tỷ trọng lao động trong ngành tăng trong khi tỷ trọng trong GDP giảm.

*Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm:

Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các nhóm ngành còn chậm. Lao động trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tuy giảm cả về lượng tuyệt đối và tỉ trọng, nhưng vẫn còn rất lớn, trong khi ở nông thôn dân số tăng nhanh, số người đến độ tuổi lao động, diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp, lại đang có xu hướng giamr nhanh. Tình hình đó chẳng những ảnh hưởng đến việc tăng trưởng nông nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lao động trong nhóm ngành công nghệ - xây dựng tuy tăng lên về số lượng tuyệt đối và cả tỉ trọng, nhưng vẫn còn rất thấp, lại phần lớn làm việc ở những ngành gia công, tính chuyên nghiệp không cao, vốn chủ sở hữu ít.

Năng suất lao động chung của toàn bộ nền kinh tế bằng USD theo tỉ giá chỉ khoảng 1.404 USD thuộc loại thấp trên thế giới.

- Năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản thấp nhất do số lao động , năng suất cây, con phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

-Công nghệ là ngành có năng suất lao động cao nhất, nhưng tốc độ tăng còn thấp, do tính gia công của công nghệ cao, giá trị tăng thêm thấp, tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ thấp chiếm tới 57% cao hơn tỷ lệ 30%- 40% của cả nước trong khu vực.

-Năng suất lao động nhóm ngành dịch vụ tuy cao hơn mức chung nhưng thấp hơn nhóm ngành công nghệ. Do một số lao động tập chung vào ngành thương nghiệp, hoạt động vẫn mang tính kêm nghiệm, tính chuyên nghiệp thấp, tập chung vào những ngành như: y tế, văn hoá giáo duc,…là những ngành có giá trị gia tăng thấp.

Một phần của tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 34 - 38)