NHỮNG HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 44 - 46)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM.

2. NHỮNG HẠN CHẾ

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp, năm 2008 tỷ trọng của nông nghiệp vẫn chiếm 44,03% GDP toàn tỉnh trong khi đó công nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP. Do đó GDP/ người còn thấp so với vùng đồng bằng sông Hồng và so với cả nước, khả năng tích luỹ còn hạn chế. Những nhược điểm trên là do

Nền kinh tế Hà nam ở điểm xuất phát thấp , cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng đặc biệt là khu trung tâm hầu như chưa có gì, phải xây dựng lại từ đầu.

Trình độ của cán bộ còn hạn chế. Tỷ lệ lao động có kỹ thuật thấp, thiếu giám đốc, chủ doanh nghiệp giỏi.

Quá trình đô thị hoá chưa phát triển, tỷ lệ đô thị hoá năm 2005 mới đạt khoảng 20% trong khi đó cả nước đã đạt 70%.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản do đó mà chưa phát huy được hết lợi thế so sánh của tỉnh.

3. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân sâu xa là do nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua thời gian dài chiến tranh phá hoại, khiến chúng ta tụt hậu so với các nước trên thế giới. Nền tảng khoa học kĩ thuật của nước ta còn yếu, hơn nữa trình độ của đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế nên khả năng tiếp nhận công nghệ cao gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu lao động có quá ít thay đổi, vẫn chủ yếu là lao động thủ công chưa có tay nghề cao, không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá. Vấn đề chuyển dịch lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng thêm chưa cao và chưa có quan điểm rõ ràng, thiếu tầm nhìn xa.

- Các cơ chế, chính sách tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn chưa thông thoáng gọn nhẹ, còn tồn tại rất nhiều bất cập.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta thiếu vốn, máy móc, thiết bị hiện đại.

- Do chưa tập trung phát triển cho những ngành mũi nhọn có khả năng đạt hiệu quả kinh tế cao, đầu tư còn dàn trải, thiếu hiệu quả. Trong ngành công nghiệp chính sách cơ cấu ngành và phân ngành chưa hợp lí nên chưa có những đóng góp tương xứng với tiềm năng cho tăng trưởng chung.

- Sản phẩm của ta chưa có sức cạnh tranh trên thị trường do chất lượng chưa thuyết phục, chủ yếu dựa vào lợi thế giá rẻ.

Trong một số ngành cơ cấu còn chưa hợp lý, chưa tận dụng được triệt để yếu tố nguồn lực vì vậy dẫn đến tình trạng gây lãng phí. Trong công nghiệp

vẫn chưa tạo được ngành công nghiệp mũi nhọn làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế của tỉnh. Công nghiệp chế biến nhỏ bé, trang thiết bị công nghệ lạc hậu.

Địa bàn trọng điểm Bắc bộ Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long và đặc biệt là tuyến hành lang Tây nam thủ đô Hà nội (đường 21) sẽ phát triển với tốc độ nhanh trong thời gian tới, GDP/ người tăng khoảng 8-10 lần trong vòng 15 năm nữa. Do đó, tuy có điều kiện hội nhập nhưng Hà nam phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt cả trong lĩnh vực tiêu thụ hàng hoá và thu hút đầu tư. Cho nên nếu Hà nam không bứt lên nhanh thì sẽ bị thấp thua càng xa so với các nền kinh tế của địa phương khác, gặp nhiều bất lợi trong quá trình phát triển cũng như hợp tác đầu tư, cạnh tranh tiêu thụ trên thị trường. Điều đó đòi hỏi tỉnh Hà nam phải nhanh chóng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

Vì vậy, việc định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2010-2015 là thực sự cần thiết.

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w