Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 3
I LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 3
1 CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 3
2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINHTẾ 7
3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂNDỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 8
II SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 9
1 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với phát triển kinh
1 Điều kiện tự nhiên 14
2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 17
Trang 2II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA
TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 20
1 Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam giai đoạn 2004 – 2008 20
Tốc độ tăng GDP 20
2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu một số ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ giai đoạn 2004-2008 26
III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM 37
1 Kết quả đạt được 37
1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 37
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 37
2.Những hạn chế 41
3 Nguyên nhân: 41
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015 43
I ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015 43
1 Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2010-2015 43
2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2010-2015 45
3 Phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam giai đoạn 2010-2015 48
II GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015 64
Trang 31 Giải pháp 64
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
UBND: Uỷ ban nhân dân
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Cơ cấu kinh tế là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Cơ cấu kinh tếhợp lý có tính chất quyết định tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế,quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong hiện tại và tương lai Sự khủnghoảng kinh tế ở một số nước trên thế giới và trong khu vực có nhiều nguyênnhân, song có một nguyên nhân chung khá quan trọng bắt nguồn từ chínhsách cơ cấu Do đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là hết sức cầnthiết trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của bất cứ quốc gia nàonếu không muốn đứng vào danh sách các nước nghèo nhất thế giới
Qua hơn 10 năm đổi mới, chúng ta đánh giá cao kết quả của quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt nam nói chung và của tỉnh Hà nam nóiriêng, song cũng phải thừa nhận rằng chúng ta chưa khai thác được hết cácnguồn lợi thế đó vì vậy hàng loạt các giải pháp của chính phủ được đưa ranhằm định dạng lại cơ cấu ngành kinh tế một cách hợp lý cho từng ngành,từng địa phương
Với Hà nam, một tỉnh nghèo lại mới được tái lập, nguồn lực tự nhiên vàkinh tế xã hội thay đổi nên cơ cấu kinh tế cũ cần phải được điều chỉnh chophù hợp với tình hình hiện nay, việc định hướng cho quá trình chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế là hết sức cần thiết đối với tỉnh Đó cũng chính là cơ sở để elựa chọn tỉnh Hà nam làm đối tượng nghiên cứu
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù rộng, với khả năng cho phép e chỉ tậptrung đi sâu nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam Thông quaviệc thu thập, xử lý và phân tích số liệu thực tiễn, kết hợp với những kiến thức
lý luận đã được học và được đọc, chúng tôi mong muốn đưa ra định hướng vàmột số giải pháp cho vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà
nam Đó cũng chính là lý do ra đời đề tài “ Định hướng chuyển dịch cơ cấu
Trang 6ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 “ Ngoài phần
mở đầu và phần kết luận, nội dung chính sẽ được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.
Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày những lý luận cơ bản về cơ cấungành kinh tế, vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với phát triểnkinh tế và từ đó nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
tế tỉnh Hà Nam giai đoạn 2004 – 2008
Chương III: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015.
Chương này sẽ tập trung vào hai phần lớn:
Một là đưa ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho tỉnh
Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015
Hai là hệ những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015
Trang 7CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
I LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1 Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Cơ cấu kinh tế luônluôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện và việc chuyển đổi cơ cấukinh tế là một quá trình Có hai dạng cơ cấu kinh tế là cơ cấu kinh tế đóng và
cơ cấu kinh tế mở trong đó cơ cấu kinh tế mở được vận dụng rộng rãi ở cácnước vì những ưu điểm của nó
Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơcấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế Nếu cơ cấu ngành kinh tế hìnhthành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì
cơ cấu kinh tế lãnh thổ lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuấttheo không gian địa lý, cơ cấu thành phần kinh tế hình thành dựa trên chế độ
sở hữu Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quyết định, vìvậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế mà rõ hơn là chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế được hình thành vàmối quan hệ của các ngành đó với nhau biểu thị bằng vị trí, sự tác động qualại và tỷ trọng của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân
Từ các góc độ kác nhau cơ cấu ngành kinh tế được đánh giá thông quacác chỉ tiêu như: Cơ cấu ngành theo giá trị sản lượng, cơ cấu ngành theo sảnphẩm cuối cùng, cơ cấu ngành theo quy mô vốn đầu tư và cơ cấu ngành theo
Trang 8lao động Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu ngành chỉ mang tính thời điểm vì cơcấu ngành luôn luôn biến đổi để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sảnxuất và phân công lao động xã hội và đó là quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác chophù hợp với môi trường phát triển, là quá trình tất yếu gắn liền với sự pháttriển kinh tế của một quốc gia
Về nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tiến bộhơn, hiện đại hơn, hiệu quả hơn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xuất phát từ sựthay đổi của những ngành chủ lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về qui
mô, chất lượng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trên cơ sở pháthuy có hiệu quả các lợi thế so sánh có tính tới điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế, toàn cầu hoá và tiến bộ khoa học kĩ thuật
* Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Là sự thay đổi trong các yếu tố cấu thành cơ cấu ngành, làm cho nóchuyển từ dạng này sang dạng khác tinh vi hơn, hiện đại hơn
Đây là quá trình khách quan vì phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố cấu thành
cơ cấu thành ngành như: sự phát triển của sản xuất, sự thay đổi cung cầu, sựthay đổi của các yếu tố nguồn lực… Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế phản ánhtrình độ phát triển của sức sản xuất xã hội, biểu hiện chủ yếu trên hai mặt: thứnhất là lực lượng sản xuất càng phát triển thì càng tạo điều kiện cho quá trìnhphân công lao động xã hội trở nên sâu sắc, thứ hai là, sự phát triển của phâncông lao động xã hội đến lượt nó lại càng làm cho các mối quan hệ kinh tế thịtrường càng củng cố và phát triển Như vậy, sự thay đổi về số lượng và chấtlượng của cơ cấu ngành phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội.Cấu thành cơ cấu ngành( theo SNA), có ba khu vực:
Trang 9-Khu vực I : nông nghiệp
-Khu vực II : công nghiệp
-Khu vực III: dịch vụ
Trong quá trình hoạt động sản xuất, các ngành có mối quan hệ tác độngqua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Quan hệ giữa công nghiệp và nôngnghiệp là mối quan hệ truyền thống xuyên suốt mọi giai đoạn phát triển xãhội Nông nghiệp cần máy móc, thiết bị, phân bón, hoá chất…tiêu thụ đầu
ra từ công nghiệp Ngược lại nông nghiệp lại cung cấp nguyên liệu chocông nghiệp chế biến, thực phẩm cho nhân công, là thị trường lớn tiêu thụsản phẩm công nghiệp Nhưng để sản phẩm của hai ngành này đi vào tiêudùng cho sản xuất và đời sống thì phải qua quá trình phân phối và trao đổi.Những chức năng đó do hoạt động đảm nhận Không có sản phẩm hàng hoáthì không có cơ sở cho hoạt động dịch vụ tồn tại Sản xuất hàng hoá càngphát triển, đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu dịch vụ càng lớn.Như vậy, sự tác động qua lại giữa các ngành tạo điều kiện thúc đẩy pháttriển kinh tế
* Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Xu hướng chung là: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng côngnghiệp và dịch vụ Trong đó tốc độ tăng của dịch vụ phải nhanh hơn tốc độtăng của công nghiệp Vì trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại,khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất Tức là tỉtrọng các ngành có năng suất lao động cao, chứa đựng hàm lượng công nghệcao và chất xám cao ngày càng lớn và tỉ trọng của những ngành có năng suấtlao động thấp sẽ giảm đi trong toàn bộ lao động xã hội Xu hướng tăng giảmnày diễn ra càng nhanh càng tốt Trong nội bộ các ngành, tỉ trọng sản xuấthàng hóa tăng lên, làm cho độ mở của nền kinh tế lớn lên Độ mở của nềnkinh tế càng lớn càng chứng tỏ nền kinh tế hội nhập càng mạnh với bên ngoài
Trang 10* Các nhân tố tác động đến cơ cấu ngành:
a/ Nhân tố thị trường:
Cầu: Tuân theo định luật của Engel khi mức thu nhập khả dung tănglên.Quy luật của Engel được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực thực phẩmnhưng có ý nghĩa quan trọng cho sự tiêu dùng của các hàng hoá khác.Các nhàkinh tế học gọi các hàng hoá nông sản là các hàng hoá thiết yếu, các hàng hoácông nghiệp là hàng lâu bền và cung cấp sản phẩm dịch vụ là hàng hoá caocấp.Quá trình nghiên cứu, ông cho rằng, trong qu á trình tăng thu nhập, tỉ lệchi tiêu cho các hàng hoá thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hànghoá lâu bền có xu hướng tăng nhưng có mức độ tăng nhỏ hơn mức tăng củathu nhập, còn tỉ lệ chi tiêu cho hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng, tốc độ củađường Engel đối với hàng hoá này tăng Tốc độ tăng tiêu dung của ngành nàylớn hơn tốc độ tăng của thu nhập
Cung: Tuân theo chuyển dịch lao động của Fisher Lao động trong ngànhnông nghiệp dễ bị thay thế nhất Lao đ ộng trong nganh công nghiệp khó bịthay thế hơn và lao động trong ngành dịch vụ là khó bị thay thế nhất Quy luậtnày cũng ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động VD: khi xét đếntình hình chuyển dịch của Việt Nam nếu chỉ quan tâm đến “cung” của thịtrường thì nước ta có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất đơn giản là donước ta vẫn con trên 70% lao động thuộc ngành nông nghiệp.Mà lao độngtrong ngành nông nghiệp lại dễ bị thay thế
b/ Sự phát triển của khoa học công nghệ
c/ Xu hướng phát triển của hệ thống thế giới
d/ Xu hướng mở cửa của nền kinh tế thể hiện ở giá cả chất lượng thị trường
* Phương pháp tiếp cận:
Trang 11Sử dụng mô hình I/O: nghiên cứu những mối quan hệ tỉ lệ cân đối đặctrưng cho việc phân phối sản phẩm giữa các ngành và mối quan hệ giữa khốilượng sản phẩm và chi phí để sản xuất ra những sản phẩm này.
a/ Giới thiệu mô hình:
Nội dung của mô hình: nguyên lý của bảng cân đối liên ngành là phântích quá trình giao lưu của hàng hoá từ khi ra đời cho đến khi tiêu dùng cuốicùng
b/ Bảng cân đối IO
c/ Cách cân đối cơ bản:
Tổng đầu vào từng ngành bằng tổng đầu ra từng ngành
GO từng ngành bằng nhau
GDP tính theo phương pháp tiêu dùng bằng GDP tính theo phương phápphân phố
2 Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Lý thuyết phân kỳ phát triển của Rostow.
Rostow cho rằng quá trình phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nàocũng trải qua năm giai đoạn: Xã hội truyền thống -> Chuẩn bị cất cánh ->Cấtcánh ->Trưởng thành -> Tiêu dùng cao Có thể nói rằng lý thuyết phân kỳphát triển kinh tế rất có ý nghĩa đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu trong quátrình công nghiệp hoá ở những nước đang phát triển hiện nay Nó đặt ranhiệm vụ mà những nước này cần phải thực hiện để chuẩn bị những tiền đềcần thiết cho việc chuyển nền kinh tế của nước mình sang giai đoạn cất cánh
Lý thuyết nhị nguyên.
Trong lý thuyết này, A.Lewis nhận định để có thể thúc đẩy phát triểnkinh tế của những nước chậm phát triển cần bằng mọi cách mở rộng khu vựcsản xuất công nghiệp hiện đại mà không cần quan tâm đến khu vực nôngnghiệp truyền thống vì tự nó sẽ rút lao động từ khu vực nông nghiệp sang và
Trang 12biến nền sản xuất xã hội từ trạng thái nhị nguyên sang nền kinh tế côngnghiệp phát triển Có thể nói rằng lý thuyết nhị nguyên đã gây được ấn tượngmạnh mẽ đối với các quốc gia chậm phát triển muốn đẩy nhanh quá trìnhcông nghiệp hoá và trên thực tế các chính sách công nghiệp hoá và cơ cấukinh tế của các nước này đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của lý thuyết nhị nguyên.
Lý thuyết cân đối liên ngành
Theo lý thuyết này, tất cả các ngành kinh tế có liên quan mật thiết đếnnhau trong chu trình “đầu ra” của ngành này là “đầu vào“ của ngành kia vìvậy phải phát triển cân đối các ngành Tuy nhiên, lý thuyết này cũng bộc lộnhững yếu điểm lớn đó là đưa nền kinh tế đến chỗ khép kín, tách biệt hẳn vớithế giới bên ngoài và nước đang phát triển thì không có điều kiện để vận dụngnhững lý thuyết trên
Lý thuyết cơ cấu ngành không cân đối hay “cực tăng trưởng”
Lý thuyết này cho rằng nên duy trì một cơ cấu không cân đối vì nó sẽgây nên áp lực kích thích đầu tư, hơn nữa nó sẽ khắc phục được tình trạngkhan hiếm nguồn lực khi chỉ phải tập trung nguồn lực cho một số ngành nhấtđịnh Với những ưu điểm của mình lý thuyết đã được áp dụng rộng rãi ởnhững nước chậm phát triển từ đầu thập niên 80 trở lại đây
Với Hà nam, một tỉnh mới được tách lập lại, nền kinh tế kém phát triển,nguồn lực hạn hẹp nhất là nguồn lực về vốn Vì vậy, Hà nam nên áp dụng môhình “cực tăng trưởng” cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế củamình, tập trung vào một vài ngành, lĩnh vực đầu tầu lôi kéo toàn bộ nền kinh
tế của tỉnh phát triển
3 Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, do
đó việc phân tích các nhân tố này sẽ cho phép tìm ra một cơ cấu ngành hợp lý
Trang 13Có hai nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế :
Nhóm nhân tố địa lý, tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, tài nguyên.
Nhóm những nhân tố trên ảnh hưởng lớn tới việc hình thành cơ cấu kinh
tế Bởi vì nguyên tắc của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phải tạo ra được một
cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở sử dụng được hiệu quả mọi lợi thế so sánh.Với mỗi đặc điểm khác nhau về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, tài nguyên thì sẽ
có một cách lựa chọn cơ cấu kinh tế khác nhau Ví dụ như tỉnh Hà Nam cónguồn tài nguyên đá vôi rất phong phú, vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Hà Nam sẽ theo hướng tập trung phát triển công nghiệp khai thác và sản xuấtvật liệu xây dựng để tận dụng được lợi thế về nguồn tài nguyên này
Nhóm nhân tố kinh tế, xã hội: dân số và nguồn lao động, truyền thống
lịch sử, thị trường, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, cơ chế chính sáchCũng như nhân tố địa lý tự nhiên, nhóm nhân tố này cũng tác động trựctiếp tới việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Với nguồn laođộng dồi dào, nhân công rẻ sẽ thúc đẩy phát triển các ngành thu hút đượcnhiều lao động, vốn đầu tư ít; cầu và cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởngtrực tiếp tới việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế; ngoài ra kết cấu hạ tầngphát triển, an ninh chính trị ổn định, cơ chế chính sách thông thoáng sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng côngnghiệp hoá- hiện đại hoá
II SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với phát triển kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung quan trọng của quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nếu xác định được phươnghướng và giải pháp chuyển dịch đúng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao
Trang 14trong sự phát triển Có thể khẳng định rằng, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm khai thác và sử dụng
có hiệu quả các yếu tố lợi thế của nền kinh tế, vùng hoặc địa phương Các yếu
tố đó là nguồn lực tài nguyên, lao động yếu tố lợi thế so sánh như chi phísản xuất
Thông qua quá trình tổ chức khai thác có hiệu quả các yếu tố lợi thế,trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ tìm ra các ngành mũinhọn tạo khả năng tăng trưởng mạnh cho đất nước, vùng hoặc địa phươngđồng thời giải quyết mối quan hệ bền vững giữa tăng trưởng kinh tế với bảotồn tài nguyên thiên nhiên, với phát triển nguồn nhân lực
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trước hết chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm nâng cao vai trò và thiết lậpmối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành với nhau, tạo đà cho các ngành cùngnhau tăng trưởng và phát triển
Chuyển dịch cơ cấu ngành giúp các ngành có điều kiện tiếp thu trình độkhoa học công nghệ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Mặt khác chuyển dịch cơ cấu ngành sẽ nâng cao tính hiệu quả và mởrộng quá trình hợp tác kinh tế giữa các vùng trong nước cũng như quốc tế
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu xã hội.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ có tác động đếnthay đổi cơ cấu dân cư mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ người lao động
và mức sống dân cư, từ đó cũng làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng của dân cư Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷtrọng nông nghiệp Việc phát triển mạnh các ngành công nghiệp sử dụngnhiều lao động như dệt may, da giày, điện, điện tử đã thu hút một lực
Trang 15lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp và nông thôn Bên cạnh đó,mức thu nhập của dân cư ở khu vực thành thị thường cao hơn ở nông thôndẫn tới một bộ phận dân cư di chuyển từ nông thôn ra thành thị làm thayđổi cơ cấu dân cư.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với khu vực nôngnghiệp và nông thôn, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triểncác ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển các lĩnh vực phi nôngnghiệp, gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn làm cho thu nhập và đờisống của người lao động trong khu vực này được cải thiện, do đó cơ cấu tiêudùng của người dân cũng thay đổi Nếu trước đây người dân chỉ tiêu dùngnhững hàng hoá thông thường thì ngày nay khi thu nhập tăng lên người ta sẽchuyển sang tiêu dùng hàng hoá xa xỉ, hàng hoá thứ cấp
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có vai trò hết sức quan trongđối với quá trình phát triền kinh tế xã hội mỗi quốc gia.Vì vậy, vấn đề chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế là một yêu cầu bức thiết để đẩy nhanh quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và kinh nghiệm 1 số nước
Có nhiều nguyên nhân khiến phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế, trong đó có ba nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất, khái niệm “Cơ cấu ngành” là một khái niệm “động” Không có
một khuôn mẫu cơ cấu ngành chung, ổn định cho mọi thời kỳ phát triển Cơcấu ngành được hình thành dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất vàphân công lao động xã hội cùng với tiến bộ khoa học công nghệ Vì phâncông lao động xã hội luôn thay đổi, khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng
do đó cơ cấu ngành kinh tế luôn nằm trong tình trạng phải biến đổi để có thểphù hợp với quá trình phát triển và tạo ra được một cơ cấu ngành hợp lý Đó
Trang 16là một cơ cấu ngành phải tạo ra sự ổn định, tăng trưởng và phát triển cho nềnkinh tế xã hội.
Thứ hai, kinh nghiệm thành công của một số nước trong việc lựa chọn
cơ cấu ngành hợp lý
Nổi bật là trường hợp của Nhật Bản, là nước thành công trong việc lựachọn chiến lược phát triển hướng nội, vì vậy nền kinh tế đạt được sự pháttriển thần kỳ và đã trở thành một nước công nghiệp phát triển
Một điển hình thành công nữa trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế là trường hợp của các nước NIC và ASEAN với việc thực thi chiến lượchướng ngoại
Đài Loan thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung pháttriển nông nghiệp bằng con đường hiện đại hoá, thâm canh hoá, hoá học hoá,đồng thời phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử, hàng tiêu dùngthông thường và hàng tiêu dùng cao cấp do đó Đài Loan đã phát triển đều cả
về công nghiệp và nông nghiệp
Singapore có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đặc biệt mạnh dạn.Lúc đầu, kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào thương mại quốc tế và dịch vụ.Khoảng 15 năm trở lại đây nhà nước Singapore quyết định xây dựng nhữngngành sản xuất tạo nên sức mạnh kinh tế của mình Các ngành công nghiệp cóchất lượng cao như công nghiệp điện tử, dụng cụ y tế, hoá dầu, vận tải biển,
du lịch được đưa vào cơ cấu kinh tế Bên cạnh đó, ngành dịch vụ cũng đượcđầu tư phát triển và có một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế củaSingapore
Như vậy, từ kinh nghiệm của các nước phát triển hiện nay, kể cả nhữngnước láng giềng mà trước đây có điểm xuất phát tương tự đã cho ta bài học bổích và từ đó thấy được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Thứ ba, yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
Trang 17đại hoá đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu ngành kinh tế để tạo ra động lực cho tăngtrưởng Các nước đang phát triển, phải thay đổi căn bản cơ cấu Công nghiệp
và Nông nghiệp, trong đó vai trò của Công nghiệp được tăng cường, giảmmạnh tỷ trong Nông nghiệp trong cơ cấu GDP Do đó vấn đề chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một đòi hỏicấp thiết phải đặt ra
Đối với Hà Nam, một tỉnh mới được tái lập vào năm 1997, xuất phátđiểm về kinh tế rất thấp Về cơ bản, Hà Nam vẫn là một tỉnh thuần nông vớinhững khó khăn của địa bàn vùng chiêm trũng, công nghiệp địa phương lạchậu, nhỏ bé, thương mại xuất khẩu, du lịch, dịch vụ chưa phát triển Kết cấu
hạ tầng ở thị xã Phủ Lý bị chiến tranh tàn phá nhiều lần và chưa được đầu tưxây dựng, vì vậy, gần như phải xây dựng từ đầu Trong khi đó, nguồn thungân sách rất hạn hẹp, chưa có thu chủ lực, đời sống nhân dân còn ở mức thấp
so với vùng Đồng bằng Sông Hồng và với cả nước
Những khó khăn đó đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh một nhiệm vụnặng nề, phải tìm ra hướng để khắc phục khó khăn, đưa nền kinh tế của tỉnhtiến lên ngang tầm so với các tỉnh khác Một trong những hướng giải quyết đó
là phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh, cụ thể làphải tập trung phát triển ngành Công nghiệp của tỉnh thành ngành mũi nhọn,làm đòn bẩy cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Muốn vậy, tỉnh Hà Namphải thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng Nôngnghiệp trong cơ cấu GDP
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là cần thiết đối với tỉnh HàNam Chỉ có chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mới tạo ra cho Hà Nam một
cơ cấu kinh tế hợp lý, mới sử dụng hết tiềm năng về tài nguyên và nhân lựccủa tỉnh, đưa nền kinh tế của tỉnh hội nhập với quá trình công nghiệp hoá,
Trang 18hiện đại hoá đất nước
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2004 – 2008
I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ.
Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội là những nhân tố quan trọng ảnh hưởngtới cơ cấu nền kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam nóiriêng Chính vì vậy để nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam thìtrước hết phải xem xét những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm tự nhiênkinh tế xã hội đem lại
1 Điều kiện tự nhiên.
Về vị trí địa lý, Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, cách thủ đô
Hà nội gần 60 km về phía nam, tương lai sẽ trở thành thành phố vệ tinh củathủ đô Tỉnh Hà nam có thuận lợi lớn vì nằm trên tuyến giao thông chính quốc
lộ 1A và đường sắt xuyên Bắc- Nam Trong tương lai khi tuyến hành langkinh tế đường 21 nối Sơn Tây- Hoà Lạc- Xuân Mai hình thành, cầu Yên Lệnhthông sang Hưng Yên, tuyến xa lộ Bắc Nam được xây dựng sẽ càng tạo nhiềukhả năng giao lưu hợp tác giữa Hà nam và các trung tâm kinh tế lớn trong cảnước Không chỉ có lợi thế về tuyến đường bộ, đường sắt, tỉnh Hà nam còn cómột hệ thống đường thuỷ vô cùng tiện lợi Các con sông lớn chảy qua tỉnhbao gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ không những tạothuận lợi cho giao thông đường thuỷ mà còn đắc lực phục vụ tưới tiêu thuỷ lợicho phát triển nông nghiệp
Trang 19Tỉnh Hà nam nằm giáp với các tỉnh Hà Tây ở phía Bắc, Hưng Yên, TháiBình ở phía Đông, Nam Định ỏ phía Đông Nam, Ninh Bình ở phía Nam vàHoà Bình ở phía Tây Nhìn chung các tỉnh này có cầu rất lớn về xi măng, đá,vật liệu xây dựng, mà không có điều kiện sản xuất Hà nam có thể đáp ứng
và tận dụng thị trường rộng lớn này để đẩy mạnh phát triển công nghiệp sảnxuất vật liệu xây dựng của tỉnh nhà
Hà nam nằm tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Hà Nội- HảiPhòng- Quảng Ninh Tình hình đó đã đặt Hà nam vào vị trí đối đầu và cạnhtranh gay gắt, đòi hỏi tỉnh phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế để phát triển kinh tế sánh ngang với các tỉnh khác trong khu vực
Về Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, Tỉnh Hà nam có quy mô tương đối nhỏ
với diện tích đất tự nhiên là 84.000 ha, có 6 đơn vị hành chính gồm 5 huyện làKim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục và một thị xã Phủ Lývới nhiều xã, phường, thị trấn
Về cấu tạo địa hình, tỉnh Hà nam được chia thành hai vùng chính, vùngđồi núi phía Tây có nhiều đá vôi đầy tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệuxây dựng và công nghiệp hoá chất, bên cạnh đó vùng đồng bằng ven sôngHồng và sông Châu có đất đai màu mỡ thích hợp với phát triển nền nôngnghiệp đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển
Cũng như các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà nam có đặc điểmkhí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưa trung bình mỗi năm từ 1.700 đến2.200 mm Nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C, độ ẩm tương đối là 84%.Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các cây lương thực ngắn ngày cũngnhư dài ngày
Hà nam có một quỹ đất khá đa dạng, là tiềm năng để phát triển sản xuấtnông nghiệp cũng như để mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địabàn tỉnh Với hệ thống bốn con sông chảy qua làm cho đất đai thêm màu mỡ
Trang 20và tạo một nguồn nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp vàphục vụ đời sống dân cư.
Như vậy, với nguồn đất có độ phì trung bình, hai loại địa hình là đồngbằng và đồi núi tạo cho Hà nam có thể bố trí được nhiều loại cây trồng thuộcnhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rừng
đa tác dụng với hệ thống canh tác có tưới hoặc không tưới Đây là điều kiệntốt để Hà nam có thể chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước nhất là khu đô thị, khu côngnghiệp và xuất khẩu Vùng đồi và ven quốc lộ tương đối thuận lợi cho bố tríphát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến thựcphẩm, gia công xuất khẩu
Về Tài nguyên, tài nguyên khoáng sản đặc biệt là nguồn đá vôi, sét được
phân bố tập trung ở phía Tây sông Đáy thuộc hai huyện Kim Bảng và ThanhLiêm rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là ximăng, đá, gạch
Đá vôi có hàm lượng canxi từ 95-100% và đôlômit 0-5% dùng để sảnxuất xi măng và sản xuất bột nhẹ, còn đá vôi có hàm lượng ngược lại canxi từ0-5% và đôlômit từ 95-100% dùng làm đá xây dựng, vật liệu độn hoặc để sảnxuất hoá chất manhê Ngoài ra đá vôi còn là nguyên liệu để sản xuất ra đấtđèn dùng trong công nghiệp khí hàn, công nghiệp tổng hợp hữu cơ, sản xuấtsợi vinylon
Nguồn sét Hà nam được kiến tạo từ hai nguồn gốc là gốc trầm tích vàgốc phong hoá Sét gốc phong hoá là loại sét tốt, được dùng làm phụ liệu chosản xuất xi măng trong tỉnh Sét gốc trầm tích dùng làm nguyên liệu sản xuấtgạch ngói
Như vậy, Hà nam có nguồn đá vôi và sét đủ khả năng cho công nghiệpsản xuất xi măng với trữ lượng 3-5 triệu tấn/ năm trong nhiều năm Chất
Trang 21lượng đá vôi và sét khá tốt lại phân bố gần trục giao thông, dễ khai thác, gầnnơi tiêu thụ lớn.
Ngoài ra, Hà nam còn có nguồn than bùn được phát hiện tại TamChúc, thuộc huyện Kim Bảng, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất phânhữu cơ vi sinh
Về Tài nguyên du lịch, Hà nam là một tỉnh có tài nguyên du lịch khá
phong phú, cả về tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhânvăn Hà nam có các di vật khảo cổ như trống đồng, công cụ bằng đồng, cáctác phẩm nghệ thuật, điêu khắc mang dấu ấn của thời đại lịch sử Hà nam cóđền Trần Thương ở Lý Nhân thờ Đức Thánh Trần, đình thờ Lê Đại Hành ởThanh Liêm, đền Lảnh ở Duy Tiên, chùa Bà Đanh, Ngũ Động Sơn ở KimBảng, chùa Tiên, Kẽm Trống ở Thanh Liêm, đền thờ Nguyễn Khuyến ở BìnhLục, vườn tưởng niệm nhà văn Nam Cao ở Lý Nhân, Hơn nữa, Hà nam làmột vùng quê giàu các lễ hội dân gian tuyền thống, với 56 lễ hội được tổ chứctrong năm trong đó có 20 lễ hội mang di tích lịch sử, 16 lễ hội mang tính tínngưỡng và 20 lễ hội mang tính lễ tục dân gian
Các nguồn tài nguyên du lịch của Hà nam được phân bố tương đối tậptrung lại nằm trong khu vực nối với các vùng phụ cận như chùa Hương, Hoa
Lư, Tam Cốc Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phương, Hải Phòng, QuảngNinh, đây là một điểm thuận lợi để hình thành những cụm du lịch lớn có sứcthu hút khách cao
Tóm lại, Hà nam có một điều kiện khá thuận lợi cả về vị trí địa lý, địahình, thuỷ văn và tài nguyên để có thể đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2 Đặc điểm kinh tế- xã hội.
Hà nam là một tỉnh mới được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày01/01/1997 Với khoảng thời gian ngắn lại phải trải qua nhiều khó khăn thử
Trang 22thách do mới chia tách, nhưng tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợinghị quyết của Đảng bộ tỉnh về những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, tậptrung khắc phục những khó khăn to lớn của một tỉnh mới chia tách, góp phầnlàm cho tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh có những chuyển biến tiến bộ trênmột số mặt và đang đi vào thế ổn định Nền kinh tế tăng trưởng khá, GDPgiao thời tách tỉnh 1996-1998 tăng bình quân 7,4%/năm ( cả nước tăng 8,5%/năm trong cùng thời kỳ) Hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nam là14,34% và dự kiến năm 2010 là 10,85% GDP/người đã đạt 2.685 nghìnđồng/ người và dự kiến đến năm 2000 đạt 3.000 nghìn đồng/ người theo giá
so sánh năm 1994
Do nền kinh tế tăng trưởng khá, thực hiện tốt các chương trình xoá đóigiảm nghèo, khuyến khích cá nhân và gia đình sản xuất kinh doanh giỏi nênđời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện Tỷ lệ hộ đóinghèo giảm chỉ còn 5% năm 2002 Các chương trình văn hoá, giáo dục, y tếđược triển khai góp phần quan trọng thúc đẩy các mặt hoạt động xã hội pháttriển lành mạnh Hà nam là một tỉnh dẫn đầu về phổ cập giáo dục tiểu học,các cơ sở y tế được nâng cấp, y tá, bác sỹ được bổ sung, an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội được giữ vững và tăng cường, các tệ nạn xã hội ngàycàng giảm
Tuy nhiên nền kinh tế Hà nam vẫn còn mang tính thuần nông, nôngnghiệp chiếm 44% GDP, công nghiệp địa phương nhỏ bé, thương mại dịch vụphát triển chậm, thu ngân sách mới đáp ứng được 40% chi, chưa có đầu tưnước ngoài Điều đó đặt ra cho Hà nam một thách thức đòi hỏi tỉnh phảinhanh chóng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để có thể phát triển ngang vớicác tỉnh khác trong khu vực
Về dân số và nguồn nhân lực, nguồn nhân lực được xem như là một lợi
thế phát triển quan trọng Quy mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực phụ
Trang 23thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số Theo số liệu điều tra gần đây nhất,dân số Hà nam năm 1999 đã là 791.614 người, trong đó dân số ở tuổi laođộng là 426.673 người, chiếm 53,9% dân số toàn tỉnh Số lao động ở khu vựcnông thôn là 380.890 người, chiếm 89,27% và ở thành thị là 45.783 người,chỉ chiếm 10,73% Là một tỉnh mà thu nhập còn nặng về nông nghiệp, cơ sởvật chất yếu kém, với nguồn lao động như trên đang gây sức ép về việc làm
và cải thiện đời sống Mặt khác, lao động nông nghiệp có 287.253 ngườichiếm xấp xỉ 70%, lao động công nghiệp và dịch vụ có 126.087 người chiếm30%, trong đó số được đào tạo ngành nghề là 58.008 người, chiếm 13,5%,như vậy số lao động ở nông thôn thiếu việc làm đang đi đến các khu vực kháclàm dịch vụ là rất lớn, chiếm gần 20% lao động nông thôn Ở nông thôn, thờigian nhàn rỗi còn nhiều mà cơ hội gia tăng việc làm ở khu vực nông nghiệphầu như không đáng kể, có chăng chỉ là rải rác ở những nơi có ngành nghềtiểu thủ công nghiệp, với tay nghề gia truyền là chính, không được đào tạo cơbản Hơn nữa, lao động trong nông nghiệp với trình độ trang bị kỹ thuật cònlạc hậu, người lao động sử dụng cơ bắp và sức súc vật kéo là chính Tất cảnhững điều đã đề cập ở trên cho thấy trình độ lao động của tỉnh nói chung cònthấp, và thực tế Hà nam có nguồn lao động khá dồi dào nhưng lao động phổthông chưa được đào tạo nghề là phổ biến và thiếu lao động được đào tạo kỹthuật, nhất là lao động có kỹ thuật cao
Trong thời gian tới để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà nam phải nhanh chóng đào tạo đồng bộ,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Về cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật
nhìn chung còn yếu kém, các trang thiết bị cũ và lạc hậu do đó khả năng ápdụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp là rất hạn chế.Kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, hệ thống đường giao thông, đường sắt,
Trang 24đường bộ được xây dựng từ lâu đến nay qua sử dụng lâu dài chưa được đầu tưnâng cấp kịp thời nên chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triểnkinh tế xã hội Hiện nay, hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông liên huyện liên
xã đang được đầu tư nâng cấp, quá trình điện khí hoá nông thôn đang đượcđẩy mạnh
II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2004 – 2008.
1 Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam giai đoạn
2004 – 2008.
Kinh tế Hà nam sau những năm tái lập đã có sự chuyển biến rõ nét Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm thời kỳ 2004 - 2008 là 10,71%, caohơn tốc độ tăng bình quân của cả nước(7,74%) Các số liệu dưới đây chứng tỏđiều đó
Biểu 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà nam so với cả nước.
Đơn vị : %
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Như vậy trong 3 năm 2006,2007,2008 tốc độ tăng trưởng GDP của Hànam đều vượt cao hơn so với cả nước, nhất là vào năm 2008
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì GDP bình quân đầu người cũngtăng khá: 2,77% năm 2005 7,97% năm 2006, 7,82% năm 2007 và 10,02% năm
2008, bình quân thời kỳ 2005 - 2008 mỗi năm tăng 7,1%, nếu tính giá thực tế thìGDP bình quân đầu người thời kỳ 2004 - 2008 là 2223 nghìn đồng VN/ nămtương đương 158,8 USD
Trang 25Tuy GDP bình quân đầu người của Hà nam tăng qua các năm nhưng còn
ở mức thấp, chỉ bằng 60% so với cả nước và 57,7% so với vùng đồng bằngsông Hồng Hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm qua cao, chủ yếu
là do nhà nước tập trung xây dựng khu trung tâm kinh tế chính trị của tỉnhmới, đồng thời từ quý III năm 2006, công ty xi măng Bút Sơn đã đi vào sảnxuất, giá trị tăng thêm của công ty năm 2006 khoảng 1110 tỷ đồng, năm 2008khoảng 2110 tỷ đồng Nếu không tính đến phần giá trị tăng thêm này thì tốc
độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 và 2008 cuả tỉnh chỉ đạt khoảng 7% và 10%.Trong thời gian qua, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hànam theo các hướng sau:
Đối với công nghiệp, đầu tư vào những ngành nghề có hiệu quả kinh tế
cao, tạo giá trị lớn, có thị trường tiêu thụ và đặc biệt là thị trường xuất khẩu
Ưu tiên những ngành nghề khai thác được tiềm năng tài nguyên, tạo ranguyên liệu và sản phẩm phong phú, giải quyết được nhiều việc làm cho dân
Đối với nông nghiệp, phát triển nông nghiệp trong khả năng cho phép
đảm bảo an toàn lương thực và tạo cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệpchế biến, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
Đối với dịch vụ, phát triển mạnh ngành thương mại, đẩy nhanh hoạt động
xuất khẩu của tỉnh, phát triển du lịch trên cơ sở khai thác đồng thời phát triểnnhững loại hình dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, thông tin viễn thông, giaothông vận tải,
Cải tạo và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, điện khí hoá nông thôn,
thực hiện kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp hệ thống đường giao thông nôngthôn, những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh, xây dựng các trụ sở làmviệc cho tỉnh mới tách, nâng cấp hệ thống thông tin bưu điện, nhằm thu hútđầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế của tỉnh
Trang 26Xuất phát từ định hướng trên, trong thời gian qua cơ cấu ngành kinh tếcủa tỉnh Hà nam cũng có những chuyển biến tích cực và tiến bộ
Thứ nhất trong cơ cấu ngành kinh tế theo GDP:
Biểu2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng đáng kể qua các năm từ 16,26% năm
2004 lên 25,54% năm 2008 và dự kiến đạt khoảng 26,7% vào năm 2010.Như vậy có thể thấy rằng ngành công nghiệp ngày càng phát huy hơn nữavai trò đầu tàu của mình để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá của tỉnh, nổibật lên trong công nghiệp là sự tăng nhanh của công nghiệp vật liệu xâydựng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Tuy nhiên, với tỷtrọng 25,54% trong cơ cấu GDP thì công nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ
và cần phải được nâng lên trong thời gian tới để giữ vị trí chủ đạo trong nềnkinh tế của tỉnh
Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm tương đối trong giai đoạn 2004
-2008 từ 52,64% vào năm 2004 xuống còn 44,03% vào năm -2008, đây cũng là
xu thế tất yếu của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá, tạo tiền đề choviệc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ Tuy vậy, với tỷ trọng44,03% thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, gây trở ngại cho quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh
Trang 27Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP giai đoạn 2004 - 2008 có
sự thay đổi không đáng kể từ 31,1% năm 2004 xuống còn 30,43% năm 2008.Điều này không có nghĩa là ngành này không tăng trưởng, trái lại GDP củangành này liên tục tăng mạnh qua các năm nhất là hoạt động thương mại vàcác dịch vụ vận tải, khách sạn nhà hàng, bưu chính viễn thông, Bởi vì cùngvới sự đi lên của các ngành công nghiệp thì các ngành thuộc khối dịch vụcũng có bước phát triển theo và nó sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.Tóm lại, cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh thời kỳ 2004 - 2008 có sựchuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷtrọng nông nghiệp Sau 5 năm tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng8,61% Đây là xu hướng tích cực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá Tuy vậy, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam năm 2008 vẫn là cơ cấuNông nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ
Thứ hai, trong cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tư.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trên lãnh thổ tỉnh phần lớn lànguồn vốn tín dụng, bình quân thời kỳ 2004 - 2008 là 59,2% tổng vốn đầu tư
Số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ, bình quân cảthời kỳ 2004 - 2008 khoảng 20,8% tổng vốn đầu tư Phần vốn do dân đónggóp chiếm 15,7%
Việc huy động và sử dụng vốn qua các năm tương đối phù hợp với tìnhhình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nguồn vốn từ ngân sách và nhân dânđóng góp chủ yếu sử dụng vào việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu
hạ tầng, nhất là giao thông vận tải, bưu điện thông tin, thuỷ lợi, các công trìnhphúc lợi công cộng, trụ sở làm việc, các sở ban ngành Nguồn vốn tín dụngchủ yếu đầu tư vào khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng
Vốn đầu tư là yếu tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nó đảm bảocho khai thác lợi thế áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ
Trang 28Đi liền với sự chuyển dịch cơ cấu ngành thì cơ cấu vốn đầu tư cũng có sự thayđổi tương ứng.
Biểu 3 Thực trạng cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà nam
Nguồn(trích) : Cục thống kê tỉnh Hà nam
Như vậy có thể thấy rằng trong giai đoạn 2004-2008 vốn đầu tư chủ yếutập trung vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm 63,76% tổng vốn đầu tư Đó là vìĐảng bộ và nhân dân trong tỉnh nhận thức rõ vai trò của công nghiệp đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh Trong công nghiệp, ngành côngnghiệp chế biến nông sản thực phẩm và công nghiệp vật liệu xây dựng được
ưu tiên đầu tư lớn nhất rồi đến các ngành công nghiệp khác
Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp có tăng qua các năm, năm 2004 là4,95%, năm 2008 tỷ trọng này tăng lên đến 21,33% điều đó cho thấy ngànhnông nghiệp cũng được quan tâm thoả đáng vì đại bộ phận người dân Hà nam
có cuộc sống gắn bó với sản xuất nông nghiệp Trong nông nghiệp, phần lớnvốn đầu tư tập trung cho việc kiên cố hoá kênh mương, đầu tư cho máy móc,cây con giống
Tỷ trọng đầu tư cho dịch vụ bình quân giai đoạn 2004-2008 chỉ đạt26,59%, qua các năm tỷ trọng này dao động không nhiều và trong ngànhdịch vụ, vốn đầu tư chủ yếu tập trung cho ngành vận tải và thông tin liênlạc, tiếp đến là các lĩnh vực văn hoá giáo dục, tài chính tín dụng, khách sạnnhà hàng,
Trang 29Tóm lại, trong những năm qua , đầu tư cho công nghiệp và dịch vụchiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, nó cho thấy cơ cấu vốn đầu tư có
sự thay đổi đúng hướng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,làm cho bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh từ trung tâm thị xã Phủ Lý đến các địaphương ngày một khang trang, đổi mới
Thứ ba, trong cơ cấu ngành kinh tế theo lao động.
Biểu 4 Chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Theo các số liệu trên đây cho thấy trong mấy năm qua số lao động làmviệc trong khu vực công nghiệp của Hà nam không được ổn định Tỷ lệ laođộng trong công nghiệp giảm thấp nhất vào những năm 2006-2007 và năm
2008 tiếp tục tăng lên đạt 11,2% Như vậy có thể khẳng định là công nghiệp
Hà nam chưa thực sự phát triển, tỷ lệ lao động trong công nghiệp còn rất thấp
so với toàn bộ lao động làm việc trong nền kinh tế của tỉnh
Lao động trong ngành dịch vụ có tăng nhưng không đáng kể, từ 7,6%năm 2004 lên 8,0% vào năm 2008 Lao động trong ngành nông nghiệp vẫnchiếm tỷ lệ cao là 80,8% Điều đó cho thấy hai ngành công nghiệp và dịch vụphát triển chưa mạnh để có thể thu hút được lực lượng lao động dư thừa trongnông nghiệp sang hoạt động trong hai ngành này Quá trình chuyển dịch cơcấu lao động diễn ra chậm và lao động trong các ngành kinh tế chưa ổn định.Tóm lại, trong giai đoạn 2004-2008 nền kinh tế Hà nam đã có bước
Trang 30chuyển biến đáng kể, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, nôngnghiệp, dịch vụ đều tăng qua các năm Mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp vẫncòn cao trong cơ cấu kinh tế nhưng về cơ bản cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh
Hà nam đã có bước chuyển dịch đúng hướng Trong nội bộ các ngành thì vịtrí của ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng được khẳng định, tuy nhiênngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì trước mắt nó là ngành nuôisống phần lớn dân cư Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu chung, từng ngànhcũng có sự chuyển dịch trong nội bộ Để nghiên cứu rõ hơn về quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam có thể xem xét thực trạngchuyển dịch cơ cấu trong từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ giaiđoạn 1995-1999
2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu một số ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ giai đoạn 2004-2008.
a Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp.
Trong giai đoạn 2004-2008, cùng với sự phát triển kinh tế chung củatỉnh, công nghiệp Hà nam đã có bước phát triển đáng mừng Xét từ khía cạnhphân ngành công nghiệp thì thấy cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có sự chuyểnđổi nhất định
Trang 31Biểu 5 Cơ cấu phân ngành trong công nghiệp.
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Hànam là công nghiệp Vật liệu xây dựng Trong những năm qua Hà nam đã biếttận dụng lợi thế về tài nguyên đa dạng và phong phú của tỉnh nhà là đất sét và
đá vôi để đẩy mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng Vì vậy đã đưađược giá trị của ngành này tăng liên tục qua các năm nhất là vào những năm
2007, 2008 khi mà công ty xi măng Bút Sơn được đưa vào hoạt động và liêntục sinh lời.Vị trí của ngành vật liệu xây dựng được khẳng định nhờ tỷ trọngcủa ngành này trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng từ39,66% năm 2004 lên 60,7% vào năm 2008
Cùng với ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành chế biến lươngthực, thực phẩm, đồ uống cũng có giá trị tăng mạnh qua các năm, nâng tỷtrọng của ngành này từ 13,36% năm 2004 lên 16% vào năm 2008 Hiện naytrên địa bàn tỉnh Hà nam có 6 đơn vị doanh nghiệp quốc doanh hoạt độngtrong ngành chế biến thực phẩm:Công ty chế biến thực phẩm Vĩnh Hà, Công
ty Bia nước giải khát Phủ Lý, Xí nghiệp thực phẩm công nghiệp Phủ Lý, Xínghiệp bia Bình Hà, Xí nghiệp thực phẩm xuất khẩu Duy Tiên Trong tươnglai, những doanh nghiệp này sẽ được mở rộng cả về quy mô và số lượng để cóthể đáp ứng xu hướng phát triển chung của tỉnh cũng như quá trình công
Trang 32nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các ngành công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí điện tử, hoá chất phânbón chưa được mở rộng sản xuất do đó giá trị tăng không đáng kể Trong khi
đó vào những năm 2007,2008 ngành vật liệu xây dựng có giá trị tăng lớn vìvậy đã làm cho tỷ trọng của những ngành này giảm xuống
b Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Trong những năm qua tuy tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảmdần nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt nhịp độ phát triển khá Sản xuấtnông nghiệp có bước phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, tănggiá trị trên một diện tích, tăng thu nhập cho hộ nông dân giá trị sản xuất nôngnghiệp liên tục tăng qua các năm Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2004-2008của ngành nông nghiệp đạt 1,26%, trong đó ngành trồng trọt tăng 0,96%,
ngành chăn nuôi tăng 0,25%, dịch vụ nông nghiệp tăng0,05%
Cùng với tăng trưởng, cơ cấu ngành nông nghiệp cũng có những chuyểnbiến nhất định
Bảng 6 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Nguồn:Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi tuy có giảmvào năm 2007, nhưng về cơ bản ngành này vẫn đạt được tốc độ tăng trưởngkhá và có xu hướng tăng tỷ trọng vào những năm 2008, 2009 mặc dù sựchuyển dịch là rất chậm Giá trị của khu vực dịch vụ tăng lên hàng nămnhưng chưa đáng kể, nhất là chưa tăng về tỷ trọng so với ngành nông nghiệp
Trang 33Ngành trồng trọt vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuấtnông nghiệp Để đánh giá được toàn diện hơn ngành nông nghiệp cần đi sâunghiên cứu sự chuyển dịch trong từng ngành cụ thể:
Ngành trồng trọt.
Trong giai đoạn 2004-2008 ngành trồng trọt của tỉnh Hà nam đã đạtđược tốc độ tăng trưởng khá, tăng bình quân 4,96%/ năm Đạt được tốc độnhư vậy là do cơ cấu cây trồng của Hà nam đã có sự thay đổi phù hợp, biểuhiện là sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất
Biểu 7 Thực trạng cơ cấu sử dụng đất trong ngành trồng trọt
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Như vậy, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đã có sự thay đổi theo hướngtăng diện tích đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và giảm diện tích trồngcây lương thực Cụ thể là diện tích cây ăn quả từ 1,88% năm 2004 tăng lênđến 3,55% năm 2008, diện tích cây công nghiệp tăng từ 3,56% năm 2004 lên4,07% vào năm 2008 Cây lương thực có diện tích giảm từ 86,07% năm 2004xuống còn 85,28% vào năm 2008
Tuy diện tích cây lương thực có giảm nhưng do địa phương tích cực đổimới cơ cấu giống và mùa vụ nên sản lượng và năng suất cây lương thực tăngkhá, bình quân thời kỳ 2004-2008 sản lượng lương thực bình quân đầu người
Trang 34đạt 481 kg/ năm, tăng 33,6% so với bình quân một năm thời kỳ 2000-2004;năng suất lúa bình quân một vụ trong năm thời kỳ 2004-2008 là 46,1 tạ/ hatăng 36% so với thời kỳ 2000-2004 Cụ thể:
Biểu 8 Năng suất và sản lượng các cây lương thực
318.814 44,02
287.665 40,53
343.336 46,62
363.431 48,89
383.453 51,1
2 Ngô
Năng suất
Tấn Tạ/ha
22.908 25,78
23.132 26,0
15.811 26,31
23.613 29,92
25.750 32,0
3 Khoai lang
Năng suất
Tấn Tạ/ha
29.259 66,48
42.383 79,79
25.710 68,44
26.886 75,78
30.685 80,5
4 Sắn
Năng suất
Tấn Tạ/ha
7.952 86,43
915 30,0
9.560 104,1
8.852 100,0
12.989 136,5
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Cây ăn quả của Hà nam gồm có cam, quýt, bưởi, nhãn vải, xoài Diệntích trồng cây ăn quả chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất trồng trọt,tuy vậy những năm gần đây do nhận thức được hiệu quả kinh tế cao của việctrồng cây ăn quả gấp 3-4 lần trồng lúa, gấp khoảng 2 lần trồng cây thực phẩmxét về mặt giá trị trên cùng một diện tích đất nông nghiệp nên người dân đãcải tạo vườn tạp, quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả tập trung, khai thácvùng đất đồi, đất bãi ven sông để trồng cây ăn quả vì vậy diện tích và sảnlượng cây ăn quả tăng nhanh qua các năm, nhất là những cây nhãn, vải
Cây công nghiệp cũng là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao Vì vậy trongthời gian qua, nhân dân Hà nam đã mở rộng diện tích trồng cây công nghiệpđặc biệt là cây lạc, cây đay và cây công nghiệp dài ngày là cây chè Do đó đờisống của nhân dân cũng được cải thiện hơn
Trang 35Tóm lại, trong giai đoạn 2004-2008,Ngành trồng trọt của tỉnh Hà nam đã
có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích các cây ăn quả, cây công nghiệp,giảm diện tích cây lương thực, đó là một hướng chuyển dịch tích cực để đẩymạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm thúc đẩychuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh nói chung
Ngành Chăn nuôi.
Trong giai đoạn 2004-2008,cơ cấu vật nuôi của Hà nam chuyển dịchtheo hướng tập trung phát triển những con vật nuôi chính là bò và gia cầm.Đàn trâu giảm từ 10,9 nghìn con năm 2004 xuống còn 6,5 nghìn con năm
2008, do máy cày thay trâu làm đất ngày càng nhiều vì vậy trâu được chuyểndần sang mục tiêu nuôi lấy thịt Đàn bò có số lượng tăng không đáng kể , từ22,9 nghìn con năm 2004 tăng lên 24,9 nghìn con vào năm 2008, một phần là
do nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng nên đàn bò giết thịt ngày càng lớn.Đàn lợn có tốc độ tăng trưởng khá, từ 225,9 nghìn con năm 2004 đã tănglên 268,2 nghìn con năm 2008, tăng bình quân 4,39%/ năm, tỷ lệ lợn nạc cao,sản lượng thịt lợn xuất chuồng đạt 19.436 tấn vào năm 2008
Cùng với phát triển gia súc, đàn gia cầm của tỉnh cũng được đầu tư vềgiống, thay đổi phương thức nuôi thả nên có tốc độ tăng trưởng lớn, bìnhquân thời kỳ 2004-2008 là 4,85%/ năm và tổng đàn gia cầm đạt 2.311,6 nghìncon vào năm 2008, trong đó chủ yếu là đàn gà
Biểu 9 Thực trạng chăn nuôi của tỉnh Hà nam thời kỳ 2004-2008.
Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng
BQ 04-08
1 Đàn Trâu Nghìn con 10,9 10,17 8,8 7,8 6.,5 -12,04 %
2 Đàn Bò ,, 22,9 23,8 23,9 23,3 24,9 2,16 % 3.Đàn Lợn
-S/lượng lợnthịt
,, Tấn
225,9 15.456
229,0 16.856
245,9 17.943
251,6 18.321
268,2 19.463
4,39 %
4 Đàn gia cầm Nghìn con 1.934,5 1.788,3 1.966,7 2.033,4 2.311,6 4,85 %
Trang 36Nguồn :Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Tóm lại, ngành chăn nuôi của tỉnh Hà nam đang được chú trọng pháttriển để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần vào chuyển đổi cơcấu ngành kinh tế chung của tỉnh
c Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Dịch vụ.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tếđịa phương, ngành dịch vụ cũng có những bước phát triển nhất định Giá trịgia tăng của khu vực dịch vụ thời kỳ 2004-2008 tăng khoảng 11%/năm
Sự phát triển của khu vực dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi và kích thíchkhu vực sản xuất phát triển Nhưng nhìn chung, hoạt động dịch vụ trên địabàn tỉnh còn nhỏ bé cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với toàn bộ nền kinh tếtỉnh Số lượng lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 8,0%năm 2008 trong tổng số lao động đang làm việc Tỷ lệ lao động chưa đáp ứngđược yêu cầu xã hội và đời sống nhân dân Cân đối lao động trên địa bàn mới
có 380 lao động dịch vụ / 1 vạn dân, trong khi đó tỷ lệ bình quân cả nước là
630 lao động dịch vụ/ 1 vạn dân, khu vực địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc
bộ là 2.300 lao động dịch vụ / 1 vạn dân.Thực tế này cho thấy các ngànhdịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà nam chưa phát triển mạnh Để nghiên cứu rõhơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong ngành dịch vụ, có thể xem xéttừng ngành cụ thể
Ngành Thương mại.
Hoạt động thương mại bao gồm kinh doanh trong nước và xuất nhậpkhẩu Những năm gần đây, ngành thương mại cũng có nhịp độ phát triển khánhanh Nhịp độ phát triển thời kỳ 2000-2004 khoảng 12,7%/ năm, thời kỳ2006-2008 đạt 12,5%/ năm Năm 2008, ngành thương mại đã đóng góp chokinh tế địa phương khoảng 6,6% tổng GDP toàn tỉnh Cơ cấu thành phần kinh
tế tham gia hoạt động thương mại đã có sự thay đổi đáng kể Nếu trước đây
Trang 37quốc doanh thương mại chiếm lĩnh hầu hết thị trường thì những năm gần đây
tỷ trọng của quốc doanh thương mại đã giảm xuống nhanh chóng từ 37,2%năm 2000 xuống còn 18,6% năm 2004 và 16,6% năm 2008 Đặc biệt khu vựcthương mại tập thể chưa phục hồi được, tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường giảm
từ 6,8% năm 2000 xuống còn 0,7% năm 2004 và đến nay gần như không cóvai trò gì trên thị trường thương mại.Thương nghiệp cá thể và các doanhnghiệp tư nhân phát triển ngày càng mạnh mẽ, đã trở thành lực lượng quantrọng đáp ứng cầu về hàng hoá thiết yếu
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn có xu hướng ngàycàng tăng và tăng nhanh: 725.407 triệu đồng năm 2005, 916.925 triệu đồngnăm 2006, 1.215.422 triệu đồng năm 2007 và 1.275.513 triệu đồng năm 2008.Hoạt động xuất nhập khẩu những năm đầu thập kỷ gặp rất nhiều khókhăn do bị mất thị trường truyền thống là các nước Đông Âu và Liên Xô(trước đây) Từ năm 2000 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu đã có kết quảkhá, thị trường mở rộng cả ở các nước trong khu vực Đông Nam á và các khuvực khác trên thế giới Giá trị xuất khẩu tăng nhanh từ 7,397 triệu USD năm
2007 lên 16,633 triệu USD năm 2007 và 16,777 triệu USD vào năm 2008
Biểu 10 Thực trạng xuất nhập khẩu của Hà nam năm 2004-2008.
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Qua biểu có thể thấy rằng, những năm 2004,2005 kim ngạch nhậpkhẩu của Hà nam ở quy mô rất nhỏ do yêu cầu đầu tư cho công nghiệp và
Trang 38công nghiệp chế biến nông sản hầu như không có gì Tới những năm gầnđây, kim ngạch nhập khẩu bắt đầu tăng lên, chủ yếu là nhập khẩu nguyênliệu hàng may.
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, từ 1.456 nghìn USD
năm 2004 tăng lên 16.777 nghìn USD năm 2008 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của Hà nam là nông sản thô chưa qua chế biến hoặc là hàng gia công vì vậygiá trị kinh tế chưa cao Đó là những thách thức của ngành thương mại Trongthời gian tới ngành thương mại phải xây dựng được các mặt hàng xuất khẩuchủ lực để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn
Ngành Du lịch.
Tỉnh Hà nam có các tiềm năng du lịch tự nhiên như các hang động (NgũĐộng Sơn, Khả Phong, Ba Sao, ), vị trí địa lý gần khu du lịch Hương Sơn( Hà Tây), có khả năng phát huy nguồn du lịch nhân văn với truyền thống anhhùng, quê hương văn hiến do nhiều thời kỳ lịch sử tạo nên
Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến Hà nam chủ yếu bằng đường bộ từ
Hà nội hoặc từ các tỉnh phía Nam ra theo tuyến xuyên Việt với mục đích thamquan, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, quá cảnh Số lượng khách du lịch đến địaphương nhỏ, ngày lưu trú ít, doanh thu ngoại tệ thấp Khách du lịch trongnước tới địa phương là từ Hà nội và các tỉnh lân cận như Ninh Bình, NamĐịnh, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Tây, và cùng với khách quá cảnh đi thamquan chùa Hương, đa số các khách trong nước đến tham gia các lễ hội truyềnthống, tham quan đền chùa, hang động, Số lượng khách du lịch đến dịaphương những năm gần đây tăng khoảng 20 %/ năm Cụ thể:
Biểu 11 Hiện trạng khách du lịch đến Hà Nam thời kỳ 2006-2008 Đơn vị: nghìn lượt người
Trang 39-Khách quốc tế 2,217 1,747 1,8
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam
Trong hai năm 2007,2008 Hình thức kinh doanh du lịch đã được mởrộng, ngoài kinh doanh ăn uống còn các dịch vụ khác nên doanh thu tăngdần, từ 3,284 tỷ đồng năm 2005 lên 5,5 tỷ đồng năm 2006 và đạt 6,2 tỷđồng năm 2007
Tóm lại, lượng khách du lịch và doanh thu tăng qua các năm cho thấyngành Du lịch của Hà nam đang bắt đầu đi vào thế ổn định và dần dầnkhởi sắc
Các ngành Dịch vụ khác.
Trong hoạt động tài chính, ngân hàng, tỷ lệ động viên tài chính từ GDP
vào ngân sách của Hà nam thời kỳ 2004-2008 còn rất thấp, năm cao nhất lànăm 2008 mới bằng 6,08% Tình hình tài chính của tỉnh mất cân đối nghiêmtrọng giữa thu ngân sách từ kinh tế địa phương với chi ngân sách địaphương.Tài chính các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương đang gặp rấtnhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chậm phát triển, hiệu quả sản xuất thấp
Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải,Hà nam là một tỉnh có hệ thống giao
thông thuận tiện cả về đường bộ, đường sắt và đường sông Trong những nămqua ngành vận tải đã có những tiến bộ nhất định, giá trị gia tăng của ngànhliên tục tăng, năm 2008 ngành vận tải chiếm 2,64% GDP của toàn tỉnh Khốilượng hành khách và hàng hoá vận chuyển tăng qua các năm Cụ thể:
Biểu 12 Thực trạng dịch vụ vận tải Hà nam thời kỳ 2004-2008.
Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008
Trang 40593 27.200
679 38.811
1.123 50.615
1.190 53.475
1.233,6 55.105
482 37.700
595 43.614
785 52.348
810 53.493
710 45.171
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Cùng với vận tải, các ngành bưu chính viễn thông cũng đạt được tốc độtăng trưởng khá Năm 2008 số máy điện thoại tăng gấp 3 lần so với năm
2005, đưa số máy điện thoại bình quân lên gần 99 chiếc/ 100 dân Cơ sở vậtchất của ngành bưu chính viễn thông tăng gần 10 lần với các thiết bị hiện đại
từ khu vực trung tâm tới các bưu cục, chất lượng phục vụ được nâng cao.Tóm lại, trong giai đoạn 2004-2008,ngành dịch vụ cũng đạt được nhữngkết quả nhất định mặc dù tỷ trọng trong GDP thay đổi không đáng kể và sựchuyển dịch trong nội bộ ngành dịch vụ diễn ra còn chậm, chưa khai thác hếtđược tiềm năng, thế mạnh của tỉnh
III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM.
1 Kết quả đạt được.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra đúng hướng, tỷ trọngcông nghiệp trong GDP tăng liên tục qua các năm, trong khi đó tỷ trọng củanông nghiệp có xu hướng giảm dần Điều đó sẽ thúc đảy nhanh quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh
1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP trong 2006 đạt 6.5% thấp hơn 7.13% so với