THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP,

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 30 - 40)

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN

2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP,

nghiệp, Dịch vụ giai đoạn 2004-2008.

a. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp.

Trong giai đoạn 2004-2008, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, công nghiệp Hà nam đã có bước phát triển đáng mừng. Xét từ khía cạnh phân ngành công nghiệp thì thấy cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có sự chuyển đổi nhất định.

Biểu 5. Cơ cấu phân ngành trong công nghiệp. Đơn vị : %. 2004 2005 2006 2007 2008 Công nghiệp 100 100 100 100 100 1.Vật liệu xây dựng 39,66 41,73 43,73 48,35 60,7 2.Chế biến LT- TP 13,36 15,5 15,75 15,42 16,0 3.Dệt may, da giày 18,76 18,27 16,69 17,5 14,8

4.Cơ kim khí,điện tử 7,01 2,99 2,91 4,03 3,12

5.Hoá chất,phân bón 1,27 1,53 1,37 1,14 0,06

6.CN khác 19,94 19,98 19,55 13,56 5,32

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam.

Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Hà nam là công nghiệp Vật liệu xây dựng. Trong những năm qua Hà nam đã biết tận dụng lợi thế về tài nguyên đa dạng và phong phú của tỉnh nhà là đất sét và đá vôi để đẩy mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Vì vậy đã đưa được giá trị của ngành này tăng liên tục qua các năm nhất là vào những năm 2007, 2008 khi mà công ty xi măng Bút Sơn được đưa vào hoạt động và liên tục sinh lời.Vị trí của ngành vật liệu xây dựng được khẳng định nhờ tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng từ 39,66% năm 2004 lên 60,7% vào năm 2008.

Cùng với ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống cũng có giá trị tăng mạnh qua các năm, nâng tỷ trọng của ngành này từ 13,36% năm 2004 lên 16% vào năm 2008. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà nam có 6 đơn vị doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm:Công ty chế biến thực phẩm Vĩnh Hà, Công ty Bia nước giải khát Phủ Lý, Xí nghiệp thực phẩm công nghiệp Phủ Lý, Xí nghiệp bia Bình Hà, Xí nghiệp thực phẩm xuất khẩu Duy Tiên. Trong tương lai, những doanh nghiệp này sẽ được mở rộng cả về quy mô và số lượng để có thể đáp ứng xu hướng phát triển chung của tỉnh cũng như quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Các ngành công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí điện tử, hoá chất phân bón chưa được mở rộng sản xuất do đó giá trị tăng không đáng kể. Trong khi đó vào những năm 2007,2008 ngành vật liệu xây dựng có giá trị tăng lớn vì vậy đã làm cho tỷ trọng của những ngành này giảm xuống.

b. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Trong những năm qua tuy tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm dần nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt nhịp độ phát triển khá. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị trên một diện tích, tăng thu nhập cho hộ nông dân. giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2004-2008 của ngành nông nghiệp đạt 1,26%, trong đó ngành trồng trọt tăng 0,96%, ngành chăn nuôi tăng 0,25%, dịch vụ nông nghiệp tăng0,05%..

Cùng với tăng trưởng, cơ cấu ngành nông nghiệp cũng có những chuyển biến nhất định.

Bảng 6. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2004-2008 Đơn vị : %. 2004 2005 2006 2007 2008 Ngành Nông nghiệp 100 100 100 100 100 -Trồng trọt 74,5 74,9 74,2 77,6 77,5 -Chăn nuôi 24,5 24,1 24,8 21,5 21,6 -Dịch vụ NN 1,0 1,0 1,0 0,9 0,9

Nguồn:Cục thống kê tỉnh Hà nam.

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi tuy có giảm vào năm 2007, nhưng về cơ bản ngành này vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá và có xu hướng tăng tỷ trọng vào những năm 2008, 2009 mặc dù sự chuyển dịch là rất chậm. Giá trị của khu vực dịch vụ tăng lên hàng năm nhưng chưa đáng kể, nhất là chưa tăng về tỷ trọng so với ngành nông nghiệp.

Ngành trồng trọt vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Để đánh giá được toàn diện hơn ngành nông nghiệp cần đi sâu nghiên cứu sự chuyển dịch trong từng ngành cụ thể:

Ngành trồng trọt.

Trong giai đoạn 2004-2008 ngành trồng trọt của tỉnh Hà nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, tăng bình quân 4,96%/ năm. Đạt được tốc độ như vậy là do cơ cấu cây trồng của Hà nam đã có sự thay đổi phù hợp, biểu hiện là sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất.

Biểu 7. Thực trạng cơ cấu sử dụng đất trong ngành trồng trọt giai đoạn 2004-2008. Đơn vị: %. 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 100 100 100 100 100 Cây lương thực 86,07 85,44 84,8 83,29 83,28 Cây thực phẩm 7,18 6,71 5,58 6,75 6,1

Cây ăn quả 1,88 1,89 2,06 2,89 3,55

Cây công nghiệp

3,56 3,71 3,39 3,64 4,07

Cây khác 1,31 2,25 1,17 1,43 1,0

Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.

Như vậy, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tăng diện tích đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và giảm diện tích trồng cây lương thực. Cụ thể là diện tích cây ăn quả từ 1,88% năm 2004 tăng lên đến 3,55% năm 2008, diện tích cây công nghiệp tăng từ 3,56% năm 2004 lên 4,07% vào năm 2008. Cây lương thực có diện tích giảm từ 86,07% năm 2004 xuống còn 85,28% vào năm 2008.

Tuy diện tích cây lương thực có giảm nhưng do địa phương tích cực đổi mới cơ cấu giống và mùa vụ nên sản lượng và năng suất cây lương thực tăng khá, bình quân thời kỳ 2004-2008 sản lượng lương thực bình quân đầu người

đạt 481 kg/ năm, tăng 33,6% so với bình quân một năm thời kỳ 2000-2004; năng suất lúa bình quân một vụ trong năm thời kỳ 2004-2008 là 46,1 tạ/ ha tăng 36% so với thời kỳ 2000-2004. Cụ thể:

Biểu 8. Năng suất và sản lượng các cây lương thực thời kỳ 2004-2008. Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng sản lượng LT quy thóc Tấn 354.714 325.707 371.450 399.743 424.356 1. Lúa Năng suất Tấn Tạ/ha 318.814 44,02 287.665 40,53 343.336 46,62 363.431 48,89 383.453 51,1 2. Ngô Năng suất Tấn Tạ/ha 22.908 25,78 23.132 26,0 15.811 26,31 23.613 29,92 25.750 32,0 3. Khoai lang Năng suất Tấn Tạ/ha 29.259 66,48 42.383 79,79 25.710 68,44 26.886 75,78 30.685 80,5 4. Sắn Năng suất Tấn Tạ/ha 7.952 86,43 915 30,0 9.560 104,1 8.852 100,0 12.989 136,5

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam.

Cây ăn quả của Hà nam gồm có cam, quýt, bưởi, nhãn vải, xoài. Diện tích trồng cây ăn quả chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất trồng trọt, tuy vậy những năm gần đây do nhận thức được hiệu quả kinh tế cao của việc trồng cây ăn quả gấp 3-4 lần trồng lúa, gấp khoảng 2 lần trồng cây thực phẩm xét về mặt giá trị trên cùng một diện tích đất nông nghiệp nên người dân đã cải tạo vườn tạp, quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả tập trung, khai thác vùng đất đồi, đất bãi ven sông để trồng cây ăn quả vì vậy diện tích và sản lượng cây ăn quả tăng nhanh qua các năm, nhất là những cây nhãn, vải.

Cây công nghiệp cũng là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy trong thời gian qua, nhân dân Hà nam đã mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây lạc, cây đay và cây công nghiệp dài ngày là cây chè. Do

Tóm lại, trong giai đoạn 2004-2008,Ngành trồng trọt của tỉnh Hà nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích các cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm diện tích cây lương thực, đó là một hướng chuyển dịch tích cực để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh nói chung.

Ngành Chăn nuôi.

Trong giai đoạn 2004-2008,cơ cấu vật nuôi của Hà nam chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển những con vật nuôi chính là bò và gia cầm. Đàn trâu giảm từ 10,9 nghìn con năm 2004 xuống còn 6,5 nghìn con năm 2008, do máy cày thay trâu làm đất ngày càng nhiều vì vậy trâu được chuyển dần sang mục tiêu nuôi lấy thịt. Đàn bò có số lượng tăng không đáng kể , từ 22,9 nghìn con năm 2004 tăng lên 24,9 nghìn con vào năm 2008, một phần là do nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng nên đàn bò giết thịt ngày càng lớn.

Đàn lợn có tốc độ tăng trưởng khá, từ 225,9 nghìn con năm 2004 đã tăng lên 268,2 nghìn con năm 2008, tăng bình quân 4,39%/ năm, tỷ lệ lợn nạc cao, sản lượng thịt lợn xuất chuồng đạt 19.436 tấn vào năm 2008.

Cùng với phát triển gia súc, đàn gia cầm của tỉnh cũng được đầu tư về giống, thay đổi phương thức nuôi thả nên có tốc độ tăng trưởng lớn, bình quân thời kỳ 2004-2008 là 4,85%/ năm và tổng đàn gia cầm đạt 2.311,6 nghìn con vào năm 2008, trong đó chủ yếu là đàn gà.

Biểu 9. Thực trạng chăn nuôi của tỉnh Hà nam thời kỳ 2004-2008.

Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng BQ 04-08 1. Đàn Trâu Nghìn con 10,9 10,17 8,8 7,8 6.,5 -12,04 % 2. Đàn Bò ,, 22,9 23,8 23,9 23,3 24,9 2,16 % 3.Đàn Lợn -S/lượng lợnthịt ,, Tấn 225,9 15.456 229,0 16.856 245,9 17.943 251,6 18.321 268,2 19.463 4,39 % 4. Đàn gia cầm Nghìn con 1.934,5 1.788,3 1.966,7 2.033,4 2.311,6 4,85 %

Nguồn :Cục thống kê tỉnh Hà nam.

Tóm lại, ngành chăn nuôi của tỉnh Hà nam đang được chú trọng phát triển để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh .

c. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Dịch vụ.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương, ngành dịch vụ cũng có những bước phát triển nhất định. Giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ thời kỳ 2004-2008 tăng khoảng 11%/năm.

Sự phát triển của khu vực dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi và kích thích khu vực sản xuất phát triển. Nhưng nhìn chung, hoạt động dịch vụ trên địa bàn tỉnh còn nhỏ bé cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với toàn bộ nền kinh tế tỉnh. Số lượng lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 8,0% năm 2008 trong tổng số lao động đang làm việc. Tỷ lệ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội và đời sống nhân dân. Cân đối lao động trên địa bàn mới có 380 lao động dịch vụ / 1 vạn dân, trong khi đó tỷ lệ bình quân cả nước là 630 lao động dịch vụ/ 1 vạn dân, khu vực địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc bộ là 2.300 lao động dịch vụ / 1 vạn dân.Thực tế này cho thấy các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà nam chưa phát triển mạnh. Để nghiên cứu rõ hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong ngành dịch vụ, có thể xem xét từng ngành cụ thể.

Ngành Thương mại.

Hoạt động thương mại bao gồm kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu. Những năm gần đây, ngành thương mại cũng có nhịp độ phát triển khá nhanh. Nhịp độ phát triển thời kỳ 2000-2004 khoảng 12,7%/ năm, thời kỳ 2006-2008 đạt 12,5%/ năm. Năm 2008, ngành thương mại đã đóng góp cho kinh tế địa phương khoảng 6,6% tổng GDP toàn tỉnh. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu trước đây

quốc doanh thương mại chiếm lĩnh hầu hết thị trường thì những năm gần đây tỷ trọng của quốc doanh thương mại đã giảm xuống nhanh chóng từ 37,2% năm 2000 xuống còn 18,6% năm 2004 và 16,6% năm 2008. Đặc biệt khu vực thương mại tập thể chưa phục hồi được, tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường giảm từ 6,8% năm 2000 xuống còn 0,7% năm 2004 và đến nay gần như không có vai trò gì trên thị trường thương mại.Thương nghiệp cá thể và các doanh nghiệp tư nhân phát triển ngày càng mạnh mẽ, đã trở thành lực lượng quan trọng đáp ứng cầu về hàng hoá thiết yếu.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn có xu hướng ngày càng tăng và tăng nhanh: 725.407 triệu đồng năm 2005, 916.925 triệu đồng năm 2006, 1.215.422 triệu đồng năm 2007 và 1.275.513 triệu đồng năm 2008.

Hoạt động xuất nhập khẩu những năm đầu thập kỷ gặp rất nhiều khó khăn do bị mất thị trường truyền thống là các nước Đông Âu và Liên Xô (trước đây). Từ năm 2000 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu đã có kết quả khá, thị trường mở rộng cả ở các nước trong khu vực Đông Nam á và các khu vực khác trên thế giới. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh từ 7,397 triệu USD năm 2007 lên 16,633 triệu USD năm 2007 và 16,777 triệu USD vào năm 2008.

Biểu 10. Thực trạng xuất nhập khẩu của Hà nam năm 2004-2008.

Đơn vị : nghìn USD. 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng kim ngạch XNK 1.769 11.870 22.631 29.28 2 -Xuất khẩu 1.456 1.858 7.397 16.633 16.777 -Nhập khẩu 313 4.473 5.998 12.505

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam. Qua biểu có thể thấy rằng, những năm 2004,2005 kim ngạch nhập khẩu của Hà nam ở quy mô rất nhỏ do yêu cầu đầu tư cho công nghiệp và

công nghiệp chế biến nông sản hầu như không có gì. Tới những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu bắt đầu tăng lên, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu hàng may.

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, từ 1.456 nghìn USD

năm 2004 tăng lên 16.777 nghìn USD năm 2008. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

của Hà nam là nông sản thô chưa qua chế biến hoặc là hàng gia công vì vậy giá trị kinh tế chưa cao. Đó là những thách thức của ngành thương mại. Trong thời gian tới ngành thương mại phải xây dựng được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn.

Ngành Du lịch.

Tỉnh Hà nam có các tiềm năng du lịch tự nhiên như các hang động (Ngũ Động Sơn, Khả Phong, Ba Sao,...), vị trí địa lý gần khu du lịch Hương Sơn ( Hà Tây), có khả năng phát huy nguồn du lịch nhân văn với truyền thống anh hùng, quê hương văn hiến do nhiều thời kỳ lịch sử tạo nên.

Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến Hà nam chủ yếu bằng đường bộ từ Hà nội hoặc từ các tỉnh phía Nam ra theo tuyến xuyên Việt với mục đích tham quan, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, quá cảnh. Số lượng khách du lịch đến địa phương nhỏ, ngày lưu trú ít, doanh thu ngoại tệ thấp. Khách du lịch trong nước tới địa phương là từ Hà nội và các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Tây,...và cùng với khách quá cảnh đi tham quan chùa Hương, đa số các khách trong nước đến tham gia các lễ hội truyền thống, tham quan đền chùa, hang động,...Số lượng khách du lịch đến dịa phương những năm gần đây tăng khoảng 20 %/ năm. Cụ thể:

Biểu 11. Hiện trạng khách du lịch đến Hà Nam thời kỳ 2006-2008.

Đơn vị: nghìn lượt người

-Khách quốc tế 2,217 1,747 1,8

-Khách nội địa 9,920 11,731 12,5

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam

Trong hai năm 2007,2008 Hình thức kinh doanh du lịch đã được mở rộng, ngoài kinh doanh ăn uống còn các dịch vụ khác nên doanh thu tăng dần, từ 3,284 tỷ đồng năm 2005 lên 5,5 tỷ đồng năm 2006 và đạt 6,2 tỷ đồng năm 2007.

Tóm lại, lượng khách du lịch và doanh thu tăng qua các năm cho thấy ngành Du lịch của Hà nam đang bắt đầu đi vào thế ổn định và dần dần khởi sắc.

Các ngành Dịch vụ khác.

Trong hoạt động tài chính, ngân hàng, tỷ lệ động viên tài chính từ GDP vào ngân sách của Hà nam thời kỳ 2004-2008 còn rất thấp, năm cao nhất là năm 2008 mới bằng 6,08%. Tình hình tài chính của tỉnh mất cân đối nghiêm trọng giữa thu ngân sách từ kinh tế địa phương với chi ngân sách địa

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w