0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 26 -32 )

D. Định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành:

1/ Những mặt tích cực:

1.2/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.

- Tỉ trọng giá trị tăng thêm trong GDP của nhóm ngành nông lâm thuỷ sản giảm từ 23.24% năm 2001 xuống còn 20.4% năm 2006 và đến 2007 còn 20.08%.

- Tỉ trọng của công nghiệp xây dựng năm 2001 là 38.13% tăng lên 41.31% năm 2006 và 41.48% năm 2007.

- Tỉ trọng của dịch vụ tăng từ 38.25% lên 38.44% năm 2007.

Tăng trưởng kinh tế đạt được ở cả ba nhóm nghành.nông , lâm nghiệp thuỷ sản tuy gặp nhiều thiên tai dịch bệnh hiếm thấy nhưng vẫn tăng lên và tăng ở vả ba ngành. Trong đó thuỷ sản tăng cao gấp đôi tốc độ tăng chung của nhóm ngành này.

Trong tổng giá trị tăng thêm của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản, tỉ trọng ngành nông nghiệp năm 2006 là 75.5% thấp hơn năm 2005 là 76% và của năm 2000 là 80,8%. Diện tích lúa cả năm 2006 đạt 7.32triệu ha. Sản lượng gạo xuất khẩu că năm 2006 đạt gần 4.8 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 1.2tỷ USD. Sản xuất rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả có nhiều tiến bộ: sản lượng chè tăng 5.2%, cà phê tăng 9.6%, cao su tăng 11.8%... Chăn nuôi tiếp tục phát triển và một số đàn tăng trưởng khá: đàn bò đạt 6.5 triệu con tăng 17.5%... Các dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh bước đầu được kiểm soát. Kết quả lớn nhất trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt theo hướng giảm diện tích các loại cây cho năng suất thấp sang trồng các loại cây khác có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn. Ở một số địa phương đã xuất hiện phong trào trồng cỏ để chăn nuôi.

- Sản xuất lâm nghiệp tuy có khó khăn về nguồn vốn nhưng diện tích rừng trồng tập trung năm 2006 đạt 184 nghìn ha, tăng 3.7% so với năm 2005. Sản lượng gỗ khai thác tăng 0.5%. Diện tích rừng bị thiệt hại do cháy và chặt phá đã giảm nhiều so với 2005.

- Ngành thuỷ sản tăng từ 13.7% ( năm 2002) lên 18.4% năm 2005 và 19.4% năm 2006.Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên 350 000 ha. Trong tổng giá trị giảm từ 30.8% năm 2000 xuống còn 30.3% năm 2005 và 29.2%năm 2006 phù hợp với chủ trương tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

- Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển, cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp đã thu hút được nhiều vốn trong dân cư, tạo được nhiều việc làm tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trình độ sản xuất nông nghiệp đã được nâng lên, nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất mới được áp dụng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

-Công nghiệp chế biến nông thôn tăng khá. Sản xuất nông nghiệp chế biến nông lâm sản của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ NN-PTNT đạt 8300 tỷ đồng, tăng trưởng 7%. chế biến đường 130.000 tấn, bằng năm 2005. Cả nước có 2.200 làng nghề, có 1.5 triệu hộ sản xuất làng nghề. Nhiều khâu sản xuất đạt tỷ lệ cơ giới hoá khá cao: tưới tiêu 90%, làm đất 70%, tuốt lúa 90%, vận chuyển 75%, xay xát 95%, thi công công trình thuỷ lợi 100%...

-Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2006 đạt 7 tỷ USD tăng 17.3% so với năm trước. Có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Gạo xuất khẩu 4.8 triệu tấn, đạt 1.3 tỷ USD. Tuy gỉam 9% về lượng nhưng giá lại tăng 2.6% nên kim ngạch chỉ giảm 6.7% so với năm 2005. cà phê xuất khẩu 887.000 tấn, đạt 1.07 tỷ USD, so với năm 2005 giảm 0.6% về lượng, nhưng lại tăng 45.6% giá trị, giá xuất khẩu bình quân tăng 33.2%. Cao su xuất khẩu 739.000 tấn, 1.35 tỷ USD, tăng 25.8% về lượng và 67.6% về giá trị, gía xuất khẩu tăng 33.2%. Lâm sản xuất khẩu đạt 1.96 tỷ USD, tăng 9.7%; trong đó sản phẩm gỗ đạt 1.94 tỷ USD , tăng 24.3%.

Chuyển biến mới trong tổ chức lại sản xuất là cả nước đã cơ bản hoàn thành chuyển đổi hợp tác xã cũ theo luật, thành lập mới 1.739 HTX, đưa tổng số HTX lên 8320 HTX trong đó có 70% là HTX dịch vụ NN, 25% là HTX dịch vụ tổng hợp, 5% HTX sản xuất – kinh doanh – dịch vụ. Có 75000

trang trại, đạt 15000 tỉ đồng gía trị sản xuất trong năm 2006. Tạo việc làm thường xuyên 1 triệu lao động.

* Về ngành công nghiệp-xây dựng:

- Năm 2006, giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì mức tăng tương đối cao, đạt 10.37% cao hơn tốc độ tăng bình quân của thời kì 2001-2005. Ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỷ trọng đã tăng từ 59.7% năm 2005 lên 61% năm 2006. Đây là xu hướng tích cực vì công nghiệp chế biến phải chiếm tỉ trọng cao đến độ nhất định và phải tăng lên để thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp. Điều này giải thích tại sao có những nước có tỷ trọng công nghiệp rất cao(như các nước khai thác dầu mỏ ở Trung Đông chẳng hạn)nhưng vẫn không được gọi là nước công nghiệp, vì chủ yếu là công nghiệp khai thác.

Tỉ trọng ngành xây dựng trong GDP đã tăng từ 5.35% năm 2000 lên 6.62% năm 2006. Xây dựng là ngành tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế, nên sự tăng lên này sẽ tạo ra nhiều thay đổi tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

- Năm 2007, khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với các ngành kinh tế khác. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.094.4 tỷ đồng tăng 26.51% so với cùng kì, đạt 72.18% kế hoạch năm.

- Nhìn chung, một số ngành công nghiệp đã phát triển nhanh như: khai thác và chế biến khí thiên nhiên, đóng tàu, sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy, chế biến đồ gỗ…Tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị chế tạo trong nước ngày tăng. Cơ cấu sản phẩm và công nghệ chuyển dịch theo hướng tiến bộ, gắn sản xuất với thị trường. Quá trình nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển. Tỷ lệ công nghiệp chế tác, công nghiệp cơ khí chế tạo và tỷ lệ nội địa hoá sản

phẩm công nghiệp tăng lên. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn phát triển, ngành nghề đa dạng, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP.

- Ngành xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, kiến trúc và qui hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở. Năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu về xây dựng kể cả những công trình qui mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại ở trong và ngoài nước. Công nghiệp vật liệu xây dựng đã được chú trọng và nâng cao chất lượng sản phẩm để dần thay thế các sản phẩm nhập khẩu và hướng mạnh vào xuất khẩu. Nhiều dây chuyền công nghệ có qui mô sản xuất lớn, kỉ thuật tiên tiến đã được đưa vào sử dụng. Các sản phẩm công nghiệp vật liệu xây dựng đã được xuất khẩu sang gần ba mươi nước, nhiều thương hiệu đã tạo được chỗ đứng và uy tín trên thị trường quốc tế.

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo nghành, sản phẩm cũng bước đầu có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác hiện chỉ còn chiếm 7.8% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Năm 2006, mặc dù sản lượng than khai thác vẫn còn tăng khá cao (18.7% - chủ yếu là để tăng sản lượng xuất khẩu tranh thủ lúc giá trong khi tiêu thụ trong nước gặp khó khăn khi giá bán thấp), nhưng sản lượng dầu thô khai thác lại giảm (8.2%), nên giá trị khai thác toàn ngành chỉ tăng 1.1%.Với chủ trương tiết kiệm nguồn tài nguyên, việc khai thác tài nguyên hiện đang khai thác sẽ tăng thấp, thậm chí còn giảm, thì tỉ trọng ngành khai thác sẽ còn giảm hơn nữa. Trong khi đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đã chiếm 86.4% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và tăng cao hơn tốc độ tăng chung (18.9% so với 17% ). Trong đó một số ngành công nghiệp chế biến còn tăng cao hơn, như sản xuất thiết bị điện ( 28%), sản xuất các sản

phẩm từ cao su và plastic (27%), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (24%), sản xuất các sản phẩm từ gỗ (trên 23%), sản xuất các phương tiện vận tải, chủ yếu là đóng mới và sửa chữa tàu thuyền (23%), sản xuất các sản phẩm từ da, giả da (18.5%), sản xuất radio và thiết bị truyền thông (trên 18%), sản xuất thực phẩm và đồ uống (trên 17%)…

Chính công nghiệp chế biến ( mà tỷ trọng giá trị tăng thêm của nó trong GDP đã vượt quá mức 37% theo ranh giới các chưyên gia đưa ra mới được gọi là nước công nghiệp),chứ không phải là toàn ngành công nghiệp hay công nghiệp khai thác ( như một số nước khai thác dầu mỏ dù có giàu đến mấy, tỷ trọng có lớn đến mấy), cũng chưa được gọi là nước công nghiệp. Đây cũng là một tiêu chí cần chú ý khi xác định việc chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp mà mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tính gia công của công nghiệp nước ta còn cao, nhưng đang có xu hướng giảm dần do công nghiệp phụ trợ trong nước đang được quan tâm phát triển với tốc độ cao:

- Phôi thép nhập khẩu giảm 10,7% về lượng, nhưng sản lượng thép cán sản xuất tăng 6,4%.

- Nguyên phụ liệu dệt may da giảm 14,1% về kim ngạch, nhưng sản xuất quần áo dệt kim tăng 4,5%, quần áo may sẵn tăng 14%. Công nghiệp phụ trợ được quan tâm phát triển hơn thì co cấu công nghiệp sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giá trị gia tăng cao hơn, hiệu quả hơn.

* Ngành dịch vụ:

- Trong nhóm ngành dịch vụ tỷ trọng GDP của của một số ngành đã tăng lên trong thời kì từ 2000 đến 2006. Cụ thể: của ngành khách sạn, nhà hàng đã tăng từ 3.25% lên 3.68%, của ngành vận tải, bưu điện, du lịch đã

tăng từ 3.93% lên 4.5%, của ngành khoa học tăng từ 0.53% lên 0.62%...Tỷ trọng của ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm cũng tăng nhanh.

- Trong phân ngành dịch vụ, cả 3 nhóm phân ngành vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định ( bảng 1)

Bảng 1: Tăng trưởng giá trị tăng thêm và đóng góp của các khu vực dịch vụ vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ năm 2004-2005-2006

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 26 -32 )

×