MỤC LỤC
Trong lý thuyết này, A.Lewis nhận định để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế của những nước chậm phát triển cần bằng mọi cách mở rộng khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại mà không cần quan tâm đến khu vực nông nghiệp truyền thống vì tự nó sẽ rút lao động từ khu vực nông nghiệp sang và biến nền sản xuất xã hội từ trạng thái nhị nguyên sang nền kinh tế công. Có thể nói rằng lý thuyết nhị nguyên đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với các quốc gia chậm phát triển muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và trên thực tế các chính sách công nghiệp hoá và cơ cấu kinh tế của các nước này đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của lý thuyết nhị nguyên.
Với nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ sẽ thúc đẩy phát triển các ngành thu hút được nhiều lao động, vốn đầu tư ít; cầu và cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế; ngoài ra kết cấu hạ tầng phát triển, an ninh chính trị ổn định, cơ chế chính sách thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp, gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn làm cho thu nhập và đời sống của người lao động trong khu vực này được cải thiện, do đó cơ cấu tiêu dùng của người dân cũng thay đổi.
Về cấu tạo địa hình, tỉnh Hà nam được chia thành hai vùng chính, vùng đồi núi phía Tây có nhiều đá vôi đầy tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp hoá chất, bên cạnh đó vùng đồng bằng ven sông Hồng và sông Châu có đất đai màu mỡ thích hợp với phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Hà nam có đền Trần Thương ở Lý Nhân thờ Đức Thánh Trần, đình thờ Lê Đại Hành ở Thanh Liêm, đền Lảnh ở Duy Tiên, chùa Bà Đanh, Ngũ Động Sơn ở Kim Bảng, chùa Tiên, Kẽm Trống ở Thanh Liêm, đền thờ Nguyễn Khuyến ở Bình Lục, vườn tưởng niệm nhà văn Nam Cao ở Lý Nhân,.Hơn nữa, Hà nam là một vùng quê giàu các lễ hội dân gian tuyền thống, với 56 lễ hội được tổ chức trong năm trong đó có 20 lễ hội mang di tích lịch sử, 16 lễ hội mang tính tín ngưỡng và 20 lễ hội mang tính lễ tục dân gian.
Ngoài ra, Hà nam còn có nguồn than bùn được phát hiện tại Tam Chúc, thuộc huyện Kim Bảng, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Về Tài nguyên du lịch, Hà nam là một tỉnh có tài nguyên du lịch khá phong phú, cả về tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Hà nam có các di vật khảo cổ như trống đồng, công cụ bằng đồng, các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc mang dấu ấn của thời đại lịch sử. Hà nam có đền Trần Thương ở Lý Nhân thờ Đức Thánh Trần, đình thờ Lê Đại Hành ở Thanh Liêm, đền Lảnh ở Duy Tiên, chùa Bà Đanh, Ngũ Động Sơn ở Kim Bảng, chùa Tiên, Kẽm Trống ở Thanh Liêm, đền thờ Nguyễn Khuyến ở Bình Lục, vườn tưởng niệm nhà văn Nam Cao ở Lý Nhân,.Hơn nữa, Hà nam là một vùng quê giàu các lễ hội dân gian tuyền thống, với 56 lễ hội được tổ chức trong năm trong đó có 20 lễ hội mang di tích lịch sử, 16 lễ hội mang tính tín ngưỡng và 20 lễ hội mang tính lễ tục dân gian. Các nguồn tài nguyên du lịch của Hà nam được phân bố tương đối tập trung lại nằm trong khu vực nối với các vùng phụ cận như chùa Hương, Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phương, Hải Phòng, Quảng Ninh,..đây là một điểm thuận lợi để hình thành những cụm du lịch lớn có sức thu hút khách cao. Tóm lại, Hà nam có một điều kiện khá thuận lợi cả về vị trí địa lý, địa hình, thuỷ văn và tài nguyên để có thể đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. trung khắc phục những khó khăn to lớn của một tỉnh mới chia tách, góp phần làm cho tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh có những chuyển biến tiến bộ trên một số mặt và đang đi vào thế ổn định. năm trong cùng thời kỳ). Tất cả những điều đã đề cập ở trên cho thấy trình độ lao động của tỉnh nói chung còn thấp, và thực tế Hà nam có nguồn lao động khá dồi dào nhưng lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề là phổ biến và thiếu lao động được đào tạo kỹ thuật, nhất là lao động có kỹ thuật cao.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà nam có 6 đơn vị doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm:Công ty chế biến thực phẩm Vĩnh Hà, Công ty Bia nước giải khát Phủ Lý, Xí nghiệp thực phẩm công nghiệp Phủ Lý, Xí nghiệp bia Bình Hà, Xí nghiệp thực phẩm xuất khẩu Duy Tiên. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi tuy có giảm vào năm 2007, nhưng về cơ bản ngành này vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá và có xu hướng tăng tỷ trọng vào những năm 2008, 2009 mặc dù sự chuyển dịch là rất chậm.
Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển, cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp đã thu hút được nhiều vốn trong dân cư, tạo được nhiều việc làm tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. - Nhìn chung, một số ngành công nghiệp đã phát triển nhanh như: khai thác và chế biến khí thiên nhiên, sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy, chế biến đồ gỗ…Tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị chế tạo trong nước ngày tăng.
Công nghiệp phụ trợ được quan tâm phát triển hơn thì co cấu công nghiệp sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giá trị gia tăng cao hơn, hiệu quả hơn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản do đó mà chưa phát huy được hết lợi thế so sánh của tỉnh.
Địa bàn trọng điểm Bắc bộ Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long và đặc biệt là tuyến hành lang Tây nam thủ đô Hà nội (đường 21) sẽ phát triển với tốc độ nhanh trong thời gian tới, GDP/ người tăng khoảng 8-10 lần trong vòng 15 năm nữa. Cho nên nếu Hà nam không bứt lên nhanh thì sẽ bị thấp thua càng xa so với các nền kinh tế của địa phương khác, gặp nhiều bất lợi trong quá trình phát triển cũng như hợp tác đầu tư, cạnh tranh tiêu thụ trên thị trường.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam phải xuất phát từ lợi thế so sánh của tỉnh về vị trí địa lý, về tài nguyên,..Bởi vì như thế mới tạo ra được sức cạnh tranh của hàng hoá ở trong tỉnh so với các tỉnh khác, đồng thời nó sẽ tạo nên một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo và thích nghi nhanh với điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều kiện để Hà nam có thể bắt nhịp nhanh với sự phát triển chung của cả nước. Đối với ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, công nghiệp phải đóng vai trò động lực, nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Trước mắt cũng như lâu dài phải phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả, phát triển công nghiệp với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo cơ chế thị trường, mở cửa có sự quản lý của nhà nước.
Đối với ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đảm bảo nâng cao không ngừng hiệu quả kinh tế, xoá bỏ được tính tự cấp tự túc, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt, năng suất lao động cao, tạo tích luỹ để tái sản xuất mở rộng không ngừng. Một mặt do thu nhập và mức sống của người dân được nâng lên, sẽ làm thay đổi cầu về thực phẩm và đồ uống theo hướng sử dụng những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao và sẽ làm cho khả năng tiêu thụ các sản phẩm của công nghiệp chế biến ở thị trường nội tỉnh tăng lên nhanh chóng.
Trong tương lai sẽ tìm các đối tác liên doanh sản xuất rượu cao cấp, bánh kẹo chất lượng cao tại thị xã Phủ Lý, nghiên cứu chuẩn bị điều kiện đầu tư xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc gia cầm, tìm đối tác liên doanh đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến nước hoa quả công suất 5000 tấn/ năm, khoảng 50% sản phẩm dùng để xuất khẩu , phục hồi dây chuyền ép dầu lạc và đầu tư chiều sâu để có sản phẩm dầu ăn. Trong giai đoạn 2010- 2015, sau thời gian tập trung phát triển các ngành hoá chất nói trên, Hà nam cần tiến tới phát triển các ngành hoá chất hiện đại như sản xuất sôđa Na2CO3 quy mô 100 nghìn tấn/ năm cung cấp cho các ngành thuỷ tinh, kính, bột giặt,..các công trình sản xuất phân vi sinh công suất 500 nghìn tấn/ năm, công trình sản xuất vật liệu chịu lửa công suất 15- 20 nghìn tấn/ năm.
Đối với hệ thống giao thông khu trung tâm tỉnh cần phát triển theo hướng kết hợp cải tạo, nâng cấp với xây dựng tuyến mới ở khu đô thị cũ, tạo nên hệ thống liên hoàn theo quy hoạch chung; lấy sông Đáy làm trục để mở các tuyến song song và tuyến Đông Tây ở khu đô thị mới, tạo nên các khu đô thị mới hoàn chỉnh, khang trang. Với mục đích đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, một mặt tỉnh cần xây dựng mục tiêu nghiên cứu phát triển cụ thể đồng thời cần triển khai các chương trình quốc gia về nghiên cứu khoa học công nghệ và môi trường như chương trình thông tin viễn thông, công nghệ vật liệu, tự động hoá,..Mặt khác, Hà Nam cần tăng.